Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất phân bón NPK

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản xuất phân bón NPK. Quy mô công suất của dự án là 8.400 tấn sản phẩm/năm (loại hình phối trộn).

Ngày đăng: 08-04-2025

23 lượt xem

DANH MỤC BẢNG.................................................................... 3

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ..................................... 4

1.1.   Tên chủ Cơ sở:................................................................................ 4

1.2.   Tên cơ sở....................................................................................... 4

1.3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án......................... 5

1.3.1.   Công suất hoạt động của dự án.................................................... 5

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án........................................................ 5

1.4.   Sản phẩm của Dự án: Phân bón NPK (phối trộn)................................. 9

1.5.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu......................................................... 9

1.5.1.   Nguyên liệu, hoá chất sử dụng...................................................... 9

1.5.2.   Nguồn cung cấp điện, nước....................................................... 13

1.5.3.   Nhu cầu nguyên liệu cho lò sấy:...................................................... 13

CHƯƠNG IISỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 14

2.1.   Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..... 14

2.2.   Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường......14

CHƯƠNG IIIKẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 15

3.1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải....... 15

3.1.1.   Thu gom, thoát nước mưa:........................................................ 15

3.1.2.   Thu gom, thoát nước thải.................................................................. 15

3.1.3   Công trình xử lý nước thải:................................................................. 16

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.............................................. 17

3.3.    Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại........... 21

3.4.   Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường......... 23

3.5.    Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành.... 24

3.6.   Những nội dung thay đổi so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường...... 25

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...... 28

4.1.   Nguồn phát sinh khí thải.................................................................... 28

4.2.   Lưu lượng xả........................................................................................ 28

4.3.   Dòng khí thải...................................................................................... 28

4.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm....................... 28

4.5.   Vị trí, phương thức xả khí thải.................................................................. 28

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............. 29

5.1.   Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi khí thải......................................... 29

5.2.   Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải sinh hoạt............................. 30

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..32

6.1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải................... 32

6.2.   Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật trong giai đoạn hoạt động...... 33

6.3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm........................ 34

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.... 36

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1.Tên chủ Cơ sở:

Tên chủ dự án: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ...

Địa điểm: Khu phố 4, phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Phú Yên.

Đại diện: ...... Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại: .........

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp lần đầu ngày 15/7/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 15/5/2024.

1.2.Tên cơ sở:

Nhà máy sản xuất phân bón NPK

Địa điểm cơ sở: Thôn Bàn Nham, xã Hòa Xuân Tây, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Thông báo số 489/TB-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về việc Thông báo cho phép lập thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất phân bón NPK;

+ Công văn số 240/SXD-KTQH ngày 22/4/2009 của Sở Xây dựng về việc thỏa thuận thông số quy hoạch công trình Nhà máy sản xuất phân bón NPK.

+ Giấy phép xây dựng số 19/GPXD ngày 13/10/2010 của Sở Xây dựng cấp cho công trình Nhà máy sản xuất phân bón NPK.

+ Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 14/2/2011 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy sản xuất phân bón NPK;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CT00875 ngày 24/01/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Công văn số 561/STNMT ngày 01/4/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh chương trình giám sát môi trường.

- Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án sản xuất phân bón (phối trộn), nhóm C. Căn cứ mục II.2 Phụ lục V dự án thuộc dự án đầu tư nhóm III. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 14/2/2011. Căn cứ khoản 2 Điều 39 và điểm c khoản 3 Điều 41 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Phú Yên.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án :

1.3.1.Công suất hoạt động của dự án:

Quy mô công suất của dự án: 8.400 tấn sản phẩm/năm (loại hình phối trộn).

- Diện tích: 14.910m2

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án:

-Sơ đồ công nghệ:

Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân bón

Thuyết minh công nghệ:

Cao Lanh thô sau khi mua về được nghiền nhỏ theo đúng kích thước yêu cầu trước khi đưa vào công đoạn phối trộn và vo viên.

Phân bón NPK sử dụng hỗn hợp nguyên liệu gồm (Phân Lân, phân Kili, phân Urê, lưu huỳnh, cao lanh) sản xuất theo quy trình công nghệ như sau:

Nguyên liệu (Phân Lân, phân Kili, phân Urê, lưu huỳnh, cao lanh) được đưa vào máy phối trộn để trộn các nguyên liệu với nhau. Nguyên liệu sau khi được phối trộn được đưa đến hệ thống kết viên đặt nghiêng một góc 450, quay chậm với vận tốc 10-12 vòng/phút, đường kính chảo 3m, kết hợp với máy phun nước để vo viên. Sau khi kiểm tra các công đoạn đã hoàn chỉnh và phân đã kết viên đủ kích cỡ theo yêu cầu được đưa vào sấy. Sau khi sấy khô phân được đảo trộn, sàn để thoát và giảm ẩm. Sau khi kiểm tra đặt các tiêu chuẩn về chất lượng, tiến hành đóng bao và nhập kho thành phẩm chờ xuất bán.

Bảng 1. 1. Danh mục máy móc thiết bị của Nhà máy

STT

Tên thiết bị

 

Số lượng

Nguồn gốc

1

Cân đồng hồ lò xo định lượng nguyên liệu

Cái

1

Việt Nam

2

Cân điện tử định lượng thành phẩm

Cái

1

Việt Nam

3

Phễu nạp nguyên liệu

Cái

 

Việt Nam

STT

Tên thiết bị

 

Số lượng

Nguồn gốc

4

Máy nghiền

Bộ

1

Việt Nam

5

Hệ thống băng tải

Cái

1

Việt Nam

6

Bồn phối trộn

Hệ thống

1

Việt Nam

7

Chảo vo viên

Cái

1

Việt Nam

8

Lồng sấy

Cái

 

Việt Nam

9

Hệ thống xử lý khói

Cái

1

Việt Nam

10

Máy sàng phân loại

Bộ

1

Việt Nam

11

Bồn chứa thành phẩm

Bộ

1

Việt Nam

12

Ống trộn

Bộ

 

Việt Nam

13

Bồn cấp liệu

Bộ

 

Việt Nam

1.3.3.Sản phẩm của Dự án: Phân bón NPK (phối trộn)

1.5.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu:

1.5.1.Nguyên liệu, hoá chất sử dụng

Trong quá trình hoạt động, nguyên liệu và hoá chất được sử dụng để phối trộn ra các sản phẩm phân bón đã nêu của Dự án được tổng hợp, thống kê như sau (ngoài ra còn sử dụng nước để hòa tan tạo sản phẩm phân lỏng):

Bảng 1. 2. Danh mục nguyên liệu, hóa chất sử dụng để sản xuất 01 tấn sản phẩm phân NPK

STT

Tên loại nguyên vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng/năm

1

Phân Ure

kg

250

2

Phân Kali

kg

150

3

Phân lân

kg

300

4

Lưu huỳnh

kg

200

5

Cao lanh

kg

100

6

Bao bì

Cái

20

Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ....

Dự án chỉ thực hiện phối trộn các nguyên liệu theo tỷ lệ nhất định theo các thành phần đã định sẵn để tạo ra các sản phẩm theo đúng hàm lượng của phân bón, do đó không có hoạt động sản xuất nguyên liệu phân bón.

Đặc tính hóa học và công dụng nguyên liệu, hóa chất chính:

Đặc tính hóa học và công dụng của một số nguyên liệu chính, cơ bản được sử dụng trong quá trình sản xuất Dự án như sau:

Urê

  • Tên thương mại: phân đạm Urea. Là một hợp chất hữu cơ của cacbon, hydro, oxy và nitơ.
  • Công thức hóa học: (NH2)2CO.

Tính chất:

+ Phân urê có dạng tinh thể, viên tròn như trứng cá, kích thước hạt 1 – 3mm, màu trắng đục hay trắng ngà, không mùi, hoà tan nhanh trong nước, rất linh động.

+ Trong thành phần có chứa khoảng 44 - 48%N và không quá 2% biurê.

+ Tỷ trọng là 13,23 g/cm3.

+ Điểm nóng chảy là 1330C.

+ Hòa tan trong nước, urea thủy phân rất chậm để tạo thành amoni cacbonat, cuối cùng phân hủy thành ammoniac và cacbonic. Phản ứng này là cơ sở sử dụng urea làm phân bón, trong môi trường đất ẩm: (NH2)2CO + 3H2O = CO2 + 2NH4OH

+ Trong môi trường không khí ẩm: 2NO + (NH2)2CO + 1/2O2 = 2N2 + CO2 + H2O

+ Phân Urê có khả năng thích nghi ở nhiều môi trường khí hậu khác nhau, cũng như có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại cây trồng và sử dụng được cho nhiều loại đất khác nhau. Được sử dụng trong quá trình bón thúc, giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết trong quá trình cây đang phát triển.Phân Urê có thể sử dụng như phân bón lá, phun trực tiếp lên lá cây.

Bón phân đạm sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá cây có kích thước to, màu xanh, thực hiện chức năng quang hợp tốt, do đó, quá trình chuyển hóa dinh dưỡng được diễn ra thuận lợi, nâng cao năng suất cho cây trồng.

Zeo:

  • Tên thương mại: Zeolit
  • Công thức hóa học: Công thức hóa học của zeolit thường được biểu diễn dưới dạng: Mx/n[(AlO2)x . (SiO2)y] . z H2O

Trong đó:

+ M là cation bù trừ điện tích khung, có hóa trị n.

+ x và y là số tứ diện nhôm và silic, y/x ≥ 1 và thay đổi tùy từng loại zeolit.

+ z là số phân tử nước kết tinh.

Tính chất:

+ Tính chất bền nhiệt tăng từ 700¸13000C

+ Cấu trúc thay đổi từ vòng 4, 6, 8 đến vòng 5.

+ Tính chất bề mặt từ ưa nước đến kị nước .

+ Số tâm axit giảm nhưng lực axít trên mỗi tâm tăng.

+ Tổng dung lượng trao đổi cation giảm.

Kali:

  • Tên thương mại: Phân Kali
  • Công thức hóa học: KCl, K2SO4.

Tính chất:

+ Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 58 - 60% K2O.

+ Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 45-52% K2O.

+ Phân clorua kali (phân MOP): Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng, kết tinh thành hạt nhỏ. Trong phân có hàm lượng kali nguyên chất là 50 – 60% và một lượng nhỏ muối ăn (NaCl).

+ Phân sunphat kali: Là dạng tinh thể nhỏ, mịn, có màu trắng. Dễ tan trong nước, ít hút ẩm.Trong phân có hàm lượng kali nguyên chất là 45 – 50% và lưu huỳnh 18%. Đây là loại phân chua sinh lý. Nếu sử dụng trong thời gian dài trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Phân sunphat kali thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Loại phân này phát huy hiệu lực cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê…

Phân Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Phân Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tạc động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một sô loại bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đỗ ngã, tăng khả năng chịu ứng, chịu hạn, chịu rét. Phân Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cây; làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi và thơm; làm tăng khả năng bảo quản của quả.

Cao lanh

Tên thương mại: cao lanh, đất sét.

Công thức hóa học: công thức hóa học đơn giản là Al2O3.2SiO2.2H2O, công thức lý tưởng là Al4(Si4O10)(OH)8 với hàm lượng SiO2=46,5%; Al2O3=39,5% và H2O=13,96% trọng lượng.

Tính chất:

+ Tính chất cơ bản của cao lanh thường được đề cập là tính chất trao đổi ion, tính chất hấp phụ và tính chất xúc tác. Do bề mặt của kaolinit không lớn, thường dao động từ 15 ÷20m2/g tương ứng với khả năng hấp phụ kém của kaolinit.

+ Do khả năng trương nở kém nên không sử dụng kaolinit làm chất xúc tác mà chỉ sử dụng nó với vai trò chất nền.

Các loại hỗn hợp có chứa cao lanh được áp dụng rộng rãi cho các loại cây trồng với mục đích nâng cao sức sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu đối với các tác nhân bất lợi của môi trường. Là phương pháp hiệu quả để kiểm soát dịch hại nông nghiệp, kiểm soát côn trung gây hại và bảo vệ cây trồng khỏi áp lực môi trường.

SA:

  • Tên thương mại: Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA.
  • Công thức hóa học: (NH4)2SO4] sulfate ammoniumm

Tính chất:

+ Sulfate Smmoniumm [(NH4)2SO4] chứa 21%N nguyên chất và còn có 29% lưu huỳnh

+ Hòa tan trong nước phân ly thành ammonium và sunphate. Nếu trong nước có Bari, canxi thành sẽ tạo kết tủa làm thành lớp trầm tích lắng dưới đáy. (NH4)2SO4 + H2O = NH4OH + SO42-

Phân đạm Sunphat là loại phân tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Dầu chống kết dính phân bón:

Taipoil PP 32 là dầu tạo hạt phân bón cao cấp được pha chế từ dầu gốc tinh luyện và phụ gia gốc alkyl amine chống ẩm, chống kết dính trong quá trình tạo hạt phân bón.

Thành phần: Dầu khoáng và phụ gia.

-Đặc tính:

+ Khả năng chống kết dính tuyệt vời, giúp hạt phân bón đều và không vón cục.

+ Bảo vệ bề mặt chống ẩm tốt, chống hạt phân bón bị hòa tan hoặc tái kết dính.

+ Thân thiện môi trường do dầu có khả năng phân hủy sinh học.

1.5.2.Nguồn cung cấp điện, nước

a.Nguồn sử dụng điện:

Nhu cầu sử dụng điện của dự án khoảng 5,5kwh. Nguồn điện Dự án sử dụng là hệ thống điện lưới quốc gia.

b.Nhu cầu sử dụng nước:

Bảng 1. 3. Nhu cầu sử dụng nước của Dự án

Nhu cầu sử dụng nước

Đơn vị

Số lượng

Định mức

Khối lượng (m3/ngày)

Nước sinh hoạt

L/người.ngày

30

80

2,4

Nước tưới cây

m3/m2

Thực tế

0,5

Nước tưới ẩm phân

 

Thực tế

01

Tổng cộng (m3/ngày)

 

 

 

3,9

Nguồn nước sử dụng: Dự án sử dụng nguồn nước ngầm và được UBND tỉnh cấp phép khai thác số 05/GP-UBND ngày 30/9/2011, thời gian cấp 05 năm. Tuy nhiên qua hoạt động thực tế, dự án chỉ sử dụng khoảng 4m3/ngày. Công ty đã làm thủ tục gia hạn, tuy nhiên Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn phúc đáp dự án không thuộc đối tượng phải xin phép khai thác (tại Công văn số 915/STNMT-TNN ngày 18/4/2017).

Nhu cầu nguyên liệu cho lò sấy: Lò sấy dự án chỉ hoạt động vào mùa mưa. Nguyên liệu cho lò sấy bằng củi, với khối lượng 35kg/năm. Lò sấy chỉ hoạt động vào mùa mưa.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất khí Co2

GỌI NGAY – 0903 649 782 - 028 351 46 426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com