Dự án nạo vét cát khơi thông dòng chảy sông Gâm, và quy trình thực hiện khơi thông dòng chảy để tránh lũ quét và sat lở anh hường đến hoa màu của bà con doc hai bên bờ sông, thủ tục xin phep khai thác tận thu cát khơi thông dòng chảy.
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN 4
I.1.5. Đơn vị tư vấn lập dự án 5
I.1.6. Căn cứ lập báo cáo thuyết minh đề xuất thực hiện dự án 5
I.1.7. Tóm tắt các chỉ tiêu chính của dự án: 6
I.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án 8
I.2.1. Nhu cầu thị trường và quy hoạch phát triển 8
I.2.2. Đặc điểm, hiện trạng dự án và sự cần thiết phải đầu tư 8
CHƯƠNG II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 11
II.1. Địa điểm thực hiện dự án 11
II.2. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án 13
II.2.1. Điều kiện khí tượng 13
II.2.2. Địa chất công trình 18
II.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 20
II.3.2. Điều kiện văn hóa – xã hội 22
II.3.3. Quốc phòng, an ninh – trật tự 22
II.4. Đánh giá các điều kiện thuận lợi, khó khăn 23
II.4.1. Điều kiện thuận lợi 23
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG NẠO VÉT VÀ BÙN CÁT TẬN THU 24
III.1. Tính toán độ sâu nạo vét và các thông số nạo vét 24
III.1.1. Độ sâu đáy nạo vét (Cao độ đáy nạo vét) 24
III.1.2. Xác định các thông số nạo vét 24
III.2. Tính toán các khối lượng nạo vét bùn sét 24
III.3. Công suất nạo vét và chế độ làm việc 24
III.4. Thời gian thi công nạo vét 25
CHƯƠNG IV. HỆ THỐNG VÀ TRÌNH TỰ NẠO VÉT 26
IV.1.1. Lựa chọn hệ thống nạo vét 26
IV.1.2. Tính năng kỹ thuật của thiết bị thi công: 27
IV.2.1. Về thủ tục, giấy tờ 29
IV.2.2. Về trình tự thi công 29
IV.2.3. Về biện pháp thi công 29
IV.4. Xử lý các vật liệu nạo vét: 30
IV.5. Khoảng cách nạo vét an toàn tới đường bờ sông 31
IV.6. Theo dõi độ sâu nạo vét 31
IV.7. Định vị khu vực tuyến nạo vét: 31
CHƯƠNG V. XÂY DỰNG CƠ BẢN NGOÀI KHU VỰC NẠO VÉT VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 33
V.1. Xây dựng cơ bản ngoài khu vực nạo vét 33
V.2. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động 33
V.2.1. Tổ chức quản lý sản xuất 33
V.2.3. Công tác nghiệm thu nạo vét 34
V.3. Công tác an toàn vệ sinh lao động 34
V.3.2. Công tác an toàn thi công 34
V.4. NHỮNG CÔNG VIỆC PHẢI LÀM KHI KẾT THÚC NẠO VÉT 36
V.4.1. Công tác kiểm tra, nghiệm thu sau khi đã nạo vét 36
V.4.2. Công tác phục hồi môi trường, đất đai sau khi nạo vét 36
V.4.3. Các tác động tiềm tàng trong việc đặt vị trí 36
V.4.4. Các tác động tiềm tàng trong hoạt động thi công 41
CHƯƠNG VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 48
VI.1. Tác động của dự án đối với môi trường 48
VI.1.1. Tác động có liên quan đến chất thải 48
VI.1.2. Tác động không liên quan đến chất thải 49
VI.1.3. Các rủi ro, sự cố có thể xảy ra 49
VI.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 49
VI.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải 49
VI.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 50
VI.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do các rủi ro, sự cố: 50
CHƯƠNG VII. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 51
VII.1. Tổng mức đầu tư của dự án 51
VII.1.1. Các căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư 51
VII.1.2. Tổng mức đầu tư của Dự án 52
VII.1.3. Nguồn vốn đầu tư của dự án 56
VII.3. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án 59
VII.3.1. Mục đích tính toán 59
VII.3.3. Tỷ suất chiết khấu 59
VII.4. Hiệu quả kinh tế xã hội 60
CHƯƠNG VIII. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 62
Dự án nạo vét cát khơi thông dòng chảy sông Gâm, và quy trình thực hiện khơi thông dòng chảy để tránh lũ quét và sat lở anh hường đến hoa màu của bà con doc hai bên bờ sông, thủ tục xin phep khai thác tận thu cát khơi thông dòng chảy.
Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu Sông Âm, Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Hình 1 Bản đồ khu vực thực hiện dự án
Gồm 2 thành viên liên danh:
Thành viên thứ 1:
Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG
Người đại diện : Ông Hà Anh
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : , tỉnh Thanh Hóa
Mã số thuế : 28032103546
Thành viên thứ 2:
Tên đơn vị : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT
Người đại diện : Ông Phạm Hùng
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : tỉnh Thanh Hóa
Mã số thuế : 280
(Theo Hợp đồng liên danh số: 01/2024/ngày tháng năm 2024)
Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại: (028) 35146426; Fax: (08) 39118579
Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh - Chức vụ : Giám đốc
- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014.
- Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội.
- Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Quốc hội về Luật Xây dựng.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/10/2020 của Quốc hội.
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH ngày 13/06/2019 của Quốc hội.
- Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội.
- Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT ngày 06/9/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.
Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Thông tư số 29/2022/TT-BTNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế.
Quyết định số 47/2022/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định số 39/2023/QĐ-UBND ngày 28/9/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa Bổ sung vị trí đổ chất nạo vét trên đất liền vào Phụ lục 1 của Quyết định số 47/2022/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Việc nạo vét cát, đất bồi lấp trong lòng sông để giảm lượng cát, đất bồi lấp trong lòng sông, tăng dung tích trữ so với hiện trạng, giảm bồi lấp đất sản xuất nông nghiệp huyện Ngọc Lặc, giảm bùn cát bồi lấp trong các tuyến sông, tăng hiệu quả lấy nước của các cống đầu mối; kết hợp thu hồi cát, đất bồi lấp để làm vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tiết kiệm được ngân sách tỉnh thực hiện nạo vét lòng sông.
Sản phẩm của nạo vét là đất, cát nhiễm mặn do đó nhà đầu tư xin được tận thu làm vật liệu san lấp, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Đảm bảo giảm lượng cát, đất bồi lấp trong lòng sông, giảm bồi lấp đất sản xuất nông nghiệp, tăng thêm diện tích trữ nước và độ sâu giữ nước để phục vụ tưới vào mùa nắng.
Cải thiện môi trường – phát triển tài nguyên, chống khô hạn đất, ổn định sinh thái, cải tạo tiểu khí hậu, nâng cao mực nước ngầm trong khu vực.
Theo QCVN 04 – 05: 2022/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai) ban hành theo Thông tư số 29/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022, thì cấp công trình là cấp IV (cấp thấp nhất).
- Nạo vét lòng sông:
+ Chiều dài sông nạo vét : L = 5509,31m, trong đó:
Tuyến chính : L = 3911,80m;
Tuyến nhánh : L = 384,51m
Đoạn nạo vét để neo đậu tàu, thuyền (hạ lưu tuyến chính) : L = 1213,00m
+ Bề rộng sông nạo vét : Theo hiện trạng.
+ Hệ số mái nạo vét : m = 2 tại những đoạn có bề rộng Sông nhỏ, m = 3 tại những đoạn có bề rộng Sông lớn.
- Đắp bờ và gia cố:
+ Bề rộng bờ đắp : 2m.
+ Hệ số mái đắp bờ : m = 2.
+ Đóng cừ tràm dưới chân taluy bờ : đoạn lấn qua ao
- Tiêu chuẩn thiết kế:
+ Việc thiết kế công trình được thực hiện tuân thủ các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn sẽ được viện dẫn trong báo cáo này ở Chương 4, Mục 4.1 – Quy chuẩn – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Thông số cơ bản:
+ Tần suất thiết kế tưới P = 75%
+ Tần suất lũ thiết kế P = 2% (mực nước lũ lớn nhất)
+ Tần suất kiểm tra P = 1%
- Vốn đầu tư xây dựng: Vốn khác (Vốn tự có của doanh nghiệp).
- Diện tích sử dụng đất: Đất lòng sông hiện hữu, tổng diện tích sông chứa rộng khoảng 50 ha.
- Thời gian thi công dự án:
Thời gian thực hiện dự kiến của dự án 10 năm.
+ Chủ đầu tư: Liên danh Công ty Cổ phần Sông Âm 868 và Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đá Mỹ Nghệ Đức Đạt.
+ Phương án đầu tư: Doanh nghiệp tự đầu tư bằng nguồn vốn tự có.
+ Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý.
Do hướng phát triển kinh tế chính của địa phương là nông nghiệp, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế nên nhu cầu về nước tưới tiêu là rất cao. Tuy nhiên hiện nay trong khu vực dự án chưa có công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, hầu hết chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Do đó năng xuất và sản lượng không cao, đời sống nhân dân trong vùng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi vật liệu Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp là phù hợp với nhu cầu và mong đợi của người dân nơi đây.
Đến thời điểm này khu vực dự án chưa có quy hoạch gì ngoài việc phát triển cây nông nghiệp là chính. Tuy nhiên, trong tương lai cần thiết quy hoạch cụ thể từng vùng ứng với từng loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng nhất là các loại cây có giá trị kinh tế cao, nhằm từng bước thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững.
Khu vực dự án là địa điểm khá xa trung tâm huyện, đây là vùng đất có địa hình thấp, đất có hàm lượng hữu cơ cao rất thuận lợi cho cây trồng nông nghiệp. Song, vào mùa mưa lũ hai bên bờ Sông Âm thường xuyên bị ngập úng, sạt lở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng cây trồng của người dân nơi đây. Nhưng vào mùa nắng thì khu vực hai bên sông thường xuyên thiếu nước nghiêm trọng.
Hiện nay tại khu vực dự án chưa có công trình thủy lợi nào hoàn chỉnh để phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu nông nghiệp, người dân chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Tuyến Sông Âm từ trước đến giờ chưa được nạo vét gia cố chỉnh trị, tuyến sông cong quẹo, có độ dốc lòng tương đối lớn, loại đất chủ yếu dọc theo hai bên sông là đất cát pha, nên rất dễ bị sạt lở khi tiếp xúc với dòng nước.
Vào mùa nắng thì khu vực này thường xuyên thiếu nước. Người dân có đất ven sông thì đào ao lấy nước tưới; những người có đất cách sông hơn 100m thì không có nước tưới; khu vực dự án hiện nay trồng các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước khan hiếm khiến nhiều người dân nơi đây không sao yên tâm canh tác. Do đó, người dân nơi đây yêu cầu chính quyền địa phương cũng như các cấp quan tâm giúp đỡ về nguồn nước tưới là cần thiết và hợp lý.
Hiện nay khu vực Sông Âm từ trước đến nay lòng sông chưa được nạo vét nên cây cối mọc um tùm, các cành cây khô phủ lấp cả lòng sông. Do đó, vào mùa mưa khu vực này thường xảy ra hiện tượng ngập úng, làm ảnh hưởng hoa màu và cây trồng của người dân hai bên sông.
Để chủ động thoát lũ và hạn chế tình hình ngập úng gây thiệt hại về cây trồng của người dân thì việc nạo vét đoạn sông này là hết sức cần thiết, từng bước giúp nhân dân ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.
Như vậy, từ việc khảo sát tổng hợp về điều kiện tư nhiên, điều kiện hiện trạng, nhu cầu tiêu thoát nước trong khu vực và chủ trương chung của huyện ta thấy việc Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi vật liệu Sông Âm huyện Ngọc Lặc là cần thiết, việc đầu tư sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung cho toàn tỉnh.
Đơn vị Tư vấn đã dựa theo tài liệu báo cáo khảo sát địa chất của dự án đã lập trước đây (tại thời điểm thiết kế) do Chủ đầu tư cung cấp để tham khảo về cấu trúc địa chất, địa tầng địa chất của đáy Sông.
- Về địa hình: Tiến hành đo vẽ khảo sát cao độ hiện trạng của đáy Sông. Căn cứ vào kết quả đo địa hình đáy Sông để tính khối lượng nạo vét.
- Nguyên tắc nạo vét: Để đảm bảo tốc độ nước thoát nhanh thì đoạn đầu từ Km:0+000,00 đến Km:1+700,00 nạo vét với độ dốc đáy sông là 0,03% từ cao độ -0.4 đến cao độ -1,39m, đoạn 2 từ Km:1+700,00 đến cuối tuyến nạo tới cao độ -1,5m
- Căn cứ vào hiện trạng địa hình, hình dạng, cấu trúc địa chất, địa tầng địa chất của sông, cũng như căn cứ độ sâu tự nhiên trên sông, cũng như đặc trưng dòng chảy của sông mà chúng tôi chọn tuyến nạo vét từ thượng lưu về hạ lưu theo chiều dòng chảy của sông Lô, phạm vi nạo vét khoảng 25ha, và chiều sâu trung bình từ 1m đến 1,5m.
- Diện tích nạo vét là: 25 ha.
- Tốc độ bồi lắng theo quan trắc: hàng năm trung bình 10cm/năm
- Độ dốc nạo vét : Từ Km:0+000,00 đến Km:1+700,00 là 0,05%
: Từ Km:1+700,00 đến Km:3+911,80 là 0%, cao độ đáy -1,5m
: Đoạn nạo vét phía cuối hạ lưu tuyến chính để neo đậu tàu, thuyền: từ Km:3+911,80 đến Km:5+509,31 là 0% cao độ đáy nạo vét -4m.
- Biện pháp nạo vét chính:
+ Bằng thiết bị xáng cạp kết hợp xà lan nhỏ vận chuyển về bãi tập kết tại khu đất gần bờ đập hạ lưu;
+ Bằng thiết bị xói hút bơm lên bãi chứa tại khu vực gần bờ đập phía hạ lưu.
Khối lượng được tính toán chi tiết trong bảng tính khối lượng đào đắp.
Căn cứ vào hiện trạng thời tiết và những loại hình công việc nạo vét trong khu vực nạo vét, chế độ làm việc của đề án nạo vét được xác định như sau:
- Số ca làm việc trong ngày: 01 ca/ngày.
- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ca.
+ Do dự án chỉ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là chủ yếu nên trong thời gian thực hiện công trình sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân;
+ Công suất được lựa chọn cho công tác nạo vét bùn sét lòng sông được chọn là 300 m3/ngày.
+ Thời gian nạo vét được xác định theo công thức:
Trong đó:
Q = 951.878,3 m3 là khối lượng bùn sét phải nạo vét (xem bảng tính khối lượng).
A = 300 m3/ngày - công suất nạo vét theo thiết kế.
Thay số vào công thức (1) sẽ có T = 3172 ngày.
Tổng thời gian nạo vét: 3172 ngày/30 ngày/tháng/11 tháng/năm = 9,61 năm ~ 10 năm (làm tròn)
Do trong quá trình nạo vét sẽ có thêm khối lượng bồi lắng, vì vậy thời gian thực hiện công trình có tính thêm khối lượng bồi lắng dự tính là 10 năm.
Khu vực thực hiện dự án không phải làm công tác giải tỏa nên cần thanh thải lòng sông và cần phải thu dọn mặt bằng, tháo dỡ các công trình cũ để lại, chặt cây, đào gốc, …. Đồng thời tiến hành các công tác khôi phục cọc, mốc, chuẩn bị các đường công vụ; xác định cụ thể vị trí bãi đổ vật liệu; chuẩn bị các bãi tập kết nguyên, vật liệu, phương tiện và nhân lực thi công; xây dựng bãi chứa bùn, cát tạm; cung cấp điện, nước.
Dùng máy đào đứng trên phao nổi (Gầu ngoạm và gầu nghịch) nạo vét đất cát đổ lên sà lan hoặc ghe và tàu nạo vét hút thổi bơm trực tiếp các sản phẩm nạo vét lên các bãi chứa tạm.
Thi công nạo vét được thực hiện kết hợp đồng thời theo hai phương án với mỗi loại thiết bị nạo vét chuyên dụng sẽ trình bày dưới đây:
- Máy đào đứng trên phao nổi (Gầu ngoạm và gầu nghịch):
Hình 3 Máy đào đứng trên phao nổi
- Tàu nạo vét hút thổi:
Hình 4 Tàu nạo vét hút thổi
- Lựa chọn xà lan có kích thước và tải trọng phù hợp thực tế thi công nạo vét tại sông để vận chuyển sản phẩm nạo vét từ nơi nạo vét vào bờ.
- Lựa chọn ghe-thuyền có kích thước và tải trọng phù hợp thực tế thi công nạo vét để vận chuyển sản phẩm nạo vét vào bờ được thuận tiện và nhanh chống.
- Lựa chọn phao nổi phù hợp với tải trọng của máy đào lúc làm việc cũng như lúc di chuyển máy trên sông để bảo đảm cho máy đào làm việc bình thường và an toàn.
- Lựa chọn ô tô tự đổ có tải trọng phù hợp với điều kiện địa hình, giao thông tại khu vực nạo vét để vận chuyển từ những nơi mà xà lan, ghe hoặc thuyền không vận chuyển sản phầm nạo vét đến các bãi chứa tạm được.
- Lựa chọn ô tô tự đổ có tải trọng phù hợp để vận chuyển đất, cát tận thu phục vụ cho các công trình trong khu vực nội bộ và các công trình lân cận. Hoặc dùng xe ô tô tải chuyên dụng phù hợp để vận chuyển đất bùn nạo vét đi đổ bỏ hoặc chôn lấp.
Tính năng và thông số kỹ thuật của các phương tiện nạo vét như sau:
- Loại: Bánh xích
- Công suất định mức (kw): 66.2
- Dung tích gầu (m3): 0.7
- Chiều dài tay gầu (mm): 2500
- Trọng lượng vận hành (kg): 12220
- Khả năng đào cao (mm): 8345
- Khả năng đào sâu (mm): 5520
- Tầm cao đổ tải (mm): 5905
- Tầm vươn xa nhất (mm): 7925
- Tốc độ di chuyển (km/h): 5
- Công suất đào 200 - 250 (chu kỳ/giờ) tính toán ra tương đương: 1000-1200m3/ca.
- Công năng: hút bùn, nạo vét hồ, sông, biển.
- Tổng mã lực: 750 hp
- Chiều dài lớn nhất: 18,60 m
- Chiều dài boong: 12,50 m
- Chiều rộng: 5,50 m
- Chiều cao: 1,80 m
- Chiều chìm trung bình: 1,80 m
- Đường kính hút: 0,40 m
- Đường kính xả: 0,39 m
- Độ sâu nạo vét tối thiểu: 0,85 m
- Độ sâu nạo vét tối đa: 7,0 m
- Năng suất thổi: 300 - 450 m3 + 1.500 m3/h
- Chiều dài xả tối đa: 2000 m
- Chiều rộng quét: 17 - 23m
Khi sử dụng máy đào đứng trên phao nổi bắt buộc phải có phao nổi dùng để vận chuyển máy các phương tiện và phải có các phương tiện để nhận tải và vận chuyển như xà lan loại nhỏ vận chuyển cát tự hành (xà lan hầm) hoặc ghe, thuyền nhỏ hoặc ô tô tự đổ để vận chuyển cát và bùn thãi vào bờ đổ lên các bãi chứa tạm.
Trong phương án này chúng tôi đã lựa chọn công nghệ Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi vật liệu Sông Âm bằng máy đào đứng trên phao nổi (Gầu ngoạm và gầu nghịch) và kết hợp nạo vét bằng tàu nạo vét hút thổi là những thiết bị phù hợp và khả thi nhất để nạo vét.
Tổng khối lượng nạo vét được chọn là 951.878,3m3 . Vị trí gần bờ sẽ dùng thiết bị máy đào hoặc máy cạp đứng trên thiết bị nổi, công suất dự kiến là 130 m3/ca. Tại vị trí giữa sông dùng thiết bị tàu nạo vét hút thổi, công suất dự kiến là 130 m3/ca.
- Chủ đầu tư cần kết hợp với đơn vị thi công cử cán bộ chuyên trách làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan để xin cấp các loại giấy phép di chuyển, giấy phép hoạt động nạo vét, giấy phép đổ đất tại vị trí quy định theo các Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa…, cho các phương tiện, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn cho người và phương tiện trước, trong và sau khi thi công.
- Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho thi công, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng trong việc quy định trình tự và biện pháp thi công.
- Công tác chuẩn bị.
- Định vị tuyến nạo vét hoặc khu vực nạo vét, cắm tuyến bằng tiêu định vị hoặc cọc mốc.
- Cách nạo vét sông:
+ Theo chiều dọc tuyến từ hạ lưu về thượng lưu sông: Với đặc tính của phương tiện nạo vét và đặc điểm thủy văn, địa hình trên khu vực lòng sông, chọn phương án thi công theo từng khu vực nhỏ, có đánh dấu bằng phao nổi, hướng nạo vét từ trong ra để tránh bùn sét, sét pha trong khu vực đang nạo vét đổ về hạ lưu sông.
+ Theo chiều ngang tuyến: Nạo vét phía bờ tả trước để tạo chiều sâu để dễ di chuyển, sau đó thi công phía bờ hữu.
- Gia công lắp đặt cọc báo hiệu sau khi hoàn thành tuyến nạo vét.
- Do đặc điểm địa hình đáy Sông có khu vực ngập nước và khu vực không ngập nước và trong quá trình thi công nạo vét có kết hợp tận thu vật liệu nạo vét, vì vậy chọn thiết bị thi công là máy đào đứng trên phao nổi và tàu nạo vét hút thổi hoặc dùng thiết bị khác phù hợp để phối hợp nạo vét.
Trong quá trình thi công nạo vét nếu dùng tàu nạo vét hút thổi thì phương án thi công này nên áp dụng cho vùng có địa hình nước sâu và những vị trí là trung tâm khu vực nạo vét để bơm thồi trực tiếp đất cát và bùn nạo vét lên các bãi chứa tạm. Còn nếu dùng máy đào đứng trên phao nổi (Gầu ngoạm và gầu nghịch) chỉ nên áp dụng cho vùng địa hình bán ngập, vùng nước nông hoặc khu vực xung quanh bờ sông và đất cát nạo vét sẽ được đổ lên xà lan nhỏ, ghe nhỏ hoặc xe tải được vận chuyển vào bờ đổ vào các bãi chứa tạm.
Sau đó đối với từng loại sản phẩm nạo vét mà có cách xử lý chúng cho phù hợp. Trong đó, đối với cát san lấp tận thu sau khi được đưa vào các bãi chứa tạm chúng được vận chuyển đi phục vụ để đắp gia cố bờ sông, làm đường công vụ xung quanh sông, ngoài ra phục vụ cho các công trình trong khu vực. Đối với đất bùn nạo vét được vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng chở chở đi đổ bỏ hoặc chôn lấp là khu quy hoạch đổ đất bùn hoặc chôn đất bùn nạo vét theo các Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hoặc sản phẩm đổ bỏ dạng rắn: Đá, dăm, cuội, sạn sỏi…, ta có thể tập kết lại và tận dụng gia cố bờ sông.
Trong quá trình thi công nạo vét tại những địa điểm nếu dùng tàu hút thổi sản phẩm nạo vét sẽ được xả tải bằng cách bơm trực tiếp lên bờ sông vào bãi chứa tạm. Còn tại những địa điểm dùng máy đào đứng sản phẩm nạo vét sẽ được đổ lên xà lan nhỏ, ghe nhỏ hoặc xe tải được vận chuyển vào bờ đổ vào các bãi chứa tạm.
Vận chuyển bằng ô tô lượng bùn nạo vét được vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng chở chở đi đổ bỏ hoặc chôn lấp là khu quy hoạch đổ đất bùn hoặc chôn đất bùn nạo vét theo các Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hoặc sản phẩm đổ bỏ dạng rắn: Đá, dăm, cuội, sạn sỏi…, ta có thể tập kết lại và tận dụng gia cố bờ sông.
Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển các sản phẩm cát tận thu cũng cần có những lưu ý như sau:
- Khi vận chuyển phải luôn đảm bảo an toàn giao thông, không chở quá tải, không chạy quá tốc độ phóng nhanh vượt ẩu.
- Khi vận chuyển phải luôn đảm bảo an toàn về môi trường bằng cách dùng bạt che chắn hoặc phủ lên ô tô, tránh tình trạng rơi vãi các vật liệu có khả năng gây tai nạn cho người và phương tiện lưu thông.
- Tại bãi chứa tạm: Vật liệu nạo vét được bơm hút lên bãi chứa, nước bơm lên trong quá trình hút thổi sẽ chảy về hố lắng tạm, trong hố lắng bố trí các ống nhựa PVC D200 để nước tràn tự nhiên chảy về sông.
- Đối với loại vật liệu nạo vét đơn thuần là bùn phù sa lỏng phải đổ đi: Sau khi chúng được đưa vào Khu vực bãi thải chứa tạm. Đơn vị thi công chở đi đổ bỏ hoặc chôn lấp vào khu quy hoạch đổ đất bùn hoặc chôn đất bùn nạo vét theo các Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Trước khi triển khai thi công, nhà thầu phải làm việc với cơ quan quản lý xin giấy phép đổ đất theo quy định hiện hành.
Hoặc một cách tốt nhất là Chủ đầu tư nên khoán gọn công tác xử lý các loại vật liệu nạo vét này cho Đơn vị thi công và khi nạo vét lên chúng được chở ra ngoài khu vực sông. Đơn vị thi công có trách nhiệm chủ động trong công tác xử lý vật liệu nạo vét theo những biện pháp như trên hoặc sản phẩm nạo vét được đổ bỏ vào khu quy hoạch đổ đất hoặc chôn đất bùn nạo vét theo các Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa khi triển khai thi công, nhà thầu phải làm việc với cơ quan quản lý xin giấy phép đổ đất theo quy định hiện hành.
Theo Phương án nạo vét, với chiều dày lớp nạo vét: bùn sét và cát tối đa là 1.5 m thì khi nạo vét hết lớp này (sâu tối đa 1.5 m và không kể đến độ sâu mực nước) hoàn toàn không gây ảnh hưởng xói lở đến đường bờ.
Khu vực nạo vét trong lòng sông được chia thành 2 khu, 2 khu này được chia thành các khu nhỏ. Tuy nhiên, các khu nhỏ này phải được phân chia sao cho phù hợp với thực tế thi công tại công trường, công việc tiến hành hoạt động nạo vét theo từng lớp, sau khi làm xong từng khu nhỏ, sẽ di chuyển phương tiện nạo vét sang khu kế tiếp, không nạo vét tập trung quá sâu tại một chỗ.
Quá trình nạo vét đơn vị thi công cần gắn các phao hoặc dây màu trên gầu dây để đánh dấu chiều sâu nạo vét chuẩn theo từng mức nước để kiểm soát chiều sâu nạo vét chính xác và thuận lợi nhất, tránh gây sự cố về môi trường.
- Trên mặt bằng khu vực nạo vét cần định vị chính xác phạm vi nạo vét theo thiết kế để đảm bảo các thông số kỹ thuật chủ yếu cho khu vực nạo vét.
- Vị trí điểm đầu, điểm cuối, điểm tiếp cong đã được xác định toạ độ, chôn mốc. Tuy nhiên trong quá trình thi công đơn vị thi công cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các xê dịch của mốc (nếu có) để kịp thời hiệu chỉnh.
- Phương tiện đo đạc cần dùng các máy toàn đạc điện tử hoặc bằng máy định vị vệ tinh toàn cầu GPS để định vị để đảm bảo chính xác và hiệu quả, đồng thời được kiểm tra bằng các tiêu chập (cắm tại vị trí nước nông) hoặc hàng phao dấu thả (tại vị trí nước sâu).
- Sau khi định vị tuyến, khu vực nạo vét và các cọc mốc bằng các loại máy trên cần thả các cọc tiêu giới hạn phạm vi thi công để nạo vét đúng phạm vi thiết kế:
+ Các tiêu được làm bằng ống thép tròn D = 100mm và tre luồng bằng thẳng, liên kết với nhau bằng các mối nối buộc bằng dây thép D = 3 - 5mm đảm bảo độ chắc chắn.
+ Chiều cao các tiêu ³ + 7,0m để không ngập nước, tiêu sau cao hơn tiêu trước là 0,5m để đảm bảo tầm nhìn cho thợ điều khiển thiết bị nạo vét.
- Tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật của từng phương tiện nạo vét được thiết kế chi tiết như sau:
+ Nạo vét bằng tàu hút thổi:
Đối với tàu hút việc định vị dựa vào hệ thống định vị vệ tinh DGPS. Tín hiệu thu DGPS được hiển thị trên đồ hình thi công thiết kế sẵn trên máy vi tính tại buồng lái tàu. Nhân viên điều hành ca căn cứ vào đường đi của tàu để vận hành máy bơm hút.
+ Nạo vét bằng máy đào (Gầu ngoạm và gầu nghịch): Đối với máy đào để đảm bảo độ chính xác sẽ được định vị bằng hệ thống các chập tiêu, phao dấu giới hạn khu vực thi công, các dải cách nhau 20 - 30m, có báo hiệu bằng cờ dễ nhận biết.
- Dùng máy định vị GPS cài sẵn trên máy tính vị trí của các điểm cần thả phao, kỹ thuật chuyên môn sẽ tiến hành thả phao định vị khu vực giới hạn nạo vét.
- Sau khi thả phao xong sẽ tiến hành đo đạc kiểm tra lại và điều chỉnh phao đảm bảo độ chính xác cao cho công tác thả phao.
- Trong quá trình thi công sẽ thường xuyên đo đạc kiểm tra lại vị trí các phao khống chế và điều chỉnh kịp thời để công tác thi công nạo vét được chính xác đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài công tác xây dựng các bãi chứa tạm các loại vật liệu nạo vét thì công tác xây dựng cơ bản gần như không có, chỉ tiến hành thả phao trong ranh giới khu vực nạo vét và xây dựng đê bao xung quanh, chống thấm cho các bãi chứa tạm và cung cấp điện, nước sinh hoạt và làm đường tạm.
Nhân lực Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi vật liệu sông Lô được tổ chức thành 1 đội, hoạch toán kinh tế phụ thuộc với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đội trưởng đội nạo vét. Cơ cấu tổ chức chia làm hai bộ phận chính:
- Bộ phận trực tiếp: tham gia các công đoạn của công nghệ nạo vét.
- Bộ phận gián tiếp: gồm bộ phận quản lý, kế toán, kỹ thuật.
Lao động trong công trường được phân chia làm 2 phân đội: Phân đội nạo vét bằng tàu bơm hút thổi và phân đội nạo vét bằng máy đào, cụ thể gồm:
- Phân đội máy đào (4 phương tiện): Toàn bộ nhân lực gồm 16 người. Phân đội trưởng dưới sự điều hành trực tiếp của Đội trưởng.
- Phân đội tàu hút thổi (2 phương tiện): Toàn bộ nhân lực gồm 08 người. Phân đội trưởng dưới sự điều hành trực tiếp của Đội trưởng.
Cơ cấu nhân sự được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 6 Tổng hợp nhân lực thi công nạo vét
STT |
Nhân lực |
Số lượng |
Trong đó |
|
Chính |
Phụ |
|||
I |
Bộ phận gián tiếp |
8 |
3 |
5 |
1 |
Đội trưởng, Giám đốc điều hành mỏ |
1 |
1 |
|
2 |
Tổ Tài chính - kế toán |
2 |
1 |
1 |
3 |
An toàn - kỹ thuật |
5 |
1 |
4 |
II |
Bộ phận trực tiếp |
24 |
6 |
18 |
1 |
Phân đội tàu hút thổi (4 người/tàu) |
16 |
4 |
12 |
2 |
Phân đội máy đào (4 người/máy) |
8 |
2 |
6 |
III |
Tổng cộng |
32 |
9 |
23 |
- Sau khi hoàn tất công việc nạo vét Chủ đầu tư cùng đơn vị thi công tiến hành đo đạc kiểm tra lại toàn bộ công trình.
- Sau khi tiến hành đo đạc, kiểm tra và lập bình đồ khi thấy rằng công trình đã đạt chuẩn theo thiết kế thì báo báo cơ quan chức năng tổ chức tiến hành thẩm định nghiệm thu công trình.
Bố trí trụ sở Ban chỉ huy công trường, lán trại phù hợp mặt bằng thiết kế, thiết kế sơ đồ nơi ăn ở khoa học, chọn hướng nhà thoáng mát, tránh bụi.
Kho xăng cần thoáng nhưng có biện pháp chống bụi và cháy khi tồn trữ và xếp dỡ.
Bãi tập kết xe máy, khu sửa chữa, phụ từng dầu mỡ tránh xa nơi ăn ở.
Vật liệu rời rạc (đá, cát các loại) được tập kết thành các bãi nhưng bảo đảm mái dốc tự nhiên, nghiên cứu hướng gió tránh bụi cho công nhân.
Không thải các nhiên liệu, dầu máy xuống dòng nước ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.
Khu vực lán trại cần phải quang đãng để phòng cháy vào mùa khô.
Khu ăn ở của công nhân cần phải có nhà ăn, bể nước, nhà tắm, nhà vê sinh tự hoại, có hố ga xử lý nước thải để khỏi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Chỉ được thi công trong phạm vi công trình (ranh giới nạo vét), đúng các chỉ dẫn của thiết kế và Ban QLDA. Đất thải phải đúng bãi quy định. Vật liệu nạo vét trong phạm vi giới hạn thiết kế, tuyệt đối không mở rộng diện tích khi chưa có sự đồng ý của Ban QLDA.
Các thiết bị thi công chỉ được hoạt động trong phạm vi công trường, phải đi đúng đường quy định.
Khu vực đổ vật liệu san lấp cần được tưới nước thường xuyên để cơ giới hoạt động chống bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Các thiết bị bánh xích không đi ngang về tắt ảnh hưởng đến tài sản của nhân dân.
Mặt bằng khu vực thi công phải gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh.
Sau khi thi công xong tiến hành dọn sạch, trả lại mặt bằng khu vực công trình.
Để bảo đảm an toàn cho máy và thiết bị trong quá trình thi công, nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, cũng như giảm những thiệt hại về người và của trong quá trình sử dụng phương tiện thi công, công trường có nội quy an toàn và phổ biến cụ thể đến các đội điều hành. Đồng thời yêu cầu chấp hành các nội quy về an toàn và bảo quản máy móc theo quy định, sau đây xin nêu 1 số biện pháp an toàn như:
- Xe chạy trong công trường không vượt tốc độ quy định (10km/h).
- Luôn luôn kiểm tra các chi tiết của xe cơ giới, thiết bị gầu cuốc như hệ thống phanh thắng, tay lái, hệ chuyển hướng, thiết bị đèn còi… các bộ phận không an toàn cho xe máy cần thay thế ngay. Các xe ben phải kiểm tra thêm chốt hảm giữ thùng ben, phía sau thùng và cơ cấu nâng.
- Xe máy thi công ban đêm phải có đèn chiếu sáng trước sau.
- Trước khi rời xe, tài xế phải tắt máy, kéo phanh, rút chìa khóa và khoá cửa buồng lái. Khi xe dừng mà vẫn nổ máy thì người lái không được rời vị trí xe.
- Khi đỗ xe trên đoạn đường dốc phải chèn bánh xe chắc chắn.
- Nghiêm cấm chở người trên các xe ôtô ben tự đổ.
- Các thiết bị làm gần hố móng sâu phải có khoảng cách an toàn nhất định để tránh rơi xuống hố móng.
- Các thiết bị sau giờ làm việc tập trung ở bãi đậu quy dịnh.
- Ở các giao lộ phải có biển báo đường giao nhau, biển báo tốc độ.
- Phải có các thiết bị phòng cháy.
Đối với công nhân lao động trên công trường cần chấp hành triệt để các nội quy an toàn lao động. Một số biên pháp được đề nghị như sau:
- Công nhân đủ tuổi lao động theo quy định của Nhà nước.
- Công nhân và lái xe, lái máy được bố trí theo đúng chuyên môn.
- Công nhân ở công trường giờ làm việc phải có trang bị bảo hộ lao động như: mũ cứng, găng tay, ủng giày, kính bảo vệ mắt, khẩu trang phàng chống độc… công nhân không được đi dép guốc và áo quần phải gọn gàng.
- Cấm công nhân uống rượu trước và trong quá trình làm việc.
- Công nhân làm việc dưới hố móng phải ổn định mái dốc tránh sạt lở.
- Đặt các cọc báo hiệu, biển chỉ dẫn, rào chắn ở những vị trí mái dốc sâu, đặt cống chưa lấp đất… ban đêm phải có đèn hiệu, đèn thắp sáng ở nơi thi công, lán trại, xưởng cơ khí, sân bãi cơ giới, bảo vệ an ninh công trường.
- Tổ chức học tập an toàn lao động cho toàn công nhân.
- Nước uống cho công nhân thi công phải được bảo đảm vệ sinh.
- Các khu vực tầm hoạt động của máy, thiết bị điện nguy hiểm thì phải có khoảng cách an toàn.
- Nghiêm cấm công nhân quá giang trên xe tự đổ, xe đào, xe đúc, rờ moóc đang di chuyển trên tuyến đường thi công.
- Nghiêm cấm công nhân ngồi nghỉ ở các khu vực mái taluy, hàm ếch mái hố móng có khả năng trượt đất
- Trong thời gian máy đào hoạt động cám công nhân đi lại trên mái dốc tự nhiên cũng như trong phạm vi bán kính máy móc hoạt động.
- Công nhân không được dùng xẻng hoặc các dụng cụ cầm tay khác để lấy vữa, bê tông trộn ra khỏi thùng máy trộn đang vận hành.
- Công ty đăng ký công trình bảo đảm an toàn thi công và vệ sinh môi trường.
- Lán trại phải đặt một số bình khí CO2, các bồn chứa cát với đầy đủ xẻng, các bồn chứa nước có xúc tác.
- Dây điện dẫn trong lán trại, nhà xưởng, bãi đậu xe phải tốt, không bị bóc vỏ.
- Kho nhiên liệu phải được bao che cách ly, cấm công nhân hút thuốc khi vào kho.
Sau khi hoàn tất công việc nạo vét Chủ đầu tư cùng đơn vị thi công tiến hành đo đạc kiểm tra lại toàn bộ công trình.
Sau khi tiến hành đo đạc, kiểm tra và lập bình đồ khi thấy rằng công trình đã đạt chuẩn theo thiết kế thì báo báo cơ quan chức năng tổ chức tiến hành thẩm định nghiệm thu công trình.
Sau khi nghiệm thu công trình thì các phương tiện, máy móc, kho bãi, văn phòng…. sẽ được kiểm kê bàn giao lại và phải có các biện pháp giữ gìn bảo vệ sử dụng chúng thật hợp lý và khoa học.
Trong quá trình nạo vét với chiều dày trung bình 1m thì khả năng xảy ra hiện tượng mất nước là không có. Do đó, để đạt được mục đích trên trong quá trình thi công nạo vét giữa Chủ Đầu Tư, Đơn vị tư vấn giám sát và Đơn vị thi công phải có sự phối hợp chặt chẽ để liên tục kiểm tra, giám sát, kiểm soát chiều sâu nạo vét chính xác.
Trong quá trình nạo vét chúng ta cần phải đánh giá tác động của việc thực hiện dự án đến môi trường và các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu như sau:
Vị trí nạo vét và vị trí đổ các vật liệu nạo vét, sự hiện diện của các công trình trong nước thường có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến môi trường tự nhiên và xã hội. Trạng thái môi trường nước tự nhiên có thể bị thay đổi về các khía cạnh vật lý, hóa học và sinh học, kéo theo đó là những tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đến hệ sinh thái và các quần xã trong môi trường tiếp nhận dự án. Sau đây là những phân tích chi tiết về những loại tác động môi trường tiềm tàng trong việc đặt vị trí.
Môi trường nước:
- Tại các khu vực nạo vét và vị trí đổ bùn nạo vét do nhiều nguyên nhân khác nhau, độ đục của nước có thể tăng, khả năng xuyên của ánh sáng sẽ bị hạn chế, giảm hiệu suất quang hợp và độ bão hòa của ô xy hòa tan có thể bị giảm tạm trong thời gian ngắn hạn. Các chất bẩn có thể tách ra từ bùn thải, khuyếch tán vào trong nước theo các tầng khác nhau gây ô nhiễm cho môi trường nước làm ảnh hưởng lớn đến việc tưới tiêu các loại cây trồng và vật nuôi.
- Các bãi đất lấp có thể làm thay đổi các đặc trưng dòng chảy và tạo ra vùng nước kín bên trong các công trình, làm xuất hiện nguy cơ phì hóa vực nước (loại ô nhiễm có ngưỡng). Thêm vào đó, trong nước thải sinh hoạt còn chứa 1 lượng lớn các khuẩn và các loại vi khuẩn gây bệnh khác, khi thâm nhập vào nguồn nước chúng sẽ gây độc cho sinh vật nước và cho con người thông qua chu trình thức ăn. Đồng thời, chất thải công nghiệp khi thâm nhập vào nguồn nước và chưa qua xử lý, đặc biệt là những sự cố rò rỉ hóa chất, tràn dầu có thể gây ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm hydrocacbua dầu và các chất hữu cơ gốc chlorin (loại ô nhiễm liên tục) cho môi trường nước.
Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu
- Thực hiện bước phân tích sơ bộ về chất lượng nước, đất và sinh thái khi nghiên cứu lập dự án tại vị trí được chọn để thi công các công trình và chôn lấp bùn nạo vét. Vị trí lựa chọn cần tránh những vùng có sinh cảnh nhạy cảm và đảm bảo không làm mất đi giá trị nguồn tài nguyên thủy sản hoặc làm giảm một cách nghiêm trọng tới chất lượng môi trường. Cụ thể trong dự án này, vị trí dự kiến đổ đất nạo vét là rất hợp lí do đây là khu vực thuộc phần đất nằm cách xa khu dân cư, không có các tài nguyên sinh vật quý cần bảo vệ như đã phân tích ở trên.
- Chọn vị trí bến một cách hợp lí, trong đó có tính đến khả năng tù đọng nước. Nếu nguy cơ gây ô nhiễm nước là rất lớn thì hệ thống xử lý nước thải, kế hoạch xử lý sự cố tràn hóa chất, dầu phải được tính như 1 phần của công tác bảo vệ môi trường.
- Trong trường hợp, tại khu vực chọn vị trí bến, lớp trầm tích đã bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất độc như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, bitum, … thì giải pháp có hiệu quả là nạo vét và lấp kín trầm tích đó nhằm tránh hiện tượng ô nhiễm thứ sinh do quá trình khuyếch tán chất ô nhiễm từ trầm tích vào trong khối nước.
- Sử dụng phương pháp nạo vét và đổ bùn nạo vét ít ô nhiễm. Có nhiều phương pháp nạo vét bùn cát. Trong đó, nạo vét bùn và đất sét bằng máy đào gầu ngoặm và tàu hút thổi sẽ tạo ra 1 lượng chất rắn lơ lửng đáng kể so với các phương pháp khác. Nạo vét bằng tàu hút thổi ô nhiễm thấp đã được thực hiện do giảm lượng chất rắn lơ lửng tạo ra. Tỷ lệ giảm đạt đến hơn một nửa trong trường hợp dùng tàu hút ô nhiễm thấp và thấp đáng kể so với trường hợp dùng máy đào.
Qua trình nạo vét và điều tiết nước cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chủ Đầu Tư và Đơn vị thi công để giảm sự ảnh hưởng ở mức thấp nhất.
Thủy văn ven bờ sông:
- Đặt vị trí bến có thể làm thay đổi các đặc trưng dòng chảy và dòng bùn cát do thay đổi chế độ phản xạ, khúc xạ và nhiễu xạ của sóng dẫn đến xói hoặc bồi ở khu vực ven bờ.
- Sự xuất hiện các công trình trong dòng chảy của lòng sông có thể gây ra sự thay đổi đặc trưng dòng chảy, thoát lũ tự nhiên và chế độ thoát nước của vùng đất ướt.
Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu:
- Thực hiện việc điều tra khảo sát, lấy mẫu tại khu vực thực hiện dự án để thu được các số liệu đặc trưng của dòng chảy.
- Lựa chọn vị trí cần thận trọng và tính toán, thiết kế các công trình một cách chi tiết để có thể làm giảm tới mức thấp nhất những thay đổi về các đặc trưng dòng chảy và yếu tố thủy học ven bờ sông.
- Các thí nghiệm mô hình hoặc mô phỏng trên máy tính về những thay đổi những đặc trưng trên sẽ có ích trong việc lập ra một bản thiết kế hợp lý về vị trí và quy mô, kích cỡ công trình.
- Khi có hiện tượng xói bờ thì phải sử dụng các biện pháp chỉnh trị nhằm gây bồi và bảo vệ bờ khỏi bị xói.
Môi trường đất và trầm tích:
- Để xây dựng các công trình ven và trong thủy vực thường tiến hành phá hủy, san lấp vùng ven bờ. Hậu quả là tính nguyên vẹn của đường bờ sẽ bị mất đi và khả năng sụt lún, xói lở của đường bờ sẽ tăng.
- Các đường bờ dọc dòng nước có thể bị ảnh hưởng do thay đổi chế độ thủy văn. Những tác động có thể bao gồm: làm mất bãi sông, xói lở sẽ tăng, mất thảm thực vật, gây ngập lụt và ảnh hưởng đến thoát nước tại vùng đất ướt.
- Nơi chọn đổ bùn nạo vét tại vùng đất ven và trên bờ có thể gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm, tạo ra chất bẩn trong nước chảy tràn và làm thay đổi mục đích sử dụng đất ban đầu.
- Vị trí các công trình có thể làm mất đi vùng đất ướt. Vùng đất ướt bị mất đi sẽ ảnh hưởng tới chế độ thủy văn, cấu trúc hệ sinh thái và chức năng của sinh cảnh.
- Vị trí bến của các bãi chứa tạm có thể làm tăng tốc độ lắng đọng bùn cát trong khu vực nước tĩnh bên trong công trình và gây ô nhiễm đáy Sông. Bùn cát lắng đọng một mặt sẽ phủ lấp các sinh vật đáy, tạo yếm khí cho môi trường sống, mặt khác, sẽ kéo theo những chất gây ô nhiễm thông qua quá trình keo tụ dẫn đến ô nhiễm trầm tích đáy. Biến đổi độ dinh dưỡng của nước sẽ gây ra sự chết hàng loạt động thực vật phù du dẫn đến tăng chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí trong các vùng bị móng công trình che tối, khí sunphua hydro sẽ xuất hiện, gây ô nhiễm trầm tích.
Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu
- Việc đánh giá về địa chất đường bờ và chế độ thuỷ văn phải được tiến hành trước khi thiết kế để chắc chắn rằng việc phá sâu hơn vào đường bờ sẽ không gây nguy hại cho môi trường tự nhiên như sụt lún và tăng xói lở.
- Khí có hiện tượng xói bờ thì phải xây dựng các công trình chỉnh trị nhằm gây bồi và bảo vệ bờ khỏi bị xói.
- Nếu như vị trí chọn đổ bùn nạo vét đã được chọn, nước thải chứa chất bẩn cần được thu gom vào các công trình để xử lý trước khi nhập vào nguồn nước.
- Có thể sử dụng bùn nạo vét không chứa chất bẩn.
- Việc sử dụng vùng đất ướt cần cân nhắc thận trọng và hạn chế.
- Nạo vét bùn cát đã bị ô nhiễm, sử dụng những biện pháp ít bị ô nhiễm.
Các hệ sinh thái:
- Vị trí bến của các bãi chứa tạm có thể ảnh hưởng đến hệ động vật trên cạn cũng như dưới nước do việc thay đổi chất lượng nước, trầm tích và chế độ thủy văn và thủy lực ven bờ, do ồn, rung và ánh sáng đèn chiếu, … Việc đào đất làm đường cũng hủy diệt môi trường sống dưới đáy, ảnh hưởng đến di cư của các loài và đôi khi lại làm tăng các loài gây hại. Nếu mức độ ô nhiễm nặng hơn có thể tiêu diệt toàn bộ sinh vật sống dưới nước.
- Sự thay đổi bề mặt đáy của thủy vực có thể là điều bất lợi đối với sự phát triển của động thực vật đáy định cư tại chỗ.
- Vị trí nạo vét và vị trí đổ bùn có thể làm thay đổi nơi cư trú và gây nhiễu loạn hệ động vật trên cạn và dưới nước, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản (nếu có).
Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu
- Những tác hại đối với sinh thái thường do việc mất nơi cư trú và hạn chế phát triển, do giảm chất lượng nước và không khí; do thay đổi đặc trưng dòng chảy; do ô nhiễm trầm tích đáy. Do đó, việc khảo sát chi tiết và kỹ lưỡng các đặc trưng sinh thái học ngay tại khu vực tiếp nhận dự án, trong vùng ảnh hưởng của dự án là rất cần thiết.
Chất lượng cảnh quan:
- Chất lượng cảnh quan của khu vực dự án sẽ bị ảnh hưởng do xuất hiện các công trình, do đào phá hoặc san lấp, do hệ thống chiếu sáng quá mức và các nhiễu loạn quang học khác.
- Phong cảnh tự nhiên của khu vực sẽ biến đổi sang hình dáng nhân tạo. Một số công trình có thể gây cảm giác khó chịu cho dân địa phương.
Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu
- Giảm nhẹ ô nhiễm cảnh quan là một vấn đề khó, do đó thay đổi vị trí công trình có thể là một biện pháp giảm thiểu khả thi.
- Tạo các góc nhìn ngang, nhìn xuống, nhìn lên một cách thích hợp sẽ hạn chế tác động thẩm mỹ của công trình.
- Thiết kế công trình phải làm sao tạo cho công trình hài hòa với môi trường xung quanh. Việc lưu ý đầy đủ đến màu sắc công trình và các công trình phụ trợ sẽ cải thiện được quang cảnh của khu vực.
Văn hóa xã hội và đời sống cộng đồng:
- Việc chọn vị trí bến của các bãi chứa tạm và các công trình thường đòi hỏi phải san lấp mặt bằng xây dựng các công trình phụ ít nhiều có ảnh hưởng chỗ ở dân cư, đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn về văn hóa hoặc tôn giáo giữa những người công nhân của công trình, … với dân chúng sở tại.
- Công nghiệp hóa, đô thị hóa đôi khi lại làm thay đổi truyền thống văn hóa của địa phương.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và đền bù
- Quy hoạch hợp lý để giảm đến mức thấp nhất sự xáo trộn của cộng đồng dân chúng địa phương và đảm bảo một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng sang giai đoạn công nghiệp hóa.
- Phải nghiên cứu trước một cách chu đáo những địa điểm có các di tích lịch sử, những đặc thù về vấn đề tôn giáo.
Rủi ro và tai biến môi trường:
- Tai biến môi trường (động đất, sụt trượt lớn, gió, bão lụt lớn, …) thường làm cho những tác động mà dự án gây ra trở nên trầm trọng hơn nếu dự án dự kiến nằm trong vùng có tai biến (tai biến còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân dự án).
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và đền bù
- Biện pháp tốt nhất là tránh những vùng thường có tai biến hoặc những vùng có tần xuất tai biến cao.
- Trong trường hợp bất khả kháng cần áp dụng những giải pháp thiết kế thích hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu của từng vùng cụ thể.
- Quá trình nạo vét và đổ bùn nạo vét có thể làm xuất hiện hiện tượng “bùng nổ độ đục”; hoạt động nạo vét dưới nước và trên cạn trong thi công có thể làm xuất hiện những chất gây ô nhiễm tự nhiên và nhân tạo cho môi trường nước, đất và không khí. Do có nhiều phương pháp thi công nạo vét, chôn lấp vật liệu và thi công các công trình nên tổ hợp những ảnh hưởng vật lý, hóa học và sinh thái theo các phương pháp đó sẽ khác nhau.
- Những tác động tiềm tàng đối với thủy vực bao gồm việc tràn dầu và thải dầu, tràn và rò rỉ hóa chất, phân tán các chất bẩn từ dòng bồi tích, nước chảy tràn, hủy diệt các sinh cảnh trong nước, thay đổi hóa học nước và dòng chảy, ảnh hưởng sức khỏe dân cư, cây trồng và vật nuôi ở hạ lưu sông. Việc đào sâu hơn và làm rộng hơn khu vực nạo vét và thi công các công trình trên bờ và ven bờ có thể gây ra những tác động tiềm tàng đối với vùng đất trên bờ do đổ bùn nạo vét, do xỏi lở và lắng đọng trầm tích khi chế độ thủy văn bị thay đổi; mất sinh cảnh nhạy cảm (vùng đất ướt) do sự phát triển lại đường bờ và mất đất đang và sẽ sử dụng.
- Những tác động tới môi trường không khí có thể làm suy thoái chất lượng không khí do khí thải từ các ống khói hoặc từ các phương tiện, do tiếng ồn va rung của các máy thi công. Sau đây là những phân tích chi tiết về những tác động tiềm tàng trong hoạt động thi công.
Môi trường nước:
- Việc thi công các công trình bằng cát, đá, sỏi, nạo vét, đầm nén và công trình xây dựng dưới nước sẽ làm cho bùn cát bị khuấy lên và làm đục nước hoặc chảy trôi đất cát mới san ủi xuống nước. Hiện tượng này sẽ làm tăng nồng độ chất lơ lửng và chất hữu cơ trong nước. Độ đục tăng sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường nước, cụ thể là sẽ gây ô nhiễm tới môi trường nước, làm ảnh hưởng không tốt đến việc tưới tiêu trong sản xuất và sinh hoạt.
- Các tàu và phương tiện thi công có thể để xảy ra tràn dầu, thải rác và rò rỉ các chất bẩn xuống nước. Các chất khuyếch tán do đổ bê tông dưới nước và các dòng chảy tràn khi thi công phun đất tạo bãi có thể là nguồn gây ô nhiễm nước làm ảnh hưởng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
- Có thể phòng ngừa, giảm thiểu các tác hại do thi công bằng cách chọn các phương tiện thi công, nạo vét hợp lý, sử dụng các màn chắn bùn thích hợp, trù tính các bể lắng, các đập tràn khi phun đất tạo bãi.
- Vận chuyển các vật liệu xây dựng và bùn cát nạo vét một các thận trọng và hợp lý. Chọn vị trí đổ bùn cát nạo vét sao cho đảm bảo an toàn môi trường, có thể sử dụng ngay bùn cát nạo vét để đắp bãi, làm đường vận chuyển sẽ giải quyết được những tác động tích lũy tới môi trường.
- Xây dựng một kế hoạch tạm thời để xử lý tràn dầu và hóa chất, và làm sạch môi trường. Có kế hoạch huấn luyện để thu gom tràn dầu và hóa chất. Nhưng tốt nhất là hạn chế đến mức thấp nhất việc làm ô nhiễm môi trường nước, để không làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và đời sông của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Thủy văn và thủy học ven bờ:
- Nạo vét có thể làm thay đổi các đặc trưng dòng chảy làm bồi lắng ven bờ. Sự thay đổi chế độ bồi lắng ven bờ sẽ làm cho bờ bị xói hoặc bồi.
- Việc đổ bùn cát lên bờ có thể gây ra hiện tượng thâm nhập các chất độc vào hệ thống nước ngầm hoặc làm thay đổi chế độ tiêu nước ven bờ.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
- Tác động của nạo vét đối với dòng chảy thường là không nghiêm trọng và có thể đánh giá qua mô phỏng dòng chảy.
- Hiện tượng xói lở bờ ít có thể xảy ra vì quá trình nạo đã tính toán cẩn thận độ nghiêng của mái dốc nạo vét và độ lệch tuyến nạo vét so với đường bờ.
Môi trường đất và trầm tích:
- Việc thi công và nạo vét làm xáo trộn bùn cát đáy; bùn cát bị khuấy lên, phân tán rộng ra rồi lắng đọng lại. Việc nạo vét còn làm mất đi môi trường sống ở đáy Sông và gây thiệt hại cho nguồn lợi thủy sản (nếu có).
- Việc đổ bùn cát nạo vét sẽ trực tiếp làm thay đổi hình dạng bề mặt và quần thể sinh vật nơi đổ đất. Đồng thời các chất độc hại sẽ khuyếch tán ra xung quanh khu vực đổ đất.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
- Thực hiện vệc lấy mẫu để phân tích thành phần vật lý và hóa học của trầm tích và nghiên cứu mức độ ô nhiễm trầm tích đáy trước khi tiến hành nạo vét.
- Trong trường hợp trong trầm tích cần nạo vét có chất độc hại đã liệt kê trong phụ lục của Công ước Luân Đôn về đổ chất thải thì bùn cát nạo vét phải được xử lý phù hợp với các điều khoản tương ứng của Công ước.
- Tùy thuộc đặc điểm vật lý và hóa học của trầm tích, vị trí đổ có thể được phép và không được phép hoặc phải xử lý trước khi thải vào nước xa bờ, dọc bờ hoặc lên bờ. Đồng thời, cần phải có chương trình giám sát quá trình nạo vét cũng như vị trí đổ vật liệu vét.
- Tại vùng nước nông, việc sử dụng màn chắn bùn và việc chọn phương án nạo vét thích hợp có thể có tác dụng giảm thiểu sự phân tán rộng của bùn cát khuấy lên.
Các hệ sinh thái:
- Những xáo động do hoạt động thi công gây ra có thể làm cho cá và các sinh vật ngụ cư sống ở đáy hoặc chim, thú trên bờ phải di cư đi nơi khác. Nạo vét làm cho sinh vật đáy buộc phải di chuyển, việc đổ bùn cát nạo vét sẽ phủ lấp môi trường sống ở dưới đáy. Cả hai hoạt động này đều làm giảm tài nguyên.
- Lượng bùn cát bị khuấy lên sẽ lan tỏa rộng ra và lắng đọng trên bề mặt thảm thực vật và động vật thân mềm, hủy diệt hệ sinh thái.
- Nếu các chất độc hại và các chất ô nhiễm bị tách ra khỏi các hạt trầm tích bị khuấy lên do nạo vét, chúng có thể gián tiếp gây ô nhiễm cho sinh vật (cá và các loài thân mềm) và cho con người thông qua chuỗi thức ăn.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
- Lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí trong khu vực thi công và khu vực bị ảnh hưởng theo TCVN 5937, 5939 và 5970 - 1995. Giảm mức độ thi công nếu các chỉ tiêu về chất lượng không khí đã vượt giới hạn cho phép.
- Phương pháp hạn chế bụi có thể là tưới nước trên công trường, sử dụng các phương pháp vận tải hợp lý như băng tải, dùng ống để bơm hay để chở các vật liệu đào hoặc che chắn quanh công trường.
- Vành đai cây xanh hoặc khoảng cách trống giữa công trường và khu dân cư địa phương có thể tạo thành vùng đệm có hiệu quả.
- Rải mặt tạm cho các con đường đi trên công trường có thể làm giảm đáng kể bụi do xe đi lại.
Tiếng ồn và rung:
- Các thiết bị thi công, xe tải qua lại, các tàu thi công và các phương tiện sử dụng trong hoạt động thi công là các nguồn phát sinh tiếng ồn và rung.
- Tiếng ồn gây phiền nhiễu cho khu dân cư gần kề, đặc biệt là vào ban đêm.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
- Sự lan truyền tiếng ồn và rung có thể hạn chế nhờ tăng khoảng cách từ nguồn phát ra. Có thể giảm đáng kể tiếng ồn bằng cách chọn và sử dụng các thiết bị có tiếng ồn thấp hoặc lắp dựng tường cách âm. Vành đai cây xanh có thể là rào chắn, giảm tiếng ồn tương đối tốt. Hơn nữa khu vực nạo vét là trung tâm lòng sông cách xa khu dân cư nên tiếng ồn sẽ rất nhỏ và ảnh hưởng ít đến sinh hoạt của người dân.
- Không thi công nhất là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng là giải pháp hạn chế phiền toái cho cộng đồng dân cư quanh khu vực.
Xử lý chất thải:
- Chất thải do hoạt động thi công chủ yếu là bùn cát nạo vét. Việc đổ bùn cát nạo vét lên bờ có thể hủy diệt cây cối, phá hoại rau màu, làm lan tràn các chất ô nhiễm trong đó gây mùi khó chịu, cảnh khó coi và gây phiền toái cho dân địa phương.
- Rác thải, nước thải từ mọi phương tiện và lực lượng thi công cũng là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất và môi trường nước.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
- Phải căn cứ vào các tính chất của chất thải để thiết kế tường chắn, bể lắng hợp lý; tạo lớp che phủ trên đất lấp và sử dụng khu đất đắp sau khi thi công xong.
- Thực hiện vệc lấy mẫu để phân tích thành phần vật lý và hóa học của trầm tích và nghiên cứu mức độ ô nhiễm trầm tích đáy trước khi tiến hành nạo vét.
- Trong trường hợp trong trầm tích cần nạo vét có chất độc hại đã liệt kê trong phụ lục của Công ước Luân Đôn về đổ chất thải thì bùn cát nạo vét phải được xử lý phù hợp với các điều khoản tương ứng của Công ước.
- Tùy thuộc đặc điểm vật lý và hóa học của trầm tích, vị trí đổ có thể được phép và không được phép hoặc phải xử lý trước khi thải vào nước xa bờ, dọc bờ hoặc lên bờ. Đồng thời, cần phải có chương trình giám sát quá trình nạo vét cũng như vị trí đổ vật liệu nạo vét.
- Tại vùng nước nông, việc sử dụng màn chắn bùn và việc chọn phương án nạo vét thích hợp có thể có tác dụng giảm thiểu sự phân tán rộng của bùn cát khuấy lên.
- Phân loại rác thải để có thể sử dụng lại hoặc hủy bỏ tại chỗ.
Dự án nạo vét cát khơi thông dòng chảy sông Gâm, và quy trình thực hiện khơi thông dòng chảy để tránh lũ quét và sat lở anh hường đến hoa màu của bà con doc hai bên bờ sông, thủ tục xin phep khai thác tận thu cát khơi thông dòng chảy.
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Dự án nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy
120,000,000 vnđ
110,000,000 vnđ
Đề án điều chỉnh phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng
120,000,000 vnđ
110,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa
120,000,000 vnđ
115,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm
90,000,000 vnđ
85,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn vietgap
120,000,000 vnđ
110,000,000 vnđ
Dự án trang trại trồng chuối cấy mô ứng dụng công nghệ cao
65,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
65,000,000 vnđ
62,000,000 vnđ
Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ
150,000,000 vnđ
140,000,000 vnđ
Dự án nhà máy sản xuất viên nén gỗ
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp du lịch đồng quê
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
nguyenthanhmp156@gmail.com
Giới thiệu về công ty: lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh ...
Hướng dẫn tư vấn lập dự án đầu tư
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc moitruongkinhdoanh.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn