Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất khí Co2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất khí Co2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất khí Co2

  • Mã SP:DTM MN
  • Giá gốc:170,000,000 vnđ
  • Giá bán:150,000,000 vnđ Đặt mua

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY 

 


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8
MỞ ĐẦU 18
1.Xuất xứ của Dự án 18
2.Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 19
3.Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 22
4.Tổ chức thực hiện ĐTM 23
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 25
1.1.Tên Dự án 25
1.2.Chủ Dự án 25
1.3.Vị trí địa lý của Dự án 25
1.4.Nội dung chủ yếu của Dự án 29
1.4.1.Mục tiêu của Dự án 29
1.4.2.Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án 29
1.4.3.Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án 32
1.4.4.Công nghệ sản xuất, vận hành 34
1.4.5.Danh mục máy móc, thiết bị 36
1.4.6.Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của dự án 39
1.4.7.Tiến độ thực hiện dự án 43
1.4.8.Chi phí đầu tư 45
1.4.9.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 45
CHƯƠNG 2  ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 47
2.1.Điều kiện môi trường tự nhiên 47
2.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất 47
2.1.2.Điều kiện khí tượng 48
2.1.3.Điều kiện thủy văn/hải văn 53
2.1.3.1.Đặc điểm hệ thống sông Thị Vải - Cái Mép 53
2.1.3.2. Dòng chảy và thủy triều 54
2.1.3.3.Hiện trạng xói lở và bồi lắng 54
2.1.4.Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 54
2.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 59
2.2.1.Điều kiện về kinh tế 60
2.2.2. Cơ sở hạ tầng 60
2.2.3.Điều kiện kinh tế của khu vực lân cận khu vực dự án 64
2.2.4.Điều kiện xã hội 66
CHƯƠNG 3  ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 68
3.1.Đánh giá tác động 68
3.1.1.Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng 68
3.1.2.Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 68
3. Tác động có liên quan đến nước thải 78
3.1.3.5. Tác động không liên quan đến chất thải 93
3.1.4. Giai đoạn tháo dỡ dự án 96
3.1.5.Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường do dự án gây ra 97
3.2 .Nhận xét về mức độ chi tiết, tin cậy 100
3.2.1. Mức độ chi tiết 100
3.2.2. Độ tin cậy 100
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 102
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 102
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị 102
4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng 102
4.1.3. Trong giai đoạn vận hành 108
4.2.Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố, rủi ro 117
4.2.1.Trong giai đoạn xây dựng 117
4.2.2.Trong giai đoạn vận hành 118
4.2.3.Trong giai đoạn tháo dỡ 120
CHƯƠNG 5  CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 121
5.1.Chương trình quản lý môi trường 121
5.1.1.Đào tạo cán bộ vận hành 121
5.1.2. Chương trình quản lý môi trường 121
5.2.Chương trình giám sát môi trường 129
5.2.1.Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 129
5.2.2.Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động của nhà máy 130
5.2.2.5 Chương trình giám sát môi trường xung quanh 130
5.2.2.6. Giám sát sức khỏe người lao động 131
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 132
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 133
1.Kết luận 133
2.Kiến nghị 134
3.Cam kết 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHẦN PHỤ LỤC 139


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT  : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT  : Bộ Y tế
BOD  : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD  : Nhu cầu oxy hóa học
CS-PCTP  : Cảnh sát phòng chống tội phạm
CP   : Cổ phần
DO  : Oxy hòa tan
ĐVT  : Đơn vị tính
ĐTM  : Đánh giá tác động môi trường
GSMT  : Giám sát môi trường
HTXLNT  : Hệ thống xử lý nước thải
NXB  : Nhà xuất bản
NĐ-CP  : Nghị định - Chính phủ
PCCC  : Phòng cháy chữa cháy
PVFCCo            : Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí
QCVN  : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ  : Quyết định
SS   : Chất rắn lơ lửng
STT  : Số thứ tự
TT   : Thông tư
TNMT  : Tài nguyên và Môi trường
TCVSLĐ  : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Tp.   : Thành phố
UBND  : Ủy ban nhân dân
VN  : Việt Nam
XLNT  : Xử lý nước thải
WHO  : Tổ chức Y tế Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng  1.1. Bảng cân bằng đất đai 30
Bảng  1.2. Quy mô các hạng mục chính của nhà máy 30
Bảng  1.3. Các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án 33
Bảng  1.4. Các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất CO2 thương phẩm 37
Bảng  1.5. Các thông số của khí nguyên liệu 39
Bảng  1.6. Nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất CO2  trong một năm 40
Bảng  1.7. Phụ tải điện cho nhà máy 41
Bảng  1.8. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 42
Bảng 1.9. Nhu cầu lao động phục vụ dự án 43
Bảng  1.10. Tiến độ thực hiện dự án 44
Bảng  1.11. Tổng chi phí thực hiện dự án 45
Bảng  2.2. Thống kê nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Vũng Tàu  các năm 2011 - 2014 49
Bảng  2.3. Thống kê độ ẩm trung bình tháng tại trạm Vũng Tàu  các năm 2011 - 2014 49
Bảng  2.4. Thống kê lượng mưa theo tháng tại trạm Vũng Tàu  các năm 2011 - 2014 50
Bảng  2.5. Thống kê tốc độ gió mạnh nhất và hướng gió tương ứng tại trạm Vũng Tàu các năm 2011 - 2014 51
Bảng  2.6. Thống kê số giờ nắng theo tháng tại trạm Vũng Tàu  các năm 2011 - 2014 52
Bảng  2.7. Đặc trưng của hệ thống sông Thị Vải tại khu vực dự án 53
Bảng  2.8. Vị trí, tọa độ và điều kiện lấy mẫu không khí 55
Bảng  2.9. Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn khu vực dự án 55
Bảng  2.10. Kết quả đo chất lượng môi trường không khí khu vực dự án 56
Bảng  2.11. Các thông số hóa lý của môi trường nước mặt 57
Bảng  2.12. Các thông số lý hóa môi trường nước ngầm 58
Bảng  2.13. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong đất 59
Bảng  3.4. Ước tính lượng khí thải phát sinh hằng ngày từ các thiết bị xây dựng 71
Bảng  3.5a. Ước tính lượng khí thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng từ các thiết bị xây dựng 73
Bảng  3.16. Hệ số phát thải của xe tải 20 tấn 89
Bảng  3.17. Tải lượng của các chất ô nhiễm 89
Bảng  3.18. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 90
Bảng  3.19. Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 91
Bảng  3.20. Nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động của nhà máy 91
Bảng  4.1. Các nguồn gây ô nhiễm chính trong giai đoạn xây dựng 102
Bảng  4.2. Biện pháp giảm thiểu 104
Bảng  4.3. Các tác động, nguồn và biện pháp giảm thiểu 108
Bảng  4.4. Biện pháp giảm thiểu 118

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình  2. Sơ đồ vị trí nhà máy trong khuôn viên nhà máy đạm Phú Mỹ I 26
Hình  3. Sơ đồ vị trí nhà máy trên bản đồ vệ tinh 27
Hình  4. Quy trình thi công xây dựng dự án 32
Hình  5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất CO2 thương phẩm Error! Bookmark not defined.
Hình  6. Sơ đồ công nghệ sản xuất CO2 35
Hình  7. Sơ đồ tổ chức Nhà máy CO2 thương phẩm 46
Hình  8. Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước trình bày trong Bảng 2.11 57
Hình  9. Hệ thống các cảng chính trong khu vực dự án và vùng phụ cận 62
Hình  10. Hệ thống thoát nước mưa hiện hữu của nhà máy đạm 64
Hình  11. Hiện trạng các Nhà máy trong Khu công nghiệp Phú Mỹ I 65
Hình  12. Cấu tạo bể tự hoại ba ngăn 112
Hình  13. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chung của nhà máy 113
Hình  14. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải xử lý song song với cụm chính (HTXLNT cũ) 115
Hình  15. Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải rắn của Nhà máy 116
Hình  16. Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại 117



TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT KHÍ CO2
Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy CO2 thương phẩm, công suất 47.520 tấn/năm” do Công ty cổ phần F.A làm chủ đầu tư được thực hiện tại khu đất 10.000m2 của Nhà máy đạm Phú Mỹ trong KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
 Vị trí Dự án
Khu đất dự kiến đặt nhà máy CO2 nằm trong khu đất trống 28 ha dành cho phát triển của Nhà máy đạm Phú Mỹ trong KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được giới hạn như sau: Dự án có tổng diện tích 10.000m2.
Ranh giới của khu đất được xác định như sau:
- Phía Bắc : giáp khu đất thuộc dự án  UFC 85  ;
- Phía Nam  : giáp khu đất trống của nhà máy đạm Phú Mỹ;
- Phía Tây : giáp khu đất trống của nhà máy đạm Phú Mỹ;
- Phía Đông  : giáp khu đất thuộc dự án H2O2;
 Hiện trạng sử dụng đất:
Địa hình của khu đất và vùng phụ cận đã được giải tỏa, san lấp với cao độ +4,00 m so với độ cao Hòn Dấu và đã sẵn sàng cho quá trình xây dựng. Khu vực này không chịu sự ảnh hưởng và tác động của chế độ thủy triều biển Đông do nằm trong khu công nghệ nhà máy Đạm Phú Mỹ, do đó có ít nguy cơ bị ngập lụt.
Khu vực xây dựng dự án không có công trình kiến trúc nào, đây là bãi đất trống do nhà máy Đạm Phú Mỹ đã san lấp dảnh cho phát triển.
1. Nội dung chính của dự án
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy CO2 thương phẩm.
- Công suất dự án: 6 tấn/h tương đương  47.520 tấn/năm
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần F.A.
- Địa điểm thực hiện dự án: Trong khuôn viên nhà máy đạm Phú Mỹ - KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.  Dự án có tổng diện tích 10.000m2
- Sản phẩm của dự án: CO2 lỏng
- Số lượng công nhân và nhân viên: 8 người.
- Tổng vốn đầu tư: 167.825.635.253 VNĐ.
1.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình
Dự án được thực hiện trên diện tích 10.000m2 với các hạng mục công trình như sau:
Bảng cân bằng đất đai
STT Hạng mục Diện tích (m2) Mật độ (%)
1 Diện tích xây dựng 622 6,29
2 Diện tích sân bãi, nội bộ 4.680,9 47,34
3 Diện tích cây xanh, thảm cỏ 4583,9 46,37
Tổng 10.000 100%
Bảng phân chia hạng mục xây dựng
TT Tên hạng mục xây dựng Kích thước (m2)
1 Nhà văn phòng 12 x 6 = 72
2 Nhà xưởng chính 20 x 15m = 300
3 Khu bồn chứa 37 x 20,5 = 758,5
4 Nhà máy nén Amoniac 10 x 8 = 80
5 Khu bể nước giải nhiệt 12 x 7,5 = 90
6 Trạm cân 18 x 3 = 54
7 Nhà bảo vệ + kiểm soát trạm cân 3 x 3 = 9
8 Tường rào 346m dài
9 Đường nội bộ 2182
10 Bãi đậu xe 46,2 x 26,1 =1206
1.2. Mục tiêu của dự án
Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy CO2 thương phẩm được thực hiện nhằm:
-  Tận dụng nguồn nguyên liệu khí CO2 tại chỗ, có sẵn từ nhà máy Đạm Phú Mỹ để đa dạng hóa và gia tăng giá trị sản phẩm hóa chất;
- Tăng năng lực sản xuất và kinh doanh của các bên tham gia;
- Đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe của khách hàng về sử dụng CO2 thương phẩm ngày càng tăng cao, cùng với việc tìm kiếm các đối tác có kinh nghiệm và chiếm lĩnh thị trường phân phối CO2 tại khu vực phía Nam;
- Tạo nguồn cung CO2 chất lượng cao vốn đang là thách thức đối với các nhà sản xuất trong nước, thay thế hàng ngoại nhập, tiết kiệm ngoại tệ cho Quốc gia;
- Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.
2. Đánh giá tác động môi trường
2.1 Trong giai đoạn xây dựng
Các tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng
a). Tác động tới môi trường không khí
- Ô nhiễm bụi do hoạt động tập kết nguyên vật liệu xây dựng của các phương tiện thi công xây dựng.
- Ô nhiễm do khí thải từ công đoạn hàn, cắt, gia công bề mặt kim loại
- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển.
- Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công.
b). Tác động do nước thải
- Nước mưa chảy tràn.
- Nước thải sinh hoạt của công nhân 100 công nhân vào khoảng 9 m3/ngày đêm
- Nước thải từ các hoạt động xây dựng: Nước thải phát sinh từ các hoạt động trộn bê tông và đào đất trong quá trình thi công Dự án tương tự thì lượng nước này khoảng 0,4 m3/ngày
c). Tác động do chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt của 100 công nhân; khối lượng phát sinh 0,85kg/ngày
- Chất thải rắn xây dựng thông thường (gạch, ngói vỡ; sắt thép, cốp pha…) 50kg/ngày
- Chất thải rắn có nguy hại: Dầu mỡ thải, Các loại khác (Cao su, Pin, sơn…), Hóa chất, dung môi 50kg/tháng
Các tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng
- Tác động do ồn rung:
Tiếng ồn và rung động phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, phương tiện và thiết bị máy móc thi công trên công trường, quá trình đào móng. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ tác động mạnh trong giai đoạn các máy móc sử dụng nhiều và hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra ảnh hưởng tốt xấu đối với con người trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát
- Ảnh hưởng giao thông
Các xe chở đất đá ra khỏi công trường và chở nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị vào công trường làm ra tăng lượng xe trên quốc lộ 51.
- Gây ô nhiễm chéo giữa các công trình đang hoạt động và đang xây dựng
Công trình được xây dựng trong khu đất của Nhà máy đạm Phú Mỹ nên việc thi công xây dựng Dự án sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của Nhà máy đạm Phú Mỹ
- An ninh trật tự tại khu vực dự án do tập trung công nhân đông
    - Cơ sở hạ tầng trong khu vực.
2.2 Trong giai đoạn hoạt động
Các tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động
a). Tác động tới môi trường không khí
- Khí phát sinh từ dây chuyền sản xuất CO2 :các tạp chất được tách ra như H2, O2 + Ar, N2, CO, NH3, hydrocacbon chiếm làm lượng rất nhỏ
- Khí CO2 thất thoát từ bồn chứa: Trong quá trình lưu chứa nguyên liệu và sản phẩm, quá trình thất thoát do bay hơi là hoàn toàn có thể xảy ra. Các bồn chứa không đạt tiêu chuẩn, hở van gây thất thoát khí
- Khí thải từ phương tiện giao thông vận chuyển
b). Tác động tới môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt của 8 nhân viên làm việc thường xuyên 0,9 m3/ngày
- Nước ngưng từ các thiết bị phân ly 6 m3/ngày
- Nước mưa chảy tràn
c). Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt thông thường: thực phẩm dư thừa, lon, hộp, thùng giấy, giẻ lau,… khoảng 6,8 kg/ngày (0,85kg/người/ngày).
- Chất thải không nguy hại: giấy vụn, bao bì,… phát sinh 10kg/tháng
- Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất như: nhôm hoạt tính 1.500kg/3 năm, than hoạt tính 6000kg/2 năm, rây phân tử 2.500kg/3 năm; dầu nhớt thải, 11.500kg/3 năm; giẻ lai dính dầu nhớt  240kg/năm
Các tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động

- Tác động môi trường của nguồn ồn và rung
Nguồn ô nhiễm tiếng ồn khá quan trọng và có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người, trước tiên là người công nhân trực tiếp lao động. Tiếng ồn phát sinh từ các nguồn sau: từ va chạm máy móc, chấn động, chuyển động qua lại, do ma sát giữa các thiết bị;  từ các máy quạt, máy nén; từ phương tiện giao thông vận tải
- Tác động môi trường do nhiệt thừa
- Tác động tới kinh tế xã hội tại địa phương
- Tác động tới cơ sở hạ tầng khu vực dự án
2.3 Tác động do các rủi ro, sự cố
Trong giai đoạn xây dựng
- Tai nạn lao động: Các phương tiện thi công không đảm bảo sự bất cẩn của công nhâ
- Sự cố cháy nổ: trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công
- Tai nạn giao thông: phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không chú ý hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông
Trong giai đoạn vận hành
- Sự cố rò rỉ khí:  trong quá trình sản xuất, lưu chứa khí CO2 có thể bị rò rỉ do nhiều nguyên nhân như thiết bị, bồn chứa không đảm bảo tiêu chuẩn, do thời gian làm hao mòn thiết bị, do thiên tai hoặc lỗi của nhân viên vận hành
- Sự cố nổ đường ống, bồn chứa: Khả năng xảy ra sự cố từ hệ thống bồn chứa, đường ống là rất nhỏ nhưng việc ước lượng mức độ thiệt hại do sự cố từ hệ thống đường ống gây ra cho con người và môi trường là rất quan trọng để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ tác động tới con người và môi trường
3. Biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của dự án
3.1  Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy Trong giai đoạn xây dựng
a). Đối với nguồn gây chất thải dạng lỏng
 Nước thải sinh hoạt của công nhân có lưu lượng không lớn (9 m3/ngày) nhưng nồng độ ô nhiễm cao thuê nhà vệ sinh lưu động để phục vụ cho công nhân trong quá trình thi công xây dựng dự án, dự kiến có 3 nhà vệ sinh.
 Nước thải quá trình xây dựng phát sinh từ quá trình trộn bê tông, đào đất: Nước thải này sẽ được dẫn vào hố lắng trước khi vào hệ thống thoát nước của KCN Phú Mỹ 1 tránh ứ đọng nước thải trong quá trình thi công.
 Nước mưa chảy tràn: Thời gian thi công tương đối dài và khu vực Dự án có lưu lượng mưa trung bình khá cao nên chủ đầu tư sẽ áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu, xây dựng rãnh thoát nước mưa trước để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của nước mưa. Nước mưa chảy tràn sẽ được thoát vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Phú Mỹ 1.
-     Nước thủy lực: Thu hồi về bồn để tái sử dụng cho sinh hoạt
b). Đối với nguồn gây chất thải dạng khí
+ Bụi, khí thải:
 Bụi từ quá trình chuẩn bị sân bãi, nền móng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy: Giảm thiểu bụi phát sinh bằng cách che chắn toàn bộ khu vực thi công tránh phát tán bụi.
 Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, thiết bị. Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong những ngày nắng nóng để giảm lượng bụi trong không khí.
 Khí thải từ các phương tiện giao thông: Đây là các nguồn thải động nên rất khó quản lý. Chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm (nhưng phải kết thúc trước 22h đêm). Đồng thời bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang qua khu vực dân cư.
+ Tiếng ồn, rung động:
Tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công, quá trình vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng: Rất khó quản lý nguồn gây ô nhiễm này chỉ có thể giảm thiểu bằng các biện pháp sau:
 Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm (đổ bê tông…) hoặc giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe. Lắp đặt bộ phận giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, khí nén…
 Để giảm ồn còn cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công.
 Các thiết bị thi công phải có chân đế để hạn chế độ rung.
 Máy đóng cọc là nguồn gây rung lớn, chúng có thể gây hại cho các công trình bên trong nhà máy Đạm Phú Mỹ và các nhà máy lân cận. Do đó bố trí các vị trí gây rung xa các đối tượng nhạy cảm.
+  Nhiệt dư:
Nhiệt dư từ các máy móc thi công, quá trình trải nhựa đường: Vì nguồn nhiệt này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân nên biện pháp giảm thiểu là trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo đúng quy định cho cán bộ và công nhân tham gia thi công tại hiện trường như quần áo bảo hộ (có phản quang), mũ, kính, giày.
c). Đối với nguồn gây chất thải dạng rắn
+ Đối với rác sinh hoạt:
Sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công phát sinh khoảng 85 kg/ngày, bố trí thùng rác tại nơi thi công và yêu cầu không xả rác bừa bãi nơi công trường. Tập trung rác vào thùng chứa có dung tích 120 lít và được thu gom, xử lý 2 – 3 ngày 1 lần bởi Công ty công trình đô thị địa phương.
+ Rác từ quá trình xây dựng:
Đất, đá, thép vụn, xà bần, vữa, xi măng… bao gồm:
 Xà bần sẽ được thu gom và vận chuyển ra khỏi công trường theo đúng quy định.
 Các loại sắt thép vụn được thu gom và bán lại các cơ sở tái chế.
 Các loại rác như bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa, dây nhựa… sẽ được tách riêng để bán cho cho cơ sở tái chế.
+ CTNH từ quá trình xây dựng:
Được thu gom và lưu chứa trong khu vực riêng, định kỳ sẽ thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển đem đi xử lý đúng qui định.
3.2. Báo các đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất khí co2 Trong giai đoạn vận hành
3.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do khí thải
a) Biện pháp giảm thiều tác động do khí thải từ phương tiện vận chuyển
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa định kỳ hiệu quả đốt cháy nhiên liệu của động cơ xe tải, container... Ngoài ra, sử dụng nguồn nhiên liệu đạt tiêu chuẩn cho các phương tiện vận chuyển, bê tông hóa các tuyến đường giao thông bên trong khu vực bến cảng và nhà máy CO2 để tránh gây ra bụi bẩn.
Trong khâu bốc dỡ nguyên vật liệu, để bảo vệ sức khỏe công nhân cần phải trang bị áo quần bảo hộ và khẩu trang đúng qui cách lao động.
b) Biện pháp giảm thiểu tác động do khí thải và nhiệt thừa từ dây chuyền sản xuất
Thành phần khí thải chủ yếu của nhà máy là Các khí nguyên liệu hoặc sản phẩm thất thoát như  CO2, H2, N2, S. Trong đó:
- Các khí H2, N2, S không phải là thành phần khí gây ô nhiễm như với thành phần rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 3,4% lượng khí đầu vào.
- Nồng độ hơi nhiễm CO2 trong phân Nhà máy được đánh giá là thấp không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ công nhân viên nên có thể thải ra môi trường mà không cần giài pháp xử lý đặc biệt. Tuy nhiên, nhà Nhà máy được thiết kế thông thoáng, đảm bảo thông gió để hạn chế tác động đến công nhân.
c) Khí thất thoát, bay hơi từ bồn chứa : Lựa chọn bồn chứa được thiết kế và thi công đúng tiêu chuẩn có nhiều lớp, đảm bảo độ kín của bồn chứa, giảm thiểu tối đa việc thất thoát khí sản phẩm ra môi trường
3.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do nước thải
- Nước thải sinh hoạt của công nhân với lưu lượng khoảng 0,9 m3/ngày sẽ được xử lý bằng bể tự hoại sau đó đấu nối về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Đạm Phú Mỹ để tiếp tục xử lý.
- Nước thải sản xuất: nước ngưng từ các thiết bị phân ly 6 m3/ngày với hàm lượng rất nhỏ (vết) các tạp chất hòa tan có trong khí nguyên liệu không chứa thành phần gây ô nhiễm. Lượng nước này sẽ được thu gom vào bồn chứa để tái sử dụng.
- Nước mưa chảy tràn: xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải
3.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do chất thải rắn
-  Chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị thùng chứa rác có màu sắc khác nhau để phân loại tại nguồn và vận chuyển về khu vực chứa rác tập trung; hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý trong ngày
-  Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Thu gom, lưu chứa trong kho; bán cho đơn vị thu mua phế liệu hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom định kỳ
-  Chất thải nguy hại: Lưu chứa trong kho chứa riêng biệt, đăng ký sổ chủ nguồn thải, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom xử lý định kỳ.
3.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do tiếng ồn và rung
-  Trồng cây xanh cách ly, hạn chế tiếng ồn
-  Định kỳ bảo dưỡng máy mọc, thiết bị
3.2.5 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
Phòng ngừa sự cố nổ, rò rỉ khí khi vận hành nhà máy:
- Giám sát và bảo trì đường ống và bồn chứa và các thiết bị trong nhà máy
- Trang bị thiết bị phát hiện khí rò rỉ ;
- Trang bị thiết bị giảm áp cho các thiết bị công nghệ để giảm tối đa lượng khí thoát ra môi trường;
- Tập huấn về an toàn thường xuyên cho tất cả công nhân và nhân viên vận hành nhà máy;

Xem thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha