Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường xây dựng nhà máy sản xuất giầy vải, giầy thể thao

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giầy vải, giầy thể thao với công xuất 3.000.000 sản phẩm/ năm.

Ngày đăng: 15-05-2025

10 lượt xem

DANH MỤC BẢNG................................................................... 4

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN............................................ 6

1.  Tên chủ dự án đầu tư............................................................ 6

2.  Tên dự án đầu tư...................................................................... 6

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư..................... 9

3.1.  Công suất của dự án đầu tư............................................................ 9

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.... 12

4.1.   Nguyên, nhiên, vật liệu thi công xây dựng các hạng mục công trình trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án... 12

4.2.   Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất, điện, nước sử dụng trong giai đoạn vận hành dự án...15

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư............................... 19

5.1.  Tiến độ thực hiện dự án.................................................................. 19

5.2.  Hạng mục công trình của dự án.................................................. 20

5.3.  Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công chính dự kiến sử dụng.... 20

5.4.  Các biện pháp thi công công trình.................................................. 23

5.5.  Tổ chức quản lý thực hiện dự án....................................................... 25

CHƯƠNG II......................................................................................... 27

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.... 27

1.   Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường........ 27

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường............... 27

CHƯƠNG III...................................................................................... 28

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 28

1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật............................... 28

2.  Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án................................ 29

CHƯƠNG IV..................................................................................... 30

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..... 30

1.  Đánh giá, dự báo tác động môi trường.............................................................. 30

2.  Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường..................................... 30

3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................... 72

4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.......... 74

CHƯƠNG V........................................................................................ 76

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......................... 76

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................... 76

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải............................................ 77

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung......................... 79

CHƯƠNG VI................................................................. 81

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 81

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư....... 81

CHƯƠNG VIICAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............. 84

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.Tên chủ dự án đầu tư

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty cổ phần tập đoàn ....

Địa chỉ: ..khu đô thị Trần Lãm, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà ...... - Chức vụ: Giám đốc.

Điện thoại: ........

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ...... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 06/4/2018; cấp đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 07/4/2021.

Quyết định số 2948/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của UBND tỉnh Thái Bình - Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày vải, giày thể thao tại CCN Thái Dương, xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình của công ty cổ phần tập đoàn THA-TEXCO.

2.Tên dự án đầu tư

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày vải, giày thể thao.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: CCN Thái Dương, xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, vị trí cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp đường gom của CCN và đường QL 39;

+ Phía Nam giáp đất công nghiệp của CCN;

+ Phía Đông giáp công ty cổ phần may xuất khẩu Sil - Han nay là Công ty Cổ phần May Bảo Lâm Thái Nguyên;

+ Phía Tây giáp Nhà máy chế tạo kết cấu thép và sản xuất đồ dùng nội thất kim loại của công ty cổ phần MAL Việt Nam;

- Tổng diện tích đất của dự án đầu tư là 31.314,4 m2.

Bảng 1. 1. Tọa độ các mốc định vị giới hạn của dự án

Điểm

X (m)

Y (m)

Cạnh (m)

1

2271012.713

602174.352

191,02

157,19

9,90

184,04

2

2271203.025

602157.864

3

2271216.363

602314.488

4

2271209.983

602322.057

5

2271026.609

602337.674

163,91

1

2271012.713

602174.352

(Nguồn: Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng của dự án được phê duyệt năm 2021)

Vị trí địa lý của dự án so với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực như sau:

Sơ đồ 1. 1. Vị trí địa lý của dự án so với các đối tượng xung quanh

- Về hiện trạng quản lý và sử dụng đất:

Khu đất thực hiện dự án hiện là đất nông nghiệp đã hoàn thành việc GPMB theo văn bản số 139/TTPTQĐ-CCN của Trung tâm phát triển quỹ đất và CCN huyện Thái Thụy ngày 25/4/2024. Diện tích GPMB của dự án là 31.314,4 m2 trong đó:

+ Diện tích đất lúa (LUC): 27.396,6 m2, đất giao thông nội đồng (DGT): 2.144,5 m2, đất thủy lợi nội đồng (DTL): 1.773,3 m2;

Khi công ty thực hiện Dự án mới sẽ tiến hành xây dựng các công trình theo đúng bản vẽ tổng mặt bằng đã được phê duyệt.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án là Sở Xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng của dự án là UBND huyện Thái Thụy.

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của dự án: UBND huyện Thái Thụy.

+ Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án là: Sở Xây dựng.

Quy mô của dự án đầu tư: Tổng mức đầu tư dự án theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 2948/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 là: 99.635.732.306 đồng. Theo quy định của Luật đầu tư công số 39/2014/QH14 ngày 13/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ dự án thuộc nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định tại khoản 4, Điều 8, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019).

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ khác không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 4, điều 25, nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/1/2025: Dự án sử dụng đất lúa (LUC) với diện tích 27.396,6 m2 = 2,73 ha < 5,0 ha đất lúa (theo trích lục bản đồ địa chính dự án), không xả nước thải vào nguồn nước mặt cấp nước cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; không sử dụng đất của rừng đặc dụng. Theo quy định tại cột (3), số thứ tự 7c, phụ lục III, Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/1/2025 do đó theo quy định dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Phân nhóm dự án đầu tư: Dự án nhóm III.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 2948/QĐ-UBND cấp lần đầu ngày 09/11/2018 được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt thì công suất thiết kế của dự án như sau:

Bảng 1. 2. Công suất thiết kế của dự án

STT

Sản phẩm

ĐVT

Khối lượng

Ghi chú

1

Sản  xuất  giày  vải, giày thể thao

sản phẩm

3.000.000

Các loại giày vải, giày thể thao

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình sản xuất giầy

Sơ đồ 1. 2. Quy trình sản xuất giày tại dự án

Thuyết minh quy trình:

Nguyên phụ liệu đầu vào (vải, chỉ, mác…) do đối tác cung cấp theo đơn đặt hàng, sau khi nhập về nhà máy được phân loại, nhập kho nguyên liệu.

Bồi dán: Một số bộ phận theo yêu cầu của từng đơn hàng (có thể là lót giầy, mũi giầy…) cần qua công đoạn bồi dán.

Ví dụ, Thao tác bồi dán đối với bộ phận lót giầy như sau: Miếng Eva (tên gọi của loại vật liệu dạng xốp, dày khoảng 3-5 milimet) + keo dính + Tấm vải lót = Lót giầy hoàn chỉnh. Loại keo tại công đoạn này cũng được sử dụng để dán đế giầy.

Cắt: Phân chia nguyên liệu khổ lớn thành hình dáng và kích cỡ theo yêu cầu đơn hàng. Công đoạn này làm phát sinh CTR (bavia nguyên liệu không qua công đoạn bồi dán nên không dính hóa chất); CTNH (bavia nguyên liệu đã qua công đoạn đoạn bồi dán có dính hóa chất).

In tem: in tem gắn lên sản phẩm tùy theo từng đơn hàng.

Lạng mép: Khi xếp chồng nhiều lớp lên nhau dễ dẫn đến hiện tượng cộm, nên để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các mép của mỗi lớp sẽ được lạng mỏng đi từ 1-2 milimet để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

May lắp ghép mũ giầy: Mũ giầy (có thể nhập từ đối tác, có thể tự may tại dự án) sẽ được may với thân giầy, sau đó được đưa vào form định hình giầy qua các máy gò mũi, qua lò sấy khô (sấy ở nhiệt độ từ 50-100 độ) để chuyển đến công đoạn dán đế.

Xạ đế, dán đế: Sản phẩm cho đi qua dàn chiếu đèn với mục đích hỗ trợ cho công đoạn dán đế. Thân giầy được gắn với đế giầy bằng keo chuyên dụng. Công đoạn này phát sinh hơi keo. (Do không có công đoạn mài biên nên không phát sinh bụi mài biên).

Sau cùng chuyển qua công đoạn làm lạnh, xỏ dây, làm sạch và kiểm tra chất lượng rồi nhập kho thành phẩm.

b.Quy trình pha chế keo tại dự án:

Sơ đồ 1. 3. Quy trình pha chế keo tại dự án

Thuyết minh quy trình:

Keo gốc do đối tác cung cấp (sản xuất tại các cơ sở trong nước và nước ngoài) trộn với một số loại phụ liệu để tạo thành keo thành phẩm sử dụng tại dự án.

Các loại hóa chất trộn với keo gốc theo tỷ lệ từ 5-10%. Có 2 loại hóa chất chủ yếu được sử dụng trong quá trình pha keo tại dự án. Công dụng và thành phần được mỗi loại được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1. 3. Đặc tính của các loại hóa chất được sử dụng trong pha keo

TT

Hóa chất

Công dụng

Thành phần & Đặc tính

1

Chất      chống

đổi           màu (333NT)

Giúp keo thành phẩm không bị biến đổi màu sắc

  • Methylcyclohexan:     là    một    chất lỏng không màu với mùi nhạt và được sử dụng làm dung môi;
  • Cyclohexanon : là chất lỏng, không màu có mùi giống mùi bạc hà;
  • Methyl axetat : là chất lỏng dễ cháy, mùi ngọt nhẹ, có khả năng bay hơi nhanh.

2

Chất xử lý PU (158N)

Tăng độ bền và độ bám dính của keo với nguyên liệu

  • Methyl Ethyl Ketone : là chất lỏng trong suốt, không màu, không màu, bay hơi, có mùi khá mạnh;
  • Toluen: là chất lỏng trong suốt và được sử dụng làm dung môi;
  • Etyl axetat: là một dung môi phân cực nhẹ, dễ bay hơi, tương đối không độc hại và không hút ẩm, có thể hòa tan tới 3% nước và nó có độ hòa tan trong nước là ~8% ở nhiệt độ phòng;
  • Acetone : là chất lỏng trong suốt, không màu, bay hơi nhanh, cò mùi ngọt sắt, tan hoàn toàn trong

nước, là chất kết dính, dung môi.

Ngoài ra, khi pha chế keo, chủ dự án còn thêm vào hỗn hợp một lượng nước nhất định, với tỷ lệ từ 5-8%, tốc độ khuấy từ 300-500 vòng/phút trong thời gian từ 5-8 phút để tạo độ đông nhất định cho keo. Lượng nước này không đáng kể nên báo cáo không đề cập đến trong phần thống kê nhu cầu sử dụng nước của dự án.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

Giày vải, giày thể thao các loại.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nguyên, nhiên, vật liệu thi công xây dựng các hạng mục công trình trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Với tính chất là dự án đầu tư mới, khu đất thực hiện dự án hiện là vì vậy giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu diễn ra khi xây dựng các hạng mục công trình của dự án.

a.Nhu cầu nguyên VLXD

Dự án chủ yếu sử dụng các loại nguyên VLXD bao gồm: cát xây dựng, đá, xi măng, sắt, thép…

Căn cứ Dự toán tổng hợp hạng mục công trình của dự án từ đó tính toán được khối lượng nguyên VLXD sử dụng được thống kê dưới bảng sau. Trọng lượng riêng của vật liệu xây dựng được quy định tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành Định mức xây dựng.

Bảng 1.4. Tổng hợp khối lượng VLXD của dự án

 

TT

 

Tên vật liệu

 

ĐVT

 

Khối lượng sử dụng

 

Tỷ trọng

 

Quy đổi (tấn)

 

1

 

Cát san lấp

 

m3

 

52.190

 

1,25 tấn/m3

 

65.238

2

Đá các loại

m3

3.250,00

1,6 tấn/m3

5.200

3

Cát xây các loại

 

m3

5.720,00

1,45 tấn/m3

8.294,00

4

Gạch xây các loại

viên

270.000

0,0013

tấn/viên

351

5

Thạch cao

m3

1.050,00

1,1 tấn/m3

1.155

6

Xi măng PC30

Tấn

1.200

-

1.200

 

7

Bê  tông  thương

phẩm     các     loại (M300, M400)

 

 

m3

 

21000

 

2,35 tấn/m3

 

49.350

8

Vữa xi măng #50

m3

15.570,00

1,6 tấn/m3

24.912,00

9

Thép

Tấn

13.200

-

13.200

10

Sơn

Tấn

1,21

-

1,21

11

Nhựa đường

Tấn

30

-

30

12

Que hàn

Tấn

0,5

-

0,5

13

Gỗ các loại

 

m3

1.200

1 tấn/m3

1.200

 

14

Các loại vật tư khác

 

Tấn

 

1.500,00

 

-

 

1.500,00

 

Tổng

Quá trình xây dựng: ~ 117.632 tấn

(Nguồn: Dự toán tổng hợp vật liệu xây dựng của Dự án)

*Nguồn cung cấp nguyên VLXD của dự án:

  • Cát xây dựng các loại dùng cát đen khai thác sông Hồng, cát vàng sông Thao.
  • Xi măng, bi tum, thép: mua tại các bến bãi tập trung và trung tâm huyện.
  • Đá mua tại bến bãi sông trên địa bàn huyện, nguồn gốc mỏ đá Ninh Bình, Thuỷ Nguyên...
  • Gạch lấy từ các nhà máy trong tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh.
  • Bê tông Asphalt: Dự án không sản xuất bê tông Asphalt mà sử dụng của các đơn vị có sẵn trên địa bàn tỉnh, sẽ vận chuyển đến chân công trình của dự án.

b.​Nhu cầu sử dụng nước và nhiên liệu trong quá trình xây dựng

  • Nhu cầu sử dụng nước:

Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước sử dụng cho thi công, với định mức cấp nước như sau:

Nước sinh hoạt của công nhân: Căn cứ theo TCXDVN 13606:2023 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức cấp nước cho sinh hoạt của công nhân (khu vực nông thôn) là 60 - 120 lít/người/ngày. Tuy nhiên, do nhà thầu thi công sẽ áp dụng các biện pháp tuyển dụng công nhân là người địa phương, hạn chế ăn ở tại công trường nên lượng nước cấp cho sinh hoạt thực tế sẽ áp dụng ở mức tối thiểu là 60 lít/người/ngày. Thời điểm xây dựng cao điểm tập trung 50 người, khi đó lượng nước sử dụng lớn nhất là 3,0 m3/ngày.

Nước phục vụ thi công xây dựng:

+ Nước trộn vữa: Tham khảo công thức phối trộn vữa của nhà thầu thi công: Cứ 1 tấn xi măng cần 350 lít nước. Dự án sử dụng 1.200 tấn xi măng (tổng thời gian thi công của dự án là 15 tháng), trung bình 5,9 tấn xi măng/ngày. Lượng nước cần để trộn vữa khoảng 0,93 m3/ngày.

+ Nước vệ sinh máy móc thiết bị: Tham khảo từ thực tế một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thấy lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 2,0 m3/ngày.

+ Nước cấp cho hoạt động rửa xe chuyên chở VLXD: Khối lượng nguyên VLXD của dự án là 117.632 tấn, sử dụng ô tô 10 tấn để chuyên chở trong khoảng thời gian xây dựng các công trình (15 tháng, cứ 04 ngày lại diễn ra quá trình vận chuyển, tương đương 113 ngày vận chuyển) thì lượng xe vận chuyển là 104 lượt xe/ngày. Việc rửa xe chỉ rửa lốp xe, thành xe và phun rửa gầm xe khi phương tiện giao thông ra khỏi dự án. Tham khảo từ thực tế một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thấy lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 50 lít/lượt rửa. Như vậy tổng lượng nước cấp cho hoạt động này là 5,2 m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước cho phun ẩm chống bụi:

Theo TCVN 13606:2023 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu nước trung bình cho 1 lần rửa đường, phun ẩm là 0,5 lít/m2, tương đương 0,0005 m3/m2. Diện tích khu vực cần tưới ẩm dự kiến khoảng 1.000 m2. Dự kiến khi vào những ngày hanh khô sẽ tiến hành tưới ẩm khu vực khoảng 4 lần/ngày, khi đó lượng nước cần sử dụng sẽ là: 0,0005 x 1.000 x 4 = 2 m3/ngày.

Như vậy tổng lượng nước cấp cho quá trình xây dựng dự án là: 3 + 0,93 + 2,0 + 5,2 + 2 = 13,13 m3/ngày.

* Nhu cầu sử dụng nhiên liệu chủ yếu phục vụ trong giai đoạn thi công xây dựng dự án bao gồm:

  • Xăng, dầu Diezen phục vụ cho các máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án; dự kiến khoảng 10.000 lít.
  • Dầu DO sử dụng cho các phương tiện vận chuyển nguyên VLXD: dựa vào khối lượng VLXD sử dụng của dự án để tính toán lượng dầu sử dụng cho mỗi hoạt động tương ứng như sau:

Dầu sử dụng cho xe tải 10 tấn vận chuyển VLXD và đổ thải đến bãi đổ thải quy định của địa phương. Quãng đường vận chuyển VLXD khoảng 2 km, đổ thải chất thải xây dựng khoảng 1 km và định mức sử dụng dầu cho xe có tải trọng 10 tấn khoảng 13 lít/100 km.

Bảng 1.5. Lượng dầu DO sử dụng cho xe tải vận chuyển VLXD và đổ thải

 

Giai đoạn

Khối lượng vật liệu vận chuyển (tấn)

Số lượt xe vận chuyển (xe)

Quãng đường vận chuyển (km)

Lượng dầu sử dụng (lít)

Xây dựng công trình

117.632

11.763

2

3.058

Đổ thải chất thải xây dựng

531,97

54

1

7

 

Tổng

11.817

3

3.065

4.2.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất, điện, nước sử dụng trong giai đoạn vận hành dự án

a. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho sản xuất giày:

Bảng 1. 6. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu để sản xuất giày

STT

Nguyên, phụ liệu

Đơn vị

Định mức sử dụng

Nhu cầu sử dụng/năm

1

Vải dệt thoi (100% polyester)

m2

0,0944

283.200

2

Nhựa TPU

m2

0,0063

18.900

3

Lót gót, lót mũi

Đôi

1

3.000.000

4

Vải dệt kim (100% polyester)

m2

0,0375

112.500

5

Nhựa plastic chịu nhiệt không xốp (pho giầy )

m2

0,0309

92.700

6

Mút xốp

m2

0,0488

146.400

7

Vải bồi giấy tự (bìa gò)

m2

0,0341

102.300

8

Vải không dệt tờ xơ nhân tạo

m2

0,0147

44.100

9

Vải bồi vải

m2

0,0156

46.800

10

Vải bồi mút

m2

0,1678

503.400

11

Dây tăng cường, dây trang trí

YRD

1,1754

3.526.200

12

Lót mặt

Đôi

1

3.000.000

13

Chỉ may giầy làm từ xơ staple nhân tạo

YRD

74,6063

223.818.900

14

Dây giầy

Đôi

1

3.000.000

15

Tem chuyển in

Chiếc

2

6.000.000

STT

Nguyên, phụ liệu

Đơn vị

Định mức sử dụng

Nhu cầu sử dụng/năm

16

Thanh nâng, miếng nâng mũi giầy

Chiếc

2

6.000.000

17

Hộp đựng giầy

Chiếc

1

3.000.000

18

Carton

Chiếc

0,1667

500.100

19

Chống ẩm

Gói

0,1667

500.100

20

Miếng chống mốc

Chiếc

1

3.000.000

21

Băng dính

YRD

0,4

1.200.000

22

Nhãn giấy

Chiếc

4

12.000.000

23

Dây cước treo tem

Chiếc

1

3.000.000

24

Giấy độn, giấy gói giầy

Tờ

2

6.000.000

25

Đế giầy (đế ngoài)

Đôi

1

3.000.000

26

Cao su khô tựnhiên + tổng hợp

kg

0,0183

54.900

27

Các loại hóa chất xúc tiến làm chín cao su: axit béo, BHT, Santol-D,   PEG,   Perkasil

(Hisil), dầu hóa dẻo, oxit kẽm, bột đá

 

kg

 

 

0,01225

 

 

36.750

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng: Với máy phát điện chạy dầu DO để sản sinh ra 1 kw trong một giờ lượng dầu tiêu hao là 240 g/kwh. Quy đổi ra lít 1 lít dầu có trọng lượng là 874g; vậy 240 g/kwh = 0,240 (lít/kwh). Như vậy, máy phát điện dự phòng của nhà máy sử dụng có công suất 100 kVA thì lượng nhiên liệu tiêu hao là: 0,240 (lít/kwh) * 100 kVA * 1,25 kw = 30,03 (lít/giờ).

Nhu cầu sử dụng nước của dự án

a. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn vận hành của dự án

- Nước sử dụng cho hoạt động của 02 nồi hơi:

Nồi hơi của Dự án gồm 02 nồi hơi điện công suất 1,0 tấn/h có tổng công suất sinh hơi là 2.000 kg/h; thời gian làm việc 8 h/ngày. Như vậy, lượng nước cấp sinh hơi sẽ là: 2.000 kg/h x 8 h/ngày = 16.000 kg/ngày ≈ 16 m3/ngày

Theo định luật bảo toàn khối lượng 1 kg nước sẽ sinh ra 1 kg hơi; khối lượng riêng của nước ρ = 1 m3/1.000 kg. Tuy nhiên, lượng nước thất thoát trong quá trình sản xuất chiếm khoảng 1,5% của nước sinh hơi. Vậy, tổng lượng nước cấp cho lò hơi của cơ sở là 16,24 m3/ngày.

- Nước sử dụng cho sinh hoạt:

Số lượng cán bộ công nhân dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động là 2.100 người.

Căn cứ theo TCVN 13606:2023: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình thì lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân khoảng 60-120 lít/người/ngày bao gồm cả ăn uống, vệ sinh (chọn 70 lít/người/ngày) được tính toán như sau: 2.100 người x 70 lít/người/ngày = 147.000 lít/ngày = 147 m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Nước máy xã Thái Dương của công ty cổ phần Casaro Miền Bắc, đấu nối tại 1 điểm phía Đông Bắc nhà máy (theo thoả thuận với đơn vị cấp nước).

-Nước sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường:

Đây là nhu cầu không thường xuyên, tùy theo điều kiện thời tiết và mức độ hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án tại các thời điểm khác nhau đòi hỏi tần suất rửa đường và tưới cây khác nhau, vào các thời điểm nắng nóng hoạt động rửa đường và tưới cây được thực hiện 01 lần/ngày. Theo mặt bằng quy hoạch, tổng diện tích sân đường nội bộ dự án khoảng 4.506,2 m2 và cây xanh chiếm diện dích là 6.731,8 m2. Căn cứ theo định mức tưới cây xanh và rửa sân đường quy định theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, đối với tưới cây 3 lít/m2/lần tưới, rửa sân đường là 0,4 lít/m2/lần rửa (thủ công). Theo định mức trên, nhu cầu cho nước tưới cây xanh của dự án là 13,5186 m3/ngày và nước rửa sân đường là 2,59144 m3/ngày. Tổng lượng nước sử dụng là 16,11 m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Nước mặt sử dụng trong hồ cảnh quan và PCCC có diện tích 2.225,6 m2 (công ty không sử dụng nước máy cho mục đích này).

-Nước dự trữ cho PCCC:

Căn cứ theo TCVN 2622:1995: Tiêu chuẩn PCCC, lưu lượng nước cấp cho chữa cháy được xác định theo công thức: QCC = 10,8 x qcc x n x k (l/s).

Trong đó:

+ n: Số đám cháy xảy ra đồng thời (n=1).

+ qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy (qcc = 10 l/s).

+ k: Hệ số xác định theo thời gian phục hồi nước chữa cháy (k=1). Như vậy QCC = 10,8 x 10 x1 x1 = 108 (l/s).

Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của hệ thống PCCC là nước mặt được dự trữ trong hồ chứa nước PCCC có S = 2.225,6 m2.

Bảng 1. 7. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Dự án

TT

Loại hình sử dụng

ĐVT

Khối lượng

Căn cứ tính toán

1

Nước cấp cho nồi hơi

m3/ngày

16,24

-

2

Nước cấp cho sinh hoạt

m3/ngày

147

TCVN 13606:2023

3

Nước rửa đường, tưới cây

m3/ngày

16,11

QCVN 01:2021/BXD

4

Nước sử dụng cho PCCC

l/s

108

TCVN 2622:1995

* Nguồn cung cấp nước cho dự án được cấp từ mạng lưới cấp nước của Nhà máy nước Thái Dương của công ty TNHH Casaro Miền Bắc quản lý và vận hành.

4.2.4.Nhu cầu sử dụng điện

  • Nguồn cấp điện: Lấy từ đường dây 22kV xây dựng hiện có theo thoả thuận đấu nối với Điện lực Thái Thụy, về trạm biến áp của nhà máy.
  • Lưới hạ thế có cấp điện áp chôn ngầm cấp điện cho các tủ điện phân phối trong xưởng. Tủ điện phân phối đặt trong nhà xưởng, nhà bảo vệ và có dòng điện định mức phù hợp với nhu cầu công suất của phụ tải.
  • Hệ thống cáp hạ thế sử dụng loại cáp lõi đồng cách điện XLPE/PVC 0,6 – 1kV chôn ngầm trong đất hoặc đi trên thang, máng cáp trong nhà xưởng.
  • Tiết diện dây dẫn được lựa chọn phù hợp với mật độ phụ tải của từng tủ phân phối và thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp nhỏ hơn 5%.
  • Điện chiếu sáng: Được điều khiển bởi hệ thống các tủ điện chiếu sáng. Các tuyến đường có bề rộng mặt đường ≤ 7,5 m bố trí cột điện chiếu sáng một bên, các tuyến đường có bề rộng mặt đường ≥ 10,5 m bố trí cột điện chiếu sáng hai bên. Hệ thống chiếu sáng được thiết kế phù hợp với cảnh quan môi trường, cảnh quan kiến trúc, tạo ra được các điểm nhấn.

4.2.5.Nhu cầu sử dụng hóa chất

Dự kiến các loại hóa chất sử dụng hoạt động sản xuất giầy như sau:

Bảng 1. 8. Nhu cầu sử dụng hóa chất trong sản xuất giầy

TT

Loại hóa chất

Định mức

Khối lượng (kg/năm)

Ghi chú

1

Keo dán

0,02 kg/đôi

60.000

Sử dụng trong công đoạn bồi dán và dán đề

giầy

1.1

Chất chống đổi màu

3% khối lượng keo

gốc

2.173

-

1.2

Chất xử lý PU

5% khối

lượng keo gốc

3.622

-

1.3

Keo gốc

-

72.444

-

2

Dung môi làm sạch

(*)

15

Công dụng: làm sạch

mũi    giầy,    gót    giầy trước khi gắn

3

Mực in

(*)

10

Sử dụng trong  công

đoạn in tem

Tổng (1+2+3)

138.264 kg/năm

 

(*): Lượng sử dụng rất nhỏ và không thường xuyên nên khó xác định được định mức sử dụng.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất cũng sử dụng một số loại hóa chất khác như chất tăng cứng BaSO4, chất độn bổ cường SiO2, chất tạo bọt (bột nở DDT), chất chống thối (Cellpark-K)… nhưng với khối lượng rất nhỏ và tần suất không thường xuyên.

Hoá chất dùng trong xử lý chất thải trong giai đoạn vận hành của dự án:

Bảng 1. 9. Hóa chất xử lý chất thải của dự án

TT

Tên hóa chất

Định mức sử dụng

Khối lượng sử dụng

Nguồn cung cấp

1

Dung dịch Javen cho khử trùng nước thải

3 g/m3 nước thải

0,540 kg/ngày

Công ty TNHH công nghệ môi trường HAMINCO

2

Cơ chất nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

-

20 lít/năm

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1.Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ xây dựng công trình kể từ ngày giao đất ngoài thực địa:

  • Hoàn thiện các thủ tục đất đai, xây dựng, môi trường và các thủ tục khác: Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 6;
  • Khởi công xây dựng công trình: Tháng thứ 7;
  • Hoàn thành các công trình nhà xưởng sản xuất và các công trình phụ trợ: Tháng thứ 7 đến tháng thứ 22;
  • Lắp đặt các loại máy móc thiết bị; đào tạo công nhân và sản xuất thử: Tháng thứ 22 - 23;
  • Bắt đầu vận hành toàn bộ nhà máy: Từ tháng thứ 24 trở đi.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất khí Co2

GỌI NGAY – 0903 649 782 - 028 351 46 426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com