Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nâng công suất sản xuất phân bón từ 20.000 tấn/năm lên 50.000 tấn/năm. Trong đó sản xuất phân bón vô cơ công nghệ phối trộn công suất 30.000 tấn/năm và sản xuất phân hữu cơ vi sinh công suất 20.000 tấn/năm.
Ngày đăng: 24-01-2025
31 lượt xem
CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của Dự án nâng công suất sản xuất phân bón từ 20.000 tấn/năm lên 50.000 tấn/năm tại Nhà máy dinh dưỡng cây trồng (trong đó: sản xuất phân bón vô cơ công nghệ phối trộn công suất 30.000 tấn/năm và sản xuất phân hữu cơ vi sinh công suất 20.000 tấn/năm)
(Kèm theo Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày27 / 02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
- Tên dự án: Dự án nâng công suất sản xuất phân bón từ 20.000 tấn/năm lên 50.00 tấn/năm tại Nhà máy dinh dưỡng cây trồng. (trong đó: sản xuất phân bón vô cơ công nghệ phối trộn công suất 30.000 tấn/năm và sản xuất phân hữu cơ vi sinh công suất 20.000 tấn/năm)
- Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Công nông nghiệp.
- Địa chỉ: Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Đại diện: .......... – Tổng Giámđốc
- Điện thoại: ..........
- Địa điểm thực hiện dự án: Tại xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
Dự án có công suất: 50.000 tấn/năm, trong đó:
- Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh: Công suất 20.000 tấn/năm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 (phân bón hữu cơ; phân bón hữu cơ nhiều thành phần; phân bón sinh học).
- Sản xuất phân bón vô cơ công nghệ phối trộn: Công suất 30.000 tấn/năm (Phân bón hỗn hợp, phân bón đa lượng - trung lượng, phân bón đa lượng - vi lượng, phân bón đa lượng - trung lượng - vi lượng, phân bón trung lượng, phân bón trung lượng - vi lượng, phân bón vi lượng, đóng gói phân bón vô cơ đơn, phân bón vô cơ nhiều thành phần).
- Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu đất thực hiện dự án được khống chế như sau:
Bảng. Tọa độ giới hạn khu đất dự án
Điểm góc |
Tọa độ VN 2000 |
|
X |
Y |
|
M1 |
1520278.76 |
447516.07 |
M2 |
1520279.89 |
447460.19 |
M3 |
1520292.00 |
447460.47 |
- Diện tích thực hiện dự án: 22.562,7m2
- Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón vô cơ như sau:
- Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh như sau:
Stt |
Các hạng mục |
Đơn vị tính |
Thông số |
1 |
Nhà xưởng + kho |
m2 |
1.368,88 |
2 |
Nhà kho 1 |
m2 |
781,2 |
3 |
Nhà kho 2 |
m2 |
1.192,8 |
4 |
Nhà làm việc |
m2 |
287,5 |
5 |
Nhà ăn |
m2 |
68,4 |
Stt |
Các hạng mục |
Đơn vị tính |
Thông số |
1 |
Nhà bảo vệ |
m2 |
13,07 |
2 |
Nhà để xe |
m2 |
308 |
3 |
Nhà vệ sinh |
m2 |
18,69 |
4 |
Bể nước ngầm |
m2 |
16 |
5 |
Đài nước |
m2 |
11,2 |
STT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Công suất |
1 |
Hệ thống điều khiển phân xưởng |
01 |
- |
2 |
Băng tải 10m |
01 |
|
3 |
Băng tải nạp liệu 8m |
02 |
6 tấn/giờ |
4 |
Băng tải nạp liệu 6m |
03 |
6 tấn/giờ |
5 |
Băng tải dẫn liệu 4.1m |
01 |
4-5 tấn/giờ |
6 |
Băng tải dẫn liệu 7.6m |
01 |
4-5 tấn/giờ |
7 |
Tủ điện điều khiển |
01 |
|
8 |
Hệ thống đóng gói bán tự động |
01 |
10 tấn/giờ |
9 |
Xe nâng hàng |
01 |
|
10 |
Xe xúc gàu 1.8m3 |
01 |
|
11 |
Hệ thống thu bụi |
01 |
10.000 m3/giờ |
12 |
Cân điện tử |
01 |
|
13 |
Máy trộn thùng quay |
01 |
10 tấn/giờ |
14 |
Băng tải rải liệu 1.5m |
01 |
|
Dự án không có yếu tố nhạy cảm theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
- Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục và lắp đặt máy móc, thiết bị của dự án phát sinh bụi và khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, tiếng ồn và độ rung,…
- Hoạt động sản xuất của Nhà máy phát sinh bụi, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, tiếng ồn và độ rung,…
a. Giai đoạn thi công xây dựng
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị khoảng 0,36 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu bao gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (NO3 - , PO 3- ) và các vi sinh vật.
- Nước thải phát sinh từ quá trình thi công xây dựng phát sinh khoảng 0,9 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu là chất lơ lửng, váng dầu mỡ,…
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án với khối lượng khoảng 77 m3/ngày đêm.
Thành phần chủ yếu là đất, cát, cánh lá cây.
b. Giai đoạn dự án vận hành
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân làm việc tại Nhà máy với khối lượng phát sinh khoảng 7,38m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu bao gồm:
Các chất cặn-bã, cá3c- chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các chất dinh
dưỡng (NO , PO ) và các vi sinh vật.
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án với khối lượng khoảng 103 m3/ngày đêm.
Thành phần chủ yếu là đất, cát, cành lá cây.
a. Giai đoạn thi công xây dựng
Hoạt động thi công, lắp đặt các hạng mục công trình và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công phát sinh bụi và khí thải với thành phần chủ yếu là COx, NOx, SO2, HC,…
b. Giai đoạn dự án vận hành
Hoạt động của quá trình sản xuất (công đoạn phối trộn nguyên liệu, nghiền); hoạt động của phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào Nhà máy phát sinh chủ yếu bụi, khí thải với thành phần chủ yếu COx, NOx, SO2, HC,…
a. Trong giai đoạn thi công
Chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại dự án phát sinh tối đa khoảng 4,8 kg/ngày đêm. Thành phần chủ yếu bao gồm: Thức ăn thừa, vỏ hộp, giấy, túi nilon, chai, lọ, nhựa…
b. Giai đoạn vận hành
- Chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy khoảng 80 kg/ngày đêm. Thành phần chủ yếu bao gồm: Thức ăn thừa, vỏ hộp, giấy, túi nilon, chai, lọ, nhựa…
- Chất thải rắn sản xuất phát sinh khoảng 3 kg/ngày đêm. Thành phần: Bao bì hỏng, nguyên liệu rơi vãi,…
a. Trong giai đoạn thi công
Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công, xây dựng với khối lượng khoảng 1kg/ngày. Thành phần chủ yếu bao gồm các loại pin, ắc quy thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, dầu nhiên liệu và mực in thải,…
b. Giai đoạn vận hành
Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy khoảng 51 kg/năm (khoảng 4,25kg/tháng). Thành phần chủ yếu bao gồm các loại pin, ắc quy thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, dầu nhiên liệu và mực in thải,…
a. Giai đoạn thi công, xây dựng
Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy móc, thiết bị tham gia thi công, xây dựng, các phương tiện vận tải vận chuyển máy móc, thiết bị trong quá trình công, xây dựng.
b. Giai đoạn vận hành
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị sản xuất; các phương tiện vận tải vận chuyển sản phẩm phân bón; hoạt động của công nhân.
- Tác động đến giao thông khu vực, tác động đến y tế, an ninh, trật tự;
- Các tác động do rủi ro, sự cố như: sự cố tai nạn lao động; sự cố cháy nổ; sự cố mưa lớn; sự cố an ninh trật tự,... Các sự cố này sẽ làm ảnh hưởng môi trường, đến sức khỏe con người và gây thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư.
- Tác động đến giao thông khu vực; Tác động đến kinh tế xã hội khu vực.
- Các tác động do rủi ro, sự cố như: sự cố tai nạn lao động; sự cố cháy nổ; sự cố hư hỏng các công trình xử lý môi trường; sự cố mưa lớn; sự cố an ninh trật tự,... Các sự cố này sẽ làm ảnh hưởng môi trường, đến sức khỏe con người và gây thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư.
a. Giai đoạn thi công, xây dựng dự án
- Đối với nước thải sinh hoạt:
+ Đối với nước thải tắm rửa, giặt giũ (có lưu lượng 0,18 m3/ngày đêm): Được thu gom và xử lý bằng 03 bể tự hoại 3 ngăn có tổng V=32,5 m3.
+ Đối với nước thải vệ sinh (có lưu lượng 0,18 m3/ngày đêm): Được thu gom và xử lý bằng 03 bể tự hoại 3 ngăn có tổng V=32,5 m3.
- Đối với nước mưa chảy tràn: Khu vực để vật liệu được quét dọn sạch sẽ và che chắn để không làm thất thoát vật liệu theo nước mưa và làm ách tác hệ thống rãnh thoát nước tạm.
b. Giai đoạn vận hành
- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa:
Nước mưa trên mái của các khu nhà được thu gom bằng đường ống nhựa PVC xuống hệ thống rãnh thoát nước mưa hiện có của dự án. Hệ thống rãnh thoát nước mưa có kích thước rộng 60cm, cao 50cm, có chiều dài L = 110m, được xây bằng đá, trên hệ thống thoát nước mưa bố trí các hố ga thu lắng cặn có kích thước: 1,7m x 1,7m x 1,5m (số lượng 03 hố). Nước mưa sau đó được dẫn ra rãnh tiêu thoát nước khu vực.
Đối với hạng mục bãi chứa, nhà máy sử dụng bạt HDPE chống thấm để lót các luống ủ phân vi sinh, đồng thời sử dụng gạch xếp (di động) chặn xung quanh luống ủ cao 20 cm so với nền và dùng bạt HDPE phủ trên gạch để ngăn nước mưa chảy tràn tiếp xúc với nguyên liệu bên trong luống ủ. Ngoài ra phủ che bạt kín lên trên toàn bộ luống ủ. Đào rãnh thoát nước mưa xung quanh khu vực bãi chứa có kích thước rộng 25cm, cao 30cm, chiều dài 190m, nước được dẫn về rãnh thoát nước mưa hiện có và qua các hố ga thu lắng cặn sau đó ra vườn cà phê, cao su phía sau nhà máy.
- Hệ thống thu gom và thoát nước thải: Hệ thống thoát nước thải được thiết kế riêng biệt với tuyến cống thoát nước mưa. Nước từ xí, tiểu thu gom bằng đường ống nhựa PVC D110 vào các bể tự hoại để xử lý sơ bộ rồi thoát vào các hố ga thuộc tuyến thoát nước thải chạy dọc theo công trình, trên hệ thống đường ống thoát nước thải bố trí các hố ga thu lắng cặn. Toàn bộ nước thải sẽ được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án, nước thải sau xử lý được lưu tại hồ chứa và tái sử dụng nước thải vào quá trình sản xuất.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của dự án:
a. Giai đoạn thi công, xây dựng dự án
- Đối với công nhân:
+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân tham gia thi công.
+ Yêu cầu tuân thủ đúng nội quy an toàn lao động thi tham gia thi công.
- Đối với hoạt động đào đắp: Đất đào không để tồn động trong công trường mà đưa đi đắp nền công trình.
- Khu vực để vật liệu được quét dọn sạch sẽ trước khi đưa vật liệu về khu vực này để hạn chế lượng bụi phát tán từ quá trình trút đổ, bốc xếp.
- Đối với hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển:
+ Phải còn niên hạn sử dụng và được kiểm tra, bảo dưỡng, có giấy kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
+ Có kế hoạch thi công hợp lý nhằm hạn chế các thiết bị máy móc thi công hoạt động đồng thời trong cùng một thời điểm sẽ phát sinh tải lượng bụi và khí thải lớn do cộng hưởng.
- Trong phạm vi công trường, tuyến đường qua dự án phải thực hiện phun nước giảm thiểu bụi đất, cát trong quá trình thi công dự án bằng thủ công (sử dụng vòi phun mềm, máy bơm nước). Tần suất phun tưới nước 02 lần/ngày (đầu buổi sáng và buổi chiều), tần suất phun tưới nước có thể còn tăng lên nếu thấy bụi xuất hiện trên công trường thi công.
b. Giai đoạn vận hành
Lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải tại khu vực nhà xưởng. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý bụi, khí thải như sau:
- Xử lý bụi: Hệ thống lọc bụi Xyclon bằng quạt hút với công suất 10.000 m3/giờ.
- Đối với các khu nhà vệ sinh: Lắp đặt hệ thống quạt ly tâm hút mùi nhà vệ sinh. Số lượng 04 cái.
a. Giai đoạn thi công, xây dựng dự án
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
+ Sử dụng lao động địa phương để hạn chế chất thải phát sinh tại công trường.
- Đối với rác thải xây dựng:
+ Đất đào, vật liệu gạch đá rơi vãi, xi măng hư hỏng: được tận dụng để tôn nền công trình của dự án.
+ Bao bì xi măng, sắt thép vụn …: Bán cho cơ sở thu mua phế liệu.
b. Giai đoạn vận hành
- Nhà lưu giữ chất thải rắn gồm 01 nhà có diện tích 9,6m2, bố trí gần khu vực xử lý nước thải. Nhà được thiết kế hệ vi kèo thép, mái tôn, tường gạch bao che.
- Phương tiện lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt: 04 thùng 240 lít/thùng đặt tại khu vực lưu giữ chất thải rắn để chờ đưa đi xử lý. Hợp đồng với đơn vị có chức năng đưa đi xử lý với tần suất 01 lần/ngày.
Giai đoạn xây dựng dự án và giai đoạn vận hành: Chất thải nguy hại phát sinh ít được thu gom cùng với chất thải rắn nguy hại của cơ sở vào thùng 120 lít/thùng đặt tại nhà kho chứa chất thải có diện tích 9,6m2 của cơ sở để chờ đưa đi xử lý. Chủ dự án hợp đồng với các đơn vị có chức năng chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thải nguy hại theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
a. Giai đoạn thi công, xây dựng dự án
Sắp xếp thời gian thi công hợp lý; có chế độ điều tiết các phương tiện máy móc thi công phù hợp, tránh thi công cùng một lúc các phương tiện gây nên tiếng ồn và độ rung lớn; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân.
b. Giai đoạn vận hành
- Quy định các phương tiện ra vào nhà máy khi vào cổng và cấm bóp còi trong khu vực nhà máy.
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị sản xuất để đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
- Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà máy, đặc biệt là tại khu vực xưởng sản xuất, khu xử lý nước thải, chất thải rắn của nhà máy.
- Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông: Xây dựng kế hoạch, phương án thi công hợp lý đảm bảo đúng thiết kế và an toàn khi thi công; bố trí biển báo hiệu khu vực dự án để điều tiết các phương tiện giao thông; kiểm tra an toàn lao động, đôn đốc, giám sát an toàn về người và thiết bị trong quá trình thi công và đi vào vận hành.
- Sự cố điện giật: Khi xảy ra sự cố các Rơle bảo vệ sẽ tự động ngắt mạch để bảo vệ người bị điện giật. Tất cả kết cấu bằng kim loại trong trạm được nối đến hệ thống nối đất trạm, liên kết tại các vị trí chống sét bằng mối hàn hóa nhiệt.
Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống đảm bảo đạt giá trị Rnđ<0.5 W tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
- Sự cố về cháy nổ: Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy phù hợp bao gồm: Hệ thống bảo vệ áp lực và nhiệt độ dầu trong máy biến áp, Hệ thống nước và bơm nước, hệ thống báo cháy, bình cứu hỏa, còi kẻng báo động, biển cấm lửa và được Công an Phòng cháy Chữa cháy kiểm tra thường xuyên.
- Sự cố thiên tai: Xây dựng phương án phòng chống mưa bão, thiên tai trước mùa mưa bão. Vào mùa mưa bão, chủ dự án thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tại địa phương để cập nhật thông tin, phối hợp triển khai các phương án phòng chống thực hiện tại khu vực dự án.
Do khối lượng hạng mục xây dựng của dự án tương đối ít, thời gian thi công ngắn nên báo cáo chỉ đề cập đến kế hoạch quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành dự án. Nội dung kế hoạch quan trắc môi trường như sau:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần.
- Vị trí và thông số quan trắc môi trường:
a. Giám sát chất lượng nướcthải
- Chỉ tiêu: pH, BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), Dầu mỡ động, thực vật, Phosphat (PO 3-) (tính theo P), Tổng Coliform.
- Số lượng điểm giám sát: 01 điểm.
- Vị trí giám sát: Sau hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tọa độ: X= 1520296, Y= 0447329
- Quy chuẩn áp dụng:
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
+ Cột B – Thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, K = 1,2.
b. Giám sát chất lượng khí thải
- Chỉ tiêu: Bụi lơ lửng.
- Số lượng điểm giám sát: 01 điểm.
- Vị trí giám sát: Sau hệ thống xử lý bụi Cyclon. Tọa độ: X= 1520296, Y= 0447329.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
c. Giám sát chất thải rắn, chất thải nguyhại
Chỉ tiêu giám sát: Khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại thu gom; hệ thống thu gom; lưu giữ; phương thức xử lý và hiệu quả xử lý.
- Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu trữ chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (Tọa độ: X= 1520261.08, Y= 447316.93).
- Tần suất giám sát: Khi có lượng chất thải phát sinh, hàng ngày có sổ ghi chép, lập báo cáo và gửi cơ quan chức năng theo quy định.
- Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
- Quy chuẩn áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
6.1. Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án phải tuân thủ đúng các phương án thiết kế đã được phê duyệt; xây lắp đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường, áp dụng các giải pháp đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và tổ chức thi công phù hợp để giảm thiểu xuống mức thấp nhất ô nhiễm môi trường không khí, nước ngầm, môi trường đất khu vực thực hiện dự án;
6.2.Thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật để quản lý tiếng ồn, độ rung, bụi nhằm bảo đảm hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh khu vực theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 27:2010/BTNMT và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành khác có liên quan;
6.3. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện Dự án để giải quyết các vấn đề về bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật; bảo đảm an ninh trật tự; thực hiện chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với nhân dân địa phương, công nhân tham gia thi công và vận hành Dự án;
6.5. Xây dựng và vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) trước khi thải ra môi trường. Thu gom, xử lý toàn bộ nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án theo đúng quy định; tránh gây ngập úng cục bộ tại khuôn viên dự án và ảnh hưởng đến người dân xung quanh khu vực dự án;
6.6. Tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt phát sinh quá trình thực hiện dự án bảo đảm các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
6.7. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải và lập hồ sơ môi trường sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.
6.8.Chủ dự án chịu trách nhiệm đền bù thỏa đáng các thiệt hại do dự án gây nên trong quá trình vận hành dự án.
6.9Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
6.10. Tuân thủ nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về thực hiện nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu cần nêu trên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản có liên quan.
Trong quá trình thực hiện, đối với những văn bản quy phạm pháp luật và các quy chuẩn áp dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hết hiệu lực, áp dụng những văn bản và quy chuẩn hiện hành thay thế.
>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo thịt quy mô 14000 con
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn