Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp

Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp phát triển hình thành khách sạn hiện đại trong sự hoang sơ của môi trường tự nhiên

Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp

  • Mã SP:KDL xroyal
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:125,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo nghiên cứu khả thị dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

I.4. Thời hạn đầu tư

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.6. Cơ sở pháp lý cụ thể

I.7. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

I.8. Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch

I.8.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021

I.8.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 6

I.8.3. Kết cấu dân số 8

I.9. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận

I.9.1. Vị trí địa lý tự nhiên

I.9.2. Vị trí kinh tế: 9

I.9.3. Địa lý 10

I.9.4. Các hiện tượng tự nhiên cực đoan

I.10. Huyện Thuận Nam

I.11. Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch

I.11.1. Tình hình phát triển du lịch và những định hướng phát triển triển du lịch trong tương lai

I.11.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp

CHƯƠNG II:MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

II.2. Mục tiêu đầu tư khu du lịch

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

III.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

III.1.1. Khí hậu thời tiết

III.1.2. Địa hình, địa mạo

III.1.3. Thủy văn

III.1.4. Hiện trạng sử dụng đất

III.1.5. Hiện trạng dân cư lao động

III.1.6. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

III.1.7. Cấp điện

III.1.8. Cấp nước

III.1.9. Thông tin liên lạc

III.1.10. Hệ thống thoát nước

III.1.11. Vệ sinh môi trường

III.2. Nhận xét chung về hiện trạng

III.3. Nhận biết địa điểm xây dựng dự án

III.3.1. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng

III.3.2. Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất

III.4. Nhận xét chung về hiện trạng

CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

IV.1. Hình thức đầu tư

IV.2. Diện tích mặt bằng quy hoạch khu du lịch dự kiến

IV.2.1. Quy mô và tính chất

IV.2.2. Các chỉ tiêu kiến trúc – kỹ thuật chính của đồ án:

IV.2.3. Chỉ tiêu về sử dụng đất

IV.2.4. Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

IV.2.5. Cân bằng đất đai

IV.3. Lựa chọn mô hình đầu tư

IV.3.1. Khu du lịch nghỉ dưỡng

IV.3.2. Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp

IV.4. Mô hình các hạng mục đầu tư khu du lịch

IV.4.1. Các trò chơi cho du khách

IV.4.2. Mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái

IV.5. Giải pháp xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ

V.1. Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

V.2. Giải pháp quy hoạch cao độ nền

V.3. Giải pháp quy hoạch thoát nước mặt

V.4. Quy hoạch hệ thống giao thông

V.4.1. Định hướng chung

V.4.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu

V.5. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng

V.6. Phụ tải điện quy hoạch

V.7. Hệ thống PCCC

V.8. Hệ thống thông tin liên lạc

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

VI.1. Quy hoạch trồng rừng và bảo tồn hệ động vật rừng

VI.2. Thiết kế hệ thống đường ranh cản lửa

VI.3. Phòng cháy, chữa, cháy rừng

VI.4. Giải pháp bảo tồn, tỉa thưa rừng trồng xen cây rừng tại vùng đất và dưới tán rừng phòng hộ, bảo quản chăm sóc rừng đặc dụng

VI.5. Giải pháp bảo kê, nuôi dưỡng rừng đặc dụng

VI.5.1. Biện pháp tổ chức.

VI.5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác lâm sinh

VI.5.3. Kỹ thuật trồng rừng

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty – Mô hình tổ chức

VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

VII.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

VIII.1. Giải pháp thi công xây dựng

VIII.2. Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN

IX.1. giới thiệu chung …………………………………………………………….63

IX.2. Các quy định và hướng dẩn về môi trường…………………………………....63

IX.2.1. Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

IX.2.2. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

IX.3.Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng………………………………..64

IX.3.1. Điều kiện tự nhiên

IX.3.2. Địa hình

IX.3.3. Tác động của dự án tới môi trường

IX.3.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

IX.3.5. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường

IX.3.6. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường

IX.3.7. Kết luận

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

X.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư

X.2. Nội dung tổng mức đầu tư

X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

X.2.2. Chi phí thiết bị

X.2.3. Chi phí quản lý dự án

X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm

X.2.5. Chi phí khác

X.2.6. Dự phòng chi

X.2.7. Lãi vay của dự án

X.3. Tổng mức đầu tư

CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án

XI.2. Tiến độ sử dụng vốn

CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

XII.2. Các chỉ tiêu Tài chính – Kinh tế của dự án

XII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội

CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XIII.1. Kết luận

XIII.2. Kiến nghị

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cập nhập số liệu khách du lịch nội địa

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3: Thống kê sử dụng đất toàn khu 31

Bảng 4:  Bảng thống kê sử dụng đất khu a

Bảng 5: Bảng thống kê sử dụng đất khu b

Bảng 6: Số lượng nhân viên

Bảng 7: Phân tích chi phí lao động tiền lương 60

Bảng 8: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí 64

Bảng 9: Nồng độ cho phép của chất thải nước mặt 64

Bảng 10: Chi phí xây dựng 75

Bảng 11: Tổng mức đầu tư 80

Bảng 12: Tiến độ sử dụng vốn 82

Bảng 13: Phân tích doanh thu 85

Bảng 14: Tổng hợp doanh thu dự án

Bảng 15: Tổng hợp chi phí của dự án

Bảng 16: Cân đối lổ lãi 90

Bảng 17: Tổng hợp dòng tiền của dự án 92

Bảng 18: Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 95

DANH MỤC HÌNH ẢNH

 

Hình 1: Vị trí nghiên cứu dự án 20

Hình 2: Bản đồ ranh giới khu vực quy hoạch 25

Hình 3: Bản đồ ranh giới khu vực quy hoạch………………………………………….25

Hình 4: Sơ đồ địa hình khu vực quy hoạch

Hình 5: Mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái

Hình 6: Đi tham quan bằng xe ngựa

Hình 7: Mô hình khu nghĩ dưỡng cao cấp

Hình 8: Minh họa khu tiếp đón, điều hành, căn hộ nghỉ dưỡng 40

Hình 9: Mô hình phòng nghỉ dưỡng 40

 GIỚI THIỆU CH ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP

 

I.1.  Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty :  Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển Royal Ninh Thuận

- Địa chỉ :  Số 339, đường Ngô Gia Tự, phường Tấn Tài, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.

- Điện thoại     :    (+84)  

- Đại diện        :  Ông Nguyễn Hoàng Lê Bảo Sơn ; Chức vụ:  Giám Đốc

- Ngành nghề chính: Xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, kinh doanh bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, vận tải hàng hóa, trồng rừng, trồng cây.

I.2.  Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại : (028) 22142126    ;  Fax : (08) 39118579

- Đại diện    : Ông Nguyễn Văn Thanh                     ;   Chức vụ : Giám đốc

I.3.  Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận.

- Địa điểm: Tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

- Quỹ đất của dự án: 87.50 Ha thuộc đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất được sử dụng vào việc trồng cây bảo vệ sinh thái môi trường và một phần được sử dụng xây dựng khu du lịch.

- Mục tiêu đầu tư: Trồng rừng, phủ xanh đất trống; bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp với mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: Khu khách sạn, khu hội nghị, khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp, bể bơi nhân tạo, khu vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, du lịch sinh thái, khu vui chơi du lịch sinh thái, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn cao cấp.

- Tổng vốn đầu tư 2.000.000.000.000 đồng.

Bằng Chữ: Hai ngàn tỷ đồng.

Trong đó vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển Royal Ninh Thuận là 600 tỷ đồng.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Thời gian xây dựng: từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023.

+ Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 1 năm 2024.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý :

Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển Royal Ninh Thuận trực tiếp quản lý dự án. 

+Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

+ Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

I.4.  Thời hạn đầu tư

- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.5.  Cơ sở pháp lý triển khai dự án

- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

-  Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng về ban hành Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày ngày 15/07/2020;

- Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội thông qua ngày 15/07/2020;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây Dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 Bộ xây dựng hướng dẫn về Nội dung Thiết kế đô thị.

- Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 Ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 48/2020/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.6.  Cơ sở pháp lý cụ thể

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 của UBND tỉnh về Ban hành đề án phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2020;

- Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 04/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2020 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030;

- Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về chủ trương đầu tư Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận tại xã Phước Diêm huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận của Công ty TNHH Đầu tư – phát triển Royal Ninh Thuận.

- Quyết định số 3020/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của UBND huyện Thuận Nam về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

I.1. Giải pháp thi công xây dựng

- Có hai phương án thi công chính thường được áp dụng trong xây dựng các công trình đó là thi công đồng thời và thi công cuốn chiếu. Thi công đồng thời nghĩa là toàn bộ các hạng mục đều được triển khai cùng một lúc, thi công cuốn chiếu nghĩa là thi công tuần tự các hạng mục theo tiến độ.

- Khu vực xây dựng khu nghỉ dưỡng có một diện tích rộng, hơn nữa các hạng mục và tổ hợp hạng mục có những khoảng cách tương đối lớn mặt bằng thi công tương đối rộng nên báo cáo đề xuất sử dụng phương án thi công đồng thời đối với dự án.

- Việc triển khai cùng lúc các hạng mục xây dựng, lắp đặt sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí quản lý, giám sát công trường, các chi phí khác, sớm đưa công trình vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Do tính chất và quy mô của nhà máy rất lớn nên sẽ không có một giải pháp cố định cho toàn bộ công trình mà sử dụng giải pháp kết hợp để triển khai trên công trường.

Giải pháp thi công chung gồm:

- Thi công lắp ráp: sử dụng cho các hạng mục trên cao.

- Thi công toàn khối: cho các hạng mục móng, bể chứa nước, công trình ngầm.  

- Thi công thủ công: cho các hạng mục cổng, tường rào, sân bãi.

- Vận hành thử: được thực hiện với tất cả các thiết bị, máy móc,...

- Khu nghỉ dưỡng làm mới nên không bị ảnh hưởng bởi các công trình hiện hữu.

I.2.  Hình thức quản lý dự án 

Theo quy định của Luật xây dựng, căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:

- Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 

- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chủ đầu tư lựa chọn hình thức trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

I.3. Phương án san nền

I.3.1. Vị trí xây dựng:

- Khu vực san nền thuộc dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận Tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

I.3.2. Địa hình:

+ Không nằm trong khu vực có hiện tượng sạt lở. Không nằm trong phạm vi môi trường có nguy cơ ô nhiễm.

+ Có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và tận dụng các lợi điểm về vị trí, hiện trạng về địa hình và địa chất thủy văn, vì hiện trạng chưa có nhiều công trình, đa số là công trình cấp thấp, tạm.  

+ Có khả năng đầu tư thuận lợi khi xây dựng không phải đền bù nhiều.

+ Cao độ san lấp thiết kế là cao độ mặt đường 51C khi hoàn thiện.

I.3.3. Các chỉ tiêu thiết kế;

-- San lấp mặt bằng: Diện tích san lấp: 73,529       ha

- Bóc hữu cơ toàn bộ bề mặt bằng 0,25m:        111.003,8 m3

- Đào sang đất tạo mặt bằng và đầm chặt:        882.860    m3

- Đắp cát:

I.4.  Công tác chuẩn bị trước khi thi công

I.4.1.  San ủi mặt bằng để thi công khu phụ trợ phục vụ thi công:

- Nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng khu lán trái phụ trợ phục vụ cho chông tác thi công ở gần khu vực thi công. Dự kiến diện tích khu phục trợ khoảng 375m2.

I.4.2.  Bố trí mặt bằng lán trại phục vụ thi công:

+ Văn phòng công trường        :30 m2

+ Bãi tập kết xe máy thiết bị :250 m2

+ Nhà ở, bếp ăn               :150 m2

+ Khu vệ sinh, công trình phụ :45 m2

I.4.3.  Điện nước thi công và sinh hoạt:

- Hệ thống cấp điện: Nhà thầu liên hệ Chủ đầu tư để xin sử dụng lưới điện quốc gia cho sinh hoạt và phục vụ thi công. Dây dẫn điện từ tủ điện được phân phối thành 2 nguồn chính:

+ Lưới điện phục vụ thi công

+ Lưới điện phục vụ sinh hoạt

- Hệ thống cấp nước: Nhà thầu sử dụng xe cấp nước để cung cấp nước cho sinh hoạt và thi công.

- Hệ thống thông tin liên lạc:

Nhà thầu trang bị điện thoại di động, máy bộ đàm cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật để thuận tiện cho công tác điều hành, quản lý tại công trường.

I.4.4. Phương án bảo quản vật tư thiết bị tập kết trước khi sử dụng

Công trường có bảo vệ trực 24h/24 ngày chia làm 3 ca đảm bảo trật tự, an ninh trong và ngoài công trường.   

Các biển báo khẩu hiệu an toàn, nội quy công trường phải được dựng sớm đúng nơi quy định.

I.4.5. Vệ sinh môi trường:

1.  Vệ sinh

Nhà thầu sẽ bảo đảm hiện trường và các khu vực thi công trong điều kiện đủ vệ sinh, hạn chế bụi tối đa bằng cách tưới nước thường xuyên. Tất cả các vấn đề về sức khoẻ và vệ sinh sẽ tương ứng với các yêu cầu của cơ quan y tế địa phương và các cơ quan hữu quan khác.

2. Xử lý nước thải và chất thải ô nhiễm môi trường:

Nhà thầu có các quy định về nước thải và có phương án xử lý nước thải từ các lều trại và văn phòng của mình về tất cả các loại nước cũng như tất cả các loại chất thải lỏng và chất thải rắn.

Nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp hợp lý để giảm thiểu về các chất bẩn, ô nhiễm nguồn nước và không thích hợp hoặc có ảnh hưởng xấu đến cộng đồng khi thực hiện các công việc

I.5.  Biện pháp kĩ thuật thi công

I.5.1.  Trình tự và các bước thi công

 1- Công tác chuẩn bị thi công:

Công tác chuẩn bị của Nhà thầu bao gồm các công việc sau:

+ Thành lập Ban điều hành dự án công trường.

+ Liên hệ với chính quyền địa phương để làm các công tác đảm bảo an ninh...

+ Xây dựng các công trình phụ trợ như lán trại, nhà ở công nhân.

+ Vận chuyển thiết bị, máy móc đến công trường.

+ Nhận mặt bằng do Chủ đầu tư bàn giao như hệ thống mốc, đường chuyền, các số liệu cần thiết cho quá trình thi công.

+ Trình nguồn vật liệu cho Chủ đầu tư, TVGS kiểm tra và lấy mẫu thí nghiệm.

+ Xây dựng hệ thống mốc phụ của Nhà thầu để phục vụ cho quá trình thi công.

+ Thuê bãi để đổ đất thải

2- Thi công đường dẫn vào khu vực san nền:

+ Đo đạc mặt bằng hiện trạng và cắm các điểm tim, biên trái, biên phải

+ Tiến hành bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 25cm và nghiệm thu lớp bóc hữu cơ.

+ Thi công đắp đất, lu lèn đảm bảo độ chặt

I.5.2. Các giải pháp kỹ thuật thi công

1. Công tác chuẩn bị thi công:

a- Liên hệ với chính quyền địa phương:

Công tác này được triển khai ngay sau khi có lệnh khởi công. Nhà thầu sẽ tiến hành làm việc với chính quyền địa phương, thông báo trên phương tiện thông tin của địa phương, khai báo tạm trú và các vấn đề liên quan đến an ninh.

b- Chuẩn bị văn phòng và nhà ở cho công nhân:

   Nhà thầu dự kiến lập khu văn phòng và nhà ở công nhân, bãi tập kết nguyên liệu, xe máy thiết bị ở gần khu vực thi công. Nhà thầu tiến hành lắp đặt khu văn phòng, nhà ở các loại dưới dạng công trình tạm đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

c- Khảo sát tuyến, xây dựng hệ thống mốc phụ.

Sau khi Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng và hồ sơ mốc giới công trình, Nhà thầu sẽ tiến hành ngay các công việc sau:

+ Kiểm tra lại các mốc giới trên thực địa so với hồ sơ Chủ đầu tư giao và bản vẽ thiết kế của công trình. Nếu có mâu thuẫn, Nhà thầu sẽ kiến nghị ngay với Chủ đầu tư để kiểm tra lại.

+ Từ các mốc được giao và bản vẽ thiết kế đã được duyệt, Nhà thầu xây dựng một hệ thống mốc phụ (các mốc này sẽ được xây dựng ở  bên ngoài công trình ). Các mốc sẽ được TVGS nghiệm thu và sử dụng trong suốt quá trình thi công cùng với các mốc của Chủ đầu tư bàn giao.

+ Từ các mốc phụ và mốc chính này đơn vị tiến hành xác định cọc biên của vị trí thi công và đo đạc lước ô vuông của bãi san nền. Cọc này được làm bằng cọc tre và được đóng xuống mặt bằng hiện trạng.

2- Thi công đường dẫn vào khu vực san nền:

Công việc thi công đường dẫn vào khu vực san nền được triển khai thi công bằng cơ giới là chính. Các bước thi công như sau:

+ Định vị vị trí thi công bằng máy toàn đạc điện tử

+ Đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 25cm bằng máy ủi, tiến hành ủi gom lại thành đống, sử dụng máy đào xúc đất lên phương tiện vận chuyển và vận chuyển ra bãi thải. Tiến hành nhiệm thu lớp đất bóc hữu cơ.

+ Đắp đất nền đường dẫn theo từng lớp dày trung bình 30cm, tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt và triển khai thi công đến cao độ thiết kế. Thiết bị thi công là tổ hợp ô tô vận chuyển, ủi, lu rung, xe tưới nước.

Biện pháp thi công:

- Công tác định vị trí thi công trên thực địa được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuống nền hiện trạng để đánh dấu các vị trí.

- Sử dụng máy ủi 110CV tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ đổ thành đống. Đất hữu cơ được đào bỏ hết khởi phạm vi nền đường. Trong quá trình thi công nếu nước mặt nhiều thì phải tiến hành bơm hút cạn nước ra khỏi phạm vi thi công. Các đống đất hữu cơ này được máy đào xúc lên phương tiện vận chuyển và ô tô vận chuyển đến bãi thải.

Mặt cắt ngang bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm

- Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất hữư cơ về: cao độ, kích thước hình học

- Đất đắp được vận chuyển đổ thành đống bằng ô tô tự đổ.

- San gạt lớp đất bằng máy ủi (trong qua trình san cần chú ý đến độ dốc ngang, dốc dọc của nền đường.

- Tiến hành lu đầm lớp cát đắp đạt độ chặt. Trong quá trình lu lèn nếu độ ẩm đất đắp khô cần sử dụng xe tưới nước để tưới ẩm đất đảm bảo độ ẩm tối ưu. Quá trình trên được tiến hành lập đi lập lại và được thi công đến cao độ thiết kế.

Nhà thầu sẽ bảo vệ nền đường khỏi bị hư hại bằng cách thi hành các biện pháp bảo vệ bảo đảm bề mặt nền đường luôn được giữ trong điều kiện sẵn sàng thoát nước.

I.5.3. Trình tự thực hiện

Tất cả công tác đất khi thi công nghiệm thu phải thực hiện đúng TCVN 4447 :1987.

1.Dọn mặt bằng

Trước khi thi công san nền. Nhà thầu phải giải phóng toàn bộ các công trình hiện có, các cây cối hoặc các chướng ngại khác trong khu vực thi công và tiêu huỷ chúng bằng cách đốt hoặc phương pháp tương ứng được Chủ đầu tư đồng ý tại một vị trí do Chủ đầu tư chỉ định.

2. Loại bỏ lớp đất hữu cơ

Trước khi san nền phải tiến hành đào bỏ rễ cây, cỏ rác, đất phủ bên trên, chiều sâu đào lớp đất phủ bên trên đối với nền đắp là 0,1m và đối với nền đào là 0,3m.  Lượng đất hữu cơ này sẽ vận chuyển và đổ theo hồ sơ đấu thầu được Chủ đầu tư và địa phương đồng ý. Đồng thời phải tiến hành các biện pháp tiêu thoát nước mặt trên toàn bộ mặt bằng thi công.

3. Công tác Đào đất

+ Khái quát chung

Trước khi tiến hành công tác đào đất, nhà thầu phải thông báo với Chủ đầu tư, mặt bằng hiện có phải được đo đạc và chấp thuận của Chủ đầu tư.

Tất cả các công tác đào sẽ được thực hiện phù hợp với cao độ ghi trong bản vẽ thiết  kế hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư  cho phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Phân cấp vật liệu đào

- Đá: Đá được xem như một vật liệu khối đặc có cường độ và cấu trúc không thể bị dỡ bỏ, phá huỷ, nghiền khi không sử dụng chất nổ và búa phá dỡ.

- Đất thông thường: Đất đá thông thường là các loại đất còn lại trừ đá được ghi rõ trong đoạn trên, bao gồm đất, cát, sỏi, cuội kết, đá dăm và các loại khác.

+ Trình tự thi công:

- Định vị chính xác vị trí thi công. Xác định kích thước chiều cao nền đất cần đào, vị trí chân taluy, đóng cọc biên...

- Kiểm tra chặt chẽ cao độ, khoảng cách các điểm của mái dốc taluy trong quá trình thi công để đảm bảo cho việc thi công được chính xác và đúng thiết kế.

- Phải chú trọng bố trí độ dốc và rãnh thoát nước, có phương án thoát nước mặt khi gặp trời mưa.

+ Độ dốc mái và hiện trường thi công

Ranh giới và cao độ được ghi rõ trong các bản vẽ là sự liên hệ duy nhất tới các yêu cầu cho các công việc lâu dài. Mái dốc phải đảm bảo sự ổn định, chống trượt của hố đào.

+Đào vượt quá quy định

Tất cả các khối đào vượt quá quy định, vì bất kỳ lý do nào đều phải đắp trả lại cùng với việc xác định vật liệu đắp trả lại.

+ Các giá đỡ tạm thời

- Nhà thầu có thể thực hiện theo biện pháp thi công với chi phí của mình để quyết định sử dụng các trụ giá đỡ tạm thời như gỗ, cột thép để chống mái đào thay cho mái dốc tự nhiên. Trong trường hợp này, Nhà thầu phải đệ trình các tính toán chi tiết và các bản vẽ cho Chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi công, việc phê duyệt đó không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu trong việc thực hiện công tác chống đỡ tạm.

- Những nơi sử dụng mái dốc tự nhiên để đào, có thể sẽ gây nguy hiểm cho các kết cấu hiện có hoặc gây trở ngại cho các hoạt động của Nhà thầu khác trong cùng khu vực thi công thì Nhà thầu phải sử dụng các trụ đỡ tạm thời để bảo vệ mái dốc của mình như đã nói ở trên. Nếu Chủ đầu tư cho rằng việc dỡ bỏ những trụ đỡ là không thực tế thì Chủ đầu tư có thể yêu cầu chúng được giữ lại lâu dài ở vị trí đó.

+Dự trữ vật liệu để sử dụng lại

Theo quan điểm của Chủ đầu tư, vật liệu đào thích hợp cho việc sử dụng đắp lại ở một vị trí nào đó, Nhà thầu sẽ phải tách riêng vận chuyển và dự trữ ở một vị trí thích hợp được Chủ đầu tư chấp thuận.

+ Loại bỏ vật liệu đào

- Loại trừ các trường hợp được ghi rõ, tất cả vật liệu đào sẽ được vận chuyển tới khu vực bãi thải trong các khu vực được Chủ đầu tư chỉ định. Không được đổ bất kỳ vật liệu thải nào ngoài phạm vi đã được quy định.

- Các vật liệu thải sẽ đổ và đầm chặt với hệ số mái dốc không nhỏ hơn 1: 2, để đảm bảo ổn định và tránh chảy ra xung quanh.

   4. Công tác Đắp đất

Các công việc trong phần này bao gồm việc thực hiện tất cả các công việc về đắp mặt bằng và đắp chân taluy.

Không được đắp đất ở bất kỳ một vị trí nào khi chưa có sự kiểm tra và chấp thuận của Chủ đầu tư.

Ở các vị trí nếu thấy đất đắp bị xốp nhẹ, xói lở hoặc bất kỳ một hư hỏng nào khác đều phải dỡ bỏ và đắp lại khi Chủ đầu tư yêu cầu.

Đất đắp ở vùng đắp được lấy đất ở vùng đào để đắp. Đất ở vùng đào được đắp cho vùng đắp ngay bên cạnh, không phải vận chuyển đi xa. Đất đắp không được lẫn rễ cây, cỏ rác, không được quá 5% lượng tạp chất.

Đối với khu vực đắp đất, nếu độ dốc của sườn dốc nhỏ hơn 20% thì sau khi đào lớp phủ tiến hành đắp nền bình thường, nếu độ dốc của sườn dốc lớn hơn 20% thì sau khi cào bỏ lớp phủ phải làm giật cấp từ 1,5 - 2m rồi mới tiến hành san nền để tạo sự liên kết tốt giữa các lớp đất tránh lún, trượt cho công trình.

Đất đắp được đắp thành từng lớp đầm chặt với hệ số đầm nén K=0,90 (bao gồm cả mặt bằng và taluy), chiều dày từng lớp được thí nghiệm tại hiện trường tùy thuộc vào máy móc thi công nhưng chiều dày mỗi lớp không quá 50cm.

Trước khi đắp đất phải tiến hành đầm thí điểm tại hiện trường với từng loại đất và từng loại máy đem sử dụng nhằm mục đích:

- Hiệu chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm.

- Xác định công đầm lu theo điều kiện thực tế để đạt độ chặt K theo yêu cầu thiết kế.

Chú ý: Lấy một mẫu đất đại diện của loại đất dự kiến để đắp, mang về Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng để thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý (ókmax - WO; PP – PL; Thành phần hạt; Độ trương nở, CBR hoặc modul đàn hồi trong phòng thí nghiệm…) để đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật, nếu đạt yêu cầu mới tiến hành đắp.

Cần phải đắp đất bằng loại đất đồng nhất, phải đặc biệt chú ý theo đúng nguyên tắc sau đây:

- Bề dầy lớp đất ít thấm nước nằm dưới lớp đất thấm nước nhiều phải có độ dốc 0,04 đến 0,1 kể từ công trình đến mép biên.

- Cấm đắp mái đất bằng loại hỗn hợp gồm cát, cát thịt, vỏ sạn khi có vỏ vật liệu với cấu trúc hỗn hợp tự nhiên.

Trước khi đắp đất hoặc rải lớp đất tiếp theo để đầm, bề mặt lớp trước phải được đánh xờm. Khi sử dụng đầm chân cừu để đầm đất thì không cần phải đánh xờm.

I.5.4.  Biện pháp thi công đắp đất:

- Khi rải đất để đầm, cần tiến hành rải từ mép biên tiến dần vào giữa.

- Chỉ được rải lớp tiếp theo khi lớp dưới đã đạt độ chặt yêu cầu.

- Để đảm bảo khối lượng thể tích khô thiết kế đắp đất ở mái dốc và mép biên khi rải đất để đầm, phải rải rộng hơn đường biên thiết kế từ 20 đến 30cm tính theo chiều thẳng đứng đối với mái dốc. Phần đất tơi không đạt khối lượng thể tích khô thiết kế phải loại bỏ và tận dụng vào phần đắp.

Tất cả các công việc thực hiện đều phải được sự giám sát và đồng ý cho phép của TVGS và Chủ đầu tư.

1. Công tác đầm

Việc đầm lớp vật liệu đã san gạt sẽ không đựơc thực hiện cho tới khi độ ẩm và chiều dày của lớp đất được kiểm tra, được Chủ đầu tư chấp thuận.

Sau mỗi lớp đắp được đổ, san gạt và điều chỉnh độ ẩm nếu cần ta tiến hành ngay công tác đầm bằng các lượt đầm được ghi rõ dưới đây.

- Các định nghĩa:

Lượt kín: Lượt kín được định nghĩa như một quá trình đạt được khi tất cả các phần của bề mặt lớp được tiếp xúc tối thiểu một lần với bề mặt của thiết bị đầm.

Lượt đơn: Lượt đơn được định nghĩa là một chuyển động liên tục của máy đầm chỉ theo một hướng.

Với đầm rung, một lượt đầm kín sẽ bao gồm một lượt đơn của mỗi đầm; nghĩa là một lượt đầm đơn của lu hai bánh theo một hướng bánh trước, bánh sau tạo thành hai lượt. Khi đầm bằng đầm bánh hơi thì một lượt kín được tính là 2 hoặc hơn 2 lượt đơn của thiết bị đầm tới khi toàn bộ toàn bộ bề mặt được đầm. Trong lượt đầm thứ hai hoặc ba thì bánh máy đầm phải đi trên khu vực giữa vết bánh thứ nhất nơi chưa được đầm ở lần trước.

2. Thiết bị đầm:

Thiết bị đầm được thiết kế và thi công phù hợp với tính năng của máy và nó được điều hành bởi người có kinh nghiệm trong nghề.

Khi các máy đầm làm việc trong một tổ hợp hoặc một bộ đôi, tổ hợp vận hành cái trước, cái sau trên cùng một vệt thì tất cả các máy đầm theo kiểu này phải cùng kích cỡ, cùng bề rộng, về cơ bản cùng trọng lượng, cùng kiểu vận hành.

3. Quy trình đầm:

Nhà thầu phải bố trí lu lèn thí điểm trên một đoạn có chiều dài từ 50 đến100m trước sự chứng kiến của Chủ đầu tư để kiểm tra sơ đồ lu, công lu và tính năng hoạt động tốt của thiết bị để Chủ đầu tư chấp thuận. Trình tự thi công như sau:

- Sau khi trải vật liệu và khống chế độ ẩm trong giới hạn ta mới tiến hành đầm.

- Công tác đầm trên mỗi lớp vật liệu được tiến hành theo quy trình, có thứ tự, liên tục đảm bảo chiều dầy lớp và số lượt đầm.  Hướng lăn đầm nói chung là song song với hướng đổ vật liệu.

- Trước khi rải một lớp mới trên một lớp đã đầm, lớp đầm đó phải được đánh xờm bề mặt bàng các phương pháp đã nêu để đảm bảo sự liên kết tốt giữa các lớp.

- Nhà thầu phải sử dụng những thiết bị đặc biệt để đầm vật liệu ở những vị trí mà không thể dùng các thiết bị và quy trình thông thường.

- Tiến hành lu lèn đồng đều trên bề mặt, chú ý cho lu đi sát mép ra phần đắp dư để đảm bảo độ chặt toàn bộ mặt bằng; khi lu lèn cho lu đi từ thấp lên cao để tránh vật liệu bị đầy trôi.

- Trong quá trình lu tiến hành lu từ ngoài vào trong, lu từ thấp lên cao. Các vệt bánh lu phải chồng lên nhau từ 25 đến 50cm theo chiều dọc vệt lu. Tiến hành lu lèn đồng đều trên bề mặt chiều rộng.

-Độ ẩm của đất khi đầm lu chỉ được sai khác ±2% so với độ ẩm tốt nhất của loại đất đó tìm được trong phòng thí nghiệm.

4. Kiểm soát vật liệu đắp:

Đất dùng để đắp được lấy ngay tại chỗ đào trên mặt bằng sau khi đã bóc bỏ lớp đất hữu cơ 0,3m. Nhà thầu phải lấy mẫu để tiến hành thí nghiệm như đã trình bày ở trên. Số lượng mẫu thí nghiệm phải đủ để phục vụ việc kiểm soát vật liệu, cho phép vật liệu đắp trực tiếp hoặc phải xử lý trước khi đắp.

Kết quả của các thí nghiệm này phải đệ trình lên Chủ đầu tư. Không phần đắp nào được phê duyệt nếu như không có ít nhất là 3 kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu.

Số lần thí nghiệm sẽ được tăng lên hai lần khi đắp 5% thể tích khối đắp đầu tiên và khi đặc tính của vật liệu đắp thay đổi.

Các thí nghiệm cần thiết để xác định dung trọng khô tối ưu là trách nhiệm của Nhà thầu và được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Nhà thầu phải lấy các mẫu dọc theo trục ở khoảng cách không lớn hơn 500 m và tại các vị trí nào hiển thị đặc tính của đất.  

5.Điều chỉnh hàm lượng độ ẩm khi đầm:

Nhà thầu phải lấy một lượng mẫu vừa đủ (không nhỏ hơn 5) ở khu vực san gạt vật liệu trước khi đầm để kiểm tra hàm lượng nước. Những mẫu này được lấy ở các vị trí khác nhau, từ hàm lượng nước được xác định ta đi xác định dung trọng phù hợp cho khối đắp.

Khi các thí nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm, các mẫu xác định hàm lượng nước được đặt trong vật chứa chống ẩm như chai, lọ thuỷ tinh được bịt kín.

Kết quả thí nghiệm thu được sẽ trình lên Chủ đầu tư cùng với việc trình duyệt phần đắp đã hoàn thành công việc đầm nén.

Khống chế độ ẩm đất đầm: Tưới nước bằng vòi hoa sen hoặc vòi phun xe tưới nhưng phải hướng vòi lên trên để tạo mưa nếu độ ẩm tự nhiên thấp, nếu lớn hơn độ ẩm tốt nhất thì cần phải san rải để phơi đất đến khi nào đạt độ ẩm tốt nhất mới tiến hành đầm. Việc xử lý tưới ẩm phải thực hiện bên ngoài khu vực đắp.

6.Kiểm tra công tác đầm :

Nhà thầu lấy mẫu và thực hiện thí nghiệm theo chỉ định của tư vấn giám sát, các phần đắp đầm với chu kỳ được lập ra dưới đây và những nơi do Chủ đầu tư chỉ định để kiểm tra mối liên hệ giữa công tác đầm và hàm lượng nước hoặc dung trọng đạt được. Kết quả thí nghiệm phải được đệ trình lên Chủ đầu tư trước khi thi công. Việc kiểm tra các mẫu và trình mẫu được duyệt không giải phóng nhà thầu khỏi trách nhiệm của mình về chất lượng kỹ thuật của công trình.

Không có một phần đắp nào được Chủ đầu tư phê duyệt mà không có tối thiểu 3 kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu.

7. Bảo quản và làm sạch công trường:

Bảo quản công trường: Nhà thầu phải tiến hành bảo quản khối đắp đang và sau khi thi công theo yêu cầu của Chủ đầu tư cho tới khi hoàn thành và nghiệm thu công việc.

Vệ sinh công trường: Trong quá trình đổ vật liệu. Nhà thầu luôn phải giữ bề mặt, mái của khối đắp không cho chất đống các loại phế thải vật liệu. Khi hoàn thành công việc Nhà thầu phải loại bỏ toàn bộ thiết bị thi công, vật liệu dư thừa, phế liệu ra khỏi phạm vi khối đắp, đảm bảo khối đắp sạch sẽ gọn gàng thoả mãn yêu cầu của Chủ đầu tư.

Trong trường hợp đầm xung quanh các cấu kiện, đường ống và các thiết bị khác thì Chủ đầu tư có thể chỉ định sử dụng các thiết bị và phương pháp đặc biệt

I.6.  Biện pháp quản lý chất lượng thi công

I.6.1.  Các tiêu chuẩn quy phạm:

Nhà thầu áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng công trình theo yêu cầu kỹ thuật.

Các quy phạm thi công và nghiệm thu sẽ được Nhà thầu áp dụng:

STT

Các quy phạm thi công và nghiệm thu

Mã hiệu

1

Tổ chức thi công

TCVN 4055-85

2

Nghiệm thu công trình xây dựng

TCVN 4091-1985

3

Tổ chức thi công xây lắp

TCVN 4055-1985

4

Công tác đất – quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4447-1987

6

Cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật

TCVN 5747-1993

7

Quy trình bảo dưỡng

TCVN 5529-1991

8

Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động

TCVN 2287-1978

9

Các chất ô nhiễm trong nước ngầm

TCVN 5942-1995

10

Công tác trắc địa phuc vụ nghiệm thu và thi công

TCXD 309-2004

 

Ngoài ra Nhà thầu tuân thủ các nội dung trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

I.6.2. Mô hình quản lý chất lượng:

Nhà thầu có cán bộ quản lý tài liệu và các thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật được dùng vào công trình. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân người lao động, kỹ thuật hiện trường, Chỉ huy công trường, Công ty nhằm ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng trong mọi công đoạn thi công.

Kiểm tra, giám sát chất lượng các loại vật liệu, công tác xây lắp được thực hiện cả trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm của Công ty và tại một phòng thí nghiệm độc lập hợp chuẩn được chủ đầu tư và TVGS chấp thuận để đánh giá chất lượng vật liệu. Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ (cao độ, kích thước hình học, độ chặt....) khi đạt yêu cầu mới tiến hành mời Chủ đầu tư và TVGS nghiệm thu.

I.6.3. Quản lý tiến độ thi công:

Theo tiến độ đã được Chủ đầu tư phê duyệt, Nhà thầu sẽ lập tiến độ thi công chi tiết cho hạng mục trên cơ sở đã bố trí nhân lực, vật tư, máy móc đảm bảo tiến độ đúng thời gian quy định. Hàng tuần Nhà thầu tiến hành rà soát việc thực hiện tiến độ thi công để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.

I.6.4.  Lập hồ sơ pháp lý:

Các bước để chuyển giai đoạn thi công đều được tổ chức nghiệm thu giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư. Các biên bản nghiệm thu theo mẫu của Chủ đầu tư quy định. Ngoài ra Nhà thầu tổ chức ghi nhật ký thi công hàng ngày.

I.6.5.  Công tác phối hợp:

Trong qúa trình thi công giữa Nhà thầu, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi công (bổ sung thiết kế hoặc thay đổi thiết kế).

I.6.6.  Vật liệu:

  Tất cả các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo đầy đủ các quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, các chứng chỉ về chất lượng của nhà sản xuất, chứng chỉ của mẫu thí nghiệm, tuân thủ theo qui định hiện hành của Nhà nước, được sự chấp thuận của TVGS và Chủ đầu tư trước khi thi công.

I.6.7.  Công tác thi công:

Trước khi bắt đầu thi công, Nhà thầu tiến hành cắm xác định tim tuyến trên thực địa, đo trắc ngang của các mặt cắt. Nếu có sự sai khác với thiết kế thì Nhà thầu báo ngay với Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý.

I.7.  Biện pháp an toàn thi công trên công trường

I.7.1.  Đối với cán bộ công nhân tham gia thi công.

- Tất cả các cán bộ kỹ thuật và công nhân đến làm việc trên công trường đều phải được học về an toàn lao động và vệ sinh lao động của công tác thi công san nền và thi công đường và phải ký vào phiếu an toàn lao động.

- Nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các quy định khác thuộc về công tác bảo hộ lao động.

- Phải khám sức khoẻ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo công việc được giao (Đặc biệt đối với những người có bệnh tim, chóng mặt, áp huyết cao không được bố trí làm việc ở trên cao, dưới hố sâu....). Đối với những người không đủ sức khỏe, ốm đau trong quá trính thi công phải có người thay thế kịp thời.

- Được đào tạo nghề nghiệp đúng với công việc được giao và phải có kinh nghiệm trong công tác thi công. Tuyệt đối không được làm trái ngành nghề đã đào tạo.

- Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân: Quần áo, ủng, găng tay, kính hàn, dây đeo an toàn ...

I.7.2. Đối với máy móc và thiết bị phục vụ thi công:

Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn - cụ thể như sau:

- Có giấy kiểm định của cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Các chi tiết của máy móc và thiết bị phục vụ thi công phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo độ an toàn cao (Đặc biệt là hệ thống thuỷ lực....).

- Thường xuyên kiểm tra máy móc và thiết bị trước ca làm việc để kịp thời khắc phục các sự cố của máy móc và thiết bị, đảm bảo tiến độ thi công.

- Trong quá trình thi công thợ vận hành, thợ sửa chữa phải kiểm tra và bảo dưỡng những vị trí quan trọng. Phải kiểm tra xiết chặt các bulông, các tủ cầu giao, dây hàn, máy hàn, bổ sung dầu mỡ cho máy móc và thiết bị, nước làm mát ....

- Trong quá trình thi công nếu máy móc và thiết bị có hiện tượng bất thường phải cho dừng ngay và kiểm tra kỹ, đảm bảo an toàn mới cho phép thi công tiếp.

- Trong quá trình thi công thợ lái máy tuyệt đối không được rời cabin điều khiển. Nếu vì lý do nào đó cần rời máy phải báo cho chỉ huy trưởng công trình hoặc cán bộ kỹ thuật cử người có chuyên môn, có trách nhiệm đến thay thế tạm thời.

- Phải có biển báo, biển cấm và hàng rào ở những khu vực nguy hiểm đang thi công.

-Phải có biển báo công trường đang thi công, biển báo giảm tốc độ những vị trí giao đường chính với đường vào công trường.

Trong quá trình thi công, nếu có sự cố xảy ra, thì Nhà thầu sẽ thông báo với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các cơ quan chức năng có liên quan để có biện pháp giải quyết kịp thời.

I.7.3.  Những điều nghiêm cấm khi công nhân làm việc:

- Không được ném dụng cụ, thiết bị từ trên cao xuống.

- Không được uống bia, rượu, chất kích thích lúc làm việc.

- Không đi lại lộn xộn ngoài phạm vi làm việc của mình.

- Khi nghỉ giữa ca không được ngồi ở dưới hố móng.

I.7.4.  Công tác tuyên truyền, giáo dục:

- Ghi các khẩu hiệu có nội dung an toàn.

- Thông báo rộng rãi các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho mọi người được biết.

- Làm cho CBCNV quán triệt công tác an toàn trong thi công, vệ sinh môi trường

I.7.5.  Công tác đảm bảo an toàn mộ trí và các ruộng chưa giải phóng;

- Đối với mộ trí nằm trong khu vực thi công, đơn vị thi công sẽ cắm hàng rào và cọc tiêu báo hiệu để khi thi công đảm bảo khoảng cách không gây ảnh hưởng.

-Và những ruộng chưa đền bù và giải phóng mặt bằng đơn vị thi công sẽ cắm cọc sơn đỏ tại vị trí các góc ranh giới tránh khi thi công.

I.8.         Biện pháp bảo vệ môi trường phòng chống cháy nổ

- Không để các chất thải rắn, hoá chất dùng trong thi công như: chất dầu, mỡ của thiết bị xe máy thải ra hoà lẫn vào nước gây ô nhiễm môi trường.

- Dọn dẹp ngay phế thải xây dựng trong thi công vận chuyển đến đổ tại nơi qui định.

- Các xe chở vật tư, vật liệu đều được phủ bạt chống bụi và rơi vãi dọc đường.

- Trong khi thi công hạn chế bụi tối đa bằng cách tưới nước thường xuyên.

- Ngay khi thi công xong, Nhà thầu dọn dẹp trả lại mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, bảo vệ môi trường.

- Trên công trường các máy thi công được trang bị bình xịt CO2 kịp thời xử lý ngay các sự cố cháy nổ.

- Đưa vật liệu đất, đá thải đến nơi quy định.

Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp phát triển hình thành khách sạn hiện đại trong sự hoang sơ của môi trường tự nhiên

I.9. Tiến độ thi công với biện pháp thi công dây truyền hợp lý, tuân thủ qui trình thi công, làm tập trung dứt điểm từng hạng mục công trình.

Sử dụng máy móc thiết bị, nhân công một cách hợp lý. Thực hiện nghiêm ngặt các bước nghiệm thu, thực hiện hoàn thành công trình trong thời gian 210 ngày.

Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái được xây dựng tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận với diện tích xây dựng: 87.50 Ha. Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. 

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha