Báo cáo đề xuất cấp giầy phép môi trường dự án trung tâm nuôi trồng thuỳ sản

Báo cáo đề xuất cấp giầy phép môi trường (GPMT) dự án trung tâm nuôi trồng thuỳ sản. Nuôi thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc kiểm soá t chất lượng nguồn nước, thức ăn, con giống, kiểm soát dịch bệnh, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như BAP, ASC.

Ngày đăng: 15-03-2025

31 lượt xem

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH THUỶ SẢN

Địa chỉ công ty: Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Ông) ......

Chức vụ: Giám đốc, tổng giám đốc

Điện thoại: ..........      Fax: ........

Giấy chứng nhận đãng ký doanh nghiệp số: ........ đãng ký lần đầu ngày 02 tháng 01 năm 2008. Đăng ký thay đổi lần thứ: 10, ngày 15 tháng 05 năm 2018. cấp lại lần thứ: 11, ngày 15 tháng 05 năm 2018.

2. Tên dự án đầu tư

TRUNG TÂM NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

2.1.Địa điểm thực hiên dự án đầu tư:

Dự án “Trung tâm nuôi trồng thuỷ sản ” được thực hiện tại ấp 6, xã Tân Hội Trung và ấp 4, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

  • Phía Bắc: giáp khu du lịch Tân Hội Trung;
  • Phía Nam: giáp trang trại cá sấu của người dân;
  • Phía Đông: giáp kênh 5000;
  • Phía Tây: giáp tỉnh lộ 850 và kênh Xáng Phèn.

Tọa độ các góc khu vực dự án như sau:

Bảng 1.1. Thống kê tọa độ các góc của dự án

STT

Tên điểm

Tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°

X

Y

1

A

1154578

586694

2

B

1154581

587008

3

c

1154546

587022

4

D

1154011

587025

5

E

1154009

586690

Vị trí dự án

Hình 1.1. Sơ đồ giới hạn vị trí các mốc điểm của dự án

Dự án này trước đây là vùng nuôi của Công ty TNHH ..., đến tháng 11/2020 được chủ dự án là Công ty TNHH Thủy Sản ... mua lại để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình.

2.2. Cơ sớ pháp lý

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp, đãng ký lần đầu ngày 02/01/2008, đăng ký lần thứ 10 ngày 15/05/2018, cấp lại lần thứ 1 ngày 15/05/2018.

Thửa đất số 45, tờ bản đồ số 1, diện tích 123.028,7 m2, số vào sổ cấp giấy chứng nhận ..do Ưỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 14/3/2022;

Thửa đất số 383, tờ bản đồ số 11, diện tích 59.640,2 m2, số vào sổ cấp giấy chứng nhận .. do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 14/3/2022;

Thửa đất số 364, tờ bản đồ số 11, diện tích 3.168,0 m2, số vào sổ cấp giấy chứng nhận .. do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 14/3/2022;

Dự án thuộc nhóm c theo điểm a khoản 4 Điền 8 và Khoản 3 Điều 10 theo Luật Đầu tư công năm 2019, thuộc loại hình nuôi trồng thúy sản với tổng mức đầu tư là 42.000.000.000 VNĐ (Bốn mươi hai tỷ đồng).

Dự án thuộc nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, thuộc số thứ tự 2 Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định sổ 08:2022/NĐ-CP - Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật Báo vệ môi trường sổ 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022. Dự án thuộc đối tượng có giấy phép môi trường, thuộc thâm quyên cấp phép của ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh theo Điểm 4 Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường;

Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường cho dự án “Trung tâm nuôi trồng thủy sản” được thực hiện theo mẫu phụ lục XI — Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án dầu tư nhóm III theo Nghị (lịnh số 08/2022/ND-CP - Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án

Quy mô diện tích: 185.839,6m2 (ỵới diện tích mặt nước ao nuôi là 114,9m2).

Công suất hoạt động: 2.980 tấn cá tra/năm.

Bảng 1. 2. Thống kê các hạng mục công trình và phân khu chức năng của dự án

STT

Hạng mục

Số lượng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Ao nuôi

07

79.600

42,8

2

Ao lắng

01

12.000

6,5

3

Diện tích kênh nước cấp

01

12.300

6,6

4

Ao chứa bùn

01

11.600

6,2

5

Bờ đê, công trình phụ trợ và cây xanh

-

70.336,9

37,9

Tông diện tích

185.837

100

Tổng quy mô lao động: 15 người.

Số ngày hoạt động sản xuất trong năm: 365 ngày.

3.2.Các hạng mục công trình chính - Ao nuôi

Vùng nuôi có tổng cộng 07 ao nuôi với tổng diện tích mặt nước là 79.600m2, trong đó diện tích cụ thể của từng ao nuôi được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 1. 3. Thống kê diện tích ao nuôi

TT

Mã số ao

Diện tích

(m2)

Mực nước ao nuôi (m)

Đặc điểm ao nuôi

1

AO 01

11.500

3,8

Mỗi ao nuôi đều có bờ ngăn cách nhau và ngăn lũ.

Độ sâu mực nước của mỗi ao là 3,8m. Đáy ao có độ dốc để có thể thoát nước được dễ dàng.

2

AO 02

12.900

3,8

3

AO 03

11.800

3,8

4

AO 04

11.600

3,8

5

AO 05

10.800

3,8

6

AO 06

10.000

3,8

7

AO 07

11.000

3,8

Tồng diện tích

79.600

-

*

Thông số kỹ thuật thiết kế ao nuôi như sau:

  • Cao trình đỉnh ao: +2,25m so với mặt đất tự nhiên.
  • Cao trình đáy ao: -2,25m so với mặt đất tự nhiên.
  • Hệ số mái dốc là m=l,5.
  • Đất đầm chặt, k > 0,95.
  • Độ sâu thiết kế ao nuôi: 4,5m.
  • Độ sâu mực nước tối đa: 3,8m.
  • Đáy ao bằng phẳng và nghiêng về phía cống 10-15°.

Các hạng mục công trình phụ trợ

Bên cạnh công trình chính, dự án có bố trí các công trình phụ trợ xung quanh công trình chính, như sau:

Bảng 1. 4. Hạng mục các công trình phụ trợ của dự án

STT

Hạng mục

Số lưựng

Diện tích (m2)

Hiện trạng

01

Kho chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt

1

120

Xây mới

02

Kho vôi muối

2

240

Xây mới

03

Kho tổng

1

200

Xây mới

04

Nhà ở công nhân

4

400

Xây mới

05

Văn phòng

1

200

Xây mới

06

Kho thức ăn

5

800

Xây mới

Tông diện tích

1.960

-

  1. Hệ thống đê bao chống lũ:
  • Chiều rộng mặt đê là 6-8m.
  • Chiều rộng chân đê là 13-15m.
  • Chiều rộng mặt đê thiết kế cao 5,Om so với cốt cao độ Quốc gia.
  • Phần mép phía trong ao cá trồng cỏ giữ đất không bị sạt lỡ và giảm nắng nóng.
  1. Hệ thống chân đê - đường ngăn ngang giữa các ao
  • Chiều rộng mặt đê là 4 - 6m.
  • Mặt đê trồng cỏ chống xói mòn do mưa, nắng nóng.
  1. Đường giao thông và cây xanh:

Đường giao thông trong vùng nuôi chính là các đường bờ đê và các đường ngăn ngang giữa các ao. Mặt đường có sức chịu tải khoảng 750 kg/cm2. Tổng diện tích đường bờ đê và cây xanh trồng xung quanh dự án khoảng 68.377m2.

Cây xanh được trồng tại dự án không trồng quá gần các ao, loại cây trồng chủ yếu là xoài.

  1. Hệ thống cấp nước

Dự án sử dụng 05 máy bơm có công suất là 37kW để bơm nước vào mương cấp nước chính có diện tích khoảng 12.300m2 từ kênh 5000, rồi từ mương cấp nước sẽ dẫn

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án “Trung tâm nuôi trồng thuỷ sản’’ nước vào các ao nuôi trong dự án. Theo đó, mương dẫn nước được thiết kế là dạng mương kín bằng bê tông cốt thép (rộng 2m X sâu Im). Nước từ mương dẫn chảy vào từng ao nuôi bằng mương bê tông cốt thép (dài 5m, rộng 0,7m, sâu Im) phía ngoài đầu ống được bao che lưới để ngăn thực vật nổi và các loại cá cuốn theo vào ao nuôi.

  1. Công trình nhà văn phòng
  • Công trình có tổng diện tích là 200m2.
  • Chiều cao của công trình là 5m.
  • Công trình có kết cấu tường gạch M10, trát vữa, quét vôi, sơn nước.
  • Mái lợp tole có độ dốc là i=15%.
  • Nen lát gạch men.
  1. Công trình nhà kho, nhà công nhân

Dự án bố trí 01 kho tổng có diện tích là 200m2, 05 kho chứa thức ăn có diện tích là 800m2, 02 kho vôi muối với diện tích là 240m2, 04 nhà nghỉ cho công nhân với diện tích là 400m2.

Trong đó, các kho được dùng để chứa các loại như thức ăn cho cá, thuốc trị bệnh cho cá, vôi, muối, vật tư, dụng cụ và lưu trữ chất thải nguy hại. Trong đó kho chứa chất thải nguy hại có diện tích là 120m2.

Các công trình có kết cấu như sau:

  • Loại công trình: tất cả các công trình đều được xây dựng theo công trình dân dụng cap IV.
  • Các kho, nhà ở công nhân được xây dựng có kết cấu khung thép, vách tole, mái lợp to le với chiều cao công trình tính đến đỉnh mái là 5m. Nen móng đà kiềng bê tông, láng nền xi măng.
  • Một số kho thức ăn được bố trí cạnh các ao nuôi để thuận tiện cho việc chăm thức ăn cho cá.
  • Các công trình còn lại được bố trí tập tmng tại phía Nam của dự án.
  1. Hệ thống cấp điện
  • Nguồn điện cung cấp cho quá trình hoạt động của dự án được lấy từ điện Quốc gia tại nhánh rẽ trung thế 3pha, 22kV, thuộc quản lý của Điện lực huyện Cao Lãnh, sao đó được hạ thế (qua trạm hạ thế) và đưa vào sử dụng cho hoạt động của dự án. Dự án sử dụng cáp dẫn 3AC95+lAC70mm2 đi trên trụ bê tông ly tâm cao 14m dẫn điện về tới các trạm biến áp của dự án, chiều dài các đường dây dẫn là 21 Om. Dùng dây cáp nhôm bọc AVC120mm2, được cố định trên trụ BTCT bằng rắc 4 sứ ống chì để dẫn diện cung cấp cho các khu vực trong dự án. Các trụ BTCT này sử dụng cho tuyến hạ thế cao 12m.

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

  1. Ao xử lý nước thải

Vùng nuôi có tổng cộng 02 khu lắng và 01 kênh chứa nước thải của ao nuôi với diện tích là 12.000m2, cụ thể như sau:

Bảng 1. 5. Bảng thống kê diện tích ao xử lý nước của dự án

STT

Tên ao

Diện tích (m2)

Chiều sâu (m)

Mực nước (m)

1

Ao lắng 1

5.000

4,5

3,8

2

Ao lắng 2

3.000

4,5

3,8

3

Kênh chứa nước

4.000

4,5

3,8

Tổng diện tích

12.000

-

-

  • Cao trình đỉnh ao: +2,25m so với mặt đất tự nhiên.
  • Cao trình đáy ao: -2,25m so với mặt đất tự nhiên.
  • Hệ số mái dốc là m=l,5.
  • Đất đầm chặt, k > 0,95.
  • Độ sâu thiết kế ao nuôi: 4,5m.
  • Độ sâu mực nước tối đa: 3,8m.

Với độ sâu ao là 4,5m, trong đó, chiều sâu làm việc là 3,8m. Tổng sức chứa của ao theo chiều sâu làm việc là 43.320m3 (diện tích mặt nước trừ đi 5% taluy).

Ao xử lý nước thải đồng thời đảm nhận cả 2 chức năng là lắng và xử lý sinh học bằng cách sử dụng sinh vật vi sinh tự nhiên như là lục bình, bèo, kết hợp với một số loài cá có khả năng lọc nước hoặc bổ sung vi sinh vật sử lý trước khi thải ra môi trường nước tự nhiên đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT. Trong đó, lục bình là giá thể xử lý chính.

  1. Hệ thống thu gom - thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chủ yếu của dự án phát sinh từ nhà vệ sinh của dự án được thu gom trực tiếp về bể tự hoạt 03 ngăn để xử lý sơ bộ sau đó thải vào ao lắng 2 xử lý nước thải theo ống uPVC90mm.

Nước thải ao nuôi: Tại mỗi ao nuôi có lắp một ống uPVC D400mm đấu nối về ao lắng gần nhất. Các ao nuôi 01, 02, 03 sẽ đấu nối về ao lắng 1 có diện tích 5.000m2. Trong khi đó các ao 04, 05, 06, 07 sẽ đấu nối đường ống vào kênh chứa có diện tích 4.000m2, sao đó sẽ được đưa qua ống uPVC D600 qua ao lắng 02 có diện tích 3.000m2

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án "Trung tâm nuôi trồng thuỳ sản" trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.

  1. Ao chứa bùn

Vùng nuôi có 01 ao chứa bùn có diện tích 11.600m2. Thông số kỹ thuật của ao như sau:

  • Cao trình đỉnh ao: +2,25m so với mặt đất tự nhiên.
  • Cao trình đáy ao: -2,25m so với mặt đất tự nhiên.
  • Hệ số mái dốc là m=l,5.
  • Đất đầm chặt, k > 0,95.
  • Độ sâu thiết kế ao nuôi: 4,5m.
  • Độ sâu mực nước tối đa: 3,8m.
  1. Hố chôn cá chết

Vùng nuôi có bố trí 01 hố chôn cá chết có diện tích 24m2, có độ sâu là l,5m được bố trí cạnh kho chất thải nguy hại của dự án. Thành xây gạch D100 tô trác chống thấm, đáy hố bằng bê tông, cốt thép mác 250 đảm bảo nước rò rỉ từ hố không phát tán ra môi trường bên ngoài.

  1. Kho chứa chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp, chất thải sinh hoạt

Được bố trí tại một khu vực có diện tích là 120m2. Tại đây, chủ dự án có bố trí ba kho riêng biệt trong vùng nuôi dùng để lưu trữ chất thải phát sinh trong quá trình dự án hoạt động. Kho có kết cấu khung thép, vách tole, mái lợp tole, láng nền gạch.

3.3.Công nghệ hoạt động của dự án

Dự án thuộc loại hình đầu tư nuôi trồng thủy sản. Nuôi thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc kiểm soá t chất lượng nguồn nước, thức ăn, con giống, kiểm soát dịch bệnh, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như BAP, ASC.

Ọuy trình kỹ thuật và công nghị' nuôi cá thâm canh như sau:

Hình.l. Quy trình nuôi cá thịt tại vùng nuôi

Thuyết minh quy trình nuôi theo tiêu chuẩn của BAP, ASC như sau:

Xử lý ao nuôi

Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị ao nuôi như sau:

+ Sau khi thu hoạch xong hạ bớt mực nước trong ao, sên, vét đất và hút chất cặn bã đáy;

+ Kiểm tra hang hốc, lỗ rò rỉ và tu sửa lại bờ ao;

+ Tiến hành trao đổi nước;

+ Sử dụng vôi tạt đều khắp ao và bờ ao. Lượng vôi sử dụng tùy theo độ pH của nước;

+ Sau khi tạt vôi khoảng 1-2 ngày sử dựng sản phẩm xử lý nước nằm trong danh mục thuốc được phép lưu hành ở Việt Nam;

+ Sau 1-2 ngày, tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường pH, nhiệt độ, DO;

+ Đối với những ao không xảy ra bệnh truyền nhiễm trong suốt vụ nuôi thì sau khi cải tạo có thể thả cá giống;

+ Đối với những ao có xảy ra bệnh truyền nhiễm trong quá trình nuôi thì từ lúc kết thúc thu hoạch đến lúc thả cá phải đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 1 tháng;

+ Ghi chép quá trình cải tạo ao vào nhật ký nuôi cá.

Kiểm tra con giống

Việc kiêm tra con giông là ràt quan trọng trước khi tiên hành thả cá. Chủ đâu tư hoàn toàn chủ động chọn giống thả nuôi từ nguồn sinh sản nhân tạo. Cá giống được chọn phải khỏe mạnh, không chứa kháng sinh, loại bỏ những cá thể bị dị hình, có giấy chứng nhận kiểm dịch, . . . Ngoài ra, có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của cá bằng giác quan như ngoại hình cân đối, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi (lưng xanh đen, trắng bạc, các sọc thân rõ ràng), bơi nhanh nhẹn theo đàn, thường ngoi lên đớp khí.

Cá thả nuôi phải có quy cỡ đồng đều, cá tra kích cỡ trung bình từ 10 - 40gr/con. Không thả lẫn lộn cá quá lớn với cá nhỏ dẫn đến tình trạng cá lớn tranh mồi ăn với cá theo Tiêu chuẩn TCVN 9963:2014 - Cá nước ngọt - Cá Tra và QCVN 02 - 33 - 2: 2021/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giống cá nước ngọt phần 2 - Cá tra.

Nguồn con giong sẽ được cung cấp bởi nguồn giống nội bộ công ty sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An, đảm bảo về chất lượng và kiểm dịch đúng theo quy định.

Các cá thể cá bị dị hình, không đạt chất lượng đầu vào dự án sẽ tiến hành bàn giao cho Công ty để xử lý theo quy định của Công ty.

Thả cá giống

  • Mật độ thả: Cá tra thả nuôi với mật độ <40 con/m2 (ở tất cả các ao nuôi).
  • Phương pháp thả:

Thời điểm thả cá tốt nhất vào lúc trời mát, tránh nắng to, mưa lớn. Sọt/thùng và các dụng cụ thả giống khác phải được vệ sinh sạch sẽ. Khối lượng mỗi sọt/thùng cá vận chuyển từ ghe lên ao nuôi không được vượt quá 15kg (kế cả sọt/thùng).

Khi thả cá vào ao, cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Neu vận chuyển bằng ghe đục thì dùng lưới mắt nhỏ để kéo cá, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá xây sát.

Các loại chất thải phát sinh trong quá trình thả các chủ yếu là túi nilon và dây buộc, loại chất thải này có thể tái sử dụng và sẽ được Công ty thu hồi ngay khi hoàn thành quy trình thả các giống.

Lựa chọn thức ăn

  • Các loại thức ăn: Thức ăn sử dụng là thức ăn viên công nghiệp. Lợi ích của thức ăn công nghiệp là dễ sử dụng, dễ bảo quản, vận chuyển, cho cá ăn dễ dàng thuận tiện, ít tốn chi phí nhân công che biến thức ăn và cho cá ăn. Ngoài ra, thức ăn công nghiệp còn giữ cho môi trường ít bị ô nhiễm hơn so với thức ăn tự chế và góp phần sử dụng nguồn cá tạp họp lý hơn. Cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 22 - 28%.
  • Thành phần thức ăn: Thức ăn viên công nghiệp do các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp cung cấp. Thức ăn công nghiệp đã được tính toán và phối chế cân đối, hợp lý các thành phần và hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho cá và không được chứa các loại hóa chất hoặc kháng sinh đã bị cấm. Theo QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn thúy sản phần 1: Thức ăn hỗn họp.
  • Phương pháp cho ăn: Rải từ từ để cá sử dụng triệt để. Mỗi ngày cho cá ăn 1-2 lần, sáng từ 8-10 giờ, chiều từ 15-17 giờ. Khẩu phần thức ăn không quá 4% trọng lượng thân và tuỳ theo nhu cầu cá. Kéo bè dọc theo chiều dài ao nhiều lần và tạt thức ăn đều ra hai bên. Tạt thức ăn ra xa, đảm bảo cá nhỏ bên ngoài vẫn ăn được. Neu ao cá nhỏ bị bệnh và thức ăn có trộn thuốc thì lấy 1 phần thức ăn đem xuống xuồng bơi rải phía bên ngoài sao cho cá bệnh vẫn có thể ăn được. Lưu ý: không để thức ăn bị dạt vào bờ.

Quản lý ao chăm sóc

  • Quản lý ao: Trong quá trình nuôi cá, việc chăm sóc và quản lý ao nuôi là rất quan trọng. Để giữ cho môi trường ao nuôi sạch và cá khỏe mạnh, nước sẽ được thay thường xuyên. Nước trong ao nuôi được theo dõi chặt chẽ các yếu tố thủy lý hóa và quan sát ao để kịp thời phát hiện những biểu hiện không bình thường trong ao và nhanh chóng tìm cách xử lý.
  • Quản lý chất hóa học: Không dùng thuốc và hóa chất trong danh sách cấm sử dụng của ngành thủy sản, người nuôi cần phải cập nhật thông tin thường xuyên về thuốc và hóa chất sử dụng trong ngành thủy sản qua đào tạo hoặc những tờ bướm thông tin. Nên theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm thuốc, hóa chất để sử dụng họp lý về liều dùng, nơi cất giữ, thời kỳ hết hạn sử dụng. Không sử dụng sản phẩm thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc hay hết hạn sử dụng.

Lấy mẫu trước khi thu hoạch

Công ty sẽ tiến hành lấy mẫu trước khi thu hoạch. Cân mẫu 50 - 100 con cá lấy trọng lượng trung bình để ước lượng sản lượng và dự kiến ngày thu hoạch cũng như số ngày thu hoạch. Sau đó fillet đánh giá cảm quan, màu sắc, mùi vị,... Neu đạt yêu cầu mẫu sẽ được mang về phòng kiểm nghiệm (đạt ISO 17025) của Công ty để kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh.

Thu hoạch, vận chuyển và phân phối sản phẩm

+ Sau vụ nuôi (6-10 tháng), cá đạt cỡ 0,8 - l,0kg. Trước khi thu hoạch phải ngừng cho cá ăn tối thiểu 12 giờ và tối đa 48 giờ, sau đó cá thương phẩm được chuyển về nhà máy chế biến của công ty.

+ Thời gian thu hoạch cá không được vượt quá 5 ngày. Tiến hành thu hoạch trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát, cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ đánh bắt cá, thùng chứa cá và các dụng cụ dùng để thu hoạch và vận chuyển nhanh đến nơi chế biến.

+ Cá thu hoạch sẽ được chở bằng ghe đục tới các nhà máy chế biến trong tình trạng khỏe mạnh.

Bảng 1. 6. Quy trình nuôi cá thịt tại vùng nuôi

Quy trình kỹ thuật và công nghệ nuôi cá thâm canh của dụ án được Chủ đầu tư tham khảo và ứng dụng từ các cơ sở đã và đang đi vào hoạt động sản xuất, cùng với việc áp dụng công nghệ nuôi khoa học và đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đáp ứng được các quy định kiểm định chất lượng về sản phẩm đến khách hàng. Đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất phát thải ô nhiễm và phù hợp với điều kiện tại địa phương.

3.3.Sản phẩm của dự án

Sản phẩm chính của của dự án là cá tra thành phẩm. Tổng sản lượng dự kiến là 2.980 tấn cá tra/năm.

* Thuyết minh tính toán:

Lượng cá thả: được tính toán dựa vào diện tích mặt nước ao nuôi và mật độ con giống tối đa N cá giống = 79.600m2 X 40 con/m2 x 1,3 vụ/năm = 4.139.200 con/năm.

Lượng cá chết phát sinh của vùng nuôi chiếm tối đa 20% lượng cá thả, tương đương khoảng N cá chết = 20% X 4.139.200 con/năm. = 827.840 con/năm.

Lượng cá còn lại sau vụ nuôi (6-10 tháng), cá đạt cỡ 0,8 - 1,0 kg/con (trung bình 0,9 kg/con), tương đương: (N cá giống - N cá chết) X 0,9 kg/con = 2.980.224 kg/năm (Làm tròn 2.980 tấn/năm).

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

Giai đoạn thi công xây dựng

Dự án đòi hỏi khối lượng vật liệu xây dựng không quá lớn cho việc thi công xây dựng vùng nuôi và các công trình phụ trợ khác. Nguồn vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi,... được lấy từ các nguồn gần khu vực dự án với chất lượng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Các nguyên, vật liệu khác được mua từ các đon vị cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hoặc các tinh lân cận.

Bảng 1. 7. Thống kê nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án giai đoạn xâydựng

STT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Sắt, thép

tấn

130

2

Gạch

m3

120

3

Đá

m3

400

4

Cát xây

m3

150

5

Cát nền

m3

70

6

Xi măng

tẩn

110

7

Xà gồ, khung kèo thép

tấn

2400

8

Thép tròn các loại

tấn

20

9

Tole dày 4,5 dzem

    2

m

2.100

10

Phụ kiện khác

tấn

3,0

Máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 8. Thống kê máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn xây dựng dự án

STT

Tên máy móc, thiết bị

Công suất

Số lượng

1

Máy đào

0,7 m3

02

2

Máy ủi

110CV

01

3

Máy trộn bê tông

500L

02

4

Máy khoan bê tông

700W

02

5

Xe lu bánh thép

10 tấn

01

6

Xe cẩu

5 tấn

01

7

Máy uốn sắt

<d40

01

8

Máy cắt sắt

<d40

01

9

Xe rùa

170kg

7

10

Máy hàn điện

23KW

02

11

Máy bơm nước

110CV

01

Ghi chú: Các thiết bị, máy móc được liệt kê là những thiết bị có khả năng gãy tác động đến môi trường. Cột số lượng thể hiện sổ phương tiện tối đa có mặt cùng một thời điểm trên công trường.

>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo thịt quy mô 14000 con

GỌI NGAY – 0903 649 782 - 028 351 46 426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com