LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
MỤC LỤC LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SX NẮP XY LANH
PHẦN A: THUYẾT MINH BÁO CÁO KTKT
CHƯƠNG I: BÁO CÁO TÓM TẮT BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SX NẮP XY LANH
1.1. Đặt vấn đề 7
1.2. Các cơ quan chịu trách nhiệm về dự án 8
1.3. Thông tin dự án 8
1.4. Mục tiêu dự án 9
1.5. Căn cứ pháp lý khi lập dự án 9
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 10
2.1. Căn cứ các chủ trương chính sách 10
2.2. Căn cứ tình hình biến động về nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp 10
2.3. Căn cứ mức độ cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay và nhu cầu tiềm ẩn 11
2.4. Căn cứ tình hình thị trường trước khi đầu tư dự án 11
2.4.1. Thị trường động cơ diesel trong nước 11
2.4.2. Thị trường xuất khẩu 14
2.4.3. Dự báo nhu cầu thị trường 18
2.5. Căn cứ năng lực sản xuất và tình hình sản xuất trước khi đầu tư dự án 19
2.5.1. Tình hình chung 19
2.5.2. Năng lực sản xuất hiện nay của dây chuyền sản xuất Nắp xylanh 21
2.5.3. Phân tích năng lực hiện tại của các dây chuyền sản xuất liên quan tới dự án 22
2.6. Căn cứ kế hoạch sản xuất động cơ diesel của SVEAM 2017- 2026 23
2.7. Căn cứ tình trạng thiết bị thực tế của SVEAM 23
2.7.1. Dây chuyền gia công Nắp xylanh 23
2.8. Kết luận sự cần thiết đầu tư dự án 24
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 25
3.1. Địa điểm thực hiện 25
3.2. Hình thức đầu tư 25
3.3. Quy mô dự án 25
3.4. Thiết bị đầu tư mới 25
3.5. Phân tích năng lực của dây chuyền Nắp xylanh sau khi đầu tư theo dự án 26
3.6. Phân tích hiệu quả của việc chọn phương án kỹ thuật công nghệ 28
3.7. Phương án cải tạo nhà xưởng 28
3.8. Tiến độ đầu tư 28
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 29
4.1. Hệ thống tổ chức sản xuất của SVEAM 29
4.1.1. Sản xuất tại SVEAM 29
4.1.2. Điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phôi liệu 30
4.2. Chiến lược kinh doanh 30
4.2.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh 30
4.2.2. Các hoạt động và chính sách phát triển 30
CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 36
CHƯƠNG VI: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH 37
6.1. Phần tính toán dự án: 37
6.1.1. CHI PHÍ TÀI CHÍNH 37
6.1.2. TÍNH TOÁN KINH DOANH 37
6.1.3. TÍNH TOÁN KHẤU HAO VÀ PHÂN BỔ 41
6.1.4. GIÁ THÀNH - GIÁ BÁN NẮP XY LANH LẮP CỤM 42
6.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 43
PHỤ LỤC 44
Phụ lục 1: Tiêu thụ nội địa động cơ diesel 2017-2026 44
Phụ lục 2: Tiêu thụ động cơ diesel khu vực ĐBSCL 2010-2014 45
Phụ lục 3: Tiêu thụ động cơ diesel khu vực miền Đông và Tây Nguyên 46
Phụ lục 4: Tiêu thụ động cơ Diesel khu vực Miền Trung và Miền Bắc 47
Phụ lục 5:Thiết bị - máy móc đang sử dụng tại dây chuyền Nắp xylanh 48
Phụ lục 6: Kế hoạch sản xuất động cơ diesel giai đoạn 2017- 2026 49
Phụ lục 7: Các bảng chào giá 50
Phụ lục 8: Phần thông số kỹ thuật các máy đầu tư trong dự án 58
Phụ lục 9: Dự báo nhu cầu xuất khẩu trong 10 năm (2017-2026) 64
Phụ lục 10: Dự báo nhu cầu tổng hợp động cơ Diesel ở nội địa và xuất khẩu 65
Phụ lục 11:Bảng kế hoạch dự kiến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu 66
PHẦN B: THIẾT KẾ CƠ SỞ 67
I. THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ 67
A. Dữ liệu tinh toán : 67
B. Thiết bị cho dây chuyền Nắp xylanh sau khi đầu tư: 68
II. BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ SỞ 69
PHẦN A: THUYẾT MINH BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG I: BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Đặt vấn đề
Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp (nông – lâm – ngư nghiệp) luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không có ngành nào có thể thay thế được. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Với một nước đang phát triển, đông dân, số dân sống bằng nghề nông lớn như nước ta thì việcđẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu. Song song đó, để ngành nông nghiệp phát triển cần phải hội tụ nhiều yếu tố trong đó cơ giới hóa nông nghiệp đặc biệt quan trọng và cần thiết ở thời đại công nghiệp hiện đại này. Hơn 10 năm qua, cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta phát triển nhanh về số lượng, chủng loại; tuy nhiên mức độ cơ giới hóa chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện, vẫn còn tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, việc phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp tiên tiến nhằm tăng năng suất, bảo đảm chất lượng nông phẩm, giảm thiểu tối đa tổn thất sau thu hoạch là việc làm cấp bách. Đó chính là định hướng phát triển của Chính phủ và là nhiệm vụ của những đơn vị trong ngành công nghiệp máy nông nghiệp.
Nắm bắt được điều đó, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy Nông nghiệp Miền Nam (SVEAM) đã tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp các sản phẩm nông ngư cơ cung cấp cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu. Với hơn 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, góp phần vào công cuộc cơ giới hóa nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên thị trường máy nông nghiệp trong và ngoài nước ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đối mặt với nhiều đối thủ khiến SVEAM đang thực sự bước vào cuộc chiến mới vô cùng khó khăn buộc phải cẩn trọng và nỗ lực nhiều hơn. Trong đó, việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, cho ra đời nhiều sản phẩm mới là việc phải tiếp tục mạnh mẽ, đúng lúc, kịp thời. Những việc này phụ thuộc nhiều vào nội tại công ty, nhất là hệ thống máy móc sản xuất đang sử dụng và hệ thống quản lý chất lượng xủa công ty.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, SVEAM đã cố gắng tự thân vận động để tồn tại và phát triển nhưng nhìn lại sẽ thấy tốc độ phát triển đó nay không còn phù hợp, máy móc sản xuất hiện có đã trở nên cũ kỹ, công nghệ đã trở nên lạc hậu, nếu tiếp tục sử dụng sẽ khiến SVEAM ngày càng khó tiếp cận với thị trường và bỏ lỡ những cơ hội tiến xa khi không vượt qua các rào cản, đặc biệt là rào cản kỹ thuật ở những thị trường xuất khẩu khó tính. Do vậy SVEAM bắt buộc phải đổi mới hệ thống máy móc, nhất là những hệ thống sản xuất những sản phẩm là thế mạnh của công ty. Mới đây, được sự hỗ trợ của Tổng Công ty VEAM, Công ty SVEAM đã và đang thực hiện Dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực và sản xuất động cơ Diesel và máy kéo cỡ nhỏvới tổng mức đầu tư khoảng 125 tỷ đồng để nâng cao năng lực và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thịtrường trong và ngoài nước. Năng lực đạt được sau 10 năm đầu tư là động cơ Diesel đạt 60.000 động cơ/năm và Máy kéo cỡ nhỏ đạt 10.000 chiếc/năm. Các dây chuyền được đầu tư trong dự án này là Dây chuyền Thân máy, Dây chuyền Trục khuỷu, Dây chuyền Bánh răng, Dây chuyền gia công thân hộp số máy kéo cỡ. Đối với dây chuyền gia công Nắp xylanh, trong dự án Dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực và sản xuất động cơ Diesel và máy kéo cỡ nhỏ Sveam không dự trù đầu tư thiết bị cho dây chuyền này. Chủ trương trước đây Sveam chuyển 50% sản lượng Nắp xylanh cho Công ty Disoco đúc và gia công hoàn tất, dần dần Disoco sẽ đảm nhận 100% sản lượng Nắp xylanh cung cấp cho Sveam. Tuy nhiên, hiện nay năng lực cung cấp phôi của Disoco và chi phí sản phẩm cao do vận chuyển nên tính cạnh tranh không còn nữa, đồng thời việc đầu tư mở rộng của Đúc Veam thì việc cung cấp phôi chi tiết nắp xylanh cho Sveam là hoàn toàn hợp lý. Với những lý do trên Sveam mạnh dạn đề xuất xin đầu tư nâng cấp và bổ sung thiết bị cho dây chuyền Nắp xylanh tại Sveam. Việc tính toán năng xuất dây chuyền cho thiết bị đầu tư bổ sung đảm bảo sản lượng 65.000 nắp xylanh/ năm đáp ứng sản lượng lắp ráp đến 2027 của Sveam là 60.000 động cơ diesel và một phần cung cấp phụ tùng thay thế cho thị trường.
1.2. Các cơ quan chịu trách nhiệm về dự án
Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương
- Địa chỉ : 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : (04) 22202222 Fax:(04) 22202525
Nguồn vốn đầu tư: Tổng Công ty Máy Động lực& Máy Nông nghiệp Việt Nam
- Địa chỉ : Lô D, Khu D1, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại : (04) 62800802 Fax: (04) 62800809
Đơn vị lập dự án : Công ty CP TVĐT & TKXD Minh Phương
- Địa chỉ : 158 Nguyễn Văn Thủ, P. ĐaKao, Q1, TP.HCM
- Điện thoại : (08) 22142126 Fax: (08) 39118579
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Động cơ & Máy Nông nghiệp Miền Nam
- Tên giao dịch :SVEAM
- Mã số thuế : 3601330939
- Trụ sở : Khu phố 1, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai
- Điện thoại : (061) 3838727 Fax: (061) 3837224
- Website : http://SVEAM.com.vn/
- Tài khoản : 1020 1000 2104 139 tại ngân hàng Công thương VN - CN6 – TP.HCM
- Đại diện : Ông Trần Vạn Tuấn Anh Chức vụ: Tổng giám đốc
1.3. Thông tin dự án
- Tên dự án : Đầu tư máy móc, thiết bị cho dây chuyền Nắp xylanh.
- Địa điểm đầu tư : Khu phố 1, phường Bình Đa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Naivà Đường số 2, KCN Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai
- Nhu cầu sử dụng : Sử dụng mặt bằng nhà xưởng còn trống hiện có
- Hình thức đầu tư : Đầu tư bổ sung và thay thế thiết bị đã quá cũ kỹ.
- Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban quản lý do chủ đầu tư thành lập.
- Mục đích đầu tư :
+ Đầu tư bổ sung và thay thế thiết bị cũ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gia công cho dây chuyền Nắp xylanh.
+ Đáp ứng nhu cầu thị trường
- Sản phẩm dự kiến : động cơ diesel từ 5HP đến 30HP.
- Tổng đầu tư : 18.333.992.000 đồng
- Ngân sách nhà nước : 18.333.992.000 đồng
- Tiến độ thực hiện : Quý IV (Năm 2016)
1.4. Mục tiêu dự án
- Đầu tư bổ sung và thay thế thiết bị cũ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt năng suất 60.000 NXL/năm cho dây chuyền Nắp xylanh.
1.5. Căn cứ pháp lý khi lập dự án
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ v/v quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
2.1. Căn cứ các chủ trương chính sách
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ v/v chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ v/v chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 02/2008/QĐ-BCT của Bộ Công thương v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/ 02/ 2012 của Thủ tướng Chính phủ v/vPhê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản;
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTgngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 12/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 9307/QĐ-BCT ngày 16/10/2014 của Bộ Công Thương v/v ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới;
- Kế hoạch đầu tư bổ sung thiết bị năm 2016 lập ngày 14/09/2016 của Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam gửi Tổng Công ty Máy Động Lực Và Máy Nông Nghiệp Việt Nam.
2.2. Căn cứ tình hình biến động về nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua và thời gian sắp tới
Hiện tại Việt Nam có số dân trên 90 triệu người. Theo dự báo của Chính phủ trong Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vào năm 2020 dân số nước ta sẽ có khoảng 96,400,000 người. Như vậy có thể thấy dân số và nhu cầu lương thực vẫn tiếp tục tăng, đòi hỏi tổng sản lượng sản xuất nông nghiệp cũng cần phải được tăng thêm. Tuy nhiên tỷ lệ người hoạt động trong ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2020 chỉ còn 30-35% tổng số dân lao động, giảm rất nhiều so với năm 2000 (65%) và năm 2010 (49%).
2.3. Căn cứ mức độ cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay và nhu cầu tiềm ẩn trong tương lai
Theo viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), tính tỷ lệ cơ giới hóa cả nước trong sản xuất nông nghiệp thì cây lúa đạt 72%, các cây trồng cạn (mía, dứa, ngô, đậu, lạc) đạt 65%. Nếu tính theo các khâu, riêng đối với lúa, tỷ lệ sử dụng máy cho tưới đạt 85% ; tuốt đập 84% ; vận chuyển 66% ; sấy 38,7% ; thu hoạch 15-20% ; xay xát 95%.... ĐBSCL có diện tích lúa hàng hóa lớn nhất cả nước, nhưng tỷ lệ thu hoạch bằng máy mới chỉ đạt khoảng 20%.
Theo thống kê của viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau khi thu hoạch (bộ NN&PTNT) cho thấy, mức độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam bình quân chỉ đạt 1,16 cv/ha canh tác, vùng ĐBSCL có mức độ trang bị động lực cao nhất cả nước cũng chỉ đạt 1,85 cv/ha. Con số này chưa bằng 1/3 của Thái Lan (4 cv/ha), 1/4 của Hàn Quốc (4,2cv/ha) và xấp xỉ 1/6 của Trung Quốc (6,06 cv/ha)….
Trước tình hình đó, chúng ta có thể khẳng định nhu cầu tiềm ẩn về sử dụng máy móc phục vụ nông nghiệp nói chung và máy động lực nói riêng của Việt Nam hiện nay và trong tương lai rất lớn.
2.4. Căn cứ tình hình thị trường trước khi đầu tư dự án
2.4.1. Thị trường động cơ diesel trong nước
A- Tình hình chung
Trong những năm qua, từ giữa năm 2012 – 2015 tình hình thị trường nông ngư cơ sút giảm trầm trọng.
- Động cơ diesel giảm từ 30% – 40% sản lượng tiêu thụ, trong đó các loại máy có xuất xứ từ Trung Quốc giảm nhiều nhất lên đến hơn 40%.
B- Thị trường động cơ diesel nội địa
Hiện nay, sản phẩm SVEAMvà các sản phẩm của những doanh nghiệp trong nướcphải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà cung cấp khác như: xuất xứ Trung Quốc, sản phẩm ngoại nhập từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản (Honda,Kubota và một số loại khác). Những sản phẩm của những nhà cung cấp này,đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đang và sẽ canh tranh trực tiếp với sản phẩm nội địa, điển hình là của SVEAM.
Biểu đồ thị phần động cơ Diesel nội địa năm 2015
Nhu cầu hàng năm tại Việt Nam khoảng từ 100,000 – 140,000 máy/năm (vào thời điểm cao nhất lên đến 160,000 động cơ diesel một xy lanh/năm), từ năm 2012 đến nay nhu cầu giảm dần, đến năm 2015nhu cầu cả nước chỉ còn 80,000 máy/năm. Thị trường động cơ diesel nội địa hiện nay được phân làm 04 loại chính:
+ Động cơ diesel chất lượng cao nhập khẩu, thương hiệu Kubota, Yanmar,… Động cơ diesel Kubota (nhập khẩu từ Thái Lan), động cơ Yanmar (đang từng bước xâm nhập thị trường – trước đây là công ty Hữu Toàn làm nhà phân phối – hiện nay Yanmar chính hãng ủy quyền cho các doanh nghiệp trong nước nhập về) cạnh tranh về chất lượng cao, dịch vụ sau bán hàng, chế độ bảo hành. Kubota, Yanmar quyết tâm đẩy mạnh tăng thị phần tại Việt Nam, trong tương lai là đối thủ cạnh tranh chính dòng sản phẩm chất lượng cao (thực hiện nhiều hình thức quảng bá sản phẩm, thực hiện nhiều hình thức khuyến mãi khi mua sản phẩm, tăng mức bảo hành lên đến 03 năm,…). Thị phần động cơ diesel chất lượng cao hiện nay chiếm 1.8% tại thị trường Việt Nam.
+ Động cơ diesel có xuất xứ Trung Quốc: chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam (67.6%) bao gồm máy được lắp ráp tại Việt Nam và máy nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc. Động cơ Diesel Trung Quốc cạnh tranh với giá rẻ, phụ tùng thay thế dễ tìm, dễ thay thế…Thường xuyên giảm giá, đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi để đẩy mạnh tiêu thụ. Ngoài các công ty chuyên lắp ráp máy Trung Quốc như: Lắp máy Miền Nam, Nam Tiến, Việt Trung…, hiện nay Jiangdong Trung Quốc đã thành lập nhà máy chuyên lắp ráp sản phẩm động cơ diesel và động cơ xăng tại Bình Dương để trực tiếp phân phối tại thị trường Việt Nam. Tuy trong những năm qua mức tiêu thụ giảm nhiều (giảm hơn 40%) nhưng thị phần động cơ diesel có xuất xứ Trung Quốc hiện nay vẫn ở mức cao nhất tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra doanh nghiệp lắp ráp trong nước như hiện nay như công ty Lắp Máy Miền Nam đưa ra sản phẩm RT, RD nhái giống mẫu mã Kubota thái và giống RV của SVEAM được tiêu thụ rất nhiều vì có mẫu mã đẹp, giả rẻ và đặc biệt đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn. Đây là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp rất mạnh đối với động cơ RV125-2, RV145-2, RV165-2 của SVEAM trong thời gian qua.
+ Động cơ diesel đã qua sử dụng (máy cũ) nhập khẩu từ Nhật – Hàn Quốc. Những loại máy này cạnh tranh về giá cả thấp nhưng thương hiệu là hàng đầu (Kubota, Yanmar, Mitsu, Iseki,…). Hiện nay vẫn còn nhiều vùng ưa chuộng sử dụng loại này, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL. Thị phần chiếm 18.2% tại thị trường Việt Nam.
+ Động cơ diesel nội địa sản xuất trong nước (chiếm khoảng gần 20% thị phần). Điển hình là SVEAM phải chịu sự cạnh tranh của các dòng sản phẩm nêu trên tại thị trường nội địa. Trong những năm gần đây mức tiêu thụ động cơ diesel giảm so với những năm 2012 trở về trước vì một lượng lớn động cơ dùng cho máy tuốt lúa (máy phóng) đã không còn (do sử dụng máy GĐLH), động cơ dùng cho nuôi tôm cũng giảm nhiều do diện tích bị thu hẹp và người dân chuyển sang dùng motơ để kéo quạt. Ngoài ra do tình hình kinh tế khó khăn nên việc đầu tư máy mới cũng giảm, người dân thường sửa chữa, thay thế phụ tùng cho máy hoạt động mùa vụ tiếp theo. Tuy mức tiêu thụ động cơ diesel SVEAM giảm nhưng thị phần không giảm và có phần tăng lên vì các chủng loại khác trên thị trường có mức tiêu thụ giảm nhiều. Thị phần động cơ diesel của SVEAM tại thị trường nội địa chiếm 12.4%).
Ngoài SVEAM hiện nay có khoảng hơn 20 nhà cung cấp các loại động cơ diesel tại thị trường Việt Nam như: Kubota Thái Lan, Yanmar, Lắp máy Miền Nam, Nam Tiến, Việt Trung, Thanh Phong, nhà cung cấp máy cũ, các nhà cung cấp sản phẩm xuất xứ Trung Quốc…(xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về hoặc lắp ráp tại Việt Nam). Tuy nhiên trong thời gian gần đây (từ giữa năm 2012 trở về sau) lượng máy diesel giảm mạnh, đặc biệt sản phẩm từ Trung Quốc giảm nhiều nhất do người dân dần chuyển sang sử dụng máy có chất lượng tốt, ổn định. Những thương hiệu Trung Quốc tiêu thụ đượcnhiều nhất trên thị trường hiện nay là Jiangdong, Cao Phong, Samdi,… Các loại xuất xứ Trung Quốc thường được nhập vào Việt Nam với hình thức khai giảm giá để giảm thuế nhập khẩu.
Biểu đồ lượng tiêu thụ động cơ diesel nội địa từ năm 2011-2015
Số liệu chi tiết thị trường tiêu thụ động cơ diesel nội địa trong Phụ lục 1 trang 46.
C- Thị trường khu vực:
Thị trường được chia làm 03 khu vực chính:
1/ Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL):
Đây là khu vực có sản lượng lúa lớn nhất (được xem là vựa lúa của cả nước) và nuôi trồng thủy sản nhiều nhất Việt Nam. Đến nay tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp cao nhất nước (đến khoảng 85%), nhu cầu trang bị cơ giới hóa nông nghiệp còn rất lớn. Nhu cầu sử dụng máy móc cho cơ giới hóa rất đa dạng như:
- Bơm nước, tưới tiêu.
- Cày xới, trục, san phẳng mặt ruộng.
- Sạ lúa, cấy, phun thuốc BVTV.
- Thu hoạch lúa, vận chuyển.
- Sấy, bảo quản sau thu hoạch.
- Xay xát, chế biến.
- Máy móc dùng cho ghe thuyền vận chuyển, đánh bắt thủy sản…
- Máy móc, thiết bị dùng cho nuôi trồng thủy sản, xây dựng,...
Thị trường ĐBSCL là thị trường tiêu thụ đa dạng sản phẩm nông ngư cơ. Các loại sản phẩm tiêu thụ được nhiều ở thị trường được cung cấp từ Trung Quốc, Nhật Bản, SVEAM, máy đã qua sử dụng…Trước đây sản phẩm Trung Quốc được tiêu thụ rất nhiều, nhưng trong những năm gần đây máy Trung Quốc đã giảm đáng kể do chất lượng thấp. Sản phẩm động cơ diesel SVEAM chiếm thị phần lên đến 20%.
• Động cơ diesel: nhu cầu hàng năm khoảng 60,000 máy các loại, trong đó: SVEAM chiếm khoảng 15% thị phần, Trung Quốc chiếm hơn 62% thị phần, máy qua sử dụng chiếm 20%,…(Chi tiết trong Phụ lục 2 trang 47)
2/Khu vực miền Đông và Tây Nguyên:
Đây là khu vực chuyên trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cao su, trà, điều, cà phê, tiêu, ca cao, cây ăn quả,…Nhu cầu bơm tưới nước, phun thuốc trừ sâu, bón phân, vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp bằng kéo rơ mooc, xay tách hạt cà phê,…là vô cùng lớn. Khu vực này rất ưa chuộng sản phẩm động cơ diesel của SVEAM.
• Động cơ diesel: nhu cầu hàng năm khoảng 35,000 máy các loại, trong đó: SVEAM chiếm khoảng 16- 18% thị phần, Trung Quốc chiếm hơn 70% thị phần, các loại khác chiếm 12%,…(Chi tiết trong Phụ lục 3 trang 48)
3/Khu vực Miền Trung – Miền Bắc:
Do địa hình ít đồng bằng và nhỏ hẹp, khí hậu khắc nghiệt (hạn hán, mưa bão), thường xảy ra mất mùa nên sản xuất nông nghiệp ở mức thấp, sản phẩm nông ngư cơ tiêu thụ không nhiều. Sản phẩm Trung Quốc được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường khu vực này.
Trong những năm qua SVEAM tích cực đẩy mạnh phát triển thị trường này thông qua các kênh phân phối, đẩy mạnh công tác thị trường, xây dụng các TT3S + CH3S, đến nay người dân đã và đang sử dụng nhiều sản phẩm SVEAM, đặc biệt đối với sản phẩm ngoài máy xay xát. Từng bước SVEAM sẽ cho ra các sản phẩm có giá thành phù hợp để phát triển tiêu thụ tại khu vực này
• Động cơ diesel: nhu cầu hàng năm khoảng hơn 30,000 máy các loại, trong đó chủ yếu sản phẩm của Trung Quốc (chiếm hơn 75% thị phần), SVEAM chiếm thị phần không đáng kể (Chi tiết trong Phụ lục 4 trang 49).
2.4.2. Thị trường xuất khẩu
Hiện tại, sản phẩm động cơ, máy cày tay và một số sản phẩm khác của Công ty đã xuất khẩu sang một số thị trường thuộc các khu vực khác nhau như: Châu Phi (Yemen), khu vực Trung Đông (Iran, Iraq), Châu Mỹ (Panama, Guatamela, Domonica, Haiti, Chile), Châu Á (Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia).
Các sản phẩm cạnh tranh:
Cạnh trạnh chủ yếu là sản phẩm của Trung Quốc, hầu hết các thị trường mà công ty đang xuất khẩu đều phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng giá rẻ từ Trung quốc. Các sản phẩm của Trung Quốc rất đa dạng và sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, tùy thuộc vào giá cả sản phẩm. Động cơ và máy cày Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn, có một số thị trường chiếm đến 70-80% thị phần. Ngoài ưu thế là giá thành rẻ, sản phẩm Trung Quốc còn thường được tung ra với nhiều chương trình ưu đãi như khuyến mãi, chiết khấu cao cho các đại lý…. các sản phẩm Trung Quốc có giá cả thấp hơn sản phẩm cùng chủng loại của SVEAM trung bình khoảng từ 60-70%.
Ngoài ra tại một số thị trường như Thailand, Philippines, sản phẩm SVEAM còn phải cạnh tranh trực tiếp với hàng KUBOTA – (sản xuất tại Thái Lan) có chất lượng cao và giá bán lại khá cao (cao hơn giá bán của SVEAM khoảng 50-70%). Trong thời gian qua, SVEAM không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu động cơ và máy cày tay là hai sản phẩm chủ lực của Công ty, do vậy doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 40-45% trên tổng doanh thu bán hàng của công ty. Thị trường tiêu thụ xuất khẩu của công ty cũng được mở rộng đáng kể theo hướng đa dạng hơn và bền vững hơn. Sau đây là tổng quan về một số thị trường xuất khẩu chủ lực của SVEAM:
1/ Thị trường Sri Lanka:
Là quốc gia nằm ở khu vực Nam Á, có diện tích 65,610 km2 với dân số khoảng trên 22 triệu người, là thị trường cửa ngõ quan trọng tại khu vực Nam Á. Sự phát triển các cảng biển hiện đại mới đây khiến quốc gia này có tầm quan trọng chiến lược, trở thành một trong những trung tâm thương mại và trung chuyển lớn tại khu vực Nam Á. Ngoài ra, Sri Lanka là cũng là một trong những thị trường lâu dài và truyền thống của Công ty SVEAM trong thời gian qua (bắt đầu xuất khẩu và hợp tác từ năm 2004).
2/ Thị trường Bangladesh:
Máy cày tay có công suất 8 – 16HP, động cơ disel loại nhỏ, máy bơm nước, máy xay xát….là các sản phẩm tiêu thụ rất mạnh và nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ước tính số lương nhập khẩu mỗi năm của hai mặt hang động cơ diesel công suất nhỏ và máy cày tay dưới 20HP là khoảng trên 200,000 sản phẩm/năm. Tuy thị trường tiêu thụ rất lớn nhưng giá cả ở thị trường này rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại bán cho các thị trường khác … Là một thị trường mới khai thác, do đó, trong thời gian qua, công ty cũng đã có tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ công thương tổ chức, gửi hàng tham dự các hội chợ triển lãm... nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm SVEAM. Trong tháng 8/2014, Công ty SVEAM đã mời được khách hàng Bangladesh (tập đoàn ACI, một trong những tập đoàn lớn nhất tại Bangladesh về máy nông nghiệp) đến thăm và làm việc tại nhà máy nhằm giới thiệu sản phẩm và quy mô sản xuất. Phía đối tác Bangladesh – tập đoàn ACI khẳng định quyết tâm hợp tác với SVEAM đẩy mạnh các sản phẩm chiến lược cho sự phát triển tiếp theo của tập đoàn ACI. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu tại Bangladesh đạt 616,369 USD. Đây là con số không lớn nhưng mang lại tín hiệu tốt trong bước đầu khai phá thị trường mới.
Trong thời gian tới, SVEAM dự định sẽ cử nhân viên kỹ thuật có tay nghề sang Bangladesh nhằm hướng dẫn cách bảo trì và sửa chữa động cơ và máy cày tay. Song song với định hướng mới vạch ra và thực hiện chiến lược phát triển thị trường thời gian tới, mục tiêu xuất khẩu tại Bangladesh đạt mức tăng trưởng nhanh trong tương lai chiếm khoảng 5-7% thị phần trong năm năm đầu và 15-20% thị phần trong nhưng năm tiếp theo.
3/ Thị trường Myanmar:
Trên thực tế, Myanmar là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai nông nghiệp rộng lớn, nguồn tài nguyên nước dồi dào và điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Myanmar cũng được xem là một thị trường có qui mô khá lớn (ước khoảng 150,000-200,000 máy cày tay và động cơ tiêu thụ/năm), sản xuất trong nước hiện nay hầu như không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do vậy, Myanmar hầu hết phải nhập khẩu rất nhiều mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước... ngành nông nghiệp được xem là trụ cột của nền kinh tế nhưng chưa lại được khai thác đầu tư nhiều. Có tới 70% lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất, canh tác của Myanmar chưa cao. Đây thực sự là cơ hội rất lớn cho Công ty SVEAM đầu tư vào ngành có thế mạnh tiềm năng, có sức cạnh tranh tốt bằng chất lượng và uy tín để khẳng định vị thế của mình trên thị trường này. Trong năm 2011, Công ty đã bắt đầu xuất khẩu động cơ Diesel cho Myanmar, tuy số lượng nhỏ nhưng cũng là tín hiệu tốt cho việc khai thác mặt hàng này tại thi trường Myanmar. Riêng mặt hàng máy cày chủ yếu sử dụng các loại động cơ có công suất lớn từ 18HP đến 26HP (kể cả model tay dài). Hàng năm, giá trị xuất khẩu của SVEAM tại thị trường này là khoảng 500 ngàn đến 1 triệu đô la Mỹ.
Trong những năm vừa qua, nhờ những nỗ lực hợp tác với một số các đối tác phân phối tại Myanmar trong thời gian qua, hiện tại các mặt hàng Ru lô cao su, Máy xay xát, động cơ mang thương hiệu VINAPPRO đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành của Myanmar. Trên đà đó, Công ty SVEAM đang dần định hướng phát triển mặt hàng máy kéo cầm tay tại đây bởi nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, đây là thị trường có giá bán rất thấp vì các loại động cơ và máy cày chủ yếu tràn ngập từ biên giới với Trung Quốc, các sản phẩm cùng loại khác cũng nhập qua biên giới với Thái Lan. Trong khi đó, sản phẩm động cơ VIKYNO ngoài yếu tố về chất lượng thì giá bán khá cao so với Trung quốc là rất khó cạnh tranh vì được nhập khẩu qua con đường chính ngạch, phải chịu rất nhiều các khoản chi phí như phí và thuế nhập khẩu. Đây chính là bước khó khăn nhất vấp phải khi thâm nhập thị trường nơi đây. Tuy nhiên, khi thị trường được mở rộng và các sản phẩm động cơ và máy kéo được sản xuất hàng loạt, dựa trên công nghệ và thiết bị mới nhằm tiết giảm chi phí và giảm giá thành sản phẩm, giá bán của SVEAM sẽ cạnh tranh tốt hơn và dễ dàng mở rộng thị phần tại đây hơn. Với giá bán tốt, mạng lưới phân phối hiện tại cùng với lợi thế về uy tín thương hiệu đã xây dựng trong nhiều năm qua, kỳ vọng thực hiện xuất khẩu tại thị trường này là rất lớn. Dự tính sản lượng xuất khẩu của các sản phẩm động cơ và máy cày tay chiếm khoảng 10-15% thị phần.
4/ Thị trường Ấn Độ:
Diện tích đất nông nghiệp của ấn Độ là 184 triệu ha, đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ về diện tích đất nông nghiệp. Hầu hết người dân sống ở vùng nông thôn Ấn Độ sống phụ thuộc vào nông nghiệp và trên 600 triệu nông dân có liên quan đến họat động nông nghiệp. Ấn Độ có 52% diện tích đất có thể canh tác (diện tích của Ấn Độ hơn 3.3 triệu km2), khí hậu đa dạng, nắng quanh năm và là một trong những nước có điều kiện tốt nhất để trồng trọt và phát triển nông nghiệp. Mặt hàng xuất khẩu chính của SVEAM tại thị trường Ấn Độ là động cơ, máy cày tay và máy xay xát. Qua khảo sát thực tế, thị trường Ấn Độ với quy mô 500,000 máy/năm, dung lượng thị trường và sức tiêu thụ trong nước cao. Từ nhiều năm qua, công ty SVEAM luôn xác định Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng cho việc xuất khẩu động cơ và máy kéo cầm tay nên đã tập trung nguồn lực, kiên trì thực hiện nhiều giải pháp để xâm nhập thị trường này
Trong năm 2013, do gặp khó khăn bởi các rào cản về kỹ thuật (tiêu chuẩn chất lượng EURRO 3), giấy phép nhập khẩu và mất rất nhiều thời gian, chi phí liên quan nên việc xuất khẩu hiện nay đang gặp khó khăn. Do đó, trong năm 2015, Công ty SVEAM sẽ từng bước khắc phục những hạn chế về chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường Ấn Độ để chính thức nhập khẩu. Mục tiêu đặt ra trong những năm đầu chỉ khoảng 1-2% thị phần sau đó sẽ từng bước củng cố và phất triển mạnh hơn cho các năm tiếp theo.
5/ Thị trường Philippines:
Philippines là một quốc gia công nghiệp mới, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ dựa vào nông nghiệp sang dựa vào các ngành dịch vụ và chế tạo. Tuy vậy lĩnh vực nông nghiệp sử dụng khoảng 30-35% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 13-15% GDP của Philippines. Đây là thị trường xuất khẩu được thực hiện chủ yếu qua các đấu thầu chính phủ thuộc Bộ nông nghiệp Philippines. Sản phẩm chính đấu thầu là động cơ Diesel có công suất vừa và nhỏ. Hàng năm, quy mô thị trường vào khoảng 70,000 – 80,000 động cơ/năm. Sản phẩm động cơ Diesel của SVEAM chịu sự canh tranh trực tiếp với các sản phẩm của 2 đối thủ lớn là KUBOTA và YANMAR. Hiện tại, SVEAM chiếm khoảng 4-5% thị phần tại thị trường Philippnes. Trước sức ép cạnh tranh lớn của đối thủ, Công ty SVEAM trong thời gian qua đã không ngừng thúc đẩy phát triển thị trường, tạo mối quan hệ tốt nhằm nâng cao khả năng trúng thầu chính phủ.
6/ Thị trường Malaysia:
Là thị trường chủ yếu dành cho động cơ diesel, mức xuất khẩu tại đây tăng trưởng đều đặn trong các năm (khoảng trên 1,700 động cơ/năm). Sản phẩm động cơ VIKYNO chiếm phần lớn thị phần Malaysia, khoảng trên 40-45%. Động cơ nhập khẩu được chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực xây dựng (máy uốn và cắt sắt), phần còn lại được sử dụng các mục đích khác và trong nông nghiệp. Malaysia là thị trường mở, không chỉ có các sản phẩm của SVEAM thâm nhập thị trường này mà còn có rất nhiều các nguồn cung khác, đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra, một số công ty của Trung Quốc đã ‘copy’ và nhái các sản phẩm của SVEAM và xuất khẩu sang thị trường Malaysia. Tuy nhiên, do thực hiện các biện pháp như tiến hành các chiến dịch quảng cáo, tìm hiểu thị trường, trực tiếp làm việc với các đối tác và đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp, do đó, doanh thu xuất khẩu tại thị trường Malaysia trong những năm vừa qua luôn đạt ở mức tăng trưởng cao.
Nhận thấy rằng, với mức tăng trưởng đều và ổn định hàng năm, dự đoán doanh thu xuất khẩu thực hiện trong năm 2015 và các năm tiếp theo là từ 20-30%.
7/ Thị trường Indonesia:
Nông nghiệp là lĩnh vực tiềm năng lớn của nền kinh tế Indonesia. Cơ cấu của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển dựa vào nông nghiệp, một lĩnh vực chủ chốt của Indonesia. Indonesia là một trong những thị trường rất lớn cho máy nông nghiệp nói chung và máy cày tay và động cơ diesel nói riêng. Hiện nay Công ty SVEAM đang xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: động cơ, máy xay xát và rulo cao su. Tại Indonesia, cũng giống như mốt số thị trường khác, hàng Trung quốc chiếm phần lớn thị phần, có giá bán tại đây cũng rất thấp. Hàng năm Indonesia nhập khẩu khoảng 500,000 động cơ và máy cày các loại, chủ yếu là từ Trung Quốc. Ở trong nước có KUBOTA Indonesia nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cũng như giá cao nên khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
8/ Một số các thị trường tiềm năng khác như: Thái Lan, Trung Đông, Châu Mỹ…
Những năm trước, xuất khẩu của SVEAM sang Trung Đông chủ yếu vào thị trường Iraq và Iran, những năm gần đây đã mở rộng sang các thị trường khác như U.A.E, Yemen…phần lớn doanh thu xuất khẩu chủ yếu là cho các dòng sản phẩm động cơ Diesel và Máy cày tay có công suất vừa và nhỏ (từ 7-9.5HP). Thị trường Thailand và các nước khác thuộc Châu Mỹ chủ yếu là xuất khẩu động cơ. Công ty SVEAM đang cố gắng mở rộng xuất khẩu ở các thị trường này nhằm bổ trợ xuất khẩu cho các thị trường truyền thống.
2.4.3. Dự báo nhu cầu thị trường theo báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư dây chuyền sx nắp xy lanh
Tình hình chung
- Tình hình kinh tế đang suy thoái nhưng đang có dấu hiệu phục hồi, dự kiến trong những năm tiếp theo kinh tế sẽ vượt qua suy thoái và phát triển nhanh, từ đó máy móc nông nghiệp sẽ tăng trưởng theo sự tăng trưởng kinh tế phục hồi.
+ Tình hình tiêu thụ nội địa sẽ tăng mạnh trong thời gian tới (dự kiến phát triển mạnh trong những năm tiếp theo).
+ Tình hình xuất khẩu sẽ gia tăng mạnh trong 10 năm tiếp theo.
Thị trường động cơ diesel trong nước
Dự kiến trong những năm tiếp theo các loại máy cũ sẽ giảm nhiều do chính sách cấm nhập một số chủng loại của nhà nước và do nguồn hàng cũng đang cạn dần từ nước ngoài. Vậy đây là cơ hội cho các dòng sản phẩm nông cơ sản xuất trong nước có chất lượng cao phát triển tiêu thụ, đặc biệt đối với sản phẩm của SVEAM.
- Dự kiến tiêu thụ đến năm 2026: Động cơ diesel chiếm 30%.
• Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm SVEAM ở ĐBSCL trong những năm tiếp theo:Động cơ diesel: đẩy mạnh tiêu thụ đến năm 2020 chiếm 20% thị phần (khoảng 12,000 máy các loại) và phấn đấu đến năm 2026 đạt 33% thị phần khu vực (khoảng 20,000 máy). Tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại động cơ diesel đáp ứng các nhu cầu, mục đích sử dụng.
• Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm SVEAM ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong những năm tiếp theo:Động cơ diesel đẩy mạnh tiêu thụ đến năm 2020 chiếm 25% thị phần (khoảng 9,000 máy các loại) và phấn đấu đến năm 2026 đạt 30% thị phần khu vực (khoảng 10,800 máy các loại).
• Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm SVEAM ở khu vực Miền Trung- Miền Bắc trong những năm tiếp theo:Động cơ diesel: đẩy mạnh tiêu thụ đến năm 2020 chiếm 10% thị phần (khoảng 1,000 máy các loại) và phấn đấu đến năm 2026 đạt 15% thị phần (khoảng 1,500 máy các loại).
xem thêm tin báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Thủ tuc xin phép xây dựng nhà ở và thiết kế xin phép xây dựng nhà ở
65,000,000 vnđ
62,000,000 vnđ
BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN TRẠM CHIẾT NẠP
90,000,000 vnđ
85,000,000 vnđ
nguyenthanhmp156@gmail.com
Giới thiệu về công ty: lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh ...
Hướng dẫn tư vấn lập dự án đầu tư
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc moitruongkinhdoanh.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn