Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa

Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa và dự án đầu tư khu hậu cần nghề cá và đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu neo đậu trú bão cho tàu cá

Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa

  • Mã SP:DA BCND
  • Giá gốc:120,000,000 vnđ
  • Giá bán:115,000,000 vnđ Đặt mua

 

Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa và dự án đầu tư khu hậu cần nghề cá và đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu neo đậu trú bão cho tàu cá 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 5

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 5

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 5

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 5

I.4. Thời hạn đầu tư: Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm. 6

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 6

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng 7

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 8

II.1. Nền kinh tế Việt Nam 8

II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021 8

II.1.2. Kết cấu dân số 9

II.1.3. Tập tính tiêu dùng 9

II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 10

II.2.1. Vị trí địa lý tự nhiên 10

II.2.2. Dân số 10

II.2.3. Vị trí kinh tế: 10

II.2.4. Địa hình 11

II.2.5. Khí hậu, thời tiết 11

II.2.6. Các hiện tượng tự nhiên cực đoan 14

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 16

III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án 16

III.1.1. Mục tiêu chung 16

III.2. Mục tiêu đầu tư 16

III.3. Sự cần thiết phải đầu tư 16

III.4. Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế: 17

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 18

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 18

IV.1.1. Vị trí địa lý 18

IV.1.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 18

IV.1.3. Hiện trạng tự nhiên tại khu đất. 24

IV.1.4. Điều kiện tự nhiên: 24

IV.2. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 24

IV.3. Nhận xét chung về hiện trạng 24

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ 26

V.1. Thông số thiết kế: 26

V.2.   Mực nước tính toán: 26

V.3.   Thiết kế bến: 27

V.3.1.   Cao trình đỉnh bến: 27

V.3.2.   Chiều dài bến. 27

V.3.3.   Kết cấu bến 27

V.4.   Thiết kế nạo vét trước bến: 28

V.4.1.   Chiều rộng luồng trước bến: 28

V.4.2.   Chiều sâu  luồng: 29

V.5.   Chiều dài khu nước: 30

V.6.   San lấp mặt bằng bến: 30

V.7.   Cơ cấu sử dụng đất 31

V.8. Quy mô xây dựng 31

V.9.  Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. 31

V.10.    Công nghệ, thiết bị, xây dựng và lắp đặt. 34

V.10.1.   Hàng hóa qua cảng và bến 34

V.10.2.   Đội tàu đi đến bến 34

V.10.3.   Đội xe vận tải 34

V.10.4.   Một số chế độ khai thác bến cảng và khả năng tiếp nhận xe chuyên dụng 34

V.10.5.   Phương án khai thác Cảng và các yếu tố về thiết bị 35

V.11.   Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình và cảnh quan. 37

V.11.1.   Nhà văn phòng 37

V.11.2.   Khu nhà kho, nhà xưởng. 37

V.11.3.   Nhà bảo vệ 37

V.11.4.    Hạng mục bến cảng xà lan: 37

V.11.5.   Hạng mục nhà ăn, nhà xe cán bộ nhân viên: 38

V.11.6.   Cây xanh cảnh quan 38

V.11.7.   Xây dựng đường, sân bãi: 38

V.12.   Hệ thống cấp thoát nước 38

V.12.1.   Hệ thống thoát nước mưa 38

V.12.2.   Hệ thống cấp điện 38

V.12.3.   Hệ thống phòng cháy chữa cháy 39

CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH MẶT BẰNG XÂY DỰNG CẢNG 40

VI.1. Quy hoạch mặt bằng xây dựng 40

VI.1.1. Yêu cầu chung 40

VI.1.2. Quy hoạch bố trí tổng mặt bằng công trình: 40

VI.1.3. Bến cập tàu 40

VI.1.4. Kè bờ và san lấp mặt bằng 40

VI.1.5. Hệ thống phao tiêu báo hiệu: 41

VI.1.6. Nạo vét luồng: 41

VI.2. Tính toán thiết kế bến cập tàu: 41

VI.2.1.   Tính toán các kích thước cơ bản của bến 41

VI.2.2.   Tính toán chuẩn tắc luồng tàu 43

VI.3.   Các kích thước cơ bản và giải pháp kết cấu kè bến: 45

VI.3.1.   Các kích thước và đặc trưng cơ bản của bến cập tàu 45

VI.3.2.   Bến cập tàu 45

VI.4.   Số liệu tàu tính toán và tải trọng khai thác trên bến: 45

VI.4.1.  Tàu tính toán: 46

VI.4.2.  Tải trọng tính toán: 46

VI.5.   Kết cấu công trình cảng thủy nội địa 47

VI.5.1.   Bến cập tàu 47

VI.5.2.   Kết cấu kè và nền bãi san lấp sau kè 48

VI.5.3.   Phao tiêu báo hiệu: 49

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 50

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 50

VII.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 51

VII.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 51

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 52

VIII.1. Chương trình chuẩn bị việc thực hiện dự án. 52

VIII.2. Công tác đấu thầu. 52

VIII.3. Các công trình phục vụ thi công xây lắp: 52

VIII.4. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án 52

VIII.5. Dự kiến kế hoạch đấu thầu của dự án 53

VIII.5.1. Dự kiến kế hoạch đấu thầu 53

VIII.5.2. Phần công việc không đấu thầu 53

VIII.5.3. Phần công việc chỉ định thầu: 53

VIII.5.4. Phần công việc cho cạnh tranh: 54

VIII.5.5. Phần đấu thầu: 54

VIII.6. Giải pháp thi công xây dựng 54

VIII.7. Hình thức quản lý dự án 54

CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCC 55

IX.1. Đánh giá tác động môi trường 55

IX.1.1. Giới thiệu chung 55

IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 55

IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 56

IX.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 60

IX.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 61

IX.2. Chất thải rắn 61

IX.3. Chất thải khí 62

IX.4. Chất thải lỏng 62

IX.5. Tiếng ồn 62

IX.6. Bụi và khói 62

IX.6.1. Kết luận 62

IX.7. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy 62

IX.7.1.    Giải pháp phòng cháy: 62

IX.7.2.    Giải pháp chống sét để chống cháy 63

IX.7.3.   Yêu cầu đối với điện, thiết bị: 63

IX.7.4.   Hệ thống cung cấp nước chữa cháy: 63

IX.7.5.   Các biện pháp khác 64

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 65

X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 65

X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 65

X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 65

X.2.2. Chi phí thiết bị 65

X.2.3. Chi phí quản lý dự án 65

X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 66

X.2.5. Chi phí khác 66

X.2.6. Dự phòng chi 66

X.2.7. Lãi vay của dự án 66

X.3. Tổng mức đầu tư: 66

CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 69

XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 69

XI.2. Tiến độ sử dụng vốn 69

CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 70

XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 70

XII.1.1. Thời gian tính toán 70

XII.1.2.    Phương án khai thác dự án: 70

XII.1.3. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh doanh của dự án 70

XII.2. Chi phí của dự án - Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh 73

XII.3. Công suất vận hành cảng và sức chứa của kho bãi: 73

XII.4. Thời gian vận hành của cảng và kho bãi trong năm 73

XII.5. Thị trường phục vụ 73

XII.6. Chi phí vận hành cảng và kho bãi 73

XII.6.1. Chi phí nguyên nhiên liệu: 74

XII.6.2. Chi phí nhân công trực tiếp: 74

XII.6.3. Chi phí quản lý điều hành: 74

XII.6.4. Chi phí điện nước và các tiện ích khác: 74

XII.6.5. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa 74

XII.6.6. Khấu hao: 75

XII.6.7. Thuế VAT và thuế TNDN 75

XII.7. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 75

CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

XIII.1. Kết luận 76

XIII.2. Kiến nghị 76

Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa và dự án đầu tư khu hậu cần nghề cá và đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu neo đậu trú bão cho tàu cá 

I.1.  Thông số thiết kế:

+ Chiều dài bến cảng: 90 m.

+ Cấp công trình: Cấp IV (Theo 22TCN219-1994)

+ Tải trọng của bến: Xà lan xếp hàng hóa 400 DWT có các thông số kĩ thuật sau:

- Chiều dài xà lan: Lt = 46,0 m.

- Chiều rộng xà lan: Bt = 7,5 m.

- Mớn nước xà lan đầy tải: Tc = 2,4 m.

- Mớn nước xà lan không tải: To = 0,4 m.

+ Tải trọng khai thác bến.

- Tải trọng hàng hóa: q = 4 T/m2.

- Cần cẩu bánh hơi sức nâng 25T:

- Áp lực lớn nhất lên một chân cần cẩu: 39T.

- Khoảng cách giữa hai chân chống: 4,4 m.

- Kích thước chân đế: 36x36 (cm).

- Tải trọng ô tô: Tương đương ô tô H30

+ Điều kiện khai thác.

- Vận tốc gió: V gió = 20 m/s. (cấp 8)

- Vận tốc dòng chảy: Tính toán với vận tốc dòng chảy hướng dọc: Vdc = 2,0 m/s.

- Chiều cao sóng: H = 0,5m.

+ Công nghệ khai trên bến.

- Tuyến trên bến: Sử dụng cần cẩu bánh hơi để bốc xếp các cấu kiện phục vụ xà lan.

- Tuyến sau bến: công tác vận chuyển từ bến vào bãi và ngược lại, sử dụng ô tô H30.

V.2.   Mực nước tính toán:

- Mực nước cao hất tính toán bến tàu: Theo tiêu chuẩn 22TCN 219-1994, khoản 4.1. Đối với các cảng nằm ven sông, mép bến cần làm đến cao trình ngang với mực nước đỉnh lũ có tần suất tính toán vượt đỉnh lũ cao nhất hàng năm theo quy định ở Bảng 4.

Cấp công trình bến

Tần suất tính toán vượt đỉnh lũ cao nhất hàng năm, %

II

1 (1 lần trong 1 năm)

III

5 (1 lần trong 20 năm)

IV

10 (1 lần trong 10 năm)

ð Do đó chọn + H 10% = +1.65 m là mực nước cao nhất tính toán (hệ số độ Nhà nước)

- Mực nước chạy tàu tính toán: Theo tiêu chuẩn 22TCN 219-1994, khoản 4.5 Mực nước tính toán đối với các cảng nằm ven sông được xác định theo đường biểu diễn suất bảo đảm mực nước ngày quan trắc nhiều năm. Suất bảo đảm dùng để xác định mực nước tính toán phụ thuộc vào cấp công trình, lấy theo quy định ở Bảng 5.

Cấp công trình bến

Suất bảo đảm theo đường biểu diễn nhiều năm của mực nước ngày, %

II

99

III

97

IV

95

ð Do đó chọn + H 95% = -1.91 m là mực nước tính toán cho luồng chạy tàu (hệ cao độ Nhà nước).

V.3.   Thiết kế bến:

V.3.1.   Cao trình đỉnh bến:

Cao trình đỉnh bến được xác định theo công thức:

Hc = H10% + a     (2.1)

Trong đó:

- H10% = +1.65m: Cao trình mực nước ứng với tần suất p = 10% của đường tần suất lũy tích hàng giờ được quan sát trong nhiều năm;

- a: Độ vượt cao dự phòng của bến, a = 0.5 m (ứng với cảng sông), do bến đặt tại đoạn sông không chịu ảnh hưởng của sóng biển.

Thay vào (2.1) ta có:

Hc = H10% + a = 1,65 + 0.5 = + 2,15 m (2.2)

Vậy chọn cao độ thiết kế đỉnh bến = +2.20m.

V.3.2.   Chiều dài bến.

Chiều dài bến được xác định theo công thức:

Lb  ≥  Lt + e . (2.13)

Trong đó

- Lt: chiều dài tính toán, Lt = 46m.

- e: khoảng cách dự phòng, phụ thuộc vào chiều dài tàu. Được tra theo bảng 8 – TCN207 - 92, Với Lt < 100m lấy e = 5,5m.

Có Lb  ≥  46 + 5,5 = 51,5 m. Lb = 51,5 m.

ð Do đó chọn chiều dài bến thiết kế L = 90m theo điều kiện mặt bằng thực tế của bến là đảm bảo.

V.3.3.   Kết cấu bến.

V.3.3.1.   Bến liền bờ bằng tường Kè đóng bằng hàng cọc BTCT

* Phần tường kè:

- Chiều dài thiết kế: L = 90.00m

- Tường kè đóng bằng hệ thống hàng cọc BTCT 30x30cm dài 12m.

- Cao độ đỉnh kè: +2.3m (cao độ quốc gia)

* Phần bản sàn vận chuyển vật tư:

- Cao độ thiết kế đỉnh bản sàn: +2.3m (CĐQG)

- Kích thước dài 7.0m, dày 30cm

V.3.3.2.     Kết cấu:

* Phần tường kè:

- Đóng 1 hàng cọc BTCT đá 1x2 kích thước (30x30)cm M300, L = 11.7m đóng cự ly 1.5m/cách khoảng.

- Đà giằng mũ mũ cọc BTCT đá 1x2 có kích thước (9000x50x80) cm M300

- Bố trí trụ bích neo tàu bằng thép ống D300, L = 1m, dày 10.31 mm, đổ bê tông đá 1x2 M300 vào trong lòng ống thép, phía trên có nắp chụp bằng thép tấm tròn D500 vị trí trụ bích neo tàu (xem trên bình đồ bố trí trụ bích neo tàu).

- Bố trí tấm đan BTCT đá 1x2 (150x100x15) cm M250, chiều cao 3m, suốt chiều dài bến.

* Phần bản sàn:

- Bản sàn BTCT đá 1x2 kích thước (700x700x30) cm, M300.

- Dầm sàn BTCT đá 1x2 kích thước (700x30x50) cm, M300.

- Đóng 16 tim cọc cho 1 bản sàn, dùng BTCT đá 1x2 kích thước (30x30) cm M300, L = 11.7 m cự ly mỗi tim cọc cách đều 2m/cọc.

V.4.   Thiết kế nạo vét trước bến:

- Tốc độ chạy tầu lớn nhất trên kênh: V max = 7,2 km/h.

- Khả năng thông qua của luồng: Thoe tiêu chuẩn thiết kế 22TCN241-98: “Công trình chỉnh trị luồng chạy tầu sông”, Khoản III, mục 2.3: Mực nước chạy tàu thiết kế thấp nhất của đoạn sông gần cửa sông chịu ảnh hưởng triều được xác định theo "Quy trình thiết kế kênh biển" ban hành quyết định 115/QĐ-KT4 ngày 12/01/1976 của Bộ GTVT. Các chỉ tiêu thiết kế cụ thể như sau:

Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa và dự án đầu tư khu hậu cần nghề cá và đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu neo đậu trú bão cho tàu cá 
 

1.1.1. Chủ đầu 

KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO ĐẦM ĐỀ GI

(sau đây gọi tắt là Dự án)


+ Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định

+ Địa chỉ: Số 200 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

+ Người đại diện pháp luật: Ông Tô Tấn Thi Chức vụ: Giám đốc

+ Điện thoại: (0256)3814701 Fax: (0256)3814701

+ Tiến độ thực hiện: 2022 - 2025

1.1.2. Vị trí địa  của địa điểm thực hiện Dự án

Vị trí thực hiện Dự án

Vị trí vùng Dự án thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát và xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, có giới cận tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp: xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ;

- Phía Nam giáp: xã Cát Khánh, huyện Phù Cát;

- Phía Đông giáp: biển Đông;


Phía Tây giáp: đầm Đề Gi;

Hình 1.1: Vị trí thực hiện Dự án

(Nguồn: Bản vẽ mặt bằng khu hoạch tổng thể)

Vị trí tiếp nhận sản phẩm nạo vét

Dự án sẽ tiến hành nạo vét khu neo đậu và nạo vét luồng tàu. Với tổng khối lượng nạo vét là 884.048 m3. Trong đó:

- Khối lượng nạo vét khu neo đậu: 643.513 m3

- Khối lượng nạo vét luồng tàu chạy: 240.535 m3

Bùn cát từ quá trình nạo vét luồng và khu neo đậu tàu của Dự án sẽ được bơm hút và phun vào bãi chứa phía sau tuyến kè chống sạt lở đầm Đề Gi, kết hợp giao thông, đoạn từ cầu Ngòi đến cảng Đề Gi, huyện Phù Cát. Sau khi bùn cát được ráo nước sẽ vận chuyển đến khu vực Rừng Càng, thôn Thắng Kiên, xã Cát Khánh.

- Đối với khu vực bãi chứa: Khu vực này hiện nay thuộc quy hoạch Dự án Khu dân cư


An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, do Ban Quản lý dự án Nông Nghiệp và PTNT tỉnh làm Chủ đầu tư.

Hình 1.2: Vị trí khu vực bãi chứa phục vụ san lấp mặt bằng

Các giới cận tiếp giáp của khu vực như sau:

+ Phía Bắc giáp: kè Cầu Ngòi và đầm Đề Gi

+ Phía Nam giáp: Khu dân cư

+ Phía Tây giáp: Mương nước Cầu Ngòi

+ Phía Đông giáp: Khu dân cư

Diện tích khu vực bãi chứa phục vụ san lấp dự kiến khoảng 10ha, nhu cầu cát san lấp của Dự án Khu dân cư An Quang Tây khoảng 157.622,96 m3 (khối lượng cát dùng để san nền lớp dưới, lớp trên đổ đất cấp III). Hiện trạng khu vực bãi chứa là các ao nuôi thủy hải sản của người dân, cos nền hiện trạng của khu vực bãi chứa phục vụ san lấp trung bình khoảng -0,32m đến -0,86m. Do đó, cos nền sau khi san lấp trung bình khoảng từ +0,72m đến +1,26m. Trong khi đó, cao trình của tuyến kè chống sạt lở đầm Đề Gi, kết hợp giao thông, đoạn từ cầu Ngoài đến cảng Đề Gi, huyện Phù Cát là +3,0m ÷ +3,2m, cao độ của khu dân cư hiện trạng là khoảng từ +1,34m ÷ +1,96m, cao độ đỉnh bờ bao ao nuôi từ +1,70m ÷

+2,20m. Do đó, khu vực này hoàn toàn đáp ứng được khả năng lưu chứa chất nạo vét của Dự án, đảm bảo không gây tràn chất nạo vét ra ngoài đầm và khu dân cư hiện trạng.

- Đối với khu vực tập kết chất nạo vét: khu vực Rừng Càng có diện tích khoảng 15ha, là đất do UBND xã quản lý, không đền bù giải phóng mặt bằng, cự ly vận chuyển khoảng 7km. Khối lượng tập kết sau khi tận dụng để san lấp còn lại dự kiến khoảng 726.425,04 m3. Khu vực này dùng để tập kết tạm, trong thời gian chờ đấu giá.

Hình 1.3: Vị trí khu vực tập kết chất nạo vét

Các giới cận tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp: đường bê tông và đất trồng bạch đàn

- Phía Nam giáp: đường bê tông, đất trống và đất trồng bạch đàn

- Phía Tây giáp: đất trồng bạch đàn

- Phía Đông giáp: đường ĐT.639

Cos nền hiện trạng của khu vực ngang với cos nền đường ĐT.639. Cos nền sau khi tập kết cao hơn cos nền hiện trạng khoảng +4,8m.

1.1.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án

a. Đối với khu vực thực hiện Dự án

Diện tích sử dụng đất của Dự án phân theo vị trí bao gồm:

+ Trên cạn : 12,74 ha;

+ Dưới nước : 77,98 ha;

Trong đó:

- Phần diện tích mặt nước: thuộc phạm vi của đầm và cửa biển Đề Gi.

+ Cao độ tự nhiên tuyến luồng chính vào khu neo đậu: -12,61m ÷ - 2,62m

+ Cao độ tự nhiên tuyến luồng trong khu neo đậu: -2,49m ÷ -1,39m

+ Cao độ tự nhiên vùng nước neo đậu tàu từ 90 CV ÷ 200CV (36ha): -2,85m ÷ - 1,48m

+ Cao độ tự nhiên vùng nước neo đậu tàu từ 200 CV ÷ 1000CV (9ha): -4,8m ÷ - 1,44m

+ Cao độ tự nhiên vùng nước neo đậu tàu từ < 90CV (14ha): -2,1m

-  Tại vị trí mặt nước gần khu vực xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ chống sạt lở cát, hiện có một số hộ dân đang nuôi cá lồng bè.

Hiện nay, đầm Đề Gi chưa được đầu tư nạo vét tạo luồng lạch và mặt bằng khu neo đậu, chưa có trụ neo tàu, bờ đầm mới chỉ được kè 1,0km phía bắc thôn Vĩnh Lợi 2, các đoạn còn lại chưa được kè thường xuyên bị sạt lở, đất cát trôi xuống bồi lấp đầm.

 
Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa và dự án đầu tư khu hậu cần nghề cá và đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu neo đậu trú bão cho tàu cá 
 

Hệ thống thoát nước khu vực bãi chứa chất nạo vét: chất nạo vét được bơm hút phun thẳng lên khu vực bãi chứa, phương án đổ lần lượt vào các ao nuôi, đổ theo hướng từ Nam về Bắc tạo hướng thoát nước ra đầm Đề Gi. Sau khi khối lượng chất nạo vét được lắng trọng lực, nước trên bề mặt sẽ chảy về 02 hố lắng. Các chất rắn lơ lửng trong chất nạo vét còn lại sẽ tiếp tục được lắng xuống và nước trên bề mặt được dẫn thoát ra đầm Đề Gi bằng đường cống tiêu.

a. Các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ giai đoạn vận hành b1. Hệ thống phụ trợ neo tàu:

Phao neo tàu:

- Phao neo tàu: Số lượng 27.0 phao; Kết cấu phao có đường kính 3.8m làm bằng vỏ thép bọc composite chống rỉ, được neo giữ bằng 3 rùa neo 40T;

- Phao neo tàu bố trí phía ngoài các vùng nước neo đậu tàu lớn để tạo điều kiện neo buộc tàu chắc chắn, hình thành bình phong giảm sóng gió cho các tàu nhỏ neo đậu phía trong. Dự kiến bố trí 27 phao neo tàu, bao gồm:

- 18 phao neo tại vùng nước neo đậu tàu từ 90 ÷ 200CV (chiều dài tàu từ 15 ÷ 24m) với khoảng cách 100m/phao, phao bố trí cách mép ngoài vùng nước neo đậu khoảng 40m;

- 09 phao neo tại vùng nước neo đậu tàu 200 ÷ 1000CV (chiều dài tàu > 24m) với khoảng cách 100m/phao, phao bố trí cách mép ngoài vùng nước neo đậu khoảng 40m;

- Không bố trí phao neo tại vùng nước neo đậu tàu dưới 90CV (chiều dài <15m)

- Kết cấu:

+ Thân phao neo dạng hình trụ tròn đường kính D3.8m, cao 1.5m. Kết cấu phao dạng tròn đáy lõm chia làm 6 ngăn kín nước, kết cấu bằng thép. Vỏ thân phao gia công bằng tôn dầy 10mm, tôn vách ngăn kín nước dày 8mm. Trục lõi phao được gia công từ thép tấm dày 100mm. Tất cả chi tiết thép được sơn chống gỉ 2 lớp, toàn bộ thân phao bọc composite dày 1.5mm.

+ Xích neo phao: Liên kết phao và 3 rùa neo bằng xích phao gồm 01 sợi dây xích liên hợp, theo tiêu chuẩn sử dụng mắt xích D60 và phụ kiện đấu nối tương ứng. Chiều dài đoạn xích tuỳ theo vị trí thả phao.

+ Rùa neo phao: Rùa neo 40T có kết cấu bằng BTCT M300 đá 1x2 đúc sẵn 4,5x4,5m, đỉnh rùa có bố trí một móc neo D60 liên kết với xích rùa. Mặt lưng rùa bố trí 04 lỗ thoát khí D100 và 4 móc cẩu D48. Mỗi một phao neo sẽ có 3 rùa neo bố trí phân bố đều xung quanh phao neo.

Trụ neo tàu:

- Trụ neo tàu kết hợp kè bảo vệ bờ phía huyện Phù Mỹ: bố trí các bích neo tàu dọc theo

kè với khoảng cách 50m/trụ

- Trụ neo tàu độc lập phía huyện Phù Cát: bố trí với khoảng cách 50m/trụ;

- ố lượng: 21.0 trụ;

- Kết cấu:

+ Trụ neo có kích thước (2.5x2.5x1.5)m.

+ Kết cấu trụ BTCT M400 đá 1x2 trên nền cọc BTCT M400-B10 bền sun phát đá 1x2 kích thước tiết diện cọc 40x40cm, dài 11.8m, mỗi trụ gồm 4 cọc, trên mỗi trụ có bố trí 1 bích neo 20tấn.

b2. Hệ thống báo hiệu:

- Trụ đèn báo hiệu khu neo đậu: 01 trụ báo hiệu bằng thép tráng kẽm cao 20.0m, trên đỉnh trụ có gắn đèn báo hiệu SL-C600 (hoặc tương đương). Kết cấu móng trụ bằng bê tông cốt thép;

- Phao báo hiệu luồng và khu nước neo đậu: Tổng số phao báo hiệu 08 bộ gồm 05 phao báo hiệu dẫn luồng và 03 phao báo hiệu giới hạn khu nước neo đậu tàu. Phao báo hiệu có đường kính 2.0m (riêng phao báo hiệu đầu luồng ngoài cửa biển có đường kính 2.4m); Kết cấu phao vỏ thép bọc composite chống rỉ, liên kết rùa neo và xích.

- Cột báo hiệu luồng và vùng nước neo đậu: Tổng số cột báo hiệu 03 cột. Kết cấu cột báo hiệu bằng ống thép tráng kẽm và tôn tráng kẽm được sơn chống rỉ và sơn màu theo quy định báo hiệu đường thủy nội địa.

b3. Thiết bị thông tin liên lạc và cứu hộ, cứu nạn:

- Hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm:

+ Thiết bị thông tin liên lạc tầm trung: có tầm phủ sóng của hệ thống MF (băng tần 2MHz) từ 35 hải lý đến dưới 250 hải lý;

+ Thiết bị thông tin liên lạc tầm xa: có tầm phủ sóng trên 250 hải lý;

- Thiết bị cứu hộ, cứu nạn:

+ Ca nô cứu hộ: 01 chiếc công suất tối thiểu 90CV, được sử dụng nhằm mục đích để điều tiết tàu thuyền ra vào khu neo đậu tránh trú bão. Trong điều kiện vận hành mùa gió bão, ca nô phải có công suất tối thiểu khoảng 90CV (tương đương công suất tàu cá đánh bắt xa bờ nhỏ nhất);

+ Trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn khác;

1.1.1. Các hoạt động của dự án

Các hoạt động của dự án được cụ thể tại bảng sau:

Bảng 1.2: Các hoạt động của dự án

 

STT

Giai đoạn

Các hoạt động

 

 

 

 

1

 

 

 

 

Giai đoạn thi công

- Đền bù, giải phóng mặt bằng

- Rà phá bom mìn

- Vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu

- Xây dựng kè

- Nạo vét luồng tàu và khu neo đậu

- Bơm hút cát

- Vận chuyển chất nạo vét

- Sinh hoạt của công nhân

 

2

 

Giai đoạn hoạt động

- Tàu thuyền neo đậu tại đầm Đề Gi

- Hoạt động giao thông đi lại của các phương tiện trên mặt kè.

1.1.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án

đầu   khả năng tác động xấu đến môi trường

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ thi công nạo vét

Công nghệ và thiết bị thi công nạo vét hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên, với chiều rộng khu vực cửa biển lớn (280m), mặt bằng nạo vét rộng, nên dự án dự kiến sử dụng các phương tiện, thiết bị nạo vét có công suất lớn để thực hiện, vừa phù hợp với thực tế.

Biện pháp nạo vét bằng tàu hút thông dụng, phù hợp với quy mô nạo vét lớn. Trong khi đó, giải pháp nạo vét bằng xáng cạp tuy có giá thành thấp nhưng tốc độ và hiệu quả nạo vét không cao, khó phù hợp với việc nạo vét với khối lượng lớn.

Đánh giá việc bố trí phân khu neo đậu

Vùng nước neo đậu tàu được phân thành 03 khu riêng biệt (chiều dài tàu dưới 15m, chiều dài tàu từ 15 ÷ 24m và chiều dài tàu trên 24m) là phù hợp với số lượng, công suất tàu dự kiến neo đậu tại Khu tránh trú bão. Việc phân loại tàu như trên sẽ vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân neo đậu, vừa thuận lợi cho việc quản lý của Ban quản lý và giảm khối lượng nạo vét khu nước nếu so sánh với việc không phân khu neo đậu. Các tàu có công suất lớn được bố trí neo đậu phía ngoài để che chắn cho các tàu nhỏ ở phía bên trong.

Đánh giá việc lựa chọn hình thức thiết kế 

Hình thức thiết kế kè có nhiều loại, trong đó có kè mái nghiêng và kè tường đứng.

- Hình thức kè mái nghiêng có ưu điểm là kỹ thuật thi công đơn giản; thích hợp với các tuyến kè chống sạt lở bờ có mặt cắt ngang lớn, đối với các vị trí xây dựng công trình không 

chịu ảnh hưởng của mực nước có thể sử dụng kết cấu chân khay chôn trong đất để tăng ổn định, tạo thẩm mỹ và không bị co hẹp dòng chảy; không phải làm đê quây và làm khô hố móng để thi công, do đó có thể giảm giá thành đầu tư xây dựng công trình. Đã được sử dụng nhiều công trình trên địa bàn, chất lượng tốt, giá thành hạ.

- Kè dạng tường đứng thường được áp dụng với các tuyến công trình có mặt cắt nhỏ, thi công kè đứng sẽ tiết kiệm được diện tích chiếm đất; đồng thời ngoài việc bảo vệ bờ chống sạt lở, kết cấu kè tường đứng còn thường được dùng với những đoạn kè kết hợp với bến cập tàu. Tuy nhiên giá thành xây dựng cho kè loại này tương đối cao, kỹ thuật thi công phức tạp.

Từ những phân tích trên, với mục đích sử dụng kè khác nhau, kết cấu cho các hạng mục kè được lựa chọn như sau:

i, Xây dựng  bảo vệ bờ, chống bồi lấp khu neo đậu, kết hợp bến cập tàu: Đề xuất lựa chọn kết cấu kè đứng bằng cừ ván bê tông dự ứng lực;

ii, Xây dựng  bảo vệ bờ chống sạt lở cát làm bồi lắng luồng lạch ra vào cảng, kết hợp đường công vụ  cứu hộ cứu nạn dọc bờ bắc luồng: Kè mái nghiêng;

iii, Sửa chữa nâng cao  chắn sóng đã  phía nam luồng, bổ sung thêm đoạn mỏ hàn bẫy cát chống bồi lấp luồng: Kè mái nghiêng;

Đánh giá việc lựa chọn phương án thiết kế 

a. Về hạng mục kè bảo vệ bờ kết hợp bến cập tàu

Hiện trạng phía bờ chưa có mái kè, người dân vứt rác bừa bãi rất mất mỹ quan, khu vực chỉ mới có khoảng 1,0km kè thôn Vĩnh Lợi 2 đã xây dựng xong do đó, việc xây dựng tuyến kè này sẽ kết nối với đoạn kè hiện hữu nhằm kiên cố hóa bờ kè kết hợp bến cập tàu sẽ giúp khắc phục sạt lở, bồi lấp khu neo đậu, cải tạo môi trường sinh thái. Hình thức kè tường đứng được lựa chọn sẽ phù hợp với hình thức, kết cấu kè hiện hữu đã xây dựng.

b. Về hạng mục kè bảo vệ bờ chống sạt lở cát

Dãi cát phía Bắc núi Hòn Héo đã được hình thành từ nhiều năm trước, vào mùa gió Đông Bắc cát dịch chuyển từ phía Bắc sang phía Nam dãy Hòn Héo, trải từ đỉnh đến chân núi, ra sát mép luồng. Chân cát được sóng kéo ra gây bồi lấp luồng, làm cho cát phía trên tiếp tục sạt xuống.

Để chống được hiện tượng sạt trượt mái có nhiều giải pháp như gia cố bảo vệ mái bằng hình thức trồng rừng chắn cát, trồng cỏ bảo vệ mái, cứng hóa mái cát,....

Tuy nhiên, với điều kiện địa hình khu vực tương đối phức tạp, thì phương án xây dựng tuyến kè áp sát chân núi là phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình và tránh chịu tác động của sóng.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com