Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm

Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm chiến lược trong các ngành xây dựng, giao thông đường bộ và xây dựng dân dụng,

Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm

  • Giá gốc:90,000,000 vnđ
  • Giá bán:85,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 4

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 4

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 4

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 4

I.4. Quy mô và công suất, công nghệ của Dự án 5

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 5

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI 7

II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 7

II.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam 2021 7

II.1.2. Kết cấu dân số 8

II.1.3. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh 8

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 14

III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư. 14

III.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng 14

III.3. Mục tiêu cụ thể 15

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 16

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 16

IV.2. Đặc điểm khu đất dự án 17

IV.3. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 18

IV.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 18

IV.5. Hiện trạng sử dụng đất 19

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT 20

V.1. Quy mô đầu tư dự án 20

V.1.1. Các công trình chính của dự án 20

V.1.2. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 20

V.2. Khu điều hành 21

V.3. Hạ tầng kỹ thuật 21

V.4. Đầu tư máy móc thiết bị 22

V.5. Phương án kỹ thuật khai thác: 23

V.6. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường: 23

V.7. Biên giới mỏ 26

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 27

VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty 27

VI.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 27

VI.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 27

VI.4. Chế độ làm việc của người lao động 28

CHƯƠNG VII: HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC……………….. 30

VII.1. Lựa chọn hệ thống khai thác mỏ 30

VII.1.1.Các yêu cầu của hệ thống khai thác 30

VII.1.2.Lựa chọn hệ thống khai thác 30

VII.2. Đánh giá hệ thống khai thác 30

VII.2.1.Hệ thống khai thác theo lớp xiên, xúc chuyển 30

VII.2.2.Hệ thống khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp trên tầng 30

VII.3. Phương án chọn 31

VII.4. Các thông số khai thác mỏ 31

VII.5. Công nghệ xúc, bốc và thải đất 36

VII.6. Hình thức quản lý dự án 37

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường 38

VIII.1.1.Giới thiệu chung 38

VIII.1.2.Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 38

VIII.1.3.Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo 38

VIII.1.4.Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 38

VIII.1.5.Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 38

VIII.1.6.Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 42

VIII.1.7.Đánh giá sơ bộ tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường:………… 42

VIII.1.8.Kết luận 51

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 53

IX.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư 53

IX.2. Nội dung tổng mức đầu tư 53

IX.2.1.Chi phí xây dựng và lắp đặt 53

IX.2.2.Chi phí thiết bị 53

IX.2.3.Chi phí quản lý dự án 53

IX.2.4.Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 54

IX.2.5.Chi phí khác 54

IX.2.6.Dự phòng phí: 54

IX.2.7.Lãi vay trong thời gian xây dựng: 54

IX.2.8.Bảng tính dự toán chi phí phần xây dựng 55

IX.2.9.Vốn đầu tư của dự án 57

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 60

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 60

X.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 60

Dựa trên công suất và kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án như sau: 60

X.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 61

X.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 61

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

XI.1. Kết luận.. 62

XI.2. Kiến nghị 62

Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm chiến lược trong các ngành xây dựng, giao thông đường bộ và xây dựng dân dụng, và chấp thuận chủ trương đầu tư khai thác khoáng sản

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án khai thác khoáng sản cát san lấp

Đất san lấp có vai trò chiến lược trong các ngành xây dựng, giao thông đường bộ và xây dựng dân dụng,… Trong quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nguồn nguyên liệu đất xây dựng nói chung và đất san lấp có nhu cầu khá lớn, đặc biệt tập trung tại những khu dân cư, các công trình phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đất san lấp để phục vụ thi công Dự án Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn, Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định đã trình Văn bản số 450/BQL-KTTĐ ngày 19/7/2021 lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định về việc đề nghị cấp phép khai thác mỏ đất 209, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh để phục vụ thi công Dự án Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn. Xét đề nghị trên, ngày 21/7/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã trình Văn bản số 1746/STNMT-TNKS lên UBND tỉnh về việc khai thác đất tại mỏ đất 209, xã Canh Vinh để phục vụ thi công dự án Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn. Xét đề nghị trên, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương sử dụng mỏ đất theo văn bản số 4585/UBND-KT ngày 29/7/2021 về việc chủ trương khai thác đất tại mỏ đất 209, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh để phục vụ thi công dự án Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn. Để có cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định đã tiến hành khảo sát sơ bộ được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận tài nguyên khoáng sản đất làm vật liệu san lấp được huy động mỏ đất 209 tại Văn bản số 1430/STNMT- TNKS ngày 07/6/2022 với tài nguyên cấp 333 là 509.302m3.

Sau khi có kết quả khảo sát sơ bộ và trên quy mô của dự án Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định đã tiến hành lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật cho Dự án “Khai thác đất làm vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án thành phần 1 Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn tại mỏ đất 209, diện tích 9,2ha tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh”. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, các hoạt động của Dự án sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng bất lợi nhất định đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Theo quy định tại mục số 9 Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì Dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nhằm thực hiện các quy định và luật bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam, Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động

 

môi trường cho Dự án “Khai thác đất làm vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án thành phần 1 Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn tại mỏ đất 209, diện tích 9,2ha tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh” với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Miền Trung. Trên cơ sở đó, dự báo các ảnh hưởng, các sự cố có thể xảy ra đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế và khắc phục nhằm mục đích khai thác khoáng sản gắn liền với bảo vệ môi trường bền vững.

1.2.  quan, tổ chức  thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản cát san lấp

UBND tỉnh Bình Định là đơn vị phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Khai thác đất làm vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh tại Văn bản số 4585/UBND-KT ngày 29/7/2021.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật  liên quan

Khu vực lập hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp thuộc quy hoạch điểm mỏ số hiệu 209 theo Quyết định số 4046/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Quy hoạch lâm nghiệp: căn cứ Quyết định số 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định và căn cứ Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bình Định, thì diện tích 9,2ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất thuộc khoảnh 4, tiểu khu 335, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm chiến lược trong các ngành xây dựng, giao thông đường bộ và xây dựng dân dụng,

1.1. Thông tin về dự án đầu tư khai thác khoáng sản

a. Thông tin chung

− Tên Dự án: Khai thác đất làm vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án thành phần 1 Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn tại mỏ đất 209, diện tích 9,2ha tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh.

− Địa điểm thực hiện: xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

− Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định.

b. Phạm vi, quy mô, công suất

Phạm vi:

- Vị trí mỏ đất: khu đất dự án nằm tại thôn An Long 2, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh nằm cách vị trí san lấp khoảng 10km về phía Đông Bắc.

- Khu vực san lấp: tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn.

- Quá trình khai thác sẽ đi từ mỏ đất – đường đất hiện trạng – đường nhựa hiện trạng

– đường Quốc lộ 19C.

- Khi triển khai dự án sẽ tác động đến khu vực rừng sản xuất xung quanh dự án, khu vực hai bên tuyến đường vận chuyển đất từ vị trí mỏ đến vị trí san lấp (Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn); tác động từ nước mưa chảy tràn đến vùng hạ lưu.

Quy 

Dự án “Khai thác đất làm vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án thành phần 1 Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn tại mỏ đất 209, diện tích 9,2ha tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh” được khai thác diện tích 9,2ha.

Loại và cấp công trình:

+ Loại công trình: Công trình mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng.

+ Cấp công trình: Cấp III.

Công suất

Căn cứ khối lượng tài nguyên mỏ đất làm vật liệu san lấp tại mỏ 209, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và căn cứ vào nhu cầu đất và tiến độ thực hiện dự án Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn. Công suất khai thác của mỏ như sau: 509.302m3 đất địa chất tương đương với 657.000m3 đất nguyên khai (hệ số nở rời là 1,29).

c. Công nghệ sản xuất

Khi Dự án được đưa vào khai thác sẽ diễn ra hoạt động đào đất và vận chuyển đến vị trí san lấp công trình.

d. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình

Để phục vụ khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp để phục vụ thi công dự án thành phần 1 Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn. Cần đầu tư các công trình chính để phục vụ khai thác như sau:

− Xây dựng tuyến đường mở mỏ từ +55m đến +160m (Vào diện công tác số 1

+160m); chiều dài 465,69m, rộng 7,2m.

− Xây dựng tuyến đường mở mỏ từ +123m đến +160m (Vào diện công tác số 2

+160m); chiều dài 230,64m, rộng 7,2m.

− Tạo diện khai thác ban đầu số 1 +160m; tại biện giới phía Bắc khai trường (gần

điểm góc III), kích thước 65mx35m, diện tích 2.307m2.

 

− Tạo diện khai thác ban đầu số 2 +160m; tại biên giới phía Tây khai trường (gần

điểm góc I), kích thước 75mx50m, diện tích 3.869m2.

− San gạt mặt bằng sân công nghiệp +100m; tại biên giới phía Đông Nam khai trường, kích thước 55mx30m, diện tích 1.700m2 gần điểm mốc VI của khu mỏ.

Các hoạt động của Dự án

Bảng 0.2. Các hoạt động của Dự án đầu tư khai thác khoáng sản

 

STT

Giai đoạn

Các hoạt động

 

 

1

 

 

Giai đoạn xây dựng

- Tập kết thiết bị, máy móc tới công trình và cống ngầm.

- San gạt mặt bằng khu vực phụ trợ; thi công xây dựng tuyến đường lên phục vụ khai thác, vận

chuyển; đào mương thoát nước, hồ lắng,…

 

 

2

 

 

Giai đoạn hoạt động

- Khai thác và vận chuyển.

- Các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại khu vực mỏ.

- Hoạt động bảo dưỡng phương tiện, máy móc.

1.2. Hạng mục công trình  hoạt động của dự án  khả năng tác động xấu đến môi trường

Bảng 0.3. Các hoạt động của dự án  tác động đến môi trường

 

Các giai đoạn

thực hiện

Các hoạt động chủ yếu

Tác động đặc trưng   bản nhất

 

 

 

 

 

Giai đoạn xây dựng

Tập kết thiết bị, máy móc tới công trình và cống ngầm.

- Tác động của bụi đất, khói thải và tiếng ồn.

- Các rủi ro tai nạn giao thông và tai

nạn lao động.

San gạt mặt bằng khu vực phụ trợ; thi công xây dựng tuyến đường lên phục vụ khai thác, vận chuyển; đào mương thoát nước, hồ lắng…

- Tác động của bụi đất, khói thải,

nước thải, tiếng ồn, độ rung và CTR.

- Tác động của việc tập trung công nhân.

- Các rủi ro tai nạn lao động và cháy

nổ.

 

 

Giai đoạn hoạt động

Khai thác và vận chuyển

- Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung;

- Tai nạn lao động

Các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại khu vực mỏ.

- Nước thải và rác thải sinh hoạt;

- Mâu thuẫn nội bộ giữa các công nhân và người dân địa phương.

 

 

Các giai đoạn

thực hiện

Các hoạt động chủ yếu

Tác động đặc trưng   bản nhất

 

Hoạt động bảo dưỡng

phương tiện, máy móc

- Chất thải nguy hại.

Điều kiện thời tiết

- Nước mưa chảy tràn;

- Các sự cố rủi ro trong trường hợp mưa bão.

 

1.3. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

Với công tác chuẩn bị, xây dựng cơ bản mỏ đơn giản; diễn ra trong thời gian ngắn và các tác động có tính chất tương đồng với các tác động khi dự án đi vào hoạt động (với mức độ tác động thấp hơn nhiều so với giai đoạn khai thác). Do đó, Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh chỉ đưa ra các tác động chính khi dự án đi vào hoạt động khai thác cụ thể như sau:

a. Nước thải

· Nước thải sinh hoạt

 Nguồn phát sinh: là nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án.

 Quy mô: khi dự án đi vào hoạt động có khoảng 43 công nhân thường xuyên làm việc. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân theo bảng 3.1 của TCXDVN 33-2006/BXD lấy trung bình là 100 lít/người.ngày. Vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng 4,3 m3/ngày, suy ra lượng nước thải sinh ra chiếm khoảng 80% lượng nước cấp, khoảng 3,44 m3/ngày.

 Tính chất: nước thải sinh hoạt có chứa cặn bã, các chất lơ lửng, các thành phần hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh.

 Vùng có thể bị tác động: nếu không có biện pháp thu gom và xử lý thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tại khu vực dự án và là nguyên nhân gây dịch bệnh.

· Nước mưa chảy tràn

 Quy mô: lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án ước tính khoảng 16.430,5

m3/ngày.

 Tính chất: chứa một lượng lớn đất khai thác trên bề mặt, các chất ô nhiễm dầu mỡ,…

 Vùng có thể bị tác động: làm tăng độ đục, cặn lở lửng, gây sa bồi, thủy phá và ảnh hưởng đến vùng hạ lưu phía Đông, Đông Nam dự án nếu không có biện pháp giảm thiểu. Đây là thành phần gây ô nhiễm đáng kể đối với loại hình khai thác đất và có khả năng ảnh hưởng lớn.

b. Khí thải:

· Bụi, khí thải từ quá trình đào, xúc đất:

Khoáng sản tại khu vực dự án là đất, do vậy quá trình đào đất phát sinh bụi, quá trình xúc đất chuyển lên thùng xe vận chuyển vào ngày gió sẽ có bụi đất từ gầu xúc đất phát tán ra các khu vực xung quanh, bám vào cây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và phát triển của cây.

· Bụi cuốn lên mặt đường do quá trình vận chuyển đất:

Quá trình hoạt động của dự án có sự tham gia của các phương tiện giao thông (xe tải) để vận chuyển đất từ mỏ khai thác đi san lấp công trình. Các loại phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu DO, thành phần khói thải chủ yếu là các khí SO2, NOx, CO, VOC,... và bụi khói. Lượng khí thải này sinh ra không tập trung vì xe di chuyển liên tục trên đường do đó khó có thể khống chế chặt chẽ được.

Đối tượng chịu tác động là người dân lưu thông trên đường, nhà dân và các loại cây trồng dọc hai bên tuyến đường vận chuyển.

c. Chất thải rắn sinh hoạt

− Nguồn phát sinh: chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt do hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án.

− Quy mô: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của 43 công nhân. Lượng thải trung bình từ 0,3÷0,6 kg rác/người/ngày (Nguồn: WHO 1993), với khoảng 43 công nhân viên làm việc trong một ngày tại khu vực thì lượng chất thải sinh hoạt là:

M (kg/ngày) = 43 x (0,3÷0,6) = (12,9÷25,8) kg/ngày

− Tính chất: Rác thải phát sinh từ hoạt động của công nhân khu mỏ có thành phần ô nhiễm hữu cơ cao (>60%) dễ bị phân hủy sinh học gây hôi thối.

d. Chất thải nguy hại

− Quy mô: chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực dự án rất ít, chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ và bóng đèn huỳnh quang.

− Tính chất: các chất thải nguy hại này có chứa yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn

mòn, dễ lây nhiễm và gây ngộ độc.

e. Tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh: tiếng ồn gây ra chủ yếu là do các loại phương tiện như máy đào và các phương tiện giao thông vận chuyển.

f. Các tác động khác

 Sự suy thoái các thành phần môi trường: Hoạt động của Dự án cùng với sự phát sinh các chất thải (nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt và nguy hại, bụi,…) gây nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước; nguy cơ gây sự biến đổi các thành phần trong đất, nước theo chiều hướng xấu, suy thoái các thành phần môi trường

 Tác động đến môi trường đất: Quá trình khai thác của Dự án hoàn toàn bằng phương pháp cơ giới, không sử dụng các chất hóa học. Sau khi Dự án kết thúc, khu vực

khai thác chỉ bị mất đi một lượng đất là 509.302m3 mà không bị thay đổi về tính chất và thành phần hóa học cũng như kết cấu đất. Tuy nhiên, quá trình khai thác có sử dụng nhiên liệu xăng, dầu có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất. Vấn đề này đòi hỏi Chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra thiết bị, bảo quản nhiên liệu, tiến hành xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra.

 Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động sẽ có các nguy cơ có thể xảy ra như sau:

+ Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn trong quá trình

khai thác đất dẫn đến tai nạn lao động;

+ Bất cẩn trong quá trình vận chuyển đất; trong khâu vận hành máy đào thủy lực, xe tải vận chuyển dẫn đến gây ra tai nạn;

+ Tài xế xe tải trong quá trình chở đất đi tiêu thụ nếu không tuân thủ, chấp hành

đúng luật giao thông cũng có thể gây ra tai nạn giao thông.

Các sự cố trên có thể dẫn đến thiệt hại về kinh tế, tài sản của Chủ đầu tư và nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân lao động trực tiếp. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do vậy, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp thích hợp đối với các sự cố này.

1.4. Các công trình  biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư khai thác khoáng sản

a. Các công trình  biện pháp thu gom, xử  nước thải:

 Nước thải sinh hoạt: tại khu vực khai thác, Chủ đầu tư sẽ sử dụng 01 nhà vệ sinh di động có hầm chứa phân cạnh lán trại. Sau khi dự án kết thúc, bùn tự hoại sẽ được hút và đem đi xử lý.

 Nước mưa chảy tràn: Xây dựng mương thoát nước khai trường để thu gom triệt để lượng nước mưa chảy về hồ lắng xử lý trước khi thải ra môi trường.

b. Các công trình  biện pháp thu gom, xử  bụi, khí thải:

Giảm thiểu ô nhiễm khu vực khai thác:

+ Khai thác tuân thủ theo đúng quy trình đã đưa ra; khai thác đến đâu giải phóng mặt bằng, phát quang cây xanh đến đó;

+ Trong trường hợp thi công vào ngày nắng, mặt bằng tại khu vực khô có phát sinh bụi, Chủ đầu tư sẽ làm ẩm mặt bằng trước khi thực hiện khai thác;

+ Định kỳ bố trí công nhân quét dọn đất vương vãi trên đường đoạn từ mỏ đến vị trí san lấp nhằm đảm bảo mỹ quan và giảm phát sinh bụi trên đường vận chuyển;

+ Trang bị khẩu trang cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực.

Giảm thiểu ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển: Xây dựng chế độ vận hành của xe vận chuyển và điều tiết xe phù hợp để tránh làm gia tăng mật độ xe, nâng cấp chất lượng mặt đường, phủ bạt thùng xe, tưới ẩm về mùa khô,…

c. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải sinh hoạt:

 

+ Chủ đầu tư sẽ đề nghị các công nhân làm việc tại khu vực khai thác làm công tác thu gom hằng ngày, đưa rác thải về khu vực đã được quy định và tiến hành phân loại rác thải;

+ Chủ đầu tư sẽ trang bị 01 thùng đựng rác sinh hoạt 400 lít đặt tại một vị trí thích hợp trong khu vực lán trại tạm

+ Hợp đồng với đơn vị thu gom rác tại địa phương, tiến hành thu gom rác thải định kỳ và đưa đi xử lý theo đúng quy định.

· Chất thải nguy hại: Khi phát sinh chất thải rắn nguy hại tại khu vực khai thác Chủ đầu tư sẽ quản lý và xử lý theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư sẽ trang bị thùng chứa chất thải nguy hại tại dự án đồng thời thuê đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.

d. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung động

+ Biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tiếng ồn tác động đến người lao động là trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc trực tiếp. Đây là biện pháp mà Dự án có thể thực hiện. Tuy nhiên, tiếng ồn phát sinh trong quá trình khai thác là không đáng kể.

+ Ngoài ra, Chủ đầu tư sẽ thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, bôi trơn vào các chi tiết chuyển động như: Trục quay, ổ bi.

e. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường:

Thông tin chính về phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn thực hiện. Sau Khi kết thúc hoạt động dự án, chúng tôi thực hiện các vấn đề sau:

 San gạt trả lại mặt bằng;

 San lấp hố lắng và hệ thống mương thu nước;

 Tháo dỡ lán trại, vận chuyển tất cả máy móc, thiết bị nhà vệ sinh di động phục vụ khai thác về nhà kho của Chủ đầu tư;

 Tháo dỡ cống tròn qua tuyến đường;

 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường đất từ đường bê tông đến mỏ;

 Vệ sinh đất rơi vãi trong quá trình vận chuyển;

 Trồng rừng keo lai phục hồi môi trường từng năm;

 Cắm biển báo nguy hiểm bằng BTCT tại khu vực CTPHMT.

Xem thêm Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm chiến lược trong các ngành xây dựng, giao thông đường bộ và xây dựng dân dụng, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha