Hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hướng dẩn xây dựng kế hoạch ứng cứa sự cố tràn dầu cho kho xăng dầu, cảng biển nội địa, kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu cấp cơ sở, ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển và trên đất liền

Hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu

  • Mã SP:UCSC xd
  • Giá gốc:45,000,000 vnđ
  • Giá bán:40,000,000 vnđ Đặt mua

Hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu

QUẢN LÝ KẾ HOẠCH

Hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hướng dẩn xây dựng kế hoạch ứng cứa sự cố tràn dầu cho kho xăng dầu, cảng biển nội địa, kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu cấp cơ sở, ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển và trên đất liền.

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ VIẾT TẮT

THKC: Tình huống khẩn cấp – Tình trạng hay sự cố có bản chất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng con người hay phá hủy công trình, xảy ra một cách bất ngờ và đòi hỏi con người phải có các hành động đối phó tức thời.

ƯCKC: Ứng cứu khẩn cấp - Các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị nhằm xử lý kịp thời các THKC, loại trừ hoặc hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu và thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường xung quanh.

BCĐ: Ban chỉ đạo - Tổ chức, nhóm người có vai trò chỉ đạo ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp.

BCH: Ban chỉ huy - Tổ chức, nhóm người làm nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp.

TCV: Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo - Nhóm người có kinh nghiệm chuyên môn được triệu tập để giúp việc BCĐ trong các THKC.

TKCN: Tìm kiếm cứu nạn - Các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm, hỗ trợ và cứu các nạn nhân trong các THKC.

Nguồn lực ứng cứu: Toàn bộ vật tư, thiết bị, phương tiện, nhân lực và nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động ƯCKC.

Thông báo: Từ sử dụng để tuyên bố/công bố về sự cố, tai nạn tới cơ quan cấp trên, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc công chúng. Một thông báo có thể đơn thuần chỉ là một thông tin, không nhất thiết yêu cầu người nhận phải hành động hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho hành động

Báo động: Từ sử dụng để tuyên bố/công bố cho các tổ chức /đơn vị để thiết lập tình tình trạng khẩn cấp trong hoạt động của tổ chức/đơn vị đó, từ thời điểm báo động, mọi hoạt động của tổ chức đơn vị được thực hiện phù hợp với KH UCKC, KH UPTD. . Người nhận phải có những phản ứng ngay khi nhận được lệnh báo động.

Thời gian huy động: Thời gian tính từ khi nhận được Báo động về THKC cho tới khi các nguồn lực đã sẵn sàng xuất phát để tới nơi xảy ra THKC.

Thời gian phản ứng (tập kết): Thời gian tính từ khi nhận được Báo động về THKC cho tới khi các nguồn lực đã sãn sàng cho các hoạt động ứng cứu tại nơi xảy ra THKC.

PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Đơn vị cơ sở Các đơn vị thành viên của Tập đoàn (được phê duyệt

danh sách theo Quyết định của Tập đoàn), các công ty

liên doanh và các công ty điều hành của các Hợp đồng

Dầu khí thuộc quản lý của PVN

Hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hướng dẩn xây dựng kế hoạch ứng cứa sự cố tràn dầu cho kho xăng dầu, cảng biển nội địa, kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu cấp cơ sở, ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển và trên đất liền 

 

KỂ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP 2014 – TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

 

BCĐ

Ban chỉ đạo

UBQG TKCN

Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn

PCLB

Phòng chống lụt bão

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

Bộ CT

Bộ Công Thương

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ GTVT

Bộ Giao thông vận tải

Bộ LĐTBXH

Bộ Lao động Thương binh Xã hội

Bộ CA

Bộ Công an

CSPCCCCNCH

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ

Bộ QP

Bộ Quốc phòng

CHKDDVN

Cục Hàng không dân dụng Việt Nam

TLQCHQ

Tư lệnh Hải Quân

TLBP

Tư lệnh Biên phòng

TLPKKQ

Tư lệnh Phòng không-Không quân

TLCSBVN

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

VIETSOVPETRO

Liên doanh Việt - Nga

PVEP

Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

PV OIL

Tổng công ty Dầu Việt Nam

PV GAS

Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP

PV POWER

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

PTSC

Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

PV TRANS

Tổng công Cổ phần Vận tải Dầu khí

PVD

Tổng công ty CP Khoan & Dịch vụ khoan Dầu khí

ATMT

An toàn Môi trường

ATSKMT

An toàn Sức khỏe Môi trường

CPSE

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển An toàn và Môi

VNMRCC

trường Dầu khí

Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt

 

Nam

ƯPSCTD

Ứng phó sự cố tràn dầu

NASOS

Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu phía Nam

CỤC HHVN

Cục Hàng hải Việt Nam

TGĐ

Tổng giám đốc

PTGĐ

Phó Tổng giám đốc

ĐGRR

Đánh giá rủi ro

SXKD

Sản xuất kinh doanh

 

TPHCM, ngày 08 tháng 04 năm 2022

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Số:  08-04/HĐDV/MP-HHVN

(V/v:  Cập nhật, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ:

· Bộ Luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

· Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

· Quyết định 12/2021/QĐ-TTg quyết định ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

· Nhu cầu của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam và năng lực của Công ty CP Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương.

 

Hôm nay, ngày 08 tháng 04 năm 2022, tại trụ sở Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương, Chúng tôi gồm các Bên:

Bên A:

Tên đơn vị  : Công Ty Cổ Phần Tư vấn đầu tư công trình .

Địa chỉ           : .

Mã số thuế : 

Người đại diện : Ông 

Chức vụ : Tổng Giám đốc

Bên B:  

Tên đơn vị : Công ty CP Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ trụ sở chính : 28B Mai Thị Lựu, P. Đakao, Q1, TP.HCM

Mã số thuế : 0305986789

Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Thanh

Chức vụ : Giám Đốc

Tài khoản ngân hàng: 182494339 tại ngân hàng ACB, CN Thị Nghè, TP.HCM

Cùng thỏa thuận, đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ với các điều khoản sau:

 

ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận thực hiện cập nhật, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo hình thức đơn giá trọn gói. Các nội dung thực hiện nhưng không giới hạn gồm:

- Thu thập thông tin, tiến hành cập nhật, chỉnh sửa nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện các thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam.

ĐIỀU 2: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN, KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

1. Thời gian bắt đầu:

Ngay sau khi hai hên ký hợp đồng và Bên A đã cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ cơ bản liên quan dự án theo yêu cầu Bên B và bên A chuyển tiền tạm ứng cho bên B.

2. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tính thời gian bắt đầu, Bên B phải hoàn thành nội dung bản Cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam và trình nộp hồ sơ xin thẩm định và phê duyệt tới UBND tỉnh Đồng Nai.

3. Thời gian thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:

Trong vòng 60 ngày kể từ ngày kể từ ngày tính thời gian bắt đầu, bên B phải hoàn tất việc phê duyệt kết hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty CPHH Vedan Việt Nam và bàn giao kết quả thực hiện hợp đồng theo mực 4 điều này cho bên A.

4. Kết quả thực hiện:

Kết quả thực hiện hợp đồng này, bên B sẽ phải bàn giao cho bên A các hồ sơ gồm:

- Bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam sau khi đã cập nhật, có dấu mộc xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

- File mềm bản cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam.

- Quyết định phê duyệt hoặc văn bản cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam do UBND tỉnh Đồng Nai hoặc Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai ban hành.

 

 ĐIỀU 3:  ĐƠN GIÁ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

1. Đơn giá trọn gói dịch vụ cập nhật, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam là: 88.600.000 đồng ( Bốn mươi tám triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn./.)

· Đơn giá trên đã bao gồm toàn bộ thuế, phí và các chi phí phát sinh trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

2. Phương thức thanh toán:

Chia thành 02 đợt, cụ thể như sau:

· Đợt 1: Bên A tạm ứng cho Bên B số tiền là: 34.300.000 VND (Ba mươi bốn triệu ba trăm nghìn đồng) ngay sau khi ký hợp đồng và bên B xác nhận đã được bên A cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ để thực hiện hợp đồng.

· Đợt 2: Bên A thanh toán cho Bên B tương ứng với số tiền là: 34.300.000 VND (Ba mươi bốn triệu ba trăm nghìn đồng) cho Bên B ngay sau khi bên B hoàn thành, bàn giao cho bên A: Một (01) Văn bản chứng nhận hoàn thành kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định cấp và hóa đơn GTGT.

· Trong trường hợp Bên A chưa đồng ý với các nội dung báo cáo của Bên B, Bên A có quyền yêu cầu Bên B chỉnh sửa nội dung.

Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:

+ Giấy đề nghị thanh toán;

+ Hóa đơn VAT.

+ Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

3. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản bằng tiền VNĐ.

ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

1. Trách nhiệm của Bên A

· Bảo đảm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho Bên B toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết có liên quan;

· Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B trong quá trình làm hồ sơ;

· Trao đổi, bàn bạc với Bên B, giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc mà hai Bên đã thống nhất;

· Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ cho Bên B.

2. Trách nhiệm của Bên B:

· Hoàn thành sản phẩm bàn giao cho Bên A đúng với tiến độ và nội dung mà hai Bên đã thống nhất;

· Hiểu rõ nội dung và yêu cầu của Bên A, thực hiện công việc đạt yêu cầu của Bên A;

· Phối hợp với Bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng để dự án đạt được yêu cầu mong muốn;

· Có trách nhiệm cập nhật, chỉnh sửa, hoàn thiện bản Cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

· Trình thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam. 

ĐIỀU 5:   BẢO MẬT

1. Bên B phải lưu giữ chặt chẽ, cẩn mật bất cứ thông tin kỹ thuật và tài liệu nào do Bên A đã cung cấp, cũng như các tài liệu, thông tin có liên quan khác do Bên B thực hiện theo Hợp đồng tuân theo các quy chế bảo mật của Nhà nước Việt Nam.

2. Mọi tài liệu/nội dung tài liệu Bên A bàn giao cho Bên B được xem như là tài sản của Bên B và Bên B có toàn quyền sử dụng cho mục đích công việc nêu trong Điều 1 hợp đồng này.

3. Việc bên B sử dụng các tài liệu, thông tin của bên A cung cấp để thực hiện bất kì hoạt động nào ngoài nội dung công việc trong hợp đồng này là hành vi vi phạm pháp luật và  phải chịu bồi thường vời mọi tổn thất gây ra.

ĐIỀU 6: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Mọi tranh chấp, mâu thuẫn có thể phát sinh giữa hai Bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng sẽ được ưu tiên giải quyết bằng phương thức thương lượng, hòa giải trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi;

2. Trường hợp các tranh chấp Hợp đồng (nếu có) không thể giải quyết thỏa đáng bằng phương thức nếu tại Điều 6.1, thì sự việc tranh chấp sẽ được đưa ra xét xử tại Tòa án có thẩm quyền.

3. Hai Bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng;

4. Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi Bên giữ 02 bản.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A  ĐẠI DIỆN BÊN B

    

 

CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU HẠN

VEDAN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01 /VEDAN - UPSCTD
V/v thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở

Đồng Nai, ngày… tháng 05 năm 2022

 

                                Kính gửi:

- UBND tỉnh Đồng Nai

 

- Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

 

Chúng tôi là: Công ty CPHH Vedan Việt Nam , là chủ dự án: Báo cáo kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Cảng Vedan Phước Thái.

- Địa điểm thực hiện dự án: Quốc lộ 51, ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Địa chỉ liên hệ: Quốc lộ 51, ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Điện thoại:… ; fax:… ;  e-mail: …

Xin gửi đến quý Sở Tài Nguyên và Môi trường hồ sơ gồm:

- Bảy (07) bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cảng Vedan Phước Thái theo mẫu quy định và các tài liệu pháp lý kèm theo.

- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Kính đề nghị Sở Tài Nguyên và Môi Trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở của dự án.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT

KT.PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

 (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH ƯCKC

 

2.1. KẾ HOẠCH CỦA PVN

Xây dựng Kế hoạch ƯCKC, thiết lập và duy trì hệ thống ƯCKC là yêu cầu mang tính pháp lý đã được quy định tại Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí, ban hành theo Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 8/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Về nội dung, Kế hoạch này được xây dựng dựa trên tài liệu Hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí (ban hành tháng 6 năm 2002), thực tế hệ thống ƯCKC của các đơn vị thành viên & các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về tổ chức và hệ thống PCLB và TKCN của Nhà nước (Phụ lục 8: Các Văn bản liên quan công tác ƯCKC/UPSCTD, PCLB&TKCN).

Kế hoạch ƯCKC là cơ sở cho việc chủ động tiến hành những hoạt động tác nghiệp của BCĐ THKC của PVN trong quá trình chỉ đạo công tác ƯCKC, ƯPSCTD, PCBL và TKCN.

Kế hoạch ƯCKC xác định và phân loại các THKC trong các hoạt động của PVN; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan và quy định các bước hành động, các thủ tục cần thực hiện như: báo cáo, thông tin liên lạc, quy trình xử lý trong các trường hợp khẩn cấp. Theo phân cấp ứng cứu, Kế hoạch này sẽ chủ yếu đề cập đến các hoạt động của BCĐ THKC của PVN trong trường hợp THKC phát triển đến cấp độ II, III.

Các THKC trong hoạt động dầu khí có thể gây tràn dầu ở các mức độ khác nhau và PVN đã xây dựng Kế hoạch ƯPSCTD. Kế hoạch ƯCKC và Kế hoạch ƯPSCTD là những tài liệu cần thiết và thống nhất để BCĐ THKC triển khai các hoạt động ƯCKC, ƯPSCTD, PCLB và TKCN của PVN.

Trong quá trình áp dụng, Kế hoạch ƯCKC của PVN được định kỳ soát xét, cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung để phù hợp với thay đổi về tổ chức, hệ thống quản lý của Nhà nước, tổ chức, hệ thống quản lý, phạm vi hoạt động của PVN và các đơn vị/Nhà thầu thuộc phạm vi quản lý của PVN.

2.2. KẾ HOẠCH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ

2.2.1. Quy định trình duyệt

Theo quy định, các đơn vị cơ sở có trách nhiệm lập và trình PVN Kế hoạch ƯCKC để xem xét thẩm định và trình xin cơ quan có thẩm quyền chấp thuận/hoặc PVN trực tiếp chấp thuận khi được uỷ quyền trước khi tiến hành các hoạt động sau đây:

- Trong hoạt động thăm dò khai thác: Các Kế hoạch ƯCKC tương ứng cho từng giai đoạn như thăm dò địa chấn, khoan, phát triển mỏ, khai thác, kết thúc và tháo dỡ công trình;

KỂ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP 2014 – TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

- Trong các hoạt động khác: Kế hoạch ƯCKC phải được trình nộp trước khi tiến hành chạy thử và đưa công trình vào vận hành.

2.2.2. Nội dung Kế hoạch

Kế hoạch ƯCKC của tất cả các đơn vị thành viên, của các nhà thầu đang hoạt động theo các hợp đồng Dầu khí đã ký kết với PVN là những tài liệu không tách rời và phải phù hợp với Kế hoạch ƯCKC của PVN, đáp ứng các yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và tuân thủ các quy định chung của Nhà nước về PCCC, ƯPSCTD, PCLB, TKCN.

 

Kế hoạch ƯCKC của các Đơn vị cơ sở phải bảo đảm ít nhất những nội dung sau:

- Phần tổng quan: Tính cấp thiết và cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch; mục tiêu, phạm vi áp dụng và quản lý kế hoạch;

- Mô tả dự án: Vị trí địa lý, hoạt động của dự án;

- Các rủi ro trong quá trình hoạt động;

- Chiến lược và phân cấp ứng cứu;

- Nguồn lực ƯCKC: Phương tiện, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở; phương tiện, trang thiết bị và nhân lực từ bên ngoài;

- Thông tin liên lạc và quy trình thông báo/báo động: Nội bộ, bên ngoài;

- Quy trình/Phương án xử lý các THKC dự kiến - liệt kê/trích dẫn;

- Tổ chức ƯCKC: Cơ cấu tổ chức của BCĐ/BCH và các đội ứng cứu; trách nhiệm và nhiệm vụ của đơn vị cơ sở và các thành viên; công tác đảm bảo kỹ thuật, hậu cần, an toàn trong quá trình ứng cứu;

- Kết thúc ƯCKC và kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình;

- Đào tạo, huấn luyện và diễn tập;

- Phụ lục: Văn bản pháp quy; tài liệu hướng dẫn; tra cứu tham khảo phục vụ công tác ƯCKC.

KỂ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP 2014 – TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

RỦI RO VỀ ATSKMT TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Hoạt động dầu khí luôn gắn liền với nhiều rủi ro - khả năng xảy ra các sự cố, tai nạn và hậu quả của chúng có thể xuất hiện ở các công đoạn sản xuất, trên biển, trên đất liền và các công trình dầu khí;

Việc đánh giá, phân tích rủi ro để đề xuất, triển khai thực hiện các biện pháp hạn chế, giảm thiểu thiệt hại là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý ATMT của các Nhà điều hành các hoạt động này.

3.1. YÊU CẦU PHÁP LÝ

Theo quy định (tại Điều 4 - Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí và Hướng dẫn quản lý rủi ro và ƯCKC như đã nêu tại Chương II-mục 2.1): Báo cáo ĐGRR và Kế hoạch ƯCKC được trình nộp trước khi bắt đầu các giai đoạn sau đây:

- Tìm kiếm Thăm dò;

- Phát triển mỏ;

- Xây dựng công trình (bao gồm cả cả các hoạt động xây lắp);

- Vận hành công trình hay sản xuất;

- Công trình có cải hoán lớn;

- Kết thúc dự án và tháo dỡ công trình.

Tại Điều 35 Quy chế trên, quy định: Kết quả ĐGRR được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức công tác ƯCKC.

3.2. YÊU CẦU THỰC TẾ

Thực tế trong quá trình hoạt động dầu khí thường có thể xảy ra các tình huống khẩn cấp như sau:

- Người rơi xuống biển, mất tích, bị tai nạn, bị bệnh dịch, ốm nặng, bệnh cấp tính hoặc ngộ độc tập thể;

- Va đâm các phương tiện nổi gây chìm tàu, hư hại công trình, tai nạn và sự cố với máy bay trực thăng;

- Thiên tai (bão, lũ, lụt, động đất, sóng thần), địch họa (khủng bố, phá hoại);

- Rò rỉ hóa chất, sự cố tràn dầu;

- Cháy, nổ và sự cố với các công trình, đường ống & bể chứa dầu khí;

- Sự cố dầu khí phun từ các giếng khoan;

- Gặp khí H2S, nhiễm độc khí, nhiễm xạ…

KỂ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP 2014 – TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

3.3. THỰC TRẠNG BÁO CÁO ĐGRR TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ƯCKC CỦA PVN

Báo cáo ĐGRR trong các dự án được thực hiện ở các mức độ khác nhau (định tính hoặc định lượng). Việc trình nộp Báo cáo ĐGRR lên cơ quan Nhà nước (Bộ CT) để xin chấp thuận đã được triển khai đối với hầu hết các dự án.

3.4. YÊU CẦU ĐƯA SỐ LIỆU VỀ ĐGRR VÀO KẾ HOẠCH ƯCKC

Các kết quả trong báo cáo ĐGRR sẽ được dùng để làm cơ sở cho xây dựng Kế hoạch ƯCKC cho các hoạt động cốt lõi của PVN (Tìm kiếm thăm dò, Khai thác, tàng trữ vận chuyển sản phẩm Dầu khí, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy đạm, nhà máy điện).

CHIẾN LƯỢC ỨNG CỨU

Các THKC có thể xảy ra trên đất liền, ngoài khơi; xảy ra đơn lẻ hoặc tập hợp của hai hay nhiều tình huống cùng lúc. Các THKC nếu không nhanh chóng được đặt dưới sự kiểm soát có thể phát triển thành thảm hoạ và thiệt hại có thể không lường trước được.

PVN quán triệt thực hiện phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ) nhằm mục tiêu chiến lược:

- Phát hiện sự cố hay THKC ở giai đoạn sớm nhất;

- Thông báo và báo cáo nhanh;

- Đánh giá tình hình chính xác;

- Triển khai nhanh lực lượng đã trải qua đào tạo huấn luyện ƯCKC;

- Thao tác ứng cứu hiệu quả;

- Xác định và làm rõ các nguyên nhân gây ra sự cố, THKC.

4.2. PHÂN CẤP ỨNG CỨU

Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các THKC xảy ra trong các hoạt động dầu khí, các THKC được phân thành 3 cấp độ khác nhau: Cấp I, cấp II và cấp III.

4.2.1. Tình huống khẩn cấp Cấp I

Trường hợp sự cố, tai nạn nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Đơn vị cơ sở hoặc nhà thầu quản lý các hoạt động hoặc khu vực xảy ra sự cố chịu trách nhiệm huy động lực lượng và thực hiện các biện pháp xử lý nói trên.

4.2.2. Tình huống khẩn cấp Cấp II

Trường hợp sự cố, tai nạn gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này, ngoài việc triển khai các biện pháp ứng cứu bằng lực lượng ứng cứu của các đơn vị cơ sở hoặc của nhà thầu, còn phải có sự phối hợp, hỗ trợ ứng cứu của các lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo các phương án đã thoả thuận trước.

Đơn vị cơ sở hoặc nhà thầu quản lý các hoạt động hoặc khu vực xảy ra sự cố, tai nạn chịu trách nhiệm ứng cứu và phối hợp các lực lượng tham gia ứng cứu.

Trong những trường hợp đặc biệt cần thiết, BCĐ THKC PVN sẽ phối hợp chỉ đạo ứng cứu.

KỂ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP 2014 – TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

4.2.3. Tình huống khẩn cấp Cấp III

Trường hợp sự cố gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, môi trường hoặc gây thiệt hại toàn bộ công trình. Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống sự cố cấp thấp hơn do không kiểm soát được và phát triển theo xu hướng ngày càng xấu đi nghiêm trọng. Trong các tình huống này, PVN sẽ trực tiếp chỉ đạo ƯCKC, yêu cầu sự hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan và các trung tâm ƯCKC và TKCN khu vực.

Trường hợp phức tạp hơn sẽ xin chỉ đạo trực tiếp của UBQG TKCN, Bộ Công Thương và Chính phủ; trường hợp đặc biệt cần thiết có thể còn phải yêu cầu lực lượng ứng cứu từ ngoài Việt Nam.

Hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hướng dẩn xây dựng kế hoạch ứng cứa sự cố tràn dầu cho kho xăng dầu, cảng biển nội địa, kế hoạch ứng cuu1 sự cố tràn dầu cấp cơ sở, ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển và trên đất liền.

TỔ CHỨC ỨNG CỨU TRONG CÁC THKC

5.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC ƯCKC CỦA PVN

Hoạt động ƯCKC của PVN như các Tổ chức ƯCKC khác, được triển khai theo nguyên tắc chung bao gồm: Hệ thống chỉ đạo, chỉ huy; lực lượng ƯCKC; trung tâm chỉ đạo, chỉ huy ƯCKC và xây dựng, áp dụng kế hoạch ƯCKC – nội dung của kế hoạch này.

5.1.1. Hệ thống chỉ đạo, chỉ huy ƯCKC

BCĐ ƯCKC và TKCN của PVN (gọi tắt là BCĐ THKC) được thành lập, kiện toàn theo quyết định của TGĐ PVN. BCĐ THKC được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của BCĐ THKC, hoạt động kiêm nhiệm, thành phần cơ cấu theo chức danh, có nhiệm vụ giúp TGĐ trực tiếp chỉ đạo công tác ƯCKC, ƯPSCTD, PCBL và TKCN trong phạm vi hoạt động của PVN.

Trưởng BCĐ THKC là PTGĐ PVN phụ trách lĩnh vực ATSKMT và ứng cứu khẩn cấp; Ủy viên thường trực là Trưởng Ban ATSKMT; các ủy viên là một số Trưởng Ban thuộc bộ máy điều hành của PVN và Thủ trưởng một số đơn vị thuộc các khâu hoạt động của PVN.

Văn phòng trực THKC là bộ phận thường trực của BCĐ THKC (nằm trong Ban An toàn Sức khỏe Môi trường PVN); các vấn đề liên quan THKC được xử lý theo Quy trình xử lý các THKC của PVN; TCV gồm một số cán bộ thuộc các Ban của PVN, làm việc kiêm nhiệm và được triệu tập tuỳ thuộc mức độ THKC xảy ra.

Về tổ chức công việc, BCĐ THKC thiết lập một số nhóm chuyên môn để giúp việc cho Trưởng BCĐ THKC như sau:

- Nhóm Chiến lược ƯCKC - do Trưởng Ban ATSKMT, Ủy viên thường trực BCĐ phụ trách;

- Nhóm ĐGRR và Môi trường - do GĐ CPSE, Ủy viên BCĐ phụ trách;

- Nhóm Nguồn lực và Hậu cần - do Trưởng Ban TCKT&KT phụ trách;

- Nhóm Thông tin liên lạc - do Chánh Văn phòng PVN phụ trách.

Ngoài ra để giúp Trưởng BCĐ trong những trường hợp cần thiết có thể thiết lập các bộ phận như:

- Thông tin báo chí;

- Pháp lý;

- Tài chính.

KỂ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP 2014 – TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

5.1.2. Hoạt động của BCĐ trong THKC

Trong mọi trường hợp xảy ra sự cố, hoạt động của tất cả các thành viên trong BCĐ và TCV được ưu tiên trước hết cho việc sẵn sàng tham gia công tác ƯCKC, ƯPSCTD, PCLB và TKCN. Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên sẽ tuỳ thuộc vào thực tế THKC và tuân theo sự chỉ đạo của Trưởng BCĐ THKC.

Khi xảy ra THKC tới cấp II, tuỳ theo tình hình thực tế, phạm vi, mức độ nguy hiểm và chiều hướng phát triển của tình huống, Trưởng BCĐ THKC sẽ quyết định triệu tập một số thành viên BCĐ THKC, TCV giúp việc BCĐ THKC và đưa ra những chỉ đạo cần thiết, phân công người tham gia trực tiếp vào các hoạt động ứng cứu.

Khi xảy ra sự cố tới cấp III, Trưởng BCĐ THKC sẽ triệu tập/huy động tối đa các thành viên BCĐ và các bộ phận giúp việc để nhanh chóng tổ chức triển khai các phương án/biện pháp xử lý. Hoạt động tác nghiệp của BCĐ THKC và TCV giúp việc sẽ được triển khai trên cơ sở sự phân công trách nhiệm đối với các thành viên BCĐ THKC.

Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tình huống khẩn cấp:

(1) Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc đôn đốc, chỉ đạo điều hành công tác ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thuộc phạm vi chức năng của Tập đoàn;

(2) Chỉ huy ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trong ngành Dầu khí;

 

(3) Phối hợp ứng phó ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp trên, của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;

(4) Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu và phòng chống lụt bão của Tập đoàn với các cấp quản lý theo quy định.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha