Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

  • Mã SP:DA T r
  • Giá gốc:55,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

MỤC LỤC

&

CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1.Giới thiệu chủ đầu tư

I.2.Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

I.3.Mô tả sơ bộ dự án

I.4.Tiến độ thực hiện dự án

I.5.Thời hạn đầu tư

I.6.Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.7.Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021

II.1.1.Kết cấu dân số

II.1.2.Tập tính tiêu dùng

II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa

II.2.1.Vị trí địa lý

II.2.2.Điều kiện tự nhiên

II.3. Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch

II.3.1 Tình hình phát triển du lịch

II.3.2  Thị trường gỗ và các sản phẩm từ cây rừng trồng sản xuất

II.3.1.Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng

CHƯƠNG III:MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1.Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

III.2.Mục tiêu đầu tư Khu du lịch dưới tán rừng

CHƯƠNG IV:ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1.Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

IV.2.Hiện trạng sử dụng đất

IV.3.Nhận xét chung về hiện trạng

IV.3.1.Phân tích địa điểm xây dựng dự án

IV.3.2.Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

IV.3.3.Phương án đền bù giải phóng mặt bằng

IV.4.Nhận xét chung về hiện trạng

CHƯƠNG V:QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

V.1. Hình thức đầu tư

V.2. Lựa chọn mô hình đầu tư

V.2.1.Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái

V.2.2.Các trò chơi cho du khách

V.2.3.Giải pháp xây dựng khu nghỉ dưỡng

CHƯƠNG VI:GIẢI PHÁP TRỒNG RỪNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

VI.1.Quy hoạch trồng rừng và bảo tồn hệ động thực vật rừng

VI.1.1.Pháp luật Việt Nam -  Quy định quản lý

VI.2.Thiết kế hệ thống đường ranh cản lửa

VI.2.1.Phòng cháy, chữa cháy rừng

VI.3.Giải pháp khai thác, tỉa thưa rừng trồng xen cây rừng

VI.3.1.Tỉa thưa rừng trồng

VI.3.2.Tiêu chí lựa chọn cây tỉa thưa

VI.4.Giải pháp bảo vệ, trồng rừng

VI.4.1.Biện pháp tổ chức

VI.4.2.Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác lâm sinh

VI.5.Kỹ thuật trồng rừng

VI.6.Kỹ thuật trồng cây thông caribe

VI.6.1.Đặc điểm hình thái

VI.6.2.Đặc tính sinh thái

VI.6.3.Trồng và chăm sóc rừng

VI.6.4.Khai thác, sử dụng

VI.7.Kỹ Thuật trồng cây Đàn Hương

VI.7.1.Khoảng cách cây gỗ đàn hương và cây chủ

VI.7.2.Kỹ thuật trồng cây xuống hố

VI.7.3.Kỹ thuật chăn sóc cây Dàn Hương

VI.8.Kỹ thuật trồng – chăm sóc giống cây sưa đỏ

VI.8.1.Đặc điểm cây sưa đỏ

VI.8.2.Kỹ thuật ủ mầm

VI.8.3.Kỹ thuật vườn ươm

VI.8.4.Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cây sưa đỏ

CHƯƠNG VII:PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VII.1.Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức

VII.2.Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

VII.3.Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

VII.4.Giải pháp trồng rừng

VII.5.Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG VIII:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN

VIII.1.Đánh giá tác động môi trường

VIII.1.1.Giới thiệu chung

VIII.1.2.Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

VIII.1.3.Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

VIII.1.4.Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

VIII.1.5.Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng

VIII.1.6.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường

VIII.1.7.Kết luận

CHƯƠNG IX:TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

IX.1.Cơ sở lập Tổng mức đầu tư

IX.2.Nội dung Tổng mức đầu tư

IX.2.1.Chi phí thiết bị

IX.2.2.Chi phí quản lý dự án

IX.2.3.Chi phí tư vấn đầu tư bao gồm

IX.2.4.Chi phí khác

IX.2.5.Dự phòng chi

IX.2.6.Lãi vay của dự án

IX.3.Tổng mức đầu tư

CHƯƠNG X:VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án

X.2. Tiến độ sử dụng vốn

X.3. Phương án hoàn trả vốn vay

CHƯƠNG XI:HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

XI.1.1.Thời gian tính toán

XI.1.2.Cơ cấu vốn, tỷ giá

XI.1.3.Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh

XI.2.Chi phí trồng cây sưa, cây dàn hương và thu nhập sau 13 năm

XI.2.1.Chi phí trồng và thu nhập từ cây thông caribe

XI.3.Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án

XI.4.Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XII.1.Kết luận

XII.2.Kiến nghị

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty: Công Ty TNHH Trồng Rừng & Du Lịch Sinh Thái Sông Cầu

- Địa chỉ: 95 - 97 Đường Ngô Quyền, Phường 5, TP Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên, Việt Nam

- Điện thoại: 0913031102;  

- Đại diện: CHU QUANG THĂNG ; Chức vụ:  Giám Đốc

- Ngành nghề chính: Xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, kinh doanh bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, vận tải hàng hóa, trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp, trồng cây dược liệu và sản xuất chế biến dược liệu,…

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại: (028) 22142126    ;  Fax: (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng.

- Địa điểm: Tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa;

- Quỹ đất của dự án: 933,94 Ha thuộc đất rừng sản xuất được sử dụng vào việc trồng cây bảo vệ sinh thái môi trường.

- Mục tiêu đầu tư:

Trồng rừng để khai thác các loại gỗ từ các loại cây thông caribe, cây đàn hương, cây sưa đỏ,…Cụ thể như sau:

   + Diện tích trồng cây thông caribe: 616.4 ha.

   + Diện tích trồng cây dàn hương: 168.9 ha.

   +  Diện tích trồng cây sưa đỏ: 122 ha.

Trồng rừng cây gỗ lớn như cây thông caribe, cây đàn hương, cây sưa đỏ, cây dược liệu phủ xanh đất trống; bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp mô hình một khu du lịch dưới tán rừng tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn khu du lịch sinh thái.

Sản lượng từ cây Sưa đỏ

550

cây/ha

Sản lượng từ cây Đàn Hương

550

cây/ha

Sản lượng từ cây Thông Caribe

550

cây/ha

Sản lượng từ trồng cây gừng, cây dược liệu

300

tấn/năm

 

- Tổng vốn đầu tư khoảng: 200.000.000.000 đồng (Bằng Chữ: Hai trăm tỷ đồng).

-  Trong đó vốn chủ sở hữu của Công Ty TNHH Trồng Rừng & Du Lịch Sinh Thái Sông Cầu  là 60 tỷ đồng, vốn vay thương mại 140 tỷ đồng.

I.4. Tiến độ thực hiện dự án 

Giai đoạn 1:

+ Quý 4/2022: Hoàn thành các thủ tục pháp lý, thủ tục về đất đai.

+ Quý 4/2023: Hoàn thành thi công nghiệm thu các hạng mục công trình phục vụ trồng trọt, cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản…, trồng trọt hoàn thành khoảng 900 ha các loại cây trồng của dự án.

Giai đoạn 2:

+ Quý 4/2024: Hoàn thành trồng trọt, đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý:

Công Ty TNHH Trồng Rừng & Du Lịch Sinh Thái Sông Cầu trực tiếp quản lý dự án. Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

- Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

I.5. Thời hạn đầu tư

- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.6. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH13 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 16/2017/QH14; Luật nông nghiệp số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020; Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12;

-  Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

- Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

-  Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình.

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

Kính gửi:

- UBND tỉnh Khánh Hòa

- Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa,

- UBND huyện Vạn Ninh;

 

Nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:

I. NHÀ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH TRỒNG RỪNG & DU LỊCH SINH THÁI SÔNG CẦU

Mã số doanh nghiệp: 4401097483 - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Yên cấp ngày 07/04/2022.

Địa chỉ trụ sở          : 95 - 97 Đường Ngô Quyền, Phường 5, TP. Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên, Việt Nam.

Điện thoại                :  0913031102      ;   Email: ……..         ;     Website:...........

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ tên : CHU QUANG THĂNG

Chức danh : Giám Đốc

Sinh ngày    : 28/03/1985

Giới tính     : Nam   

Quốc tịch    : Việt Nam

Căn cước công dâ  : 033085003373       -       Ngày cấp: 24/04/2017 

Nơi cấp                  : Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về Dân cư.

Địa chỉ thường trú: Khu 1, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Chỗ ở hiện tại      : Khu 1, Phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Điện thoại     :  0913031102     ;   Fax: ……      ;          Email: ..............................

II.THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ DỰ KIẾN THÀNH LẬP 

(Không có)

III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:

1.1. Tên dự án:

Trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

1.2. Địa điểm thực hiện dự án:

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

2. Mục tiêu dự án:

STT

Mục tiêu hoạt động

 

Tên ngành

(Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC)

Mã ngành theo VSIC

(Mã ngành cấp 4)

Mã ngành CPC (*)

(đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có)

1

Trồng rừng

Trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp

0210

 

2

Trồng cây lâu năm

Trồng các loại cây khác

0119

 

3

Trồng dược liệu

Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm

0128

 

4

Hoạt động vui chơi giải trí

Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề

9321

93210

5

Khai thác gỗ

Khai thác gỗ rừng trồng sản xuất

0220

 

2.1.  Trồng rừng phủ xanh đất trống, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa. Giúp người dân và du khách tiếp cận các dịch vụ du lịch sinh thái theo mô hình mới du lịch dưới tán rừng tại địa phương với chi phí thấp.

2.2. Trồng rừng tạo ra một hệ sinh thái du lịch bền vững dựa trên các nguồn lực sẵn có của địa phương.

2.3. Thực hiện chiến lược phát triển Khu du lịch sinh thái chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình du lịch xanh cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện Vạn Ninh.

 Để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND huyện Vạn Ninh, cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung và cũng là thêm một lựa chọn cho người dân địa phương và du khách. 

 

 

2.4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Trồng rừng để khai thác các loại gỗ từ các loại cây thông caribe, cây đàn hương, cây sưa đỏ,…Cụ thể như sau:

 + Diện tích trồng cây thông caribe: 616.4 ha.

 + Diện tích trồng cây dàn hương: 168.9 ha.

 + Diện tích trồng cây sưa đỏ: 122 ha.

Nâng cao nhận thức trồng rừng bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về vai trò, tầm quan trọng của du lịch với sự phát triển kinh tế- xã hội, nhằm thống nhất quan điểm khẳng định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, tích cực tham gia hoạt động xây dựng, quảng bá, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp về hình ảnh, môi trường và các giá trị lịch sử, văn hóa của huyện nhà. Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhất là trên hệ thống đài, trạm truyền thanh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, cổ động trực quan, cổng thông tin điện tử của huyện. 

Đầu tư và xây dựng phát triển sản phẩm du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, hoạt động vui chơi giải trí, sản phẩm làng nghề. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

3. Quy mô đầu tư:

· Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 933,940,000 m2.

TT

Hạng mục

Khối lượng

 

Tổng vốn đầu tư phần xây dựng

 

 

1

a1) Lâm sinh

 

 

 

Trồng rừng

 

 

 

Trồng mới rừng

 

 933.94

 

Trồng mới rừng cây thông Caribe

ha

 455.4

 

Trồng mới rừng cây dàn hương

ha

 168.9

 

Trồng mới rừng cây sưa đỏ

ha

 122.0

 

Đầu tư liên kết trồng rừng nông lâm kết hợp trông cây thông caribe

ha

 161.0

 

Đầu tư trồng nghiên cứu khảo nghiệm

ha

 24.6

 

Chăm sóc rừng cây thông Caribe

ha

 455.4

 

Chăm sóc rừng cây dàn hương

ha

 168.9

 

Chăm sóc rừng cây sưa đỏ

ha

 122.0

 

Giống cây thông Caribe

ha

 455.4

 

Giống cây dàn hương

ha

 168.9

 

Giống cây sưa đỏ

ha

 122.0

 

Chi phí cải tạo lâm sinh, pháp quang (trồng, trồng lại)

ha

 933.9

2

a2) Hạng mục CSHT điều hành SX, QLBVR

 

 

 

Công trình bảo vệ rừng

 

 

 

Làm đường lâm nghiệp, kiêm RCL

Km

 53.5

 

Bảo dưỡng Đường LN kiêm RCL

lượt/km

 850.2

 

Làm mới chòi canh lửa

Cái

 2.0

 

Ao hồ trữ nước PCCCR

Cái

 4.0

 

Bảng hiệu, tuyên truyền ( xi măng)

Bảng

 6.0

 

Bảng báo, cấp dự báo cháy ( sắt)

Bảng

 15.0

 

Xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

 

Nhà điều hành sản xuất

m2

 300.0

 

Vườn ươm

m2

 20,000.0

 

- Vị trí dự án không thuộc khu vực đô thị.

- Dự án không thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.

- Dự án không thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

4. Vốn đầu tư và phương án huy động vốn:

4.1. Tổng vốn đầu tư: 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng), trong đó:

TT

Hạng mục

Khối lượng

 Đơn giá ĐXĐT

 Tổng vốn

 

Tổng vốn đầu tư phần xây dựng

 

 

 

 123,638,474.1

1

a1) Lâm sinh

 

 

 

 

 

Trồng rừng

 

 

 

 96,525,274.1

 

Trồng mới rừng

 

 933.94

 

 96,525,274.1

 

Trồng mới rừng cây thông Caribe

ha

 455.4

 32,648.0

 14,867,899.2

 

Trồng mới rừng cây dàn hương

ha

 168.9

 32,648.0

 5,514,247.2

 

Trồng mới rừng cây sưa đỏ

ha

 122.0

 32,648.0

 3,983,056.0

 

Đầu tư liên kết trồng rừng nông lâm kết hợp trông cây thông caribe

ha

 161.0

 39,633.0

 6,380,913.0

 

Đầu tư trồng nghiên cứu khảo nghiệm

ha

 24.6

 32,648.0

 804,446.7

 

Chăm sóc rừng cây thông Caribe

ha

 455.4

 18,035.0

 8,213,139.0

 

Chăm sóc rừng cây dàn hương

ha

 168.9

 17,200.0

 2,905,080.0

 

Chăm sóc rừng cây sưa đỏ

ha

 122.0

 17,419.0

 2,125,118.0

 

Giống cây thông Caribe

ha

 455.4

 45.0

 11,271,150.0

 

Giống cây dàn hương

ha

 168.9

 75.0

 6,967,125.0

 

Giống cây sưa đỏ

ha

 122.0

 12.0

 805,200.0

 

Chi phí cải tạo lâm sinh, pháp quang (trồng, trồng lại)

ha

 933.9

 35,000.0

 32,687,900.0

2

a2) Hạng mục CSHT điều hành SX, QLBVR

 

 

 

 27,113,200.0

 

Công trình bảo vệ rừng

 

 

 

 -   

 

Làm đường lâm nghiệp, kiêm RCL

Km

 53.5

 156,000.0

 8,346,000.0

 

Bảo dưỡng Đường LN kiêm RCL

lượt/km

 850.2

 14,000.0

 11,902,800.0

 

Làm mới chòi canh lửa

Cái

 2.0

 5,200.0

 10,400.0

 

Ao hồ trữ nước PCCCR

Cái

 4.0

 45,000.0

 180,000.0

 

Bảng hiệu, tuyên truyền ( xi măng)

Bảng

 6.0

 250.0

 1,500.0

 

Bảng báo, cấp dự báo cháy ( sắt)

Bảng

 15.0

 1,500.0

 22,500.0

 

Xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

 

 -   

 

Nhà điều hành sản xuất

m2

 300.0

 5,500.0

 1,650,000.0

 

Vườn ươm

m2

 20,000.0

 250.0

 5,000,000.0

3

Phần trang thiết bị

 

 

 

 2,041,650.0

 

Trang thiết bị văn phòng, QLBVR

Vp

 1.0

 1,478,800.0

 1,478,800.0

 

Trang thiết bị, dụng cụ PCCCR, BVR

TB

 1.0

 444,900.0

 444,900.0

 

Trang thiết bị, dụng cụ vườn ươm

VU

 1.0

 117,950.0

 117,950.0

 

 

 

 

Đơn vị: 1.000 đồng

 

STT

Hạng mục

 Giá trị trước thuế

 Thuế VAT

 Giá trị sau thuế

 

I

Chi phí đầu tư ban đầu

123,638,474

12,363,847

 136,002,322

 

II

Giá trị thiết bị

2,041,650

 204,165

 2,245,815

 

III

Chi phí quản lý dự án

 2,492,688

 249,269

 2,741,957

 

IV

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 2,743,400

 274,340

 3,017,740

 

4.1

Chi phí lập dự án và quy hoạch

 377,117

 37,712

 414,829

 

4.2

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công

 63,975

 6,398

 70,373

 

4.3

Chi phí thẩm tra thiết kế

 166,574

 16,657

 183,231

 

4.4

Chi phí thẩm tra dự toán

 162,865

 16,286

 179,151

 

4.5

Chi phí lập HSMT xây lắp

 65,505

 6,551

 72,056

 

4.6

Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị

 7,017

 702

 7,719

 

4.7

Chi phí giám sát thi công

 1,096,872

 109,687

 1,206,559

 

4.7

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

 12,111

 1,211

 13,322

 

4.8

Chi phí khảo sát địa chất, địa hình công trình

 126,364

 12,636

 139,000

 

4.9

Chi phí đánh giá tác động môi trường

 500,000

 50,000

 550,000

 

4.10

Chi phí thỏa thuận PCCC, đấu nối..

 165,000

 16,500

 181,500

 

V

Chi phí khác

 899,133

 89,913

 1,013,796

 

5.1

Chi phí bảo hiểm xây dựng=GXL*0,5%

 618,192

 61,819

 680,012

 

5.2

Chi phí kiểm toán

 154,074

 15,407

 169,481

 

5.3

Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán

 126,866

 12,687

 139,553

 

5.4

Chi phí thẩm tra tính khả thi của dự án

 22,500

 2,250

 24,750

 

VI

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

 6,284,006

 628,401

 6,911,810

 

VII

Chi phí thuê đất rừng,

 44,000,000

 

 44,000,000

 

VIII

Tổng cộng phần xây dựng

182,099,351

13,809,935

 195,933,439

 

X

Vốn lưu động

 

 

 4,000,000

 

XI

Tổng cộng nguồn vốn đầu tư

 

 

 199,933,439

 

 

Làm Tròn

 

 

 200,000,000

- Vốn cố định : 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng).

- Vốn lưu động : 4.000.000.000 đồng (Bốn tỷ đồng).

- Vốn góp của nhà đầu tư:

- Vốn tự có (30%) : 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng)

- Vốn huy động:

Vốn vay - huy động (70%): 140.000.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi tỷ đồng)

Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.

- Vốn khác: 0 đồng.

4.2. Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn góp để thực hiện dự án:

STT

Tên nhà đầu tư

Số vốn góp

Tỷ lệ (%)

Phương thức góp vốn (*)

Tiến độ góp vốn

VNĐ

Tương đương USD

 

CÔNG TY TNHH TRỒNG RỪNG & DU LỊCH SINH THÁI SÔNG CẦU

60.000.000.000

 

30%

 

 

b) Vốn huy động:

- Vốn vay - huy động (70%): 140.0000.000.000 đồng.

- Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.

c) Vốn khác: 0 đồng.

5. Thời hạn hoạt động của dự án:

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm từ ngày các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư và thời hạn này có thể được kéo dài thêm một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của chủ đầu tư và được sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.

6. Tiến độ thực hiện dự án:

Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư như sau:

 

 

 

 

STT

Nội dung công việc

Thời gian

1

Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư

Quý II/2022

2

Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500.

Quý IV/2022

3

Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quý IV/2022

4

Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Quý I/2023

5

Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật

Quý I/2023

6

Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT

Quý I/2023

7

Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng theo quy định)

Quý II/2023

8

Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng

Quý II/2023

đến Quý II/2024

 

IV. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.

V. HỒ SƠ KÈM THEO

- Các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư.

- Các văn bản theo pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản đối với các dự án đầu tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị.

- Các hồ sơ liên quan khác (nếu có):

ü Hồ sơ Thuyết minh dự án Đầu tư;

ü Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

ü GCN đăng ký kinh doanh;

ü Đề xuất đầu tư dự án; Tờ trình dự án;

ü Các bản vẽ sơ đồ vị trí khu đất.

 

Khánh Hòa, ngày  tháng 05 năm 2022

Nhà đầu tư

CÔNG TY TNHH TRỒNG RỪNG & DU LỊCH SINH THÁI SÔNG CẦU

 

 

. Nhóm giải pháp đầu tư du lịch

- Phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh như: UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở VHTT và Du lịch, Trung tâm xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổ chức các buổi tọa đàm, xúc tiến đầu tư kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc phát triển du lịch tại Rừng .

- Thu hút đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển du lịch sinh thái tại Rừng . Tiếp tục hợp tác và cho thuê MTR trong việc đầu tư phát triển du lịch.

- Chủ động tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư, liên kết du lịch được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp và các địa phương với mục tiêu kết nối và tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng, đầu tư vào hoạt động du lịch tại Rừng 

- Phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh như: Sở VHTT và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… nhằm liên kết phát triển du lịch với các địa phương

- Xây dựng bộ tiêu chí chọn nhà đầu tư nhằm chọn lọc các nhà đầu tư chất lượng, giàu kinh nghiệm và có định hướng phát triển phù hợp với Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà cộng đồng địa phương, đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

Với các hạng mục nằm trong đề án, cần thực hiện các bước trong kêu gọi đầu tư như:

+ Chuẩn bị thông cáo về hạng mục kêu gọi đầu tư. Ước lượng giá trị đầu tư và chuẩn bị hợp đồng.

+ Đăng tin và phát hành thông cáo về hạng mục đầu tư kèm mẫu đăng ký.

+ Đánh giá và lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp theo các hạng mục thiết kế, mô hình kinh doanh, tác động xã hội, môi trường và lợi ích kinh tế, cộng đồng mà dự án đem lại cũng như tầm ảnh hưởng của quảng bá.

+ Chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn đấu thầu.

+ Tổ chức đầu thầu cho các đơn vị có kế hoạch kinh doanh và quản lý phù hợp và tiềm năng nhất.

+ Đánh giá và lựa chọn các nhà thầu phù hợp theo các hạng mục thiết kế, mô hình kinh doanh, tác động xã hội, môi trường và lợi ích kinh tế, cộng đồng mà dự án đem lại cũng như tầm ảnh hưởng của quảng bá.

+ Thảo luận chi tiết giữa BQL Rừng , đơn vị thầu và cộng đồng địa phương nơi thực hiện dự án.

+ Chuẩn bị tài liệu hợp đồng và thỏa thuận ký kết cuối cùng.

+ Căn cứ vào Luật Đa dạng sinh học và Luật bảo vệ môi trường hiện hành, các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng cảnh quan hệ sinh thái cho dịch vụ du lịch, giải trí ngoài việc chi trả dịch vụ thuê môi trường rừng (bảo đảm giá thuê môi trường rừng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm, thuộc phạm vi diện tích cho thuê môi trường rừng) còn phải thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.

+ Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư lập dự án khi có sử dụng đất, đất có mặt nước của vùng đất ngập nước quan trọng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

8.9.1. Các giải pháp về xúc tiến đầu tư và xây dựng môi trường đầu tư

- Thu hút đầu tư được coi là biện pháp quan trọng để phát triển DLST tại Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhtrong giai đoạn 2024 – 2030. BQL cần có biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, thể thao, nghĩ dưỡng và ăn uống chất lượng cao. Ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực DLST.

- Triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng theo đúng quy định tại Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP với các tổ chức cá nhân đáp ứng được các điều kiện nhất định.

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư

- Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với nhà nước.

- Áp dụng chính sách khuyến khích nhà đầu tư, kêu gọi nguồn lực đầu tư vào du lịch bao gồm:

Với mục tiêu phát huy thế mạnh của cả khu vực công và tư trong phát triển kinh tế-xã hội, mô hình hợp tác công tư đã được nhiều nước áp dụng, triển khai và ngày càng phổ biến. Tách bạch hai chức năng: quản lý đất đai tài sản công vẫn thuộc về Nhà nước, nhưng quản trị và khai thác đầu tư du lịch thì giao cho doanh nghiệp. Đề ra quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh, phát huy năng lực sáng tạo và chủ động trong khu vực tư nhân trong đầu tư.

8.9.2. Các giải pháp quy trình lựa chọn đối tác đầu tư

- Xây dựng quy trình lựa chọn nhà đầu tư trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

- Ưu tiên các nhà đầu tư lớn, năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực DLST, chưa từng vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, đầu tư …;

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đầu tư;

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục hành chính để được chấp thuận đầu tư

8.10. Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch

- Phối hợp đưa nội dung Đề án vào kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2030.

- Phối hợp với chính quyền tỉnh Đồng Tháp, các huyện và các xã lân cận phát triển mạng lưới sản phẩm trong khu vực lấy Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhlàm trung tâm, phát triển các dịch vụ du lịch tại các khu vực xã lân cận.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khu vực ven Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh(mở rộng hệ thống giao thông kết nối với Rừng tràm Gáo Giồng, mở rộng mạng lưới giao thông trong khu vực để tăng khả năng tiếp cận của khách).

- Phối hợp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực của địa phương cho hoạt động du lịch sinh thái; xây dựng các chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng hoạt động du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức trong nước và quốc tế, các trường học tổ chức chương trình du lịch, ngoại khoá, chương trình tình nguyện tại Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà kết nối các địa phương lân cận để đẩy mạnh tính liên kết và tạo hiệu ứng truyền thông cho phát triển du lịch.

- Xây dựng các tour, tuyến du lịch đặc sắc để kết nối các điểm tham quan, du lịch trọng điểm của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvới các điểm đến du lịch trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp du lịch thông qua các hình thức như: Tổ chức các hoạt động giới thiệu sản phẩm (Farm trip) hàng năm tới các công ty lữ hành, phối hợp trong bán và quảng bá sản phẩm du lịch với công ty lữ hành…

- Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên với các doanh nghiệp, hộ dân kinh doanh du lịch trên địa bàn thông qua ký kết hợp tác giữa hai bên trong đó Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhưu tiên cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, hộ dân thực hiện nghiêm túc chủ trương, định hướng phát triển du lịch.

- Phối hợp với các hợp tác xã, ban quản lý du lịch địa phương trong việc phối hợp cung cấp các sản phẩm du lịch; Phối hợp cung cấp thông tin, hướng dẫn về hoạt động và các quy tắc hoạt động du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Tăng tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của cộng đồng người dân địa phương tại các dịch vụ, điểm bán hàng trong Rừng tràm Gáo Giồng. Làm việc với chính quyền địa phương để định hướng sản xuất, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa địa phương đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương liên kết, hợp tác với các đại lý du lịch trực tuyến như: Booking, Agoda, Airbnb, Tripadvisor…; đồng thời kết nối các đại lý với từng điểm du lịch, điểm tham quan trong Rừng tràm Gáo Giồng.

5.10.1. Liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước

- Các nội dung phối hợp:

+ Hợp tác, thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động DLST của Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhngày càng phát triển, nhất là các hoạt động, sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

+ Cùng phối hợp để hướng đến các sản phẩm DLST có chất lượng cao, đẳng cấp cao.

+ Từng bước nghiên cứu đề xuất các biện pháp để kết nối DLST của Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvới các loại hình và sản phẩm du lịch của tỉnh Đồng Tháp để có thể tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch mang thương hiệu chung dựa trên nền tảng cơ chế hoạt động và chia sẻ lợi ích vững chắc.

- Cơ chế phối hợp

+ Phối hợp định kỳ hay thường xuyên.

+ Phối hợp theo từng lĩnh vực: quản lý du lịch, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi,…

+ Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà các Sở ban ngành quy định cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện, có đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.

5.10.2. Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành

- Thiết lập sự liên kết với các công ty du lịch lữ hành lớn trong nước như Sài Gòn Tourist, Vietravel,…Để họ quảng bá và đưa các sản phẩm du lịch vào các tour lữ hành trong chương trình phát triển kinh doanh của họ.

- Thiết lập sự hợp tác, chia sẻ với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để quảng cáo các sản phẩm DLST của Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđến các khách du lịch đi theo đoàn hoặc đi lẻ.

8.11. Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch

- Xây dựng Chiến lược về xúc tiến, quảng bá du lịch với cộng đồng liên kết marketing hướng tới mục đích quảng bá chung có sự tham gia của đơn vị tư nhân tham gia vận hành hoạt động du lịch tới và trong Rừng tràm Gáo Giồng.

- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh(Bộ nhận dạng thương hiệu, slogan, biểu tượng…) làm cơ sở cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của Rừng tràm Gáo Giồng.

-  Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá cho các giai đoạn năm 2024-2025 và  năm 2026-2030.

- Xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm thu hút được các nhà đầu tư có uy tín và tiềm lực mạnh đầu tư vào những khu lưu trú cao cấp và những dịch vụ du lịch xã hội hóa khác và chính họ sẽ quảng bá cho hoạt động du lịch sinh thái của Rừng tràm Gáo Giồng.

- Hoàn thiện giao diện và nội dung trang web của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhnhằm thu hút người tìm kiếm thông tin về Rừng tràm Gáo Giồng; tham gia và quản lý hiệu quả các mạng xã hội (như Agoda, TripAdvisor, Booking.com,...) và kết hợp với quảng bá thông tin về sản phẩm du lịch của các công ty tư nhân tham gia vận hành dịch vụ du lịch trong Rừng tràm Gáo Giồng.

- Sử dụng hiệu quả các công cụ, ấn phẩm quảng cáo như tờ; tạp chí du lịch; biển quảng cáo (trong và ngoài khu du lịch) (hạn chế các tài liệu ấn phẩm in giấy, khuyến khích truyền tải thông tin kỹ thuật số).

- Quảng bá du lịch Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhtrên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước. Phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương chia sẻ về “ý nghĩa, sứ mệnh cao đẹp của Rừng Tràm Gáo Giồng” nhằm tăng thời lượng phát sóng giới thiệu tới đông đảo công chúng.

- Tranh thủ sự giúp đỡ, quảng bá trên Websites của Tổ chức quốc tế uy tín như: WWF, UNESCO, chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm,... nhằm giới thiệu về du lịch tại Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđến công chúng trong nước và các quốc gia phát triển hàng đầu về du lịch.

- Tích cực tham gia các sự kiện, các hoạt động quảng bá, xúc tiến khác như: tham gia các sự kiện du lịch, văn hóa và thể thao lớn trong nước như các các hoạt động của năm du lịch Quốc gia, các hội chợ du lịch quốc tế do Việt Nam tổ chức, các sự kiện văn hóa và thể thao lớn...

- Liên kết, hợp tác trong thực hiện các hoạt động truyền thông qua các hoạt động như: hỗ trợ các đoàn làm phim giới thiệu về Rừng tràm Gáo Giồng, lồng ghép các những hình ảnh, thương hiệu và hoạt động du lịch trong Rừng tràm Gáo Giồng; tổ chức các sự kiện đặc biệt với sự tham gia của những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng (các KOL, nghệ sĩ,…) nhằm thu hút truyền thông và công chúng.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác quản lý, giám sát các hoạt động du lịch cũng như phục vụ diễn giải môi trường trong DLST đồng thời hướng dẫn du khách có trải nghiệm phong phú và hiệu quả hơn; công nghệ trong việc thu gom và xử lý nước thải/rác thải tại chỗ, đặc biệt là các điểm, tuyến du lịch lẻ cách xa trung tâm.

- Xây dựng trang thông tin điện tử, sở dữ liệu điện tử trực tuyến về du lịch để giúp quản lý và quảng bá cho du khách, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động du lịch ở BQL.

- Sử dụng các công nghệ 4.0 và các sản phẩm ứng dụng điện tử trên điện thoại thông minh để hướng dẫn du lịch, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Ứng dụng các tiện ích thông minh nhằm hướng dẫn về các giá trị tự nhiên, các giá trị đa dạng sinh học để khách có nhiều trải nghiệm tốt, hiểu được các giá trị của đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên.

- Xây dựng thông điệp quảng bá du lịch thông minh trên môi trường trực tuyến (mạng internet, mạng xã hôi), lựa chọn kênh thông tin (Youtube) nhằm cập nhật cho du khách, người quan tâm các thông tin du lịch.

- Phối với các cơ quan như Sở VHTT và Du lịch Đồng Tháp, các trung tâm nghiên cứu, Trung tâm xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư,…nhằm nghiên cứu phát triển thị trường du lịch. Nghiên cứu các hành vi tiêu dùng và thói quen tiêu dùng của các thị trường khách du lịch như thị trường khách miền Trung, miền Nam và miền Bắc. Đối với các thị trường khách quốc tế, nghiên cứu tập trung vào các thị trường tiềm năng, trọng điểm như khách Pháp, khách châu Âu, Mỹ - Latinh, khách Đông Nam Á, v.v.

8.12. Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa

- Cộng đồng địa phương cần được tham gia chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch tại Rừng tràm.

- Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức những đợt tập huấn về phát triển du lịch sinh thái, chuyến đi khảo sát học tập kinh nghiệm ở những địa phương làm du lịch sinh thái thành công (Homestay ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mô hình du lịch cộng đồng ở VQG Cát Tiên, VQG Cúc Phương, hay các cộng đồng tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng,…) cho các hộ tham gia chủ động vào hoạt động du lịch sinh thái.

- Phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ các hộ tham gia phát triển du lịch sinh thái về thủ tục pháp lý, phương thức tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức xã hội, ngân hàng...

- Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động nữ (làm việc lâu dài hoặc cuối tuần), đặc biệt người dân tộc thiểu số bản địa vào hoạt động du lịch sinh thái của Rừng tràm Gáo Giồng.

- Xây dựng tuyến du lịch kết nối những điểm du lịch của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvới những điểm du lịch, điểm tham quan, di tích lịch sử tại khu vực,… nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tạo thêm việc làm cho cộng đồng.

- Ưu tiên sử dụng và tiêu thụ nông sản, thực phẩm do cộng đồng địa phương sản xuất để chế biến phục vụ du khách, tạo tính bền vững cho hoạt động du lịch sinh thái của Rừng tràm Gáo Giồng.

8.13. Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục

- Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvề hoạt động diễn giải môi trường nhằm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao tính giáo dục môi trường và bảo tồn thiên nhiên đến khách du lịch.

- Thiết kế các chương trình diễn giải chuyên đề kết hợp với chuyên gia về đa dạng sinh học, các nhà hoạt động vì môi trường có tầm ảnh hưởng.

- Chương trình tổ chức theo dạng sự kiện tuần, tháng dành cho khách đang lưu trú hoặc các đoàn học sinh, sinh viên.

- Nội dung chương trình theo chủ đề chuyên biệt nhằm giới thiệu các giá trị đặc hữu trong đa dạng sinh học của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà được đăng tải trên kênh truyền thông của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà các công ty du lịch.

- Tổ chức mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác diễn giải môi trường như: loa, mic, màn hình, và các thiết bị diễn giải trực quan từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động diễn giải .

- Nghiên cứu các mô hình diễn giải môi trường thành công trong nước và quốc tế nhằm học hỏi thiết kế hệ thống biển báo, biển diễn giải, bản đồ du lịch trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhmột cách đồng nhất, thu hút và đáp ứng nhu cầu diễn giải, truyền tải thông tin, giáo dục môi trường đến cộng đồng và du khách.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi về chi phí, quyền lợi đối với du khách sử dụng sản phẩm giáo dục diễn giải nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

8.14. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch

8.14.1. Giải pháp về an toàn cho du khách

- Triển khai các khóa tập huấn về sơ cứu và ứng phó tình huống khẩn cấp cho hướng dẫn viên của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà địa phương 6 tháng/lần. Thiết lập quy trình ứng phó với tình huống khẩn cấp và hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện, đồng thời cập nhật thông tin đầy đủ về cơ sở y tế trong và ngoài Rừng tràm Gáo Giồng, hotline của nhân viên y tế và ban quản lý.

- Triển khai các khóa huấn luyện về kỹ năng đi rừng cho hướng dẫn: Cách sử dụng các thiết bị sơ cấp cứu trong trường hợp khẩn, kỹ năng giải cứu, học sử dụng các thiết bị đi rừng như GPS, bộ đàm và ứng phó với các điều kiện thời tiết bất thường như mưa lớn, gió bão, v.v.

- Tập huấn về nấu ăn và an toàn thực phẩm 6 tháng/lần cho toàn bộ nhân viên nhà hàng và hướng dẫn.

- Mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh nâng cao kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ hướng dẫn và nhân viên dịch vụ du lịch.

8.14.2. Giải pháp về an ninh trong tổ chức hoạt động du lịch

- Thiết lập quy trình quản lý và giám sát tổ chức các hoạt động du lịch trong Rừng tràm Gáo Giồng. Xây dựng các biểu mẫu báo cáo sau mỗi chuyến đi cho hướng dẫn viên và mẫu lấy ý kiến phản hồi cho khách du lịch.

- Thường xuyên phối hợp với lực lượng Kiểm Lâm nhằm tăng cường công tác giám sát, đồng thời trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng đi rừng giữa hướng dẫn viên và kiểm lâm viên.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm đảm bảo môi trường hợp tác du lịch minh bạch, văn minh.

- Định kỳ giám sát, kiểm tra hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm đảm bảo yếu tố an toàn và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.

8.15. Nhóm giải pháp chuyển đổi số hướng đến du lịch thông minh

- Nghiên cứu các đề án, chương trình chuyển đổi số trong ngành du lịch tại tỉnh Đồng Tháp. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Đồng Tháp trong tiếp cận thông tin, phân tích thông tin và ứng dụng công nghệ trong hoạt động du lịch.

- Xây dựng hệ thống diễn giải mã hóa (QR code) để diễn giải dọc các tuyến đi bộ trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà tại các điểm du lịch. 

- Xây dựng hệ thống giám sát bằng camera tại các điểm, tuyến du lịch, đảm bảo việc giám sát thường xuyên khách du lịch.

- Phát triển các giải pháp thuyết minh điện tử, các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường… tại Trung tâm du khách làm gia tăng tính hấp dẫn, cung cấp nhiều thông tin cho khách du lịch.

- Bổ sung thông tin trên Google map, từng biết thiết lập hệ thống wifi miễn phí trong khu vực, nhất là những khu vực cho nhiều khách tiếp cận.

- Xây dựng cơ chế hợp tác chuyển đổi số trong du lịch, huy động sự tham gia của các nhà đầu tư trong hoạt động chuyển đổi số.

8.16. Nhóm giải pháp về tổ chức

Tổ chức Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường thành hai bộ phận:

- Bộ phận viên chức có nhiệm vụ quản lý, xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư và phát triển du lịch sinh thái một cách ổn định, bền vững, kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch.

- Bộ phận nhân viên du lịch có tính chuyên nghiệp và kỹ năng về du lịch, tốt nhất là đã tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo về du lịch hoặc đã từng làm việc cho các tổ chức kinh doanh du lịch: hướng dẫn viên, ngoại ngữ, giao tiếp trong du lịch, quản lý du lịch, sáng tạo các sản phẩm du lịch, kỹ năng xử lý tình huống trong du lịch,..v..v…

9. Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

9.1.1. Phương án giám sát

Ban Quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhphối hợp với các chủ đầu tư, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá và giám sát nhằm đảm bảo hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới thiên nhiên và môi trường, hoạt động giám sát sẽ bao gồm:

- Ban Quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhphối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội địa phương trong việc giám sát hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh du lịch.

- Giám sát đánh giá việc xây dựng các công trình theo đúng quy hoạch và tiến độ để đảm bảo không có các vi phạm và quản lý các tác động và ô nhiễm nếu có.

- Giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch về nội dung hoạt động và các yếu tố an toàn cho người tham gia. Giám sát việc việc xây dựng và triển khai thực hiện phương án PCCC rừng.

- Giám sát các hoạt động theo báo cáo tác đánh giá tác động môi trường, hoặc cam kết bảo vệ môi trường để đảm bảo tính tuân thủ và việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, bồi hoàn.

- Giám sát hoạt động phối hợp giữa các bên tham gia hoạt động du lịch sinh thái trong Rừng t.

Các hoạt động đầu tư xây dựng và du lịch trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhsẽ tuân thủ đúng quy nh của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

9.1.2. Phương án đánh giá

Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhbằng khung đánh giá hiệu quả quản lý du lịch, đồng thời hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án, kịp thời đề nghị UBND huyện Cao Lãnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động du lịch và hoạt động chung của Rừng tràm Gáo Giồng.

Các báo cáo đánh giá cần bám sát tiêu chí bền vững trong phát triển du lịch về mặt kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội đồng thời cần có biên bản đánh giá và đề xuất để cải thiện tình hình thực hiện của dự án và các hoạt động du lịch sẽ được lưu và gửi kèm theo báo cáo tới các cơ quan có liên quan. Nội dung trong báo cáo cần đánh giá những tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến cuộc sống của cộng đồng địa phương, những ảnh hưởng hay những xung đột, mâu thuẫn trong quá trình phát triển du lịch trong Rừng tràm Gáo Giồng.

Dựa trên những đánh giá đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm xây dựng cơ chế lâu dài, xuyên suốt trong quá trình phát triển hoạt động du lịch trong Rừng tràm Gáo Giồng.

10. Hiệu quả của Đề án

1. Hiệu quả kinh tế

Việc thực hiện Đề án có hiệu quả kinh tế, cụ thể:

- Tăng thu nhập cho Ban quản lý Rừng, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên, đóng góp tài chính trực tiếp vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng. Nguồn thu từ du lịch sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chỉ phụ thuộc vào lâm nghiệp sang dịch vụ, du lịch có giá trị cao kết hợp với lâm nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân địa phương góp phần quan trọng trong việc bảo vệ rừng.

- Hoàn thành cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng du lịch; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; thiết lập điểm đến hấp dẫn làm cơ sở đưa Khu vực thực hiện Đề án trở thành một điểm sáng của bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp.

2. Hiệu quả văn hoá xã hội

- Việc thực hiện đề án đóng góp cho sự phát triển về văn hoá xã hội của cộng đồng địa phương đặc biệt là giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình sinh sống xung quanh vành đai rừng. Hơn nữa đề án còn góp phần tích cực vào việc phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá bản địa.

- Đề án góp phần quan trọng vào việc phát triển và ổn định an sinh xã hội cho địa phương từ lượng công việc tạo ra. Từ đó làm giảm áp lực việc vào rừng khai thác trái phép của người dân, công tác bảo vệ tài nguyên rừng sẽ được thực hiện tốt và bền vững hơn.

- Trình độ dân trí của cộng đồng sẽ được nâng lên từ hoạt động du lịch sinh thái: Trẻ em và thanh thiếu niên, phụ nữ sẽ có cơ hội học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là học ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động du lịch.

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông... sẽ được nâng cấp từ đó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.

3. Hiệu quả bảo vệ môi trường

Đề án phát triển du lịch sinh thái đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững, cụ thể:

- Đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng như đất đai, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục và diễn giải về môi trường. Do đó, khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái sẽ hiểu và trân trọng hơn các giá trị của thiên nhiên, đa dạng sinh học; các hoạt động du lịch sinh thái không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có tác dụng giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường, đa dạng sinh học.

- Thực hiện Đề án giúp tăng nguồn thu, tái đầu tư cho hoạt động phát triển rừng bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn thiên nhiên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó sẽ giúp xác định các dự án ưu tiên thực hiện làm cơ sở thực tiễn để thu hút doanh nghiệp thuê môi trường rừng để đầu phát triển du lịch.

4. Hiệu quả quốc phòng, an ninh

- Thông qua việc phát triển du lịch sinh thái tại Khu vực thực hiện Đề án, hoạt động du lịch đem lại thu nhập và việc làm cho người dân, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức và đảm bảo an ninh trật tự xã hội của địa phương.

- Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, có quy hoạch hợp lý và có tính liên kết vùng sẽ tạo điều kiện kết nối, phát triển các điểm, tuyến du lịch, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, từ đó sẽ góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; tiếp tục củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và các chủ trương, định hướng, quyết sách phát triển chung của tỉnh.

(Có dự thảo Đề án và các sơ đồ kèm theo)

Đề án phát triển du lịch sinh thái  là cơ sở quan trọng để Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhcùng các bên liên quan thực hiện đạt hiệu quả các dự án đầu tư du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh hiện có tận dụng tốt những cơ hội phát triển của thị trường, gắn với bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com