Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất đồ chơi. Sản phẩm của dự án đầu tư là sản xuất đồ chơi, trò chơi; đồ lưu niệm; phụ kiện điện tử khác.
Ngày đăng: 16-04-2025
14 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT. 4
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 8
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư. 10
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư. 10
Chương 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 31
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường. 31
Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 34
3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 34
3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án. 37
3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 37
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 42
4.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 62
4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong gian đoạn vận hành. 70
4.2.2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành. 78
4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 103
4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư. 103
4.3.2. Kế hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. 104
4.3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 105
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo. 106
Chương 5. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 108
Chương 6. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 109
6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 109
6.1.1. Nguồn phát sinh nước thải: 109
6.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa: 81 m3/ngày.đêm. 109
6.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 109
6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 111
6.2.1. Nguồn phát sinh khí thải 111
6.2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải 111
6.2.3. Lưu lượng xả khí thải tối đa. 111
6.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 112
6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 112
6.3.2. Tọa độ vị trí phát sinh (theo tọa độ VN 2000) 112
6.3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung. 113
7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 114
7.1.1. Thời gian vận hành thử nghiệm.. 114
7.2. Chương trình quan trắc chất thải 115
7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 116
7.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 116
7.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm. 116
Chương 8. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 118
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
+ Tên chủ dự án đầu tư thứ nhất: ........
+ Giấy chứng nhận thành lập số .................. do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp ngày 21/01/2023.
+ Địa chỉ trụ sở: .......... Kwun Tong Road, Hồng Kông.
+ Người đại diện theo pháp luật: ..............
+ Điện thoại:.............. E-mail: ...........
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp ....... do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 28/12/2023.
- Giấy chứng nhận đầu tư, mã số dự án: ......... do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cấp chứng nhận lần đầu ngày 26/12/2023, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 10/5/2024.
- Mã số thuế: ..........., đăng ký lần đầu ngày 28/12/2023.
- Tên dự án đầu tư: NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ CHƠI
- Địa điểm thực hiện dự án: KCN Bảo Minh mở rộng, tỉnh Nam Định.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của Dự án (theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần thứ nhất ngày 10/5/2024, mã số dự án ...) là 97.020.000.000 (chín mươi bảy tỷ không trăm hai mươi triệu đồng), là Dự án được phân loại thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định tại khoản 3 điều 9 Luật Đầu tư công.
- Căn cứ lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Nhà máy sản xuất đồ chơi”:
+ Căn cứ quy định tại mục số 17, cột 4, phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô trung bình, không có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án thuộc nhóm B theo pháp luật đầu tư công nên thuộc mục số 2, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
+ Căn cứ vào khoản 1, Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì dự án thuộc đối tượng phải lập Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh Nam Định cấp giấy phép môi trường.
Nội dung báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án theo mẫu phụ lục IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Vị trí của Nhà máy sản xuất .... như sau:
+ Tọa độ ranh giới của dự án:
Bảng 1. 1: Tọa độ ranh giới dự án
Mốc |
Tọa độ |
|
X |
Y |
|
M1 |
2250202.030 |
562207.324 |
M2 |
2250156.730 |
562146.706 |
M3 |
2250156.497 |
562130.664 |
M4 |
2250223.060 |
5620085.910 |
M5 |
2250286.150 |
562137.380 |
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, 2024
+ Vị trí khu đất trong KCN Bảo Minh mở rộng
Hình 1. 1: Vị trí nhà máy trong KCN Bảo Minh mở rộng
Nhà máy nằm tại một phần lô đất CN3A.3, KCN Bảo Minh mở rộng – xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp: giáp phần còn lại của lô đất được giao cho Công ty TNHH ... Việt Nam thực hiện giai đoạn 2 (quy hoạch sản xuất đồ chơi bằng nhựa, đồ điện tử, đồ lưu niệm) - lô đất CN-3A.3;
+ Phía Tây giáp: Đường nội khu D-8, rộng 8m;
+ Phía Bắc giáp: Giáp công ty TNHH Trường Phát;
+ Phía Nam giáp: Đường nội khu N-6, rộng 7m.
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư
a) Quy mô đầu tư
- Tổng diện tích sử dụng đất của dự án: 10.000 m2.
- Tổng vốn đầu tư của dự án: 97.020.000.000 (chín mươi bảy tỷ không trăm hai mươi triệu) đồng, tương đương 4.000.000 (bốn triệu) đô la Mỹ.
b) Công suất của dự án
- Sản xuất các sản phẩm từ cao su như: Sản xuất đồ thủ công, đồ lưu niệm, ốp bảo vệ điện thoại, ốp bảo vệ máy tính bảng, ốp bảo vệ laptop. Sản xuất các sản phẩm khác từ Plastic như: Sản xuất ốp điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay và các sản phẩm dụng cụ làm đồ lưu niệm, trang trí, trưng bày. Rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim. Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại (không gia công xi mạ). Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng. Sản xuất sản phẩm bằng kim loại khác chưa được phân vào đâu: sản xuất huy hiệu, huy chương, vật trang trí bằng kim loại. Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng: sản xuất bảng điều kiển các chương trình trò chơi video, sản xuất màn hình hiển thị thông minh, sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng. Sản xuất đồ chơi, trò chơi mô hình. Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao sản phẩm ngoài trời phục vụ cho nhu cầu lớn của thị trường Việt Nam và thị trường của một số nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới.
Quy mô công suất của cơ sở:
+ Sản xuất đồ chơi, trò chơi: 5.000.000 sản phẩm/năm (tương đương khoảng 500 tấn sản phẩm/năm).
+ Sản xuất đồ lưu niệm: 5.000.000 sản phẩm/năm (tương đương khoảng 500 tấn sản phẩm/năm).
+ Phụ kiện điện tử khác: 950.000 sản phẩm/năm (tương đương khoảng 100 tấn sản phẩm/năm).
+ Sản xuất các sản phẩm kim loại khác: 3.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 290 tấn sản phẩm/năm).
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Các quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy sản xuất được đầu tư máy móc mới, công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín cụ thể như sau:
Quy trình sản xuất đồ chơi bằng nhựa như sau
Hình 1. 2: Sơ đồ công nghệ sản xuất đồ chơi bằng nhựa
Ghi chú:
: Đường công nghệ
: Đường dòng thải
* Thuyết minh quy trình sản xuất:
- Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận quản lý sản xuất sẽ tiến hành sắp xếp đưa vào sản xuất. Tùy từng loại sản phẩm cụ thể (các con vật, logo…) sẽ tiến hành nhập khuôn mẫu từ công ty mẹ, mỗi loại sản phẩm sẽ có một khuôn mẫu riêng. Tuy nhiên, công ty có thể xây dựng mô hình bằng thiết kế 3D và tạo mẫu sản phẩm trước khi khách hàng có yêu cầu, sản phẩm mẫu này được chế tác tự động bằng máy chế tác công nghệ cao sau đó tiến hành chỉnh sửa thủ công, loại bỏ hết các viền để có hình dạng và màu sắc giống với sản phẩm chính sau sản xuất.
- Nguyên liệu gồm những hạt nhựa nguyên sinh hoặc nhựa dạng dẻo được định lượng bằng hệ thống cân tự động sau đó chuyển xuống phễu chờ để đưa vào máy đúc sản phẩm. Tại công đoạn gia nhiệt, điện năng được sử dụng để nâng nhiệt độ của nguyên liệu lên với nhiệt độ từ 1650C – 2250C, các hạt nhựa được làm nóng chảy. Nhựa ở trạng thái nóng chảy sẽ cho đi qua bộ phận đùn ép nóng vào khuôn mẫu định hình.
- Quá trình phun như sau: sau khi nhựa được dẻo hóa trong thùng gia nhiệt của máy ép phun, nó được bơm vào khoang của khuôn kín bằng pít tông hoặc vít chuyển động qua lại để tạo thành sản phẩm nhựa. Phương pháp này có thể xử lý các sản phẩm có hình dạng phức tạp, kích thước chính xác hoặc có hạt dao và mang lại hiệu quả sản xuất cao. Hầu hết các loại nhựa nhiệt dẻo và một số loại nhựa nhiệt rắn (như phenolics) có thể được xử lý bằng phương pháp này. Vật liệu dùng để ép phun phải có tính lưu động tốt để lấp đầy khoang khuôn để thu được sản phẩm
Máy ép phun bao gồm ba phần:
+ Bộ phận phun, bộ phận kẹp và khuôn ép. Có hai biểu thức cho thông số kỹ thuật của máy ép phun: một là khối lượng hoặc trọng lượng phun tối đa mỗi lần và hai là lực kẹp tối đa. Các thông số chính khác của máy ép phun là khả năng hóa dẻo, tốc độ phun và áp suất phun.
Hình 1. 3: Máy ép phun
+ Bộ phận tiêm: Bộ phận chính của máy ép phun. Nhựa được nung nóng và dẻo hóa thành trạng thái lỏng, sau đó được bơm vào khuôn dưới áp suất. Các phương pháp phun bao gồm loại pít tông, loại dẻo trước và loại trục vít chuyển động qua lại. Loại thứ hai có ưu điểm là dẻo hóa đồng đều, tổn thất áp suất phun nhỏ và cấu trúc nhỏ gọn và được sử dụng rộng rãi.
+ Bộ phận kẹp khuôn: Nó được sử dụng để đóng khuôn cố định và khuôn di động của khuôn, đồng thời thực hiện hành động đóng mở của khuôn và đẩy ra thành phẩm.
+ Khuôn ép: Được gọi là ép phun, nó bao gồm hệ thống cổng, các bộ phận đúc và các bộ phận kết cấu.
① Hệ thống rót dùng để chỉ kênh dòng nhựa từ vòi phun của máy phun đến khoang khuôn.
② Các bộ phận đúc dùng để chỉ các bộ phận cấu thành khoang khuôn, bao gồm khuôn cái và màng dương.
③ Các bộ phận kết cấu, bao gồm cả thanh dẫn hướng, tước, kéo lõi, tay chia và các bộ phận khác. Khuôn được chia thành hai phần, khuôn cố định và khuôn di động, lần lượt được cố định trên tấm cố định và tấm di động của thiết bị kẹp khuôn, còn khuôn di động hoàn thành thao tác đóng mở bằng chuyển động của khuôn di động đĩa. Khuôn có thể được làm nóng hoặc làm mát khi cần thiết.
- Những chi tiết sau khi ép phun nhựa thành hình sẽ được làm nguội và cắt tỉa các phần thừa trước khi chuyển sang bộ phận in phun sơn.
- Quy trình sơn như sau: các chi tiết di chuyển trên băng tải vào buồng phun, súng phun được lắp ở hai phía đối diện buồng phun để có thể sơn cùng lúc hai mặt của sản phẩm. Công nhân tiến hành sơn sẽ điều chỉnh tốc độ cũng như lượng sơn phun ra. Lượng bột sơn dư không bám dính vào sản phẩm sẽ được thu hồi bằng bộ lọc, hiệu suất thu hồi của bộ lọc khá cao, khoảng 99%. Bột sơn dư, bột sơn thu hồi được tái sử dụng cho lần sơn sau bằng cách trộn thêm vào bột sơn mới để phun theo tỉ lệ 1:1.
- Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào sấy bằng máy sấy. Nếu cần vẽ thêm những hình thù khác nhau sản phẩm sẽ được chuyển đến bộ phận in phun rồi được chuyển đến bộ phận lắp ráp thành sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện được đưa qua bộ phận kiểm tra. Sau khi kiểm tra Công ty sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm và chuyển tới kho lưu giữ sản phẩm.
- Một số hình ảnh sản phẩm được sản xuất từ nhựa của nhà máy như sau:
Hình 1. 4: Đồ chơi bằng nhựa, cao su
Công nghệ sản xuất đồ chơi từ cao su
Hình 1. 5: Quy trình sản xuất đồ chơi bằng cao su
* Thuyết minh quy trình sản xuất đồ chơi bằng cao su
Bột cao su có thể được trộn với các chất phụ gia như chất màu, chất chống oxy hóa, chất gia cường để tạo ra hỗn hợp cao su kỹ thuật có các đặc tính mong muốn. Sau đó, hỗn hợp này được trộn thành phần đảm bảo đồng nhất.
Cao su được đặt trong khuôn và chịu sự tác động của nhiệt độ, áp suất, cùng với việc thêm các hợp chất vulcanizing agent như lưu huỳnh hoặc peroxit tạo ra mạng lưới liên kết chéo giữa chuỗi cao su, cải thiện tính đàn hồi, độ bền, chịu nhiệt để tạo hình sản phẩm
Cao su được ép thành các sản phẩm theo yêu cầu về kỹ thuật, hình dạng, kích thước từ phía khách hàng.
Công nhân sẽ cắt tỉa các bavia thừa trên sản phẩm cho sắc nét và thẩm mỹ, kiểm tra hoàn thiện các chi tiết của sản phẩm theo yêu cầu về kỹ thuật.
Quy trình sơn như sau: các chi tiết di chuyển trên băng tải vào buồng phun, súng phun được lắp ở hai phía đối diện buồng phun để có thể sơn cùng lúc hai mặt của sản phẩm. Công nhân tiến hành sơn sẽ điều chỉnh tốc độ cũng như lượng sơn phun ra. Lượng bột sơn dư không bám dính vào sản phẩm sẽ được thu hồi bằng bộ lọc, hiệu suất thu hồi của bộ lọc khá cao, khoảng 99%. Bột sơn dư, bột sơn thu hồi được tái sử dụng cho lần sơn sau bằng cách trộn thêm vào bột sơn mới để phun theo tỉ lệ 1:1.
Sau khi phun sơn, dán nhãn, tem, sản phẩm hoàn thiện được đưa qua bộ phận kiểm tra. Sau khi kiểm tra Công ty sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm và chuyển tới kho lưu giữ sản phẩm.
Sảm phẩm được nhập kho và đợi xuất hàng ra khỏi kho.
Quy trình sản xuất đồ lưu niệm bằng kim loại
Hình 1. 6: Quy trình sản xuất đồ lưu niệm bằng kim loại
* Thuyết minh quy trình sản xuất đồ lưu niệm bằng kim loại
- Phôi kim loại được máy ép đúc, ép thành hình dạng theo yêu cầu của khách hàng, máy ép đúc sử dụng nguồn điện có tần số cao để đi qua vật liệu dẫn điện và tạo ra hiện tượng gia nhiệt cảm ứng. Dưới tác dụng của hiện tượng gia nhiệt cảm ứng sẽ sinh ra lượng nhiệt cực lớn trong lòng phôi giúp dẽ dàng nung đỏ kim loại cần nung làm mềm và chảy vào khuôn đúc.Kim loại ở trạng thái lỏng chảy vào lòng khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu, sau khi kim loại đông đặc trong khuôn, sản phẩm đúc sẽ được lấy ra ngoài.
- Các sản phẩm được chuyển qua máy dập kim loại để tạo thành hình các sản phẩm như mong muốn với độ dầy mỏng theo yêu cầu.
- Các sản phẩm tiếp tục chuyển qua quá trình, mài, dũa, cắt gọt, tạo hình sản phẩm: Sử dụng các dụng cụ cắt cầm tay như đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren để tạo cho sản phẩm có hình dáng sắc nét, đẹp, loại bỏ các bavia dư thừa trong quá trình đúc, dập.
- Mạ điện là một quá trình điện hóa và quá trình oxy hóa khử. Quá trình cơ bản của mạ điện là nhúng các bộ phận vào dung dịch muối kim loại làm cực âm, Tấm kim loại được sử dụng làm cực dương và sau khi kết nối nguồn điện, lớp mạ cần thiết sẽ được lắng đọng trên bộ phận.
Lớp mạ điện thường mỏng, từ vài micron đến hàng chục micron. Thông qua mạ điện, lớp bề mặt bảo vệ trang trí và chức năng khác nhau có thể thu được trên các sản phẩm bằng kim loại.
Công nghệ tráng phủ được nhà máy áp dụng là: Mạ Crôm, Mạ Niken, Mạ đồng, Mạ kẽm.
Việc xử lý bề mặt trước khi mạ điện được trải qua nhiều công đoạn, các công đoạn có thể thực hiện nhiều lần nhằm xử lý tối ưu hóa bề mặt sản phẩm trước khi mạ. Về cơ bản quy trình mạ Crôm, mạ Niken, mạ Đồng, mạ Kẽm là như nhau, chỉ khác nhau về dung dịch mạ đưa vào các bể mạ.
+ Công đoạn tẩy sáp: Bề mặt sản phẩm kim loại sau nhiều công đoạn sản xuất cơ khí thường dính sáp, dù rất mỏng cũng đủ để làm cho bề mặt trở nên kị nước, không tiếp xúc được với dung dịch tẩy, dung dịch mạ…Do đó trước khi mạ phải thực hiện công đoạn tẩy sáp bám trên bề mặt kim loại.
Bể tẩy sáp chứa nước và hóa chất (NaOH), trong bể duy trì ở nhiệt độ 600C , chất tẩy sáp giúp hòa tan tốt các loại dầu mỡ, không ăn mòn kim loại, không bắt lửa. Sau đó các sản phẩm được chuyển qua bể chứa nước rửa sạch sáp và hóa chất.
Sau mỗi mẻ oxi hóa bề mặt, tẩy sáp, dầu mỡ kiểm tra lại nồng độ hóa chất tẩy tại các bể tẩy và bổ sung thêm trước khi cho mẻ nguyên liệu tiếp theo vào bể. Sau thời gian sử dụng khoảng 7 ngày sẽ thay thế toàn bộ các dung dịch tẩy trong các bể. Nước thải được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý trước khi đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Bảo Minh.
+ Oxi hóa bề mặt sản phẩm: Các sản phẩm tiếp tục được đưa sang bể chứa dung dịch H2SO4 để oxi hóa các chất còn dính bám trên bề mặt sản phẩm, sau đó rửa sạch bằng nước trước khi chuyển sang công đoạn điện phân.
+ Công đoạn điện phân: bể diện phân chứa các dung dịch điện phân là sự kết hợp của các hóa chất hoạt động bề mặt và NaOH 10% ở nhiệt độ 400C trong thời gian 3-4 phút, nước thải từ bể điện phân cũng được thay thế định kì và nước thải được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý trước khi đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Bảo Minh.
+ Công đoạn mạ đồng (đối với những sản phẩm cần mạ bằng kẽm): Đồng là lớp mạ lót quan trọng để nâng cao độ bám chắc của lớp mạ. Dung dịch mạ đồng thường là Đồng pyrophotphat; Kali pyrophotphat, Cu2+ , mật độ dòng điện từ 1-1,5A/dm2, thời gian mạ 15 phút, cực Anot là Đồng nguyên chất còn Catot là các sản phẩm cần mạ, sau quá trình mạ sản phẩm được đưa vào bể rửa bằng nước rồi tiếp tục chuyển sang giai đoạn mạ Niken. Quá trình mạ đồng kẽm thoát ra chủ yếu là hơi axit, được chụp hút dẫn về hệ thống xử lý trước khi thoát ra ngoài môi trường.
+ Công đoạn mạ niken: Dung dịch mạ niken thường là H2SO4, NiCl2, H3BO3, NiSO4, phụ gia khác (chất làm đầy, chất làn mềm, chất làm ẩm, chất làm bóng Ni 01-28), duy trì pH khoảng 5-5,5; nhiệt độ từ 18-200C, mật độ dòng điện từ 1-1,5A/dm2, thời gian mạ 15 phút. Quá trình mạ Niken thoát ra chủ yếu là hơi axit, được chụp hút dẫn về hệ thống xử lý trước khi thoát ra ngoài môi trường. Quá trình mạ đồng kẽm thoát ra chủ yếu là hơi axit, được chụp hút dẫn về hệ thống xử lý trước khi thoát ra ngoài môi trường. Sau khi mạ niken tiến hành rửa trong bể nước tinh khiết để làm sạch bề mặt sản phẩm cần mạ sau đó đưa qua hệ thống sấy làm khô sản phẩm để chuyển sang mạ Crom.
+ Công đoạn mạ Crom: Dung dịch mạ Crom là H2SO4, H2CrO4 (axit cromic). Sản phẩm được đưa vào bể mạ, vật cần mạ được gắn với cực âm catot. Độ dày của lớp mạ tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian cần mạ. Quá trình Crom thoát ra chủ yếu là hơi axit, được chụp hút dẫn về hệ thống xử lý trước khi thoát ra ngoài môi trường. Sau khi mạ crom tiến hành rửa trong bể nước tinh khiết để làm sạch bề mặt sản phẩm cần mạ sau đó đưa qua hệ thống sấy làm khô sản phẩm sau trước khi đưa đi kiểm tra, đóng gói sản phẩm.
- Phun sơn, phun keo: các sản phẩm được phun sơn, phun keo để tăng độ thẩm mỹ, đạt được yêu cầu của khách hàng trước khi chuyển sang công đoạn đóng gói sản phẩm
- Kiểm tra sản phẩm và đóng gói: thực hiện kiểm tra độ mịn, đều các bề mặt sản phẩm, sau đó đưa vào dây truyền đóng gói sản phẩm và lưu kho.
Một số hình ảnh sản phẩm đồ lưu niệm bằng kim loại của nhà máy như sau:
Hình 1. 7: Đồ lưu niệm bằng kim loại
Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của nhà máy dự kiến như sau:
Bảng 1. 2: Danh mục máy móc sản xuất
STT |
Tên máy móc |
Số lượng |
Xuất xứ |
I |
Dây truyền sản xuất đồ chơi bằng nhựa |
||
1 |
Máy trộn liệu |
1 |
Trung quốc |
2 |
Máy ép phun |
10 |
Trung quốc |
3 |
Máy phun sơn |
8 |
Trung quốc |
4 |
Máy in nhiệt |
1 |
Trung quốc |
5 |
Máy đánh bóng |
1 |
Trung quốc |
II |
Dây truyền sản xuất đồ chơi bằng cao su |
||
6 |
Bộ khuôn silocon+ thạch cao |
4 |
Trung quốc |
7 |
Máy ép dầu lưu hóa cao su |
4 |
Trung quốc |
8 |
Máy phun sơn |
1 |
Trung quốc |
III |
Dây truyền sản suất đồ lưu niệm bằng kim loại |
||
9 |
Máy đúc kim loại |
15 |
Trung quốc |
10 |
Máy dập |
10 |
Trung quốc |
11 |
Máy đánh bóng |
10 |
Trung quốc |
12 |
Máy phun sơn |
8 |
Trung quốc |
13 |
Máy tạo khuôn |
8 |
Trung quốc |
14 |
Hệ thống mạ điện |
1 |
Trung quốc |
15 |
Máy khoan |
2 |
Trung quốc |
16 |
Máy tiện |
2 |
Trung quốc |
17 |
Máy phay |
2 |
Trung quốc |
18 |
Máy mài |
2 |
Trung quốc |
19 |
Máy đánh bóng |
2 |
Trung quốc |
20 |
Máy nén khí |
2 |
Trung quốc |
21 |
Máy sấy |
2 |
Trung quốc |
22 |
Máy phân phối keo |
2 |
Trung quốc |
23 |
Máy ép dầu lưu hóa cao su |
6 |
Trung quốc |
24 |
Máy hút chân không |
6 |
Trung quốc |
IV |
Dây truyền lắp ráp thiết bị, đồ chơi điện tử |
||
25 |
Dây truyền lắp ráp tự động |
2 |
Trung quốc |
V |
Máy móc phụ trợ sản xuất |
|
|
26 |
Máy phát điện dự phòng |
1 |
Việt Nam |
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, năm 2024)
1.3.3. Sản phẩm của dự án
Sản phẩm của dự án đầu tư là sản xuất đồ chơi, trò chơi; đồ lưu niệm; phụ kiện điện tử khác. Chi tiết như sau:
Bảng 1. 3: Công suất sản xuất của dự án
TT |
Nội dung |
Công suất sản phẩm của dự án |
1. |
Sản phẩm đồ chơi, trò chơi |
5.000.000 sản phẩm/năm |
2. |
Sản phẩm đồ lưu niệm |
5.000.000 sản phẩm/năm |
3. |
Sản phẩm phụ kiện điện tử khác |
950.000 sản phẩm/năm |
4. |
Sản phẩm kim loại khác |
3.000.000 sản phẩm/năm |
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, năm 2024
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn xây dựng
1.4.1.1. Nguyên liệu xây dựng
Khối lượng vật tư phục vụ cho việc thi công xây dựng khoảng 7.092 tấn bao gồm cát, đá, sắt, thép, gạch .... Nguyên vật liệu phục vụ thi công và máy móc thi công xây dựng được mua và vận chuyển từ khu vực huyện Vụ Bản. Thời gian quá trình thi công xây dựng dự án là 156 ngày (6 tháng). Khối lượng vật liệu sử dụng giai đoạn xây dựng dự án là:
Bảng 1. 4: Khối lượng vật liệu sử dụng giai đoạn xây dựng dự án
STT |
Nội dung |
Đơn vị |
Khối lượng |
Khối lượng riêng |
Quy ra tấn |
1 |
Vữa bê tông |
m3 |
1.189 |
1,8 tấn/m3 |
2139,84 |
2 |
Bê tông nhựa nóng |
tấn |
625 |
- |
625 |
3 |
Xi măng |
kg |
409.983 |
- |
409,98 |
4 |
Thép bản |
tấn |
525 |
- |
525 |
5 |
Thép khung |
tấn |
365 |
- |
364,5 |
6 |
Sơn các loại |
lít |
2.160 |
1,04kg/lit |
2,25 |
7 |
Cát các loại |
m3 |
1.899 |
1,3 tấn/m3 |
2468,7 |
8 |
Đá ốp các loại |
m2 |
3.953 |
56kg/m2 |
221,34 |
9 |
Bột bả, bột màu |
tấn |
5 |
- |
4,6 |
10 |
Gỗ đà nẹp, gỗ ván các loại |
m3 |
9,9 |
0,9 tấn/m3 |
8,91 |
11 |
Que hàn |
kg |
336 |
- |
0,34 |
12 |
Dung dịch chống thấm |
kg |
1.221 |
- |
1,22 |
13 |
Gạch XM220x106x60 |
viên |
58.389 |
2,5kg/viên |
145,97 |
14 |
Tôn múi lợp mái |
m2 |
2.635 |
20kg/m2 |
52,7 |
15 |
Dây thép |
kg |
1.662 |
- |
1,66 |
16 |
Cấu kiện bê tông đúc sẵn cho hệ thống thoát nước mưa, nước thải |
tấn |
120 |
- |
120 |
TỔNG |
tấn |
7.092 |
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án)
1.4.1.2. Nhu cầu sử dụng nước
a) Nước cấp cho sinh hoạt
Số công nhân xây dựng khoảng 30 người. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho công nhân xây dựng là 60 lít/người/ngày (theo TCVN 13606:2023 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình – yêu cầu thiết kế). Như vậy, tổng lượng nước cấp mỗi ngày là 1,8 m3/ngày. Lưu lượng nước thải sinh hoạt bằng 100% nước cấp, nên lưu lượng nước thải là 1,8 m3/ngày.
b) Nước cấp cho thi công xây dựng
- Nước rửa cốt liệu, cát đá,…với lượng sử dụng 1 m3/ngày.
- Nước thải vệ sinh, xịt rửa thùng xe trộn bê tông tươi, ước tính khoảng 2 m3/ngày.
- Nước trộn bê tông: Theo ước tính nước dùng cho quá trình trộn bê tông khoảng 3 m3/ngày.
- Nước phun ẩm giảm bụi: 1m3/ngày.
Như vậy tổng lượng nước sử dụng cho quá trình thi công xây dựng dự án ước tính khoảng 7 m3/ngày.
1.4.1.3. Nhu cầu sử dụng nhân lực, các loại máy móc, thiết bị
Trong quá trình thi công xây dựng dự kiến có 30 công nhân.
Trang thiết bị máy móc dự kiến phục vụ quá trình thi công Dự án như sau:
Bảng 1. 5: Danh mục các thiết bị máy móc phục vụ giai đoạn xây dựng
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
Số lượng |
Tình trạng/xuất xứ |
1 |
Ô tô vận chuyển 10 tấn |
03 |
- Tốt, đảm bảo an toàn trong quá tình thi công; - Nhật Bản/Trung Quốc. |
2 |
Máy ủi |
01 |
|
3 |
Máy trộn bê tông |
02 |
|
4 |
Máy đầm |
01 |
|
5 |
Máy hàn |
02 |
|
6 |
Máy khoan |
01 |
|
8 |
Máy cắt thép |
02 |
|
9 |
Máy gò uốn thép |
01 |
|
10 |
Máy đóng cọc |
01 |
|
11 |
Máy lu |
01 |
|
12 |
Ô tô tưới nước 5 m3 |
01 |
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, năm 2024)
1.4.2. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn vận hành
1.4.2.1. Nguyên liệu sản xuất chính
Nguyên liệu chính phục vụ hoạt động sản xuất tại nhà máy chủ yếu là hạt nhựa PVC, ABS... sơn, dung môi và các nguyên phụ liệu khác như thùng carton, túi nilon,… phục vụ cho hoạt động sản xuất đồ chơi bằng (Các nguyên liệu được nhập đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, cũng như tiêu chuẩn an toàn chất lượng và an toàn cho trẻ khi tiếp xúc).
Bảng 1. 6: Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Số lượng |
I |
Nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ chơi nhựa |
||
1 |
Nhựa Poly |
Tấn/năm |
500 |
2 |
Nhựa ABS |
Tấn/năm |
250 |
3 |
Nhựa TPR |
Tấn/năm |
250 |
4 |
Nhựa silicon |
Tấn/năm |
10 |
5 |
Viên kiềm |
Tấn/năm |
1 |
6 |
Sơn |
Tấn/năm |
2 |
7 |
Dung môi pha sơn |
Tấn/năm |
2 |
II |
Nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ chơi cao su |
||
8 |
Cao su |
Tấn/năm |
50 |
9 |
Bột thạch cao, Bột canxi cacbonat |
Tấn/năm |
2 |
10 |
Sơn |
Tấn/năm |
1 |
11 |
Dung môi pha sơn |
Tấn/năm |
1 |
III |
Nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ lưu niệm bằng kim loại |
||
11 |
Hợp kim kẽm |
Tấn/năm |
250 |
12 |
Viên kiềm |
Tấn/năm |
4 |
13 |
Sơn |
Tấn/năm |
1 |
14 |
Dung môi pha sơn |
Tấn/năm |
1 |
IV |
Nguyên liệu lắp ráp đồ chơi điện tử |
|
|
15 |
Phụ kiện điện tử lắp ráp đồ chơi |
Tấn/năm |
2 |
V |
Nguyên liệu sản xuất chung |
|
|
16 |
Nguyên vật liệu khác (thùng carton, băng dính,…) |
Tấn/năm |
20 |
17 |
Keo |
Tấn/năm |
1 |
18 |
Sơn |
Tấn/năm |
1 |
19 |
Dung môi pha sơn |
Tấn/năm |
1 |
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án)
Các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất bao gồm:
Bảng 1. 7 : Khối lượng nhiên liệu, hóa chất sử dụng
TT |
Tên hóa chất |
Đơn vị/năm |
Khối lượng |
I |
Hóa chất sử dụng cho sản xuất |
||
|
Dung dịch tẩy sáp (Trichloroethylene – C2HCl3 |
Tấn/năm |
3 |
|
NaOH |
Tấn/năm |
2,5 |
|
Chất hoạt động bề mặt |
Tấn/năm |
2,5 |
|
Axit Sunfuric (H2SO4) |
Tấn/năm |
3 |
|
Niken Clorua (NiCl2) |
Tấn/năm |
3 |
|
Axit Boric |
Tấn/năm |
3 |
|
Niken sunfat (NiSO4) |
Tấn/năm |
3 |
|
Chất phủ bóng |
Tấn/năm |
1,2 |
|
Axit cromic (H2CrO4) |
Tấn/năm |
3 |
|
Cromic (CrO3) |
Tấn/năm |
3 |
|
Muối Niken |
Tấn/năm |
0,5 |
|
Đồng Pyrophosphate (Cu2P2O7) |
Tấn/năm |
1,5 |
|
Kali Pyrophosphate(K2P2O7) |
Tấn/năm |
2 |
|
Natrixyanide (NaCN) |
Tấn/năm |
2 |
II |
Hóa chất sử dụng cho HTXL nước thải |
||
|
Axit Sunfuric (H2SO4) |
Tấn/năm |
0,5 |
|
Natri metabisunfit Na2S2O5 |
Tấn/năm |
1 |
|
Sắt II Sunfat FeSO4 |
Tấn/năm |
1,2 |
|
Kiềm NaOH |
Tấn/năm |
0,5 |
|
Natrihypoclorit |
Tấn/năm |
1 |
|
PAC |
Tấn/năm |
1,5 |
|
Chất thu hồi kim loại nặng cao phân tử |
Tấn/năm |
1 |
|
Hydroperoxit (H2O2) |
Tấn/năm |
0,5 |
|
Javen (NaOCl) |
Tấn/năm |
0,5 |
III |
Vật tư, hóa chất dùng cho hệ thống xử lý khí thải |
||
|
Than hoạt tính |
Tấn/năm |
0,4 |
1.4.2.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước và một số nguyên vật liệu khác
a) Nhu cầu sử dụng điện
- Nhu cầu sử dụng điện: cho 1 năm sản xuất ổn định của dự án như sau:
+ Điện cho sản xuất chính: 2.600 Mwh/năm;
+ Điện chiếu sáng: 3,5 Mwh/năm;
+ Điện cho bảo vệ và các hoạt động khác: 4,5 Mwh/năm.
Tổng nhu cầu sử dụng điện cho 1 năm là: 2.608 Mwh.
- Sử dụng nguồn điện được cung cấp từ hệ thống dẫn điện do Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng đã xây dựng và lắp đặt.
- Toàn bộ hệ thống dây dẫn đều đi đường ngầm tường, ngầm trần và đặt trong ống nhựa PVC. Từng công trình và từng thiết bị tùy theo vị trí lắp đặt đã được phân pha trực tiếp theo các đường trục với mục đích cân bằng tải hiệu quả nhất, nâng cao được hệ số, tránh hiện tượng kém ổn định của điện áp sử dụng và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
b) Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước Công ty sử dụng được cung cấp bởi hệ thống cấp nước sạch của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Bảo Minh. Vị trí đấu nối cấp nước sạch trên vỉa hè đường N-7 (Theo công văn số 104/TB-Cty ngày 26/6/2024 của Công ty CP Đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh) có tọa độ: X = 2250374,67 Y = 562060,93
Tổng lượng nước nhà máy sử dụng thực tế trung bình trong 1 ngày là 85,72(m3/ngày đêm) tương đương 28.029 (m3/năm) trong đó 1 năm nhà máy hoạt động 327 ngày. Trong đó:
+ Nước dùng trong sản xuất
Hoạt động sản xuất của công ty có sử dụng nước tại công đoạn làm nguội các sản phẩm nhựa sau quá trình tạo hình và hoạt động vệ sinh khuôn đúc. Trong đó lượng nước sử dụng làm nguội không thải ra môi trường bên ngoài mà chỉ bị hao hụt do quá trình bay hơi, nên hàng ngày công ty cần bổ sung thêm một lượng nước nhất định để bù vào lượng nước đã bị hao hụt này. Căn cứ vào hoạt động sản xuất của Công ty lượng nước sử dụng trong quá trình này khoảng 47 m3/ngày.
- Lượng nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải 5 m3/ngày đêm;
- Lượng nước cho hệ thống pha dung môi, hóa chất phục vụ sản xuất 2 m3/ngày đêm;
- Lượng nước cấp rửa cho hệ thống thiết bị mạ khoảng 40 m3/ngày đêm
=> Vậy lượng nước cung cấp cho sản xuất của công ty khoảng 47 m3/ngày đêm.
+ Nước dùng trong sinh hoạt
Số lượng cán bộ, công nhân tại nhà máy sản xuất dự kiến là 600 người. Định mức nước cấp cho sinh hoạt của mỗi cán bộ, công nhân làm việc không ăn ở tại phân xưởng tỏa nhiệt trên 20 Kcal/m3-h là 60 lít/người.ngày (Theo TCVN 13606:2023 - Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế).
Như vậy, với số lượng lao động là 600 người thì nhu cầu sử dụng nước là: 600 x 60 lít/người/ngày = 36 m3/ngày.đêm.
+ Nước dùng cho tưới cây, rửa đường
Với diện tích cây xanh tại dự án là 2.240m2, diện tích đường nội bộ là 2.054m2. Theo TCVN 13606:2023 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế, định mức sử dụng nước rửa đường là 0,4 l/m2/ngày, định mức sử dụng nước tưới cây bằng ống mềm 0,4 l/m2/ngày. Nhu cầu sử dụng nước tưới cây và nước rửa đường là 1,72m3/ngày đêm.
+ Nước dùng cho phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Công ty xây dựng 01 bể nước PCCC âm dưới đất gần khu vực cổng ra vào thể tích 500 m3.
Bảng 1. 8: Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy
TT |
Nhu cầu sử dụng |
Giai đoạn hoạt động công suất tối đa (m3/ngày đêm) |
1 |
Nước cấp sinh hoạt (600 công nhân) |
36 |
2 |
Nước cấp sản xuất |
47 |
2.1 |
Nước cung cấp hệ thống xử lý khí thải |
5 |
2.2 |
Nước pha dung môi hóa chất |
2 |
2.3 |
Nước cấp cho hệ thống mạ |
40 |
3 |
Nước dùng cho tưới cây, rửa đường |
1,72 |
|
Tổng |
84,72 |
c) Dự báo nước thải phát sinh tại nhà máy trong giai đoạn hành
Dựa trên nhu cầu sử dụng nước của dự án, tính toán nước thải phát sinh như sau:
Bảng 1. 9: Khối lượng nước thải phát sinh của cơ sở
STT |
Loại nước |
Khối lượng nước thải phát sinh (m3/ ngày đêm) |
Ghi chú |
---|---|---|---|
1 |
Nước thải sinh hoạt |
36 |
100% nước cấp |
2 |
Nước thải sản xuất |
45 |
|
2.1 |
Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải |
5 |
|
2.2 |
Nước thải từ hệ thống bể mạ kẽm |
40 |
|
|
Tổng |
81 |
|
Như vậy, lượng nước phát sinh của dự án là 81 m3/ngày đêm, trong đó nước thải sinh hoạt là 36 m3/ngày đêm và nước thải sản xuất là 45 m3/ngày đêm.
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
1.5.1. Các hạng mục công trình dự án
Nhà máy sản xuất được xây dựng trên diện tích 10.000m2 với bố trí các hạng mục công trình như sau:
Bảng 1. 10: Cân bằng sử dụng đất
STT |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Mật độ (%) |
1 |
Đất xây dựng công trình |
5.643,30 |
56,43 |
|
Đất xây dựng xưởng |
4.608,00 |
46,08 |
|
Đất xây dựng văn phòng |
576,00 |
5,76 |
|
Đất xây dựng phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật |
459,30 |
4,59 |
2 |
Vỉa hè + sân đường |
2.227,39 |
22,27 |
3 |
Cây xanh |
2.129,31 |
21,29 |
4 |
Tổng diện tích đất |
10.000,00 |
100,00 |
5 |
Tổng diện tích sàn xây dựng |
11.632,20 |
|
6 |
Hệ số sử dụng đất |
1,16 |
|
7 |
Tầng cao |
Tối thiểu: 1 tầng |
|
Tối đa: 3 tầng |
|||
8 |
Chiều cao tối đa |
20,00 |
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, 2024)
Các hạng mục xây dựng được thống kê như sau:
- Nhà xưởng sản xuất: Có diện tích xây dựng 2304 m2, thiết kế 2 tầng, số lượng: 2 nhà xưởng. Được bố trí máy móc thiết bị cho 4 dây truyền sản xuất các sản phẩm của dự án, mặt bằng bố trí máy móc thiết bị sản xuất đính kèm Phụ lục.
- Nhà văn phòng: Có diện tích xây dựng 288 m2, thiết kế 3 tầng, số lượng: 2 nhà văn phòng. Kiến trúc nhà dùng tường gạch kết hợp vách kính, hệ vách kính lớn giúp cho không gian làm việc luôn được tiếp cận với ánh sáng tự nhiên, kết hợp với cửa sổ lấy khí. Nhà kết cấu cột bê tông cốt thép, dầm sàn mái bê tông cốt thép.
- Khu phụ trợ:
+ Nhà bảo vệ: Có diện tích xây dựng là 24 m2, 1 tầng, chiều cao 3,7m. Kiến trúc nhà dùng tường gạch kết hợp vách kính, hệ vách kính lớn giúp cho không gian làm việc luôn được tiếp cận với ánh sáng tự nhiên, kết hợp với cửa sổ lấy khí. Nhà kết cấu cột bê tông cốt thép, dầm sàn mái bê tông cốt thép.
+ Nhà bơm: Có diện tích xây dựng là 30 m2, 1 tầng, chiều cao 3,7m. Kiến trúc nhà dùng tường gạch, mái nhà sử dụng sàn bê tông cốt thép.
+ Nhà chứa chất thải sinh hoạt: Có diện tích xây dựng là 36m2, chiều cao 3,7m. Kiến trúc nhà dùng tường gạch, mái nhà sử dụng sàn bê tông cốt thép.
+ Nhà chứa chất thải công nghiệp: Có diện tích xây dựng là 36m2, chiều cao 3,7m. Kiến trúc nhà dùng tường gạch, mái nhà sử dụng sàn bê tông cốt thép.
+ Nhà chứa chất thải nguy hại: Có diện tích xây dựng là 36m2, chiều cao 3,7m. Kiến trúc nhà dùng tường gạch, mái nhà sử dụng sàn bê tông cốt thép.
+ Nhà chứa hóa chất: Có diện tích xây dựng là 36m2, chiều cao 3,7m. Kiến trúc nhà dùng tường gạch, mái nhà sử dụng sàn bê tông cốt thép.
+ Các công trình phụ trợ khác;
- Công trình sân đường, hạ tầng xung quanh:
+ Diện tích sân đường: 2.457,00 m2.
+ Đường giao thông trong nhà máy sử dụng kết cấu bê tông không những đảm bảo chịu tải trọng xe tải nặng chuyển hàng mà còn đủ khoảng tĩnh không cho xe cứu hỏa theo quy định.
+ Diện tích cây xanh, cảnh quan: 2.014,00 m2
>>> XEM THÊM: Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường khu du lịch sinh thái
GỌI NGAY – 0903 649 782 - 028 351 46 426
Gửi bình luận của bạn