Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản xuất bao bì, bao bì tự hủy. Sản phẩm của dự án dự kiến bao gồm: sản phẩm cốc 300ml, 400ml, 500ml; túi xốp và thìa tự hủy với công suất dự kiến 9.360 tấn/năm.
Ngày đăng: 07-01-2025
20 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................... v
Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ........................................................... 1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư................................ 2
1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư....................................................... 2
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư........................................................... 2
1.3. 2. Công nghệ sản xuất cốc dùng một lần, hộp nhựa lò vi sóng, thìa dùng một lần...4
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu..................................................................................... 7
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư........................................................... 10
1.5.2. Hiện trạng các đối tượng tự nhiên xung quanh dự án............................................. 10
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 21
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.......... 21
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường............. 23
2.2.1. Đối với môi trường nước........................................................................ 23
2.2.2. Đối với môi trường không khí.................................................................... 23
Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ......... 24
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......... 24
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa...................................................................... 24
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải......................................................................... 25
3.1.3. Xử lý nước thải............................................................................ 26
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................. 34
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................... 37
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.................................. 38
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung;..................................... 40
3.5.1. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.............................................................. 40
3.6.2. Các biện pháp phòng, chống và sơ cấp cứu người khi xảy ra tai nạn lao động..... 42
3.6.3. Các biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố tai nạn giao thông......................... 42
3.6.4. Các biện pháp phòng, chống và sơ cấp cứu người khi xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm....43
3.6.5. Các biện pháp phòng chống do động đất..................................................... 43
3.6.6. Các biện pháp phòng chống và khắc phục sự cố hư hỏng trạm XLNT tập trung... 43
3.6.7. Các biện pháp phòng chống sự cố sụt điện hoặc bị mất điện đột ngột............. 44
3.6.8. Các biện pháp phòng chống sự cố hóa chất.................................................. 44
Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............... 47
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải....................................... 47
4.1.1. Nguồn nước thải sinh hoạt................................................................ 47
4.1.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải... 47
4.1.3. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải...................... 48
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có)..................................... 48
4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................. 49
Chương V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM ÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 50
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án........... 50
5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................. 50
5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật....53
5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................... 53
5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................. 53
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm............................. 54
Chương VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN........................................... 56
PHỤ LỤC BÁO CÁO.................................................................. 58
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA....
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà - phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Người đại diện theo pháp luật: ........ – Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại:........
Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên – Mã số doanh nghiệp: ..... Đăng ký lần đầu ngày 14 tháng 08 năm 2013 đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 01 tháng 06 năm 2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình câp.
“NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ, BAO BÌ TỰ HỦY”
Địa điểm cơ sở: Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà thuộc phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: số 862/QĐ-UBND ngày 04/05/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Nhà máy sản xuất bao bì, bao bì tự hủy” tại Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà thuộc phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. (sau đây gọi tắt là dự án).
-Quy mô của dự án đầu:
Tổng mức vốn đầu tư là 145.852.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi lăm tỷ, tám trăm năm mươi hai triệu đồng)
Dự án thuộc đối tượng nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mục 2, điều 28, khoản 4 Luật Bảo Vệ Môi Trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020
Dự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, bao bì tự hủy, theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Luật Đầu tư công: Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300.tỷ đồng thuộc tiêu chí phân loại dự án nhóm B.
=> Dự án thuộc nhóm B.
Sản phẩm của dự án dự kiến bao gồm: sản phẩm cốc 300ml, 400ml, 500ml; túi xốp và thìa tự hủy với công suất dự kiến như sau:
Bảng 1. 1. Quy mô công suất của dự án
STT |
Tên sản phẩm |
Công suất |
1 |
Sản phẩm cốc 300ml |
90 tấn – 100 tấn/tháng = 1.200 tấn/năm |
2 |
Sản phẩm cốc 400ml |
90 tấn – 100 tấn/tháng = 1.200 tấn/năm |
3 |
Sản phẩm cốc 500ml |
90 tấn – 100 tấn/tháng = 1.200 tấn/năm |
4 |
Túi xốp |
300 tấn – 400 tấn/tháng = 4.800 tấn/năm |
5 |
Thìa tự hủy |
30 tấn – 40 tấn/tháng = 480 tấn/năm |
6 |
Sản phẩm hộp nhựa vi sóng |
30 tấn – 40 tấn/tháng = 480 tấn/năm |
Tổng |
9.360 tấn/năm |
➢Dây chuyền sản xuất
Hình 1. 1. Công nghệ sản xuất bao bì tự hủy
➢Công nghệ sản xuất:
Trộn nguyên liệu:
Nguyên liệu đầu vào (hạt nhựa PE, HD và PP), các loại hạt màu và phụ gia nhựa D2W được vào máy, sau đó trộn đều các nguyên liệu với nhau rồi chuyển qua công đoạn tiếp theo.
Thổi màng: Các nguyên liệu ở công đoạn trước được trộn đều và xử lý thành dạng lỏng dưới nhiệt độ cao. Hỗn hợp được thổi theo dạng ống đầy không khí từ các luồng khí, sau đó được thổi thành các tấm nhựa có kích thước và độ dầy theo yêu cầu đảm bảo chất lượng tốt. Bước này là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất sẽ quyết định chất lượng độ dày, độ chắc và độ trong của sản phẩm.
In (thực hiện theo yêu cầu mỗi đơn hàng): Đây là công đoạn in theo yêu cầu của khách hàng: in tên nhãn hàng, logo, địa chỉ… hoặc tạo hình ảnh độc đáo cho sản phẩm.
Cắt: Công đoạt cắt này giúp tạo ra các tấm nhựa có kích thước khác nhau, phù hợp với từng loại sản phẩm mà dự án đề ra ban đầu.
Dập quai: Các tấm nhựa được chuyển qua công đoạn dập quai, tại đây tấm nhựa được dập định hình thành các sản phẩm có kích thước và kiểu dáng theo yêu cầu của từng đơn hàng cụ thể.
Đóng gói sản phẩm
Công đoạn đóng gói sản phẩm bán tự động, cốc nhựa sau khi qua công đoạn định hình hoàn thiện sẽ được chuyển qua máy xếp cốc tự động. Tại đây cốc được xếp theo số lượng yêu cầu và được công nhân đóng gói bao bì nilon và chuyển vào kho thành phẩm.
Các sản phẩm lỗi và các nguyên liệu thừa được nghiền nhỏ và tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Túi sản xuất từ nhựa PE/PP có sử dụng phụ gia nhựa D2W sẽ phân hủy tự nhiên trong vòng sáu tháng đến 1 năm sau thời gian sử dụng. Sản phẩm có chứa phụ gia D2W sẽ tự phân hủy sinh học. Thực nghiệm liên quan khẳng định rằng đất vẫn an toàn và không có chất thải độc còn sót lại khi D2W đã hoàn toàn phân hủy.
Nhựa phân hủy sinh học D2W có tuổi thọ được lập trình sẵn. Khi kết thúc thời gian sử dụng hữu ích này, quá trình phân hủy oxo-sinh học bắt đầu và nhựa cuối cùng sẽ bị phân hủy thành nước, carbon dioxide và sinh khối. Nhựa sẽ phân hủy và sau đó phân hủy sinh học trong bóng tối hoặc ánh sáng mặt trời, nóng hoặc lạnh, đất hoặc biển, không để lại mảnh vỡ, KHÔNG khí metan và KHÔNG dư lượng có hại do đó tránh ô nhiễm và thiệt hại cho môi trường và động vật hoang dã. Có rất ít hoặc không có thêm chi phí và trong suốt thời gian phục vụ và các đặc tính khác giống như nhựa thông thường.
Phụ gia nhựa D2W đã được thử nghiệm rộng rãi bởi các phòng thí nghiệm độc lập đã được công nhận theo hướng dẫn ISO. Các phòng thí nghiệm này bao gồm Công nghệ Smithers / RAPRA, Pyxis, OWS (Hệ thống xử lý chất thải hữu cơ). Phụ gia đáp ứng tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn Mỹ 6954- 04 đối với Nhựa - Nhựa làm suy giảm môi trường do sự kết hợp của quá trình oxy hóa và phân hủy sinh học. Phát triển sản phẩm đang diễn ra và xác nhận khả năng phân hủy sản phẩm của khách hàng được đưa vào thủ tục kiểm soát chất lượng thường xuyên của Symphony.
Chứng nhận an toàn thực phẩm - Báo cáo Rapra, Chứng nhận Keller và Heckman Các chất phụ gia phù hợp cho việc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, tuân thủ Chỉ thị EU 2002/72 đã được sửa đổi và Bộ luật Quy định Liên bang FDA Hoa Kỳ Chương 21. Đánh giá tính thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm độc lập của D2W được thực hiện bởi Smithers / RAPRA. Ngoài ra, trong hơn 3 năm D2W đã được sử dụng bởi các nhà bán lẻ lớn trên thế giới trong các ứng dụng tiếp xúc với thực phẩm. An toàn với môi trường - Báo cáo OWS D2W phụ gia phân hủy sinh học oxi đã được thử nghiệm thành công bởi OWS về an toàn đất và độc tính sinh thái.
➢Dây chuyền sản xuất
Hình 1. 2. Dây chuyền sản xuất cốc dùng một lần, hộp nhựa lò vi sóng, thìa
➢Công nghệ sản xuất
Nguyên liệu (hạt nhựa PP và PE) phải là nhựa chính phẩm tránh việc kim loại nặng trong nhựa phế nhiễm vào nước uống, đồ ăn khi dùng để sản xuất các sản phẩm dùng một lần. Nguyên liệu được đưa vào máy trộn để trộn đều và được nạp vào phễu của máy đùn PLA nhờ thiết bị nạp tự động. Thiết bị gia nhiệt trong máy đùn làm nguyên liệu bị nóng chảy và được máy đùn ra khỏi miệng khuôn dưới dạng tấm màng nhựa mỏng vẫn còn nóng, màng nhựa sau đó được đưa qua bể nước làm lạnh, sau đó máy sẽ cuốn vào các lô nhựa tròn tạo thành cuộn nguyên liệu và được chuyển sang công đoạn ép tạo hình. Bước này là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất sẽ quyết định chất lượng độ dày, độ chắc và độ trong của sản phẩm.
Hình 1. 3. Máy đùn PLA
Công đoạn này phát sinh bụi, hơi VOCs1 , nhiệt và ẩm do quá trình gia nhiệt nguyên liệu và làm lạnh màng nhựa, tiếng ồn tạo ra do hoạt động của máy móc và chất thải rắn là các bavia thừa khi cắt màng nhựa, bao bì nguyên liệu, lõi quấn hỏng, màng nhựa
1 Tải lượng VOCs phát sinh tại nhà máy:
Do nguyên liệu đầu vào của nhà máy là nhựa nguyên sinh polycarbonate (thành phần hóa học có gốc hidrocacbon) nên khi gia nhiệt và lưu hóa loại nhựa này hầu như phát sinh khí benzen là khí có gốc hidrocacbon. Theo tổ chức quản lý môi trường bang Michigan – Mỹ, mã số SSC 3-08-010-02, với quá trình gia nhiệt nhựa sẽ làm phát sinh 0,0706 Lb VOC/tấn nguyên liệu. Quy đổi 1Lb = 453,5924 gram.
+ Khối lượng nhựa nguyên sinh và bột ép nhựa nhiệt dẻo phenolic sử dụng tối đa là 8.000 tấn/năm. Dự kiến tải lượng hơi hữu cơ phát sinh tại mỗi xưởng 128094,494 g/xưởng/năm hay 350,943 g/ngày.
Với diện tích nhà xưởng 5.260m2 chiều cao 13m có thể tính thể tích của không khí trong nhà xưởng là khoảng 68.380m3.Thời gian làm việc là 02 ca/ngày:
Ta có thể tính mức phát thải khí VOCs trung bình trên ca làm việc của Nhà máy như sau: `2,566 mg/m3 (trong 1 ca làm việc)
Trong khí VOC phát thải với loại hình dự án chỉ sử dụng nhựa PP và PE là Benzen. Theo QCVN 03:2019/BYT quy định Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc đối với chỉ tiêu Benzen là 5mg/m3. Kết quả tính toán cho thấy hàm lượng khí thải trong không khí thấp hơn rất nhiều so với QCVN 03:2019/BYT cho phép hỏng,... Nước làm mát là nước sạch sẽ được giải nhiệt tại tháp giải nhiệt và bơm tuần hoàn để sử dụng, hàng ngày sẽ bổ sung thêm lượng nước làm mát do hao hụt bay hơi.
Trong công đoạn gia nhiệt hỗn hợp nguyên liệu, đùn ép nhựa ở nhiệt độ cao và làm mát sản phẩm sẽ phát sinh các hợp chất hữu cơ bay hơi VOC (VOC - Volatile Organic Compound), nhiệt độ, ẩm,...
Các tấm nhựa được đưa vào máy ép nóng với các khuôn mẫu có kích thước và hình dáng xác định, dưới tác dụng dụng nhiệt làm mềm tấm nhựa và tạo hình cho sản phẩm. Các bavie thừa, sản phẩm lỗi được thu hồi để tái sử dụng cho dây chuyền, công đoạn này cũng sản sinh ra bụi và tiếng ồn, hơi VOCs.
Hình 1. 4. Máy ép nóng
Kiểm tra: Sản phẩm sẽ được bộ phận QC kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, công đoạn này phát sinh CTR là sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu.
Thành phẩm được đếm, xếp và đóng gói bán tự động dưới sự giám sát của công nhân. Quá trình này cũng phát sinh bụi, tiếng ồn, bao bì sản phẩm lỗi, thùng bìa carton,… Tất cả các bavie thừa, sản phẩm lỗi ở các giai đoạn của quá trình sản xuất đều được thu hồi đưa vào máy nghiền để tạo thành các hạt nhựa bổ sung nguyên liệu đầu vào.
Hình 1. 5. Máy nghiền
Nguồn nguyên liệu đầu vào chính của nhà máy là nguồn nguyên liệu sạch không chứa chất nguy hại. Đặc tính một số nguyên liệu của dự án như sau:
+ Về hạt nhựa sử dụng cho dự án: Trong quá trình sản xuất của nhà máy có sử dụng hạt nhựa PE, PP và hạt nhựa màu. Chủ đầu tư cam kết các loại hạt nhựa được Nhà máy sử dụng để sản xuất đều đạt QCVN 12-12011/BYT của Bộ Y tế - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp. Nguồn cung cấp các loại hạt nhựa này là các công ty sản xuất, tái chế hạt nhựa trong nước tại địa bàn tỉnh, cũng như các địa phương xung quanh. Công ty cam kết hạt nhựa được sử dụng trong quá trình sản xuất của dự án không chứa các chất độc hại và đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành.
+ Phụ gia: Trong quá trình sản xuất của nhà máy sử dụng phụ gia D2W. Công nghệ D2W phá vỡ cấu trúc phân tử của PE và PP. Phần còn lại là lượng nhỏ CO2, nước và sinh khối (biomass). Nó không để lại các mảnh hay chứa các kim loại nặng. D2W thích hợp để sử dụng làm bao bì thực phẩm trực tiếp phù hợp bản hướng dẫn của Cộng Đồng Châu Âu số 2002/72/EU đã tu chỉnh vào chương 21 của Điều Lệ Liên bang về Mã FDA của Mỹ.
Bảng 1. 2. Nhu cầu nguyên vật liệu chính dự kiến sử dụng của dự án
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
I |
Nguyên liệu chính |
Tấn/năm |
|
1 |
Hạt nhựa PP |
Tấn/năm |
4000 |
2 |
Hạt nhựa PE |
Tấn/năm |
4000 |
3 |
Các loại hạt màu |
Tấn/năm |
500 |
4 |
Phụ gia phân hủy D2W |
Tấn/năm |
1000 |
5 |
Mực in |
Tấn/năm |
5 |
6 |
Thùng carton, bao bì hạt nhựa |
Tấn/năm |
100 |
7 |
Băng keo |
Tấn/năm |
1 |
8 |
Nguyên phụ liệu khác (giẻ lau: 40- 50kg/tháng, bao tay, dây buộc, túi nilon, pallet kê, sắt cuộn,...) |
Tấn/năm |
10 |
II |
Hóa chất, vật liệu xử lý chất thải |
||
1 |
Hoá chất khử trùng |
Kg/năm |
105 |
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
2 |
Than hoạt tính |
Kg/năm |
300 |
III |
Nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất |
||
1 |
Dầu DO |
Tấn/năm |
0,4- 0,75 |
2 |
Dầu mỡ bôi trơn |
Tấn/năm |
0,4 – 0,82 |
(Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư)
- Nguồn cấp điện: cấp từ mạng lưới điện chung của KCN, mạng lưới này hiện đã hoàn chỉnh. Nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy chủ yếu để vận hành máy móc trong dây chuyền sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, còn phục vụ các mục đích khác như vận hành trạm xử lý nước thải, khí thải; nhu cầu chiếu sáng nhà xưởng, chiếu sáng văn phòng, …
Bảng 1. 3. Khối lượng nguyên vật liệu phục vụ hoạt động Dự án
STT |
Tê phụ tải |
Quy mô (m2) |
Công suất (KW) |
1 |
Nhà xưởng các loại |
5.260 |
2504,76 |
2 |
Nhà kho thành phẩm |
1.000 |
294,12 |
3 |
Nhà làm việc + phụ trợ khác |
320 |
40,0 |
4 |
Chiếu sáng đường giao thông |
1 |
12 |
|
Tổng công suất đặt |
|
2850,88 |
|
Dự phòng |
10% |
285,09 |
|
Hệ số đồng thời Kđt |
|
3135,97 |
|
Tổng công suất tính toán |
|
2195,18 |
|
Hệ số Cos φ |
|
0,85 |
Công suất biểu kiến S=PxKđt/Cosφ = 2195,18/0,85 = 2582,5 KVA (3000KVA) |
- Nguồn nước cấp: cấp từ Nhà máy nước sạch KCN bờ trái sông Đà.
Nhu cầu sử dụng nước sạch thường xuyên của nhà máy cho các mục đích sau: nước sản xuất, nước sinh hoạt, nước tưới cây, nước cấp phòng cháy chữa cháy,...
Nước cấp cho mục đích sản xuất: Nhà máy sử dụng nước để làm lạnh màng nhựa PP.
+ Kích thước bể làm mát là LxBxH = 1000x1300x2700 mm tương đương với thể tích là 3,5m3.
Nước làm mát là nước sạch, sẽ được giải nhiệt tại bể chứa, được tuần hoàn sử dụng và không thải ra ngoài. Lấy hệ số bốc hơi nước làm mát là 20% thì nhu cầu cấp nước bổ sung do thất thoát là 3,5 x 20% = 0,7 m3/ngày.
+ Nhu cầu sử dụng nước
Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định, số lượng nhân viên hoạt động trong nhà máy là 160 người, theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 1 người/ ca lấy định mức sử dụng nước là 45 lít/người/ca đêm (Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế). thì nhu cầu sử dụng nước của nhà máy là khoảng 7,2 m3/ngày.
+ Nhu cầu sử dụng nước tưới cây: Định mức tưới cây bồn hoa, cây cảnh, cây hàng rào là 2 lít/m2 (theo TCXDVN 33-2006). Diện tích trồng cây xanh trong khuôn viên dự án khoảng 2000 m2 thì lượng nước cần tưới là: QTưới cây/ngày = 2000 m2 x 2 lít/m2 /lần tưới = 4 m3/lần tưới.
Trung bình trong năm có khoảng 132 ngày mưa, tiến hành tưới nước mỗi ngày 1 lần vào những ngày không mưa.
+ Nhu cầu nước phòng cháy chữa cháy:
Nhu cầu nước cứu hỏa được xác định theo công thức: Qcc = qcc h ncc (m 3 )
Trong đó:
Qcc: là nhu cầu nước cứu hỏa (m3);
qcc: là tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy (l/s); ncc: là số đám cháy đồng thời;
h : là số giờ chữa cháy;
Theo TCVN 2622: 1995, lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đảm bảo 10lít/s và số lượng đám cháy được tính toán là 01 đám cháy. Như vậy giả sử đám cháy xảy ra trong vòng h = 3 giờ thì mới có xe chữa cháy thì lưu lượng nước cần thiết để dập đám cháy là: 10lít/s x 10.800s x 01 đám cháy= 108 m3
- Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bao bì, cốc nhựa tụ hủy là các hạt nhựa PP, PE, hạt phụ gia,… nhu cầu nguyên liệu này cho năm sản xuất ổn định thống kê tổng lượng khoảng 10.000 tấn/năm.
Dự án nằm trong Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà thuộc phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình. Mối tương quan của dự án:
Hình 1. 6. Vị trí xây dựng dự án
a.Đối với hệ thống đường giao thông
Dự án nằm trong KCN đã đi vào hoạt động nên hệ thống đường giao thông nội KCN đã hoàn chỉnh với 2 trục đường tiếp giáp với đất của Dự án có bề rộng 9,5m và 11m. Phía bên ngoài KCN, giáp với phía Bắc là đường Hữu Nghị với bề rộng mặt đường 18m, đường 2 làn; phía Nam và phía Tây giáp đường Hòa Bình, phía Đông giáp đường Lê Thánh Tông với bề rộng mặt đường từ 14 – 16m, kết cấu chủ yếu là đường nhựa và bê tông, chất lượng đường tương đối tốt. Với hệ thống đường giao thông này đảm bảo thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công và vận hành.
b.Đối với khu dân cư
Dự án nằm trong KCN Bờ trái sông Đà, thuộc phường Hữu Nghị - thành phố Hòa Bình. Vì vậy, khoảng cách đến khu vực dân cư tương đối gần. Khu nhà ở cho công nhân cách khoảng 450m về phía Đông; cách khu dân cư tổ 9 khoảng 360m về phía Tây Nam; cách khu dân cư tổ 7, phường Hữu Nghị khoảng 460m về phía Đông Bắc; khu dân cư tổ 12, phường Hữu Nghị cách khoảng 440m; khu di dân tái định cư cầu Hòa Bình, tổ 20 và tổ 25 phường Tân Thịnh cách khoảng 530m về phía Nam; khu dân cư tổ 6 phường Tân Thịnh cách khoảng 550m; cách khu dân cư An Cư Xanh khoảng 540m. Đặc biệt, nhà dân gần nhất nằm trong KCN gần Nhà máy bia Sài Gòn – Hòa Bình chỉ cách khu đất của Dự án khoảng 50m.
Với khoảng cách từ Dự án đến khu dân cư khá gần, đặc biệt là một số hộ dân nằm trong KCN, trong quá trình thi công và hoạt động Dự án sẽ gây ra các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực dân cư này.
c.Đối với sông, suối, kênh mương, ao hồ
Khu vực xung quanh dự án chỉ có hệ thống kênh mương thoát nước chung của KCN. Phía bên ngoài của KCN có suối Đúng chảy qua với chiều dài khoảng 1.500m là nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý chung của dự KCN.
d.Các công trình công cộng và các đối tượng nhạy cảm
Dự án cách Khu tái định cư (đang xây dựng) khoảng 330m (phân cách bởi suối Đúng); cách chùa Phật Quang – Hòa Bình khoảng 870m; Trường liên cấp Dạ hợp do Công ty Cổ phần Thương mại Dạ hợp đầu tư (trường mầm non UNICEF khoảng 400m; cách trường tiểu học Hữu Nghị cách khoảng 770m; cách trường THCS Hữu Nghị khoảng 530m); cách UBND và nhà văn hóa phường Hữu Nghị khoảng 870m; cách TBA 110kVA phường Hữu Nghị 380m.
Khoảng cách từ Dự án đến các đối tượng công cộng và nhạy cảm từ 300 – 1000m có thể chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình thi công và hoạt động của Dự án.
>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn