Đề án điều chỉnh phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng và quy trình đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng phòng hộ và rừng tự nhiên.
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN 2
1. Những căn cứ để điều chỉnh phương án 2
3. Sự cần thiết phải điều chỉnh Phương án 4
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 6
1.1. Vị trí địa lý, địa hình 6
1.4. Địa chất và thổ nhưỡng: 8
2. Hiện trạng tài nguyên rừng 9
3. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội 10
3.1. Dân số, dân tộc, lao động: 10
4.1. Kết quả 3 năm thực hiện Phương án 12
4.2. Đánh giá hiệu quả 3 năm thực hiện Phương án 13
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN 15
3. Lý do điều chỉnh mở rộng 17
Đề án điều chỉnh phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng và quy trình đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng phòng hộ và rừng tự nhiên thủ tục xin dự án đầu tư khu du lịch sinh thái dưới tán rừng.
PHẦN MỞ ĐẦU
Với mục tiêu bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có, đưa các loại đất vào sử dụng có hiệu quả, bảo vệ và phát huy chức năng phòng hộ của rừng, giữ độ che phủ rừng cao góp phần cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn. Giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp; Góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm hằng năm cho người dân sống gần rừng, tăng thu nhập cho người lao động địa phương thông qua việc đầu tư liên kết trồng rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, chăm sóc rừng trồng... Giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát triển của rừng. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức và cộng đồng địa phương; Đảm bảo nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động giao khoán bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái; khai thác rừng trồng sản xuất,... Thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động, nâng cao năng suất, chất lượng và diện tích rừng; tạo nguồn nguyên liệu gỗ, đáp ứng nhu cầu thị trường về nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến. Tổ chức kinh doanh tổng hợp để sử dụng, phát huy tiềm năng và lợi thế của rừng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về Quản lý rừng bền vững, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa đã xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 và được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020.
Hiện tại, hoạt động Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng giải trí là lĩnh vực mới đối với mảng phát triển lâm nghiệp của Ban quản lý. Theo Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 đã bố trí 10 địa điểm, khu vực dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Để bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ phát triển rừng bền vững Ban quản lý, đồng thời thu hút các nhà Đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu cần phải điều chỉnh, quy hoạch mở rộng khu vực, địa điểm tại Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 nhằm thực hiện các hoạt động DLST nghỉ dưỡng giải trí là rất cần thiết. Với lý do trên, căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/20218 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về Quản lý rừng bền vững “3. Thời gian .................chủ rừng có nhu cầu thay đổi kế hoạch quản lý, sản xuất, kinh doanh chủ rừng phải điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những nội dung điều chỉnh”., Ban quản lý kính xin điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 với những nội dung sau:
Phần 1
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN
1. Những căn cứ để điều chỉnh phương án
1.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đa dạng sinh học (năm 2008).
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Lâm nghiệp năm 2017 số 16/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2017. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp.
- Quyết định 1228/QĐ-TTg, ngày 11/10/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v Quy định về quản lý rừng bền vững;
- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp Lâm sinh ;
- Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh;
- Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
- Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh.
- Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành định mức kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;
- Chỉ thị 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/03/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ;
- Quyết định số 3989/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/05/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kết quả rà soát, chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 3496/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc tổ chức lại Ban Quản lý rừng phòng hộ Cam Lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn thành Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa;
- Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa;
- Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2022;
- Văn bản số 7587/UBND-KT, ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thuê môi trường rừng và mặt nước Hồ Cam Ranh để tổ chức hoạt động du lịch;
- Công văn số 2928/SNN-KHĐT, ngày 17/8/2022 của Sở Nông nghiệp & PTNT Khánh Hòa về việc thuê môi trường rừng và mặt nước Hồ Cam Ranh để tổ chức hoạt động du lịch;
- Công văn số 2963/SNN-KL, ngày 19/8/2022 của Sở Nông nghiệp & PTNT Khánh Hòa về việc điều chỉnh nội dung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020 – 2029.
- Căn cứ Dự thảo Đề án “Phát triển du lịch huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030”.
1.2. Các tài liệu tham khảo
Tài liệu đặc điểm khí hậu thủy văn, dân sinh kinh tế, xã hội của Chi cục thống kê thành phố Cam Ranh và Chi cục thống kê huyện Cam Lâm, Khánh Sơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020. Ban quản lý tiến hành điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 nhằm quy hoạch mở rộng khu vực, địa điểm thực hiện Hoạt động DLST nghỉ dưỡng giải trí góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng trên lâm phần được giao theo đúng quy định của nhà nước, phát huy các giá trị tự nhiên như rừng, núi, suối, hồ, cảnh quan sinh thái nguyên sơ ...trong lâm phần Ban quản lý và các giá trị tinh thần sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc ở các vùng núi Huyện Khánh Sơn, vùng núi Huyện Cam Lâm, đồng thời thu hút được các Nhà đầu tư bên ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tạo việc làm hằng năm cho hơn hàng trăm người dân sống gần rừng, tăng thu nhập cho người lao động địa phương.
3. Sự cần thiết phải điều chỉnh Phương án
Về phát triển du lịch nói chung và DLST, nghỉ dưỡng, giải trí nói riêng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược. Cụ thể Đảng và Nhà nước đã ban hành các Văn bản như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định 156/2018/ NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Chỉ thị 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/03/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
Hiện tại lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa nằm trên địa bàn của 02 huyện Khánh Sơn, huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh, được UBND tỉnh Khánh Hòa giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích 30.212,30 ha trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 18.147,50 ha phân bố theo vùng, mảng ở những vùng núi cao thuộc xã Thành Sơn và Cam Phước Tây (giáp với rừng Bảo tồn Hòn Bà), loài cây chủ yếu là Trâm, Giẻ, Chò, Thị, Cồng, Gụ, Thông nàng, Re, Dầu, Bời lời, Huỷnh, chuồn... chủng loài phong phú; Diện tích rừng trồng 4.252,50 chủ yếu là Thông 3 lá (huyện khánh Sơn), Keo lá tràm, Dầu rái, Sao đen, Neem với các cấp tuổi khác nhau, rừng trồng phân bố ở các thung lũng. Bên cạnh đó, do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các suối, vách đá cheo leo nên trong rừng có nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ như thác Thác Tà Gụ, Ta Gou, các con suối lớn như suối Kodak, suối Ba Koum, suối Valy...các bình nguyên đẹp đồi Yên Ngựa phù hợp trải nghiệm loại hình du lịch trekking. Tất cả các yếu tố tự nhiên đó đã tạo nên lợi thế nhất định để phát triển Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa.
Ngoài những lợi thế về hệ thống rừng tự nhiên phong phú, đa dạng về loài thì nơi đây còn được biết đến với khí hậu quanh năm mát mẻ đặc biết khu vực huyện Khánh Sơn có điều kiện khí hậu được ví như “Đà Lạt thứ hai”, cảnh quan sinh thái nguyên sơ. Sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc như các lễ hội văn hóa đặc sắc được thể hiện qua “Văn hóa Cồng chiêng” đặc trưng của vùng cao nguyên miền trung. Tiêu biểu là bộ “Đàn đá Khánh Sơn”, sản phẩm văn hóa độc đáo của người đồng bào Racklay. Đặc biệt là khu căn cứ địa mạng Tỉnh ủy tại xã Sơn Bình huyện Khánh Sơn, căn cứ cách mạng với những mặt trận ác liệt như: “Thung lũng tử thần, căn cứ Tô Hạp, Sân Bay Tà Nía.
Có thể nói, Ban quản lý có thế mạnh để phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí như danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa, di tích cách mạng cùng với những văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương và sắc thái văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mặc dù vậy, cho đến nay việc phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa vẫn chỉ ở dưới dạng tiềm năng, việc điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa với mục đích mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là hết sức cần thiết. Phương án điều chỉnh phù hợp với Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để Ban quản lý thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng trong việc phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại đây.
Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển rừng bền vững theo Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa; Trên cơ sở hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2022 (phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa) và kết quả rà soát, chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa (phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/05/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa), việc điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 nhằm quy hoạch mở rộng khu vực, địa điểm thực hiện các hoạt động DLST nghỉ dưỡng giải trí để Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa tiếp tục thực hiện đúng chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng trên lâm phần được giao là cần thiết và đảm bảo quy định của luật pháp trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Phần 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý, địa hình
* Toạ độ địa lý:
- Từ 108o47’03” đến 109o05’56” kinh độ đông.
- Từ 11o53’57” đến 12o09’05” vĩ độ bắc.
* Ranh giới tiếp giáp:
- Bắc giáp: Huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Tân - huyện Cam Lâm.
- Nam giáp: Huyện Bắc Ái, huyện Ninh Sơn - tỉnh Ninh Thuận và xã Cam Thịnh Tây, tp Cam Ranh.
- Đông giáp: Xã Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam An Bắc, huyện Cam Lâm.
- Tây giáp: Huyện Ninh Sơn - tỉnh Ninh Thuận.
* Phạm vi khu vực:
Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh nằm trên địa bàn của 02 huyện Khánh Sơn, huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh, gồn hai khu vực chính như sau:
- Khu vực Khánh Sơn thuộc địa giới hành chính: xã Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Sơn Trung, Thành Sơn và thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn.
- Khu vực Cam Lâm – Cam Ranh thuộc địa giới hành chính 4 xã: xã Cam Tân, Sơn Tân, Cam Phước Tây - huyện Cam Lâm và xã Cam Phước Đông - thành phố Cam Ranh.
* Địa hình:
Do cấu trúc địa hình phức tạp nên chia ra hai vùng địa hình như sau:
- Địa hình khu vực Khánh Sơn là vùng núi thượng nguồn sông Hàm Leo và sông Tô Hạp chảy về Ninh Thuận, địa hình thấp dần từ đông bắc sang tây nam, hiểm trở với rất nhiều núi cao trên 1000 m, bị chia cắt mạnh bởi những hệ thống dông và mạng lưới sông suối chằng chịt.
- Địa hình khu vực Cam Lâm và thành phố Cam Ranh có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc lớn, thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình núi, đồi; địa hình chia cắt mạnh bởi các hệ thống sông, suối, độ dốc 15 - 25 độ, cao trung bình 700 m.
1.2. Khí hậu, thời tiết:
Theo tài liệu đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Khánh Hòa, vùng Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt, xong vì ảnh hưởng của địa hình và độ cao của khu vực nên đặc trưng khí hậu của khu vực có khác nhau giữa khu vực Khánh Sơn và Cam lâm, Cam Ranh:
- Khu vực Khánh Sơn chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới mưa mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo từ tháng 1 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Số ngày mưa trong năm 128 ngày, trong đó 4 tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 9, 10, 11, 12. Ngoài ra còn có mưa tiểu mãn vào tháng 5, 6.
- Địa hình khu vực Cam Lâm và thành phố Cam Ranh chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới mưa mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo từ tháng 1 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Số ngày mưa trong năm 90 ngày, trong đó 3 tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 9, 10, 11.
Do đặc điểm riêng biệt về địa hình, đã tạo cho nơi đây một chế độ khí hậu tiểu vùng khá khác thường; thể hiện ở 2 xã (Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm và Cam Phước Đông, thành phố Cam Ranh) có yếu tố lượng mưa thấp nhất tỉnh, có năm chỉ đạt 600 mm, nhưng nền nhiệt độ hàng năm cao nhất tỉnh và lượng bốc hơi trung bình hàng năm rất lớn. Chính các yếu tố này làm cho các xã Cam Phước Tây huyện Cam Lâm; xã Cam Phước Đông thành phố Cam Ranh trở thành khu vực bán khô hạn. Do vậy công tác lâm sinh (trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng) nhằm tăng độ tàn che của rừng và cải thiện môi trường sinh thái, tăng khả năng giữ nước, điều hòa khí hậu càng trở nên cấp thiết.
1.3. Thủy văn:
Đặc điểm chính của các sông, suối trong lâm phận Ban quản lý là bắt nguồn từ những dãy núi cao nên sông có độ dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh nhưng lại dễ gây ngập úng. Mạng lưới sông suối phần lớn bắt nguồn từ dãy núi cao phía trong khu vực, các sông suối thường ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn.
Hệ thống sông suối dày đặc và phân bố tương đối đều về không gian và có lưu vực lớn trong huyện, vị trí thuận lợi để đắp đập xây hồ chứa nước để điều tiết nguồn nước và đảm bảo cho nhu cầu nước sinh hoạt và tưới tiêu hàng năm cho nhân dân, huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh đã xây dựng được các hồ đập chứa nước như: hồ Suối Hành, hồ Cam Ranh và hồ Tà Rục. Tuy nhiên, lượng nước trong các hồ đập này lại phụ thuộc hoàn toàn vào lưu lượng nước của các nhánh suối đều bắt nguồn từ các dãy núi trong lâm phận của Ban quản lý, vì vậy bảo vệ và phát triển rừng ở đây có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
Các sông, suối chính gồm:
- Khu vực huyện Khánh Sơn bao gồm: Sông Tô Hạp bắt nguồn từ các suối Tô Hạp, suối Ba Koum, suối Ta Gou, suối Kodak…chảy theo hướng tây qua địa phận tỉnh Ninh Thuận.
- Khu vực huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh bao gồm: Suối Thượng là nguồn cung cấp nước cho hồ chứa Suối Thượng (xã Sơn Tân), lưu vực suối Tà Rục cung cấp nước cho hồ chứa Tà Rục (xã Cam Phước Tây) Suối Hành ( xã Cam Phước Đông). Thượng nguồn Suối Dầu chảy về Sông Cái, Nha Trang có một phần diện tích lưu vực (266,77 ha) nằm trong lậm phận của BQL.
- Ngoài ra còn có các suối là suối Tà Gụ thuộc huyện Khánh Sơn; Suối Tà Rục thuộc huyện Cam Lâm, các con suối này đều ngắn và dốc. Có rất nhiều suối vừa và nhỏ phân bố khá đều về không gian và có lưu vực lớn, vị trí thuận lợi để đắp đập xây hồ chứa nước để điều tiết nguồn nước và đảm bảo cho nhu cầu nước sinh hoạt và tưới tiêu hàng năm cho nhân dân huyện Khánh Sơn, huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh. Nhiều thác nước có cảnh quan đẹp phân bố dọc các suối. Mùa mưa thường có lũ đặc biệt là những khu vực có độ che phủ thấp, độ dốc cao. Do đó rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết và cung cấp nước trong khu vực, nên việc bảo vệ và phát triển rừng ở đây có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
(Tài liệu đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Khánh Hòa của Đài khí tường thuỷ văn khu vực nam trung bộ)
1.4. Địa chất và thổ nhưỡng:
Theo tài liệu và bản đồ lập địa cấp II tỉnh Khánh Hoà, trong phạm vi lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa quản lý có các loại đất sau:
* Khu vực Khánh Sơn
- Nhóm đất phù sa: Chiếm 4,08% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng trên phiến đá sét: Chiếm 71,32% tổng diện tích.
- Các loại đất khác: Chiếm 24,60% tổng diện tích tự nhiên.
* Khu vực Cam Lâm và thành phố Cam Ranh
- Nhóm đất mùn vàng trên núi cao (ký hiệu:Ha), chiếm khoảng 39% diện tích vùng dự án; phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam, trên địa hình núi cao và núi trung bình (>700 – 1415 m).
- Nhóm đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Macma acid (ký hiệu: Fa), chiếm khoảng 45% diện tích vùng dự án; phân bố trên địa hình núi trung bình (300 – < 700 m);
- Nhóm đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá Sét biến chất (ký hiệu: Fs) chiếm khoảng 14% diện tích vùng dự án; phân bố chủ yếu trên địa hình đồi, sười núi thấp (< 300 m);
- Nhóm đất dốc tụ, bồi tụ chân đồi, ven suối (ký hiệu: P) chiếm khoảng 2% diện tích vùng dự án; phân bố chủ yếu trên địa hình bằng phẳng, chân đồi núi, ven sông, suối, hồ đập; tầng đất dày (>100cm).
2. Hiện trạng tài nguyên rừng
Căn cứ kết quả rà soát, chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 656/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2021, hiện trạng tài nguyên rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên 30.212,30 ha, trong đó:
+ Diện tích Rừng phòng hộ: 22.470,19 ha
+ Diện tích Rừng sản xuất: 7.671,55 ha
+ Diện tích đất ngoài quy hoạch LN: 70,56 ha
Bảng Hiện trạng tài nguyên rừng:
Đơn vị tính (ha)
STT |
Loại đất |
Tổng cộng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
Ngoài LN |
Ghi chú |
I |
Tổng diện tích đất của chủ rừng quản lý |
30.212,30 |
22.470,19 |
7.671,55 |
70,56 |
|
1 |
Đất có rừng |
22.476,03 |
18.234,40 |
4.185,87 |
55,76 |
|
1.1 |
- Rừng tự nhiên |
18.140,95 |
15.401,27 |
2.739,68 |
0,00 |
|
1.1.1 |
+Rừng trung bình (TXB) |
1.648,42 |
1.438,48 |
209,94 |
- |
|
1.1.2 |
+Rừng trung bình (RKB) |
480,04 |
392,54 |
87,50 |
- |
|
1.1.3 |
+Rừng nghèo (TXN) |
1.610,05 |
1.610,05 |
0,00 |
- |
|
1.1.4 |
+Rừng phục hồi (TXP) |
14.382,06 |
11.939,82 |
2.442,24 |
- |
|
1.1.5 |
+Rừng hỗn giao G-TN (HG1) |
20,38 |
20,38 |
0,00 |
- |
|
1.2 |
- Rừng trồng |
4.335,08 |
2.833,13 |
1.446,19 |
55,76 |
|
1.2.1 |
+Rừng trồng gỗ trên núi đất (RTG) |
3.391,61 |
2.063,58 |
1.277,90 |
50,13 |
|
1.2.2 |
+Đất đã trồng rừng trên núi đất (DTR) |
362,25 |
306,76 |
53,38 |
2,11 |
|
1.2.3 |
+Đất đã trồng rừng khác trên núi đất (RTK) |
581,22 |
462,79 |
114,91 |
3,52 |
|
2 |
Đất chưa có rừng |
4.922,57 |
3.040,40 |
1.880,55 |
1,62 |
|
2.1 |
+Đất trồng cỏ cây bụi (DT1) |
1.207,28 |
885,12 |
322,16 |
|
|
2.2 |
+Đất trống cây bụi có cây gỗ rải rác (DT2) |
3.673,17 |
2.113,16 |
1.558,39 |
1,62 |
|
2.3 |
+Núi đá không có rừng cây (Sạt lở DKH) |
42,12 |
42,12 |
|
|
|
3 |
Đất sản xuất nông nghiệp |
2.631,00 |
1.055,92 |
1.575,08 |
|
|
3.1 |
+Cây ngắn ngày hàng năm (NN) |
2.631,00 |
1.055,92 |
1.575,08 |
|
|
4 |
Đất khác (MN+DKH) |
182,70 |
139,47 |
30,05 |
13,18 |
|
II |
Chiếm tỉ lệ |
100,00 |
74,37 |
25,39 |
0,23 |
|
3. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội
Trong phạm vi lâm phận của Ban quản lý có 12 xã trên hai huyện Khánh Sơn, huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh có tổng số dân 54.766 người. Phân theo giới tính Nam: 31.580 người, Nữ: 32.174 người.
Cơ cấu thành phần dân tộc: Kinh 54,27%; Raglay, Chăm Hroi 45,71% và khác: 0,2%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 0,73%.
Tổng số lao động là 32.919 người, lao động nông nghiệp chiếm 80%.
3.1. Dân số, dân tộc, lao động:
a) Dân số:
Theo Niên giám thống kê năm 2021 của huyện Khánh Sơn, huyện Cam Lâm và xã Cam Phước Đông (thành phố Cam Ranh), tỉnh Khánh Hòa với dân số trong phạm vi lâm phận quản lý của BQLRPH Nam Khánh Hòa: 54.766 người, trong đó nam 31.580 người, nữ 32.174 người, mật độ dân số trung bình 94,35 người/km2,tỉ lệ tăng dân số bình quân hàng năm 1,2% năm.
b) Dân tộc:
Sinh sống tại các xã nơi BQL tổ chức quản lý, sử dụng rừng và đất rừng phần lớn là dân tộc Kinh các dân tộc khác Laglay, Chăm Hroi chiếm 45,73%.
Đồng bào dân tộc thiểu ở Nam Khánh Hòa hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, còn mang nặng tập tính du canh, phá rừng làm nương rẫy, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng còn thấp, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm phụ của rừng.
c) Lao động:
Tổng số người trong độ tuổi lao động thuộc khu vực lâm phận của Ban quản lý là 32.919 người, chiếm 60,10 % dân số.
Cơ cấu theo giới tính:
+ Nam: 16.531 lao động, chiếm 50,22%.
+ Nữ: 16.388 lao động, chiếm 49,78%
Từ số liệu về nguồn lao động cho thấy, lực lượng lao động có khả năng phục vụ cho các lĩnh vực nông - lâm nghiệp tương đối nhiều, lực lượng sử dụng lao động nam giới nhiều hơn nữ giới nên đây là nguồn lực lao động dồi dào, ngoài sản xuất nông nghiệp, dịch vụ có thể tham gia phát triển lâm nghiệp, xã hội (trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng...) góp phần gia tăng giá trị thu nhập cho toàn xã hội.
3.2. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực, tỉ trọng nông - lâm nghiệp chiếm khoảng 1/3 cơ cấu kinh tế; tỉ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ chiếm gần 70%. Hướng tăng tỷ trọng nông lâm nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, manh mún. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực đang có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Kinh tế và đời sống trên địa bàn phụ thuộc phần lớn vào các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và buôn bán nhỏ.
Địa bàn lầm phần của Ban quản lý phần lớn thuộc các xã miền núi. Đất lâm nghiệp chiếm đa số, là vùng nông thôn - miền núi, nên các ngành nghề sản xuất tập trung chủ yếu đến lĩnh vực nông - lâm nghiệp chủ yếu trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên cạn; vườn đồi, vườn rừng theo mô hình nông lâm kết hợp; trồng rừng, lúa nước, trồng sắn nguyên liệu...
3.3. Xã hội
- Khu vực huyện Cam Lâm và xã Cam Phước đông thành phố Cam Ranh
+ Về giáo dục và đào tạo: Các xã trong vùng nói chung và 03 xã (Cam Tân, Sơn Tân và Cam Phước Tây) trong vùng lâm phận BQL RPH Nam Khánh Hòa nói riêng đã đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở (riêng xã Sơn Tân vì dân cứ ít nên chưa có trường trung học cơ sở).
+ Về y tế: Tất cả các xã trong vùng dự án đều có Trạm y tế và đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có bác sĩ, và y sĩ sản nhi.
+ Về thông tin liên lạc: Trung tâm các xã và hầu hết các thôn đã có điện thoại hữu tuyến. Ngoài ra, hệ thống điện thoại di động đã phủ sóng toàn huyện. toàn bộ các xã trong vùng dự án đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình.
- Khu vực huyện Khánh Sơn
+ Về giáo dục và đào tạo: Vùng lâm phận BQL RPH Nam Khánh Hòa bao gồn 8 xã của huyện Khánh Sơn đã đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Các xã đều có trường tiểu học, trường trung học cơ sở có ở các xã Ba Cụm Bắc, Sơn Bình, Sơn Lâm và thị trấn Tô Hạp. Cả huyện chỉ có 01 trường trung học phổ thông ở thị trấn Tô Hạp.
+ Về y tế: Tất cả các xã trong vùng dự án đều có Trạm y tế và đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có từ bác sĩ, và y sĩ sản nhi. Trên địa bàn của huyện có 01 bện viện cấp huyện và 01 phòng khám đa khoa.
+ Về thông tin liên lạc: Trung tâm các xã và hầu hết các thôn đã có điện thoại hữu tuyến. Ngoài ra, hệ thống điện thoại di động đã phủ sóng toàn huyện. toàn bộ các xã trong vùng dự án đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình.
- Về văn hóa :Trong những năm qua trong vùng của BQL RPH Nam Khánh Hòa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội cho người dân, luôn quan tâm phát triển văn hoá - xã hội, nhất là phát triển con người và đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Giáo dục-Đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng, cơ sở vật chất tiếp tục đựơc tăng cường. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Công trình công cộng và phúc lợi xã hội, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã phần nào đã được đầu tư và đã phát huy tác dụng trong đời sống và sản xuất của nhân dân, thuận tiện cho tổ chức thi công, điều hành, liên lạc.
4. Nhận xét và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029.
4.1. Kết quả 3 năm thực hiện Phương án
a) Kết quả thực hiện năm 2020.
- Các hạng mục thực hiện:
- Trồng rừng phòng hộ (rừng thay thế): |
98,03 ha |
đạt 100% |
- Chăm sóc rừng gỗ lớn (Thông): |
109,34 ha |
đạt 100% |
- Chăm sóc rừng gỗ nhỏ (Keo lá tràm) : |
254,20 ha |
đạt 100% |
- Bảo dưỡng ranh cản lửa các nơi xung yếu rừng phòng hộ. |
85,581 km |
đạt 100% |
- Bảo dưỡng ranh cản lửa các nơi xung yếu rừng sản xuất. |
9,995 km |
đạt 100% |
- Hoàn thành việc xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029: |
|
đạt 100% |
- Nhận xét:
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hoà, UBND huyện Cam Lâm, UBND huyện Khánh Sơn, UBND Thành phố Cam Ranh. Sự quan tâm phối kết hợp của các Hạt Kiểm lâm sở tại; chính quyền các xã có rừng đã tạo điều kiện cho đơn vị triển khai nhiệm vụ được thuận lợi. Toàn thể lực lượng cán bộ đảng viên nhiệt tình, tâm huyết, đoàn kết nhất trí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong năm 2020, Ban quản lý đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã thực hiện hầu như 100% kế hoạch của Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029.
Kết quả năm 2020, độ che phủ rừng của Ban quản lý tăng từ 74,14% lên 74,50 %, góp phần tăng độ che phủ rừng của toàn tỉnh.
b) Kết quả thực hiện năm 2021.
- Các hạng mục thực hiện:
- Trồng rừng phòng hộ (rừng thay thế): |
24,56 ha |
đạt 31% |
- Chăm sóc rừng gỗ lớn (Thông): |
75,44 ha |
đạt 100% |
- Chăm sóc rừng gỗ nhỏ (Keo lá tràm) : |
242,23 ha |
đạt 100% |
- Bảo dưỡng ranh cản lửa các nơi xung yếu rừng phòng hộ. |
84,111 km |
đạt 100% |
- Bảo dưỡng ranh cản lửa các nơi xung yếu rừng sản xuất. |
9,995 km |
đạt 100% |
- Khai thác rừng sản xuất. |
94,99 ha |
0% |
- Trồng rừng sản xuất |
94,99 ha |
0% |
- Nhận xét:
+ Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2021 dịch bệnh Covid kéo dài vì vậy vấn đề vận chuyển nhân công của nhà thầu gặp nhiều khó khăn, khu vực thi công thuộc xã Sơn Tân, huyện Cam Lâm từ tháng 8 đến cuối tháng 9 triển khai giản cách xã hội theo Chỉ thị số 15, 16 của Chính phủ, không tập trung đông người, cho nên trong năm 2021 Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa chỉ trồng rừng được 24,56 ha đạt 31% so với Phương án và không thể thực hiện được công tác khai thác cũng như trồng rừng sản xuất.
+ Các công tác khác Ban quản lý hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, trong năm 2021 đã tăng độ che phủ rừng từ 74,50% lên 74,71%.
c) Kết quả thực hiện năm 2022.
- Các hạng mục thực hiện:
- Trồng rừng phòng hộ (rừng thay thế): |
45,61 ha |
đạt 100% |
- Chăm sóc rừng gỗ lớn (Thông): |
75,44 ha |
đạt 100% |
- Chăm sóc rừng gỗ nhỏ (Keo lá tràm) : |
204,99 ha |
đạt 100% |
- Bảo dưỡng ranh cản lửa các nơi xung yếu rừng phòng hộ. |
86,361 km |
đạt 100% |
- Bảo dưỡng ranh cản lửa các nơi xung yếu rừng sản xuất. |
9,995 km |
đạt 100% |
- Sửa chữa nhà trạm. |
2 cái |
100% |
- Nhận xét:
+ Trong năm 2022, Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hoà, UBND huyện Cam Lâm, UBND huyện Khánh Sơn, UBND Thành phố Cam Ranh. Sự quan tâm phối kết hợp của các Hạt Kiểm lâm sở tại; chính quyền các xã có rừng đã tạo điều kiện cho đơn vị triển khai nhiệm vụ được thuận lợi. Toàn thể lực lượng cán bộ đảng viên nhiệt tình, tâm huyết, đoàn kết nhất trí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ban quản lý đã hoàn thành 100 % công việc được giao. Thực hiện sửa chữa mới 2 trạm quản lý bảo vệ rừng, tạo nơi ăn chốn ở cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng an tâm công tác.
+ Các công tác khác Ban quản lý hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, trong năm 2022 đã tăng độ che phủ rừng từ 74,71% lên 75,23%.
4.2. Đánh giá hiệu quả 3 năm thực hiện Phương án
- Qua 3 năm thực hiện Phương án, Ban quản lý đã tăng độ che phủ rừng từ 74,14% lên 75,23%, góp phần tăng độ che phủ rừng của toàn tỉnh. Bảo dưỡng hơn 96 km ranh cản lửa trong lâm phần, tăng khả năng phòng cháy rừng vào mùa khô.
- Trong thời gian thực hiện Phương án, Ban Quản lý đã tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ hơn diện tích rừng và đất rừng được giao; tạo công ăn việc làm cho nhân dân vùng dự án, góp phần xoá đói giảm nghèo cho lực lượng lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn, hạn chế tình trạng phát rừng làm nương rẫy và khai thác lâm sản trái phép và sẽ nâng cao chất lượng rừng, giữ vững an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên khu vực miền núi và trung du tại các xã trong vùng dự án;
- Tuyên truyền phổ biến những chính sách của Nhà nước về lĩnh vực phát triển rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đến người dân vùng Dự án, giúp người dân hiểu và tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, tham gia trồng rừng sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
4.3. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận Lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Sở Nông nghiệp, UBND huyện Cam Lâm, Khánh Sơn, Thành phố Cam Ranh và các Ban ngành, chính quyền địa phương các xã có rừng của đơn vị trong công tác triển khai thực hiện Phương án.
- Sự đồng tình của tập thể cán bộ CNVC của đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ở những điều kiện làm việc khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất.
- Phương án đầu tư đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học... Đồng thời bảo đảm việc tiếp tục quản lý, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.
b) Khó khăn
- Hiện trường đầu tư trồng rừng mới ngày càng xa, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại nên việc huy động thuê, khoán nhân công trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng hàng năm cũng gặp nhiều khó khăn.
- Địa bàn trải rộng, địa hình cao, phức tạp, lâm tặc hoạt động hết sức liều lĩnh, manh động, biên chế lực lượng chuyên trách vẫn còn mỏng nên công tác QLBVR đôi lúc còn hạn chế. Mấy năm gần đây, sự gia tăng dân số, nhu cầu về đất đai cùng với giá cả nông sản, lâm sản tăng cao đã tạo sức ép vô cùng lớn đối với rừng và đất rừng.
- Trong năm 2021, dịch bệnh Covid kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, một số hạng mục Ban quản lý vẫn chưa thực hiện đúng theo kế hoạch được giao và phải chuyển sang năm 2022 để thực hiện.
Phần 3
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN
1. Theo Phương án của Ban quản lý được phê duyệt tại Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
- Khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gồm:
+ Khu 01: Tiểu khu 258, 259 và 260, thuộc xã Thành Sơn. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 383,50 ha.
+ Khu 2: Tiểu khu 261, 264, 265 và 266, thuộc xã Sơn Lâm. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 471,10 ha,
+ Khu 03: Tiểu khu 270, 273 và 276, thuộc xã Sơn Bình và Sơn Hiệp. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 266,20 ha
+ Khu 04: Tiểu khu 272 xã Sơn Trung. Diện tích dự kiến: 21,73 ha,
+ Khu 05: Tiểu khu 284, 285 và 286 thuộc xã Sơn Lâm và Sơn Bình. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 575,8 ha,
+ Khu 06: Tiểu khu 281, 282 và SH290A thuộc xã Sơn Hiệp và Sơn Bình. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 396,80 ha,
+ Khu 07: Tiểu khu 285, 289 290 và 290A thuộc xã Sơn Hiệp và Sơn Bình. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 384,40 ha,
+ Khu 08: Tiểu khu 283B, 287B 290 và 290A thuộc thị trấn Tô Hạp và xã Ba Cụm Bắc. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 59,43 ha,
+ Khu 09: Tiểu khu 288, 291, 293, 294 và 295 xã Ba Cụm Nam; tiểu khu 324 xã Cam Phước Đông. Tổng diện tích cho thuê dự kiến: 536,60 ha,
+ Khu 10: Tiểu khu 314 xã Cam Phước Tây. Diện tích dự kiến: 4,95 ha,
- Mục đích thuê: Thuê môi trường rừng thực hiện kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp QLBVR làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực hiện theo Điều 23, rừng sản xuất thực hiện theo Điều 32 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp quy định:
+ Phương thức cho thuê: thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
+ Mức thuê MTR: Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng, thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.
+ Thời gian thuê: không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
2. Điều chỉnh mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Khu vực, địa điểm dự kiến điều chỉnh mở rộng nhằm cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gồm:
+ Khu 01: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 383,50 ha theo Phương án lên 2.413,70 ha tại các tiểu khu 257, 258, 259 và 260 thuộc xã Thành Sơn.
+ Khu 02: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 471,10 ha theo Phương án lên 1.789,85 ha tại các tiểu khu 261, 264, 265, 266 thuộc xã Sơn Lâm.
+ Khu 03: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 266,20 ha theo Phương án lên 1.817,83 ha tại các tiểu khu 270, 276 thuộc xã Sơn Hiệp, tiểu khu 273, 275B thuộc xã Sơn Bình.
+ Khu 04: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 21,73 ha theo Phương án lên 95,68 ha tại các tiểu khu 272, 277 xã Sơn Trung.
+ Khu 05: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 575,8 ha theo Phương án lên 1.745,71 ha tại các tiểu khu 284, 284A thuộc xã Sơn Lâm; tiểu khu 285, 286, SB289B thuộc xã Sơn Bình.
+ Khu 06: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 396,80 ha theo Phương án lên 650,95 ha tại tiểu khu 281 thuộc xã Sơn Bình, tiểu khu 282 và tiểu khu SH290A thuộc xã Sơn Hiệp.
+ Khu 07: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 384,40 ha theo Phương án lên 674,79 ha tại tiểu khu 289 thuộc xã Sơn Bình; tiểu khu 290A thuộc xã Sơn Hiệp; tiểu khu 290 thuộc xã Ba Cụm Nam.
+ Khu 08: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 59,43 ha theo Phương án lên 115,14 ha tại tiểu khu 283B thuộc xã Ba Cụm Bắc; tiểu khu 287B thuộc thị trấn Tô Hạp.
+ Khu 09: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 536,60 ha theo Phương án lên 2.816,41 ha tại các tiểu khu 288 thuộc xã Ba Cụm Bắc; tiểu khu 291, 292, 293, 294, 295 và CN295E thuộc xã Ba Cụm Nam; tiểu khu 324, 325, 329 thuộc xã Cam Phước Đông.
+ Khu 10: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến 4,95 ha theo Phương án lên 450,28 ha tại tiểu khu 314 thuộc xã Cam Phước Tây.
+ Khu 11: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến của Phương án lên 618,13 ha tại tiểu khu 308, 309, 311, 313 thuộc xã Cam Phước Tây.
+ Khu 12: Điều chỉnh mở rộng từ diện tích cho thuê dự kiến của Phương án lên 2.942,14 ha tại tiểu khu 299 thuộc xã Cam Tân; tiểu khu 300, 301, 302, 303, 306 thuộc xã Sơn Tân.
- Tổng diện tích dự kiến sau khi điều chỉnh mở rộng cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng là 16.130,61 ha.
- Các nội dung: “Mục đích thuê, Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện, Phương thức cho thuê, Mức thuê MTR, Thời gian thuê” theo Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt theo Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 không thay đổi.
3. Lý do điều chỉnh mở rộng
Ngày nay, sự lựa chọn của khách du lịch cho thấy những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khoẻ, làm đẹp,… ngày càng được lựa chọn và ưa chuộng hơn. Ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: các chương trình tự thiết kế - tự trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử và tâm linh với các thiết bị hiện đại,… Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần, du khách sẽ lưu lại nhiều ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương. Khách du lịch theo xu thế mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, quan tâm tới nghỉ dưỡng, giá trị tinh thần và sức khỏe của bản thân, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành trong đời sống xã hội hiện nay.
Với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng của huyện Cam Lâm, Cam Ranh, đặc biệt là Khánh Sơn “Đà Lạt thứ hai”, bao gồm: Diện tích rừng tự nhiên nhiều trải dài, các cánh rừng trồng lớn tuổi, xen kẽ là những con suối đẹp như Suối Valy thuộc xã Sơn Tân; suối Tà Rục của xã Cam Phước Tây...; các thác lớn như thác Lava, Bà Gai... đặc biệt là thác Tà Gụ một trong những địa danh thu hút các khác du lịch trước đây. Đồng thời với vị trí địa lý khu vực lâm phần Ban quản lý tiệm cận với khu du lịch Bãi dài thuộc huyện Cam Lâm, Sân bay Cam Ranh; Đây là yếu tố thuận lợi trong vấn đề phát triển các tuyến, các tour du lịch Biển đảo và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.... Việc điều chỉnh mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là rất cần thiết nhằm:
- Khai thác các tiềm năng tự nhiên, cảnh quan, môi trường và điều kiện văn hóa xã hội tại địa phương trong lâm phần của Ban quản lý để phát triển du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng để mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội.
- Việc điều chỉnh mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng tạo điều kiện để có thể thu hút, kêu gọi được các nhà Đầu tư về mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Tạo việc làm hằng năm cho người dân sống gần rừng, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát triển của rừng. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức và cộng đồng địa phương.
- Góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của vùng Nam Khánh Hòa nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.
- Hướng tới việc tạo nguồn thu ổn định để đầu tự lại cho công tác bảo vệ rừng và chủ trương tự chủ của Ban quản lý rừng khi thực hiện giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các dịch vụ môi trường rừng, DLST bền vững theo quy định của pháp luật đúng theo tinh thần nội dung tại Chỉ thị 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/03/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
1. Kết luận
Trên cơ sở Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020. Việc điều chỉnh mở rộng, bổ sung khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được xây dựng phù hợp với chính sách, pháp luật và các quy định của Nhà nước.
Tổng diện tích, ranh giới BQLRPH Nam Khánh Hòa không thay đổi sau khi điều chỉnh, chỉ điều chỉnh mở rộng bổ sung khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cụ thể tăng thêm 16.130,61 ha.
Các nội dung khác của Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 sau khi điều chỉnh không có sự thay đổi.
Việc điều chỉnh mở rộng bổ sung khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đảm bảo quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có, không tác động ảnh hưởng đến diện tích rừng; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa. Ban quản lý sẽ xây dựng đề án cho thuê môi trường rừng cụ thể về quy hoạch, biện pháp tác động… trình cơ quan chức năng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt để cho tổ chức, cá nhân thuê và thu tiền thuê môi trường rừng theo quy định.
2. Kiến nghị
Kính đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa trong việc thực hiện điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 để đơn vị sớm có căn cứ để triển khai thực hiện./.
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Dự án Nạo vét cát khơi thông dòng chảy sông Gâm và quy trình thực hiện khơi thông dòng chảy
175,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Dự án nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy
120,000,000 vnđ
110,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu neo đậu tàu tránh bão và bến cảng nội địa
120,000,000 vnđ
115,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khai thác cát san lấp phục vụ thi công các tuyến đường trọng điểm
90,000,000 vnđ
85,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn vietgap
120,000,000 vnđ
110,000,000 vnđ
Dự án trang trại trồng chuối cấy mô ứng dụng công nghệ cao
65,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
65,000,000 vnđ
62,000,000 vnđ
Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ
150,000,000 vnđ
140,000,000 vnđ
Dự án nhà máy sản xuất viên nén gỗ
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp du lịch đồng quê
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp
150,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
nguyenthanhmp156@gmail.com
Giới thiệu về công ty: lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh ...
Hướng dẫn tư vấn lập dự án đầu tư
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc moitruongkinhdoanh.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn