Dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và quy trình xin cấp phép môi trường

Dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và quy trình xin cấp phép môi trường, thủ tục đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm, giá xúc, thức ăn cho thủy sản.

Dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và quy trình xin cấp phép môi trường

  • Mã SP:GPmt nm 11
  • Giá gốc:250,000,000 vnđ
  • Giá bán:240,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và quy trình xin cấp phép môi trường, thủ tục đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm, giá xúc, thức ăn cho thủy sản.

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 7

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 8

1. Tên chủ cơ sở 8

2. Tên cơ sở 8

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 12

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở 12

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở 13

3.2.1. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi 13

3.3. Sản phẩm của cơ sở 22

4. Nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 23

4.1. Nhu cầu nguyên, vật liệu 23

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 29

5.1. Hiện trạng các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và công trình BVMT của cơ sở 29

5.1.1. Các hạng mục công trình chính 29

5.1.2. Các hạng mục công trình phụ trợ 29

5.1.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 30

5.2. Danh mục máy móc, thiết bị đã đầu tư của cơ sở 30

5.3. Tiến độ hoạt động trong thời gian tới của cơ sở 32

5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở 33

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 36

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phần vùng môi trường 36

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 37

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 39

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 39

 

1.1. Thu gom, thoát nước mưa 39

1.2. Thu gom, thoát nước thải 42

1.2.1. Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt 42

1.2.2. Thu gom, thoát nước thải sản xuất 44

1.3. Xử lý nước thải 44

1.3.1. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt 44

1.3.2. Công trình xử lý nước thải tập trung 45

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 54

2.2. Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải khác 61

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 67

3.1. Dự báo về thành phần, khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh 67

3.2. Biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 68

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 69

4.1. Dự báo về khối lượng CTNH phát sinh 69

4.2. Biện pháp thu gom, Công trình lưu giữ tạm thời CTNH 70

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có) 72

5.1. Nguồn phát sinh 72

5.2. Biện pháp giảm thiểu 73

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 74

6.1. Đối với công trình xử lý nước thải 74

6.2. Đối với các sự cố hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi 76

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 77

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 83

8.1. Số lượng, quy mô công suất các công trình bảo vệ môi trường chính phải hoàn thành so với ĐTM và hiện trạng đã xây dựng 83

8.2. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 84

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp 84

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) 84

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 85

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 85

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 86

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có) 87

3.1.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, rung động 87

3.1.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung 87

3.2. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung 87

3.2.1. Tiếng ồn 87

3.2.2. Độ rung 87

3.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 87

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) 87

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) 88

6. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải 88

6.1. Đối với chất thải sinh hoạt 88

6.2. Đối với chất thải công nghiệp thông thường 88

6.3. Đối với chất thải nguy hại 89

7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường 90

CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 91

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kì đối với nước thải 91

5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ môi trường không khí 94

5.3. Kết quả quan trắc môi trường định kì đối với bụi, khí thải 98

CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 99

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ sở 99

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 99

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 99

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 100

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 100

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 100

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở 101

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 101

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 102

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 103

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường 104

 

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 103

2.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 103

Các cam kết khác 103

Dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và quy trình xin cấp phép môi trường, thủ tục đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm, giá xúc, thức ăn cho thủy sản.

1. Tên  sở

*) Tên  sở: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, THỨC ĂN CHĂN NUÔI HỒNG ANH

*) Địa điểm  sở: xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Tổng khu đất thực hiện cơ sở là 25.713m2 theo hợp đồng thuê đất số 104/HĐ-TĐ ngày 07 tháng 10 năm 2021 giữa UBND Tỉnh Hưng Yên và Công ty cổ phần HỒNG ANH Hưng Yên. Cơ sở cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho phần diện tích đất này.

- Vị trí tiếp giáp đối với khu đất của cơ sở như sau:

+ Phía Bắc: Giáp đường giao thông liên thôn;

+ Phía Nam: Công ty TNHH ma;

+ Phía Đông: Giáp đường mới;

+ Phía Tây: Giáp đường vào làng và sân bón;

Dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và quy trình xin cấp phép môi trường, thủ tục đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm, giá xúc, thức ăn cho thủy sản.

Mối tương quan của  sở với các đối tượng xung quanh:

- Giao thông:

Cơ sở nằm ngay giáp đường QL.39 mới đi thành phố Hưng Yên và kết nối trực tiếp với QL.5. Toàn bộ tuyến đường giao thông khu vực thực hiện cơ sở được trải nhựa, giao thông thông suốt do đó việc vận chuyển hàng hóa luôn dễ dàng và thuận tiện. Mạng lưới giao thông thuận lợi tạo nên một lợi thế rất lớn trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa của công ty.

- Sông ngòi:

Xung quanh cơ sở còn nhiều kênh mương tự nhiên của các thôn lân cận, góp phần hình thành lên mạng lưới sông ngòi khu vực.

- Hệ thống đồi núi và khu bảo tồn:

Quanh khu vực của cơ sở không có đồi núi hay khu bảo tồn nào cần phải bảo vệ.

- Kinh tế - xã hội:

Gần với khu đất thực hiện cơ sở là một số công ty đang hoạt động như Công ty TNHH may mặc Châu Á, Công ty TNHH đồ dùng thể thao, Công ty nhựa Đông Dương ngoài ra gần khu công nghiệp đang hoạt động như KCN Yên Mỹ, KCN Thăng Long II, KCN Dệt may Phố Nối là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nguồn khách hàng cho hoạt động của cơ sở.

Gần khu vực cơ sở không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và các khu di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng.

- Khu dân cư:

Khoảng cách gần nhất theo hướng Đông của cơ sở tới khu dân cư thôn Tân Lập khoảng 400m. Do vậy, trong quá trình đi vào hoạt động, cơ sở đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiếng ồn tới khu dân cư lân cận.

- Di tích văn hoá - lịch sử:

Xung quanh khu vực cơ sở không có công trình kiến trúc, công trình Quốc gia và di tích lịch sử văn hoá.

*)  quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng tỉnh Hưng Yên;

*)  quan cấp các loại giấy phép  liên quan tới môi trường của  sở: UBND tỉnh Hưng Yên.

nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và quy trình xin cấp phép môi trường, thủ tục đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm, giá xúc, thức ăn cho thủy sản.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 56/QĐ-TNMT ngày 12 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Tài Nguyên và Môi trường về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH HỒNG ANH Hưng Yên. Vì vậy, theo quy định tại điểm c, khoản 3, điều 41, luật Bảo vệ môi trường 2020 cơ sở thuộc đối tượng do UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép môi trường.

Ngoài ra, cơ sở được cấp Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH với Mã số QLCTNH: 33.000355.T (phụ lục báo cáo) với Sở Tài Nguyên và môi trường ngày 10 tháng 04 năm 2015.

*) Quy mô của  sở:

- Cơ sở công nghiệp (Sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi) đã hoạt động, tổng vốn đầu tư 140.000 triệu VNĐ (một trăm bốn mươi tỷ) đồng => cơ sở nhóm B (theo quy định tại khoản 3 điều 9 Luật đầu tư công năm 2019).

Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 70/QĐ-UBND do UBND tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 04/11/2003 và cấp điều chỉnh lần thứ 3 ngày 21/9/202 thì cơ sở thực hiện mục tiêu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Như vậy, Cơ sở thuộc danh dự án đầu tư ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường tại mục 2 phụ phụ lục V; nghị định 08/2022/NĐ-CP do đó cơ sở có tiêu chí môi trường thuộc dự án nhóm III.

- Tuy nhiên, cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phê duyệt báo cáo tác động môi trường tại Quyết định số 56/QĐ-TNMT ngày 12 tháng 11 năm 2004. Do đó, cơ sở phải làm giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và môi trường thẩm định và UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt.

- Các hạng mục công trình:

+ Các công trình chính: nhà xưởng sản xuất (1 tầng) 7.200 m2; xưởng chế biến thức ăn (1 tầng) 1.890 m2; Nhà điều hành (3 tầng) 384 m2; Nhà ăn ca công nhân (1 tầng): có diện tích 90 m2,

+ Các công trình phụ trợ: Nhà bảo vệ và cổng chính: 31,1 m2, Bãi xe: 1200 m2, Nhà để xe công nhân: 180 m2;

+ Công trình bảo vệ môi trường: 01 Khu lưu giữ chất thải tạm thời; hệ thống xử lý nước thải tập trung 100 m3/ngày đêm; hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi.

1. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của  sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

*) Mục tiêu cơ sở:

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại.

*) Quy mô công suất:

- Công suất thiết kế: 180.000 tấn/năm trong đó bao gồm 90.000 tấn thức ăn dạng viên; 50.000 tấn thức ăn dạng bột; 40.000 tấn thức ăn dạng mảnh;

Bảng 1.2: Quy  công suất giai đoạn vận hành thương mại của cơ sở

 

STT

Tên sản phẩm

Công suất (tấn/năm)

1

Thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm

180.000

1.1

Thức ăn dạng mảnh

40.000

1.2

Thức ăn dạng viên

90.000

1.3

Thức ăn dạng bột

50.000

3.2. Công nghệ sản xuất của  sở

3.2.1. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi của nhà máy thể hiện dưới dạng sơ đồ sau:

-  đồ quy trình công nghệ sản xuất:

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi các loại của cơ sở

Nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu đầu vào của quy trình là ngô, đậu tương, cám gạo, cám mì, bột xương.   ở dạng hạt, dạng bột, dạng đóng bao. Các nguyên liệu được

công ty nhập về theo kế hoạch thu mua và đảm bảo đủ các điều kiện để thực hiện sản xuất liên tục. Tất cả nguyên liệu sẽ được kiểm tra theo đúng quy trình chặt chẽ tại khu vực lấy mẫu và phòng thí nghiệm nguyên vật liệu, nguyên liệu đạt theo yêu cầu sẽ được nhập bin chứa hoặc nhập vào kho. Nguyên liệu thô, rời (ngô, cám, sắn khô,. ) chuyển từ ô tô theo

băng tải đưa vào kho chứa nguyên liệu kín tránh nước mưa. Đối với nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu chất lượng Nhà máy không thu mua.

+ Nguyên liệu dạng hạt khi mua về không bị ẩm mốc, tiêu chuẩn về độ ẩm từ 12 - 20 %, không vón cục hoặc bị biến đổi về màu sắc, mùi vị. Nếu có các hiện tượng trên thì phải loại bỏ ngay và báo cho thủ kho nguyên liệu xếp riêng để xử lý. Các nguyên liệu nhập về đảm bảo đã được sơ chế, tại nhà máy không thực hiện việc sơ chế, rửa, làm sạch nguyên liệu.

+ Nguyên liệu dạng lỏng (rỉ mật, mỡ cá): nhập về cơ sở được kiểm tra ngoại quan, sau đó chuyển bơm trực tiếp từ xe bồn vào bồn chứa. Chờ cấp cho công đoạn trộn.

+ Nguyên liệu Vi lượng (premix): Vi lượng trước khi cân để cho vào máy trộn cũng phải kiểm tra về chất lượng xem có bị biến chất hay không và yêu cầu cân vi lượng cũng phải đúng, đủ định mức của phòng kĩ thuật đề ra. Nếu vi lượng có hiện tượng biến đổi về chất lượng thì yêu cầu loại bỏ ngay và nếu cân bị thừa thiếu hoặc sai chủng loại thì yêu cầu phải cân lại cho đúng sau đó mới cho vào máy trộn nhỏ. Thời gian để trộn vi lượng ở máy trộn nhỏ là 8 phút. Sau đó xả ra để cân và chia số mẻ theo đơn sản xuất. Qúa trình này được theo dõi qua bảng theo dõi quá trình cân và trộn vi lượng được thực hiện ở khu vực riêng chỉ dùng để trộn vi lượng.


+ Sau khi kiểm tra nguyên liệu xong thì nguyên liệu đưa vào cân xem có đúng với số lượng, chủng loại, định mức, quy cách đóng gói và số lượng hàng đã đặt không. Nếu đủ số lượng với đơn đặt hàng thì sẽ tiến hành dỡ kiểm tra, phân loại để riêng từng loại nguyên liệu một cách khoa học nhất, thuận tiện cho quá trình sản xuất sau này.

 

Hình 1.4. Kho nguyên liệu của cơ sở

Đưa nguyên liệu vào sản xuất:

+ Các nguyên liệu cần nghiền: Nguyên liệu được đổ xuống hệ thống xích tải nguyên liệu chuyển tới gầu tải. Từ gầu tải đổ lên hệ thống sàng lọc nguyên liệu thô (sàng lọc nguyên liệu có tác dụng tách các tạp chất bụi, cùi ngô, vật thể to...). Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng tại vị trí cửa nạp liệu và giữ lại bên ngoài túi vải bên trong buồng hút. Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu vào bin chứa chờ nghiền.

+ Các nguyên liệu không qua nghiền (cám gạo, cám mì, bột xương,…): Nguyên liệu được đổ xuống hệ thống vít tải nguyên liệu chuyển tới gầu tải. Từ gầu tải đổ lên hệ thống sàng lọc nguyên liệu thô (sàng lọc nguyên liệu có tác dụng tách các tạp chất bụi, cùi ngô, vật thể to...). Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng tại vị trí cửa nạp liệu và giữ lại bên ngoài túi vải bên trong buồng hút. Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu vào bin chứa.

+ Chất lỏng: Chất lỏng từ bồn chứa được bơm đưa lên bể chứa chờ cân để đưa vào trộn (bể chứa được gắn thiết bị gia nhiệt luôn đảm bảo nhiệt độ chất lỏng ở trong khoảng 45ºC giúp chất lỏng không bị đông, đặc)

Tất cả các nguyên liệu cơ sở sử dụng đều được chuyển lên các bin chờ và bồn chứa. Mỗi một loại nguyên liệu sau khi nghiền, hay không qua nghiền qua cửa nạp sẽ được chứa trong các bin khác nhau, riêng biệt.

Dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm có tất cả 03 cửa nạp liệu: 01 cửa nạp liệu thô và 02 cửa nạp liệu bột. Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng tại vị trí cửa nạp liệu và giữ lại bên ngoài túi vải bên trong buồng hút. Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu đi vào bin chứa.

Nghiền: Sau khi nguyên liệu được đưa lên bin chứa trên nghiền sẽ đi qua máy nghiền về bin chứa. Các loại nguyên liệu sẽ được để ở từng bin riêng biệt. Tại thời điểm nghiền nhân viên KCS sẽ kiểm tra xem kích thước hạt đã đạt yêu cầu kỹ thuật chưa (kiểm tra bằng cảm quan hoặc dụng cụ chuyên dùng). Nếu kiểm tra không đạt yêu cầu thì phải dừng nghiền và xả ra để nghiền lại.

 

Hình 1.5. Máy nghiền tại  sở

Kiểm tra: Khi nguyên liệu đã nghiền xong yêu cầu kiểm tra xem kích thước hạt đã đạt yêu cầu kỹ thuật chưa (kiểm tra bằng cảm quan hoặc dụng cụ chuyên dùng). Nếu kiểm tra không đạt yêu cầu thì phải xả ra và cho vào máy nghiền lại, nếu kiểm tra đạt yêu cầu về kích thước, độ mịn thì tiến hành chuyển sang công đoạn trộn.

Cân nguyên liệu sau nghiền: Nguyên liệu qua nghiền, nguyên liệu không qua nghiền và nguyên liệu chất lỏng sau khi đã được chuyển vào bin chứa sẽ được chạy qua cân tự động để cân xác định khối lượng và được tập kết ở bin chứa trên trộn để chờ trộn.

Nguyên liệu dạng lỏng (rỉ mật, mỡ cá): nhập về cơ sở được kiểm tra ngoại quan, sau đó chuyển bơm trực tiếp từ xe bồn vào bồn chứa. Chờ cấp cho công đoạn trộn.

 

Trộn: Nguyên liệu đã nghiền, nguyên liệu không qua nghiền và nguyên liệu chất lỏng sau khi được cân định lượng và được chuyển vào bin chứa chờ trộn.

+ Nguyên liệu vi lượng sau khi được phối trộn và đóng bao sẽ được tập kết ở vị trí cửa chờ đổ trên trộn tùy theo từng mã hàng.

+ Nhân viên vận hành máy căn cứ vào công thức của sản phẩm để lập quy trình trộn và tiến hành xả nguyên liệu vào thùng trộn.

+ Nhân viên đổ vi lượng nhìn tín hiệu đèn, còi hoặc theo hiệu lệnh (bộ đàm) của nhân viên vận hành báo để đổ vi lượng vào thùng chứa trên trộn.

+ Khi đã trộn đủ thời gian theo quy định máy trộn sẽ tự động xả thành phẩm vào bin chứa để chuyển sang công đoạn tiếp theo.


+ Sau khi trộn xong, tùy theo yêu cầu của sản xuất mà sản phẩm sẽ được chia làm 3 dòng: Sản phẩm dạng viên ép, dạng đập mảnh và sản phẩm dạng bột.

 

Hình 1.7. Máy trộn tại  sở

*) Đối với sản phẩm  dạng bột

Đối với sản phẩm thức ăn là dạng bột thì KCS và nhân viên vận hành máy thống nhất kích cỡ sang nghiền để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nguyên liệu sau trộn được đưa về bin chứa trên nghiền rồi qua nghiền và đưa vào bin chứa thành phẩm dạng bột -> KCS tiến hành kiểm tra -> Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đóng bao và đưa về kho chứa. Sản phẩm chưa đạt yêu cầu được quay trở lại chờ xử lý.

Thủ kho theo dõi sản lượng sản xuất trong ngày, nhập kho chờ ngày xuất kho.

*) Đối với sản phẩm  dạng viên

Ép viên: Nguyên liệu sau trộn được đưa về bin chứa trên máy ép viên. Sau đó nguyên liệu được đưa vào máy trộn hơi nước trước khi ép viên. Áp suất hơi cung cấp trong khoảng 2,5 kg/cm2. Giai đoạn đầu của quá trình ép viên không được cho sản phẩm xuống

buồng chứa vì khuôn ép còn nguội, viên chưa đủ độ cứng, độ bóng... khi nhiệt độ của sản phẩm bằng với nhiệt độ đã quy định mới được phép cho sản phẩm xuống buồng chứa làm nguội (khoảng 200 kg- 400kg sản phẩm phải cào ra ngoài). Trong giai đoạn này, nhân viên vận hành và KCS phải kiểm tra viên: kích cỡ hạt, độ cứng (độ bóng),... nếu chưa đạt yêu cầu phải điều chỉnh nhiệt độ, dao cắt, tốc độ cấp liệu...

+ Kích thước viên cám được điều chỉnh phù hợp với từng loại vật nuôi và giai đoạn tuổi của chúng.

Cơ sở sử dụng nhiệt và hơi nước của nồi hơi để cấp ẩm và ép viên. Nhiệt dư, mùi và bụi từ máy ép viên được thu gom dẫn về hệ thống Cyclon xử lý bụi và qua bể xử lý xơ dừa để hấp thu mùi từ các bán sản phẩm, không khí sạch ra môi trường. Cơ sở sử dụng 02 máy ép viên nên lắp đặt 02 hệ thống Cyclon để xử lý.

Hình 1.8. Máy làm viên

Làm mát: Sau khi qua bộ phận ép viên, do ma sát và hơi nước, sản phẩm sẽ có nhiệt độ khoảng 800C sẽ chạy vào buồng làm mát. Sản phẩm được làm mát bằng không khí tự nhiên, làm mát sản phẩm phải dựa trên nguyên tắc: tất cả sản phẩm của một lô phải được làm mát với thời gian như nhau. Cụ thể:

Máy làm mát được cấu tạo như một chiếc thùng, phía trên có thùng hút gió, phía dưới có lỗ để hút không khí vào thùng. Khi quạt chạy trong thùng sẽ tạo ra luồng không khí lưu thông từ đáy lên trên và được sấy khô. Khí thoát ra ngoài bao gồm hơi nước và không khí thường.

+ Qúa trình làm mát được vận hành tự động.

+ Khí sau khi đi qua nguyên liệu để làm nguội nguyên liệu được dẫn qua Cyclone, ở đây bụi nguyên liệu sẽ được giữ lại và chuyển về máy ép, còn khí tiếp tục đi qua bể xử lý xơ dừa để hấp thu mùi và làm sạch một lần nữa trước khi ra môi trường.

Hình 1.9. Máy làm mát Sàng: Sàng được thiết kế với 2 tầng lưới.

+ Tầng trên với cỡ lưới khoảng 16 mm để loại bỏ các vật thể lớn (các vật thể được

đưa ra ngoài và bàn giao cho bộ phận KCS xử lý).

+ Tầng dưới với cỡ lưới khoảng 2.6 mm để thu về bin chứa thành phẩm và loại bỏ bột (bột được di chuyển về máy để tiếp tục ép viên hoặc đưa ra ngoài đóng bao và bàn giao cho bộ phận KCS xử lý).

Viên cám thu được sau đó sẽ được chuyển lên các bin thành phẩm dạng viên -> Tiến hành kiểm tra -> đạt -> Đóng bao -> Thành phẩm dạng viên.

Hình 1.10. Máy sàng sử dụng tại  sở

*) Đối với sản phẩm thức ăn dạng đập mảnh:

Đối với sản phẩm dạng mảnh, sau khi cám được làm nguội sẽ được chuyển qua máy đập mảnh để đập các viên cám thành dạng mảnh theo kích thước của sản phẩm tiêu chuẩn.

Tùy sản phẩm mà dạng mảnh khác nhau: mảnh to, mảnh vừa và mảnh nhỏ. Để bẻ mảnh thì nhân viên vận hành phối hợp với nhân viên trực sản xuất, nhân viên KSC sản phẩm để xác định thời gian bẻ mảnh, cỡ mảnh. Cụ thể:

+ Nhân viên trực sản xuất chỉnh lô bẻ mảnh. Sau đó thông báo để nhân viên vận hành chạy máy bẻ mảnh.

Sau đó chuyển qua sàng để phân loại: sàng được thiết kế với 2 tầng lưới.

+ Tầng trên với cỡ lưới khoảng 16 mm để loại bỏ các vật thể lớn. (các vật thể được đưa ra ngoài và bàn giao cho bộ phận KCS xử lý).

+ Tầng dưới với cỡ lưới khoảng 2.6 mm để thu về bin chứa thành phẩm và loại bỏ bột (bột được di chuyển về máy để tiếp tục ép viên hoặc đưa ra ngoài đóng bao và bàn giao cho bộ phận KCS xử lý).

Sản phẩm sau đó sẽ được chuyển lên chứa trong các bin thành phẩm dạng mảnh -> Tiến hành kiểm tra -> Sản phẩm đạt yêu cầu được đóng bao theo đúng quy cách thu được sản phẩm dạng mảnh.

Công đoạn kiểm tra sản phẩm:

Công đoạn kiểm tra được thực hiện trong phòng thí nghiệm, cơ sở tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm như: độ ẩm, hàm lượng protein,… của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đưa sang cân tự động, đóng gói.


Cân tự động và đóng gói: trước khi cân cũng phải kiểm tra thật chính xác, máy khâu luôn ở tình trạng hoạt động tốt, bao bì không bị nhòe, mờ, rồi mới tiến hành cho cân và đóng gói. Qúa trình cân diễn ra tự động.

 

Hình 1.11. Cân đóng gói sản phẩm

Trong quá trình cân thành phẩm KCS phải liên tục kiểm tra các tiêu chuẩn như: đóng gói bao bì phải đúng mã, chủng loại, đủ trọng lượng, đường chỉ phải thẳng, mép gấp bao phải thẳng. Nếu bị sai hỏng một bao hoặc một túi yêu cầu làm lại ngay. Sau đó chuyển

kho thành phẩm chờ ngày xuất cho khách hàng. Sản phẩm không đạt yêu cầu được thu gom, tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào.

 

Hình 1.12. Kho thành phẩm

3.1. Sản phẩm của cơ sở

*) Các sản phẩm đầu ra của  sở như sau:

Các sản phẩm đầu ra của cơ sở là các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm gồm 3 dạng:

Bảng 1.3: Danh mục các sản phẩm đầu ra của  sở

 

STT

Tên sản phẩm

Công suất (tấn/năm)

1

Thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm

180.000

1.1

Thức ăn dạng mảnh

40.000

1.2

Thức ăn dạng viên

90.000

1.3

Thức ăn dạng bột

50.000

*) Một số hình ảnh sản phẩm của  sở:

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com