Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác sinh hoạt

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác sinh hoạt công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề tương đối mới mẻ trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác sinh hoạt

  • Mã SP:DADt NM R
  • Giá gốc:56,000,000 vnđ
  • Giá bán:54,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác sinh hoạt 

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH SÁCH BẢNG BIỂU iv

DANH SÁCH HÌNH ẢNH iv

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 4

1.1. Tên dự án: 4

1.2. Địa điểm: 4

1.3. Mục tiêu và quy mô dự án: 4

1.4. Diện tích đất xây dựng: 4

1.5. Cấp công trình: 4

1.6. Tiến độ thực hiện dự án: 4

1.7. Thời gian hoạt động dự án 5

1.8. Hình thức đầu tư: 5

1.9. Nguồn vốn đầu tư của dự án 5

1.10. Tổng mức đầu tư dự án 5

1.11. Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH TM&DV 3SGroup 6

2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 6

3. NHỮNG CĂN CỨ LẬP  DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7

3.1. Căn cứ pháp lý 7

3.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam 8

3.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường 9

4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 10

4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu 10

4.1.1. Nguyên liệu 10

4.1.2. Nhiên liệu 10

4.2. Tóm tắt quy trình công nghệ hoạt động của nhà máy 10

4.2.1. Tóm tắt quy trình thu gom và vận chuyển chất thải về nhà máy 11

4.2.2. Tóm tắt quy trình Công nghệ lò đốt rác thải nguy hại 11

4.2.3. Sản xuất gạch nhẹ không nung từ than xỉ của các lò đốt công nghiệp thải ra, than cacbon từ lốp xe sau quá trình xử lý 13

5. CƠ CẤU TỔ CHỨC VẬN HÀNH DỰ ÁN 14

5.1. Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án 14

5.2. Nhu cầu sử dụng nhân công lao động của dự án 14

5.3. Tổng mặt bằng quy hoạch dự án 14

6. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 15

6.1. Tổng mức đầu tư. 15

6.2. Hiệu quả kinh tế của dự án 15

6.2.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 15

6.2.2. Chi phí vận hành: 16

6.2.3. Thời gian thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế 17

6.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 18

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

 

 


II.Chủ  Đầu Tư:             CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ 3S GROUP .

Địa chỉ Công Ty : Đường số 3 , Tổ 10 Thôn Tân Hạnh , Thị Trấn Phú Mỹ , Huyện Tân Thành ,Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mã Số Thuế: 352329682.

Thành lập theo giấy ĐKKD Do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 10 tháng 03 năm 2017.

     ĐT : 0963428579.          Email: hungthinhhdvt@gmail.com.

Tài khoản ngân hàng : 3428579: Tại ngân hàng Kiên Long Bank , Chi nhánh Phú Mỹ , Huyện Tân Thành Tỉnh BR -VT .

III: TÊN DỰ ÁN:  NHÀ MÁY  XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

1.1. Địa điểm dự án : Xã  Tóc Tiên huyện Tân Thành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

1.2. Địa Điểm Thực Hiện Dự Án : Diện tích đất tại khu vực 15 ha trong khu vực bãi rác chôn lấp cũ trong khu vực xử lý chôn lấp rác Xã Tóc Tiên Huyện Tân Thành Tỉnh BR -VT . Dự kiến nhu cầu của nhà máy xử lý rác  tổng diện tích là : 5 ha.

1.3. Mục tiêu và quy mô dự án:

- Mục tiêu đầu tư: Thu gom, vận chuyển, phân loại, lưu trữ, tái chế và xử lý tiêu huỷ rác thải sinh hoạt  trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục tiêu lâu dài của dự án , góp phần xây dựng môi trường trong sạch nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững trên địa bàn Tỉnh BR - VT .

- Thông qua việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt , chế biến rác thải thành các sản phẩm có giá trị như Phân bón hữu cơ nhiên liệu năng lượng vật liệu xây dựng, thay thế việc chôn lấp gây ô nhiễm và không hợp vệ sinh như hiện nay. Xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt đang chôn lấp tại bãi rác Tóc Tiên , nhằm xử lý mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí như hiện nay đặc biệt là nguồn nước ngầm làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và nuôi trồng của người dân xung quanh khu vực xử lý rác.

- Mục đích đầu tư:

· Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải sinh hoạt  góp phần giảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người vì mục tiêu phát triển bền vững.

· Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt  bằng công nghệ tiên tiến đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

· Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương đồng thời giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.

1.4. Diện tích đất xây dựng: tổng diện tích quy hoạch xây dựng nhà máy là: 05 ha trong khu vực 15 ha trong khu bãi rác chôn lấp cũ tại Xã Tóc Tiên Huyện Tân Thành Tỉnh BR-VT .

1.5.  .Cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III

1.6. Tiến độ thực hiện dự án: dự án bắt đầu triển khai từ quý II/2017và đi vào hoạt động từ quý IIInăm 2017

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

· Lập hồ sơ, xin chủ trương, thỏa thuận địa điểm, nhận mặt bằng;

· Lập dự án đầu tư (FS) và đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

· Thiết kế và xin phép đầu tư, giấy phép xây dựng.

- Giai đoạn đầu tư:

· Xây dựng nhà máy;

· Lắp đặt thiết bị xử lý;

· Tuyển dụng và đào tạo;

· Chạy thử nghiệm, chuẩn bị hoạt động.

· Thành lập đội vận chuyển rác thải sinh hoạt ;

- Nhà máy bắt đầu hoạt động vào quý II năm 2017.

1.7. Thời gian hoạt động dự án: Là 50 năm.

1.8. Hình thức đầu tư:  Đầu tư xây dựng  nhà máy xử lý rác mới 100%.

- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

1.9. Nguồn vốn đầu tư của dự án: tỷ lệ vốn chủ sở hữu 100% (vốn tự có) .

1.10. Tổng mức đầu tư dự án là: 67,053,721,900đ

(Sáu mươi bảy tỷ không trăm năm mươi ba triệu bảy trăm hai mươi mốt ngàn chín trăm)

 

TT

Nội dung

K.H

Hệ số
(%)

Thành tiền
(VNĐ)

1

Chi phí xây lắp các hạng mục

Gxl

 

18,200,000,000

2

Chi phí máy móc, thiết bị công nghệ

Gtb

 

13,650,000,000

3

Chi phí quản lý dự án

Gqlp

1.610

512,785,000

4

Chi phí khảo sát, tư vấn đầu tư xây dựng

Gkstv

 

2,779,027,000

4.1

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

 

1,619,814,000

 

Chi phí khảo sát địa chất

 

 

359,829,000

 

Chi phí khảo sát địa hình

 

 

530,032,000

 

Chi phí đánh giá tác động môi trường dự án

 

 

550,000,000

 

Chi phí lập dự án

 

0.374

119,119,000

 

Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của dự án

 

0.056

17,836,000

 

Chi phí lập hồ sơ mời thầu xây lắp

 

0.135

42,998,000

4.2

Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

 

1,159,213,000

 

Chi phí thiết kế

 

1.810

576,485,000

 

Chi phí thẩm tra thiết kế

 

0.106

33,761,000

 

Chi phí thẩm tra dự toán

 

0.103

32,806,000

 

Chi phí lập hồ sơ mời thầu thi công xây dựng

 

0.135

24,570,000

 

Chi phí lập hồ sơ mời thầu thiết bị

 

0.122

16,653,000

 

Chi phí giám sát thi công xây dựng

 

1.588

289,016,000

 

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

 

0.460

62,790,000

 

Chi phí kiểm tra - chứng nhận chất lượng công trình

 

 

123,132,000

5

Chi phí khác

Glp

 

274,487,000

 

Lệ phí thẩm định dự án

 

0.016

5,244,000

 

Lệ phí thẩm định thiết kế

 

0.030

9,495,000

 

Lệ phí thẩm định tổng dự toán

 

0.038

12,228,000

 

Chi phí bảo hiểm xây lắp

 

0.210

38,220,000

 

Chi phí bảo hiểm lắp đặt thiết bị

 

0.250

34,125,000

 

Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán

 

0.210

66,885,000

 

Chi phí kiểm toán

 

0.340

108,290,000

6

Chi phí đất xây dựng nhà máy

 

22,000,000,000

7

Chi phí dự phòng

Gdp

 

3,541,630,000

Tổng mức đầu tư dự án trước thuế

Gts

 

60,957,929,000

Thuế VAT 10%

VAT

 

6,095,792,900

Tổng mức đầu tư dự án sau thuế

Gst

 

67,053,721,900

( Sáu mươi bảy tỷ không trăm năm mươi ba triệu bảy trăm hai mươi mốt ngàn chín trăm. )

 

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CĂN  C PHÁP LÝ.

S Cần Thiết Phải Đầu Tư .     

- Mở Đầu : môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người , đối với sinh vật và sự phát triển kinh tế , văn hóa xã hội của đất nước , dân tộc và toàn nhân loại , bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới , đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam .

- Sự tăng trưởng về kinh tế , chính trị , và giữ môi trường bền vững cả ba mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới , nhận thức được tầm quan trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước .

- Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng công tác bảo vệ môi trường , luật bảo vệ môi trường đã được quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 1993, đã và đang từng bước đi vào cuộc sống , nhiều văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường cũng được ban hành , xử lý rác thải sinh hoạt một cách hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các tỉnh thành của nước ta , lâu nay rác thải thường được chôn lấp ở các bãi rác ,hình thành như một cách tự phát, hầu hết các bãi rác đều thiếu hoặc không có hệ thống xử lý ô nhiễm lại thường đặt ở gần khu dân cư,gây những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng .

- Mặc dù xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp có một số ưu điểm như giá thành đầu tư thấp và chi phí vận hành nhỏ, nhưng nó không phải là biện pháp xử lý rác thải một cách triệt để hậu quả khi tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng , mặt khác rác thải là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm , và chiếm dụng nhiều đất trong khi nhu cầu xử dụng đất cho các mục đích khác ngày càng tăng .

- Phương pháp chôn lấp này không còn phù hợp bởi lẽ việc tối ưu hóa sử dụng , đất đai đô thị cũng như các tiêu chí bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe , đòi hỏi một công nghệ mới tiên tiến và hiện đại hơn khoa học hơn , sự gia tăng nhanh chóng các tốc độ đô thị hóa và mật độ dân cư đã gây ra những áp lực đối với hệ thống quản lý rác như hiện nay việc lựa chọn công nghệ xử lý rác một cách hợp lý , có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường , các bãi chôn lấp rác thải như hiện nay không hợp vệ sinh các bãi rác này không được lót chống thấm và xả nước rỉ rác chưa qua xử lý , gây ô nhiễm môi trường đối với các khu vực xung quanh , và là nơi thuận lợi cho các loại côn trùng trung gian gây bệnh phát triển ,mặt khác tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm là nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng đồng , chăn nuôi cây trồng trong khu vực bị ô nhiễm là nguy cơ nguồn nước mạch và gây cản trở các hoạt động phát triển kinh tế xã hội .

      Do đó cần xây dựng  một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường và giảm thiểu các nguy cơ về sức cho người dân nơi đây đang là vấn đề cấp bách của UBND Tỉnh , rác thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng rất lớn được thải ra  từ các hộ gia đình các cơ quan, trường học, các khu du lịch dịch vụ chợ, đường phố bến xe, và các khu công nghiệp, các rác thải chủ yếu là rác thải thực phẩm và rác hữu  cơ,theo thông tin đó trung tâm kĩ thuật và quan Trắc môi trường năm 2009 tính theo mức bình quân một người trung bình phát thải khoảng 08 kg rác/ ngày, lượng rác thải sinh hoạt trên toàn tỉnh gồm : Thành Phố Vũng Tàu ,Thành Phố Bà Rịa, Huyện Long điền Đất Đỏ, Huyện Châu Đức và Huyện Tân Thành khoảng 600 tấn / ngày.

     - Nhu Cầu Xử Lý : Cùng với sự phát triển kinh tế , sự gia tăng về dân số và cả nhà máy xí nghiệp sản xuất và các khu công nghiệp trong địa bàn Tỉnh , là sự gia tăng về lượng rác thải trong tương lai trong các năm tới tăng từ 10% đến 15% mỗi năm .

      Công Ty chúng tôi đã xử dụng và đầu tư thiết bị công nghệ  "CARSON- US "hiện đại nhất của mỹ hiện nay  để vừa mang tính chất hiệu quả của dự án , và xã hội về mặt lâu dài vừa đảm bảo được sự phát triển bền vững cho khu vực và tiết kiệm được quĩ đất tạo công ăn việc làm cho một số lao động ổn định , cải thiện môi trường đảm bảo sức khỏe cho người dân sống ở khu vực xử lý rác Xã Tóc Tiên .

   -  Giới Thiệu Công Nghệ Xử Lý Rác: "CAR SON - US".

       Sau quát trình nghiên cứu và tìm hiểu phân tích  và đánh giá các công nghệ hiện hữu trên thế giới cũng như trong nước Công Ty chúng tôi đã đưa ra mô hình xử lý nhà máy xử lý rác   "CARSON - US" theo công nghệ của mỹ , nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt được xây  dựng theo công nghệ mới  và tiên tiến nhất hiện nay là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ môi trường là nhà máy xử lý rác sạch , nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt còn có xử lý lý nước thải khí thải , nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng ra tăng khí nhà kính và ô nhiễm môi trường với tiêu chí : ("không khói không mùi không nhiệt độ không đioxin" ).

      Mô hình là sự kết hợp của đa phần công nghệ bao gồm phân loại thu hồi đốt thu hồi nhằm đạt được hiệu quả xử lý và thu hồi cao nhất từ xử lý rác thải đảm bảo không phải chôn lấp rác thải , ngoài ra công nghệ còn cho phép tiêu hủy và khai thác các bãi rác chôn lấp hiện hữu và sau giai đoạn hoạt động để thu hồi mùn hữu cơ làm phân bón và các thành phần có thể tái chế khác.

      Rác sau khi tập trung vào nhà máy sẽ được phân loại tự động và xử lý toàn  bộ bằng các phương pháp cơ học tận dụng thu hồi các sản phẩm có khả năng tái sử dụng được còn toàn bộ các thành phần còn lại được đưa vào lò đốt được thiết kế đặc biệt theo công nghệ "CARSON-US "để tạo nhiệt lượng cung cấp cho hệ thống nhiệt điện , sản phẩm còn lại sau quá trình đốt gồm kim loại , thủy tinh tro và các thành phần khác sẽ được tiếp tục phân loại làm phân bón , vật liệu xây dựng và phế liệu .

      Dựa trên qui trình xử lý rác thải theo mô hình kết hợp giữa việc tận dụng rác hữu cơ để phân hủy để sản xuất phân "compost "phần còn lại đem đốt hoàn toàn , riêng đốt rác thải của qui trình đốt theo công nghệ  "CARSON - US" không sử dụng nhiên liệu phụ trợ trong quan trình đốt bằng cách giữ lại một cách có kiểm soát năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt rác dùng chính năng lượng được sinh ra từ rác làm nhiên liệu để đốt , đồng thời cung cấp năng lượng cho các hệ thống khác hoạt động , do năng lượng được giữ lại bên trong thân lò nên chúng đã tạo ra một vùng ( thế năng nhiệt ) rất lớn bên trong thân lò , nguồn năng lượng này không chỉ có khả năng đốt cháy mọi thành phần có thể cháy được trong rác , mà còn được dùng vào các việc khác như chạy máy phát điện cung cấp hệ thống hơi , nhiệt cho các hệ thống phụ trợ của nhà máy và các hệ thống sản xuất đi kèm.

     Với công nghệ "CARSON-US" đã khắc phục được một trong những nhược điểm quan trọng của các hệ thống lò đốt hiện nay là phải dùng nguyên liệu phụ trợ để tiêu hủy rác thải bên cạnh đó còn sản xuất ra nguồn điện năng , nhiệt hơi để cung cấp ngược lại cho các  hoạt động của nhà máy .

   2-  Đối Với  Khí Thải.

     Bên cạnh việc tiêu tốn nhiều nhiên liệu để đốt rác trong một trong những nhược điểm không kém phần quan trọng của công nghệ thông thường ,đốt là khói bụi và khói độc phát sinh trong quá trình đốt làm ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh .

      Với kỹ thuật riêng của công nghệ "CARSON-US"  các chất khí độc bụi và khói dduo được sinh ra trong quá trình đốt sẽ được hấp thụ giữ lại và xử lý thành các chất hữu ích dùng làm cho nghành mực in , sơn và các chất cũng là một trong những nguồn thu của dự án , và không làm ô nhiễm không khí , khí thải của lò đạt tiêu chuẩn TCVN. 6560- 2005 TCVN : 7380 - 2004 về thành phần hóa học và an toàn cho môi trường  .

3-  Đối Với Nước Thải :   Với các kỹ thuật của công nghệ: "CARSON -US" nhà máy sẽ được trang bị một hệ thống xử lý nước thải có khả năng xử lý toàn bộ lượng nước thải của nhà máy cũng như nước rỉ của rác , nước thải sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng cho các hoạt động của nhà máy mà không thải ra ngoài môi trường bên ngoài , điều này đã làm giảm đáng kể chi phí nước phục vụ cho hoạt động của nhà máy cũng như không gây ô nhiễm môi trường xung quanh .

 Xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề tương đối mới mẻ và đang khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng rác thải sinh hoạt cũng liên tục gia tăng, dẫn đến tình hình quản lý môi trường cả nước đang gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn và khu đông dân cư.

- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hóa cao so với cả nước, quản lý môi trường của Tỉnh đang đối mặt với sức ép rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là rác thải sinh hoạt.

- Theo báo cáo “Điều tra, thống kê và đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại trên địa bàn Tỉnh và dự báo lượng rác thải phát sinh” của Sở TNMT tỉnh tính đến năm 2020 rác thải sinh hoạt , chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh gia tăng rất nhanh, hằng ngày phát sinh khoảng hơn 1.000 tấn/ngày, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm  khoảng 60%, chất thải y tế chiếm 0,01% và chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại chiếm  khoảng gần 39% .

- Đối với rác thải sinh hoạt , công tác vận chuyển tại các bãi trung chuyểhi đến nơi xử lý còn nhiều hạn chế bất cập, chỉ có chôn lấp theo phương pháp truyền thống không hợp vệ sinh xử lý lạc hậu nên việc bảo vệ môi trường hiện nay và trong tương lai còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, tình hình ô nhiễm môi . Trường rất phức tạp và người dân địa phương đã có nhiều phản ảnh về tình trạng ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai.

- Vì vậy, việc xây dựng một nhà máy: Thu gom, vận chuyển, phân loại, lưu trữ, tái chế và xử lý tiêu huỷ rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .Với thiết bị công nghệ hiện đại, theo đúng các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.

2. NHỮNG CĂN CỨ LẬP  DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1. Căn cứ pháp lý

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định 13/2007/QĐ-BXD ban hành ngày 23/4/2007 ban hành “Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị” do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

2.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;

- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

- TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

- TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;

- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

- TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;

- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

- TCVN 4473-1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

- TCVN 5673-1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

- TCVN  4513-1998 : Cấp nước trong nhà;

- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

- TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

- TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

- 11TCN 19-84 : Đường dây điện;

- 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

- TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;

- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;

- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCVN 46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

 

2.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường

- TCVN 5949-1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);

- TCVN 3985-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức âm tương đương);

- Quyết định 3733-2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

- TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt

- QCVN 02:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;

- QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng rác thải sinh hoạt.

- QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt;

3. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ"CARSON-US"

3.1. Tóm tắt quy trình công nghệ hoạt động của nhà máy.

Bảng Đặc Tính Kỹ Thuật CUE - 200 tấn /ngày.

           

Diện tích vận hành (D*R).  

    60.000*20.000=1,200m2.

Kích thước hệ thống(D*R*C).

30,000*20,000*12,00=600m2.

Số lần nạp(n).

5 lần nạp mỗi giờ.

Kỹ thuật nạp liệu                                           

Dàn ngoạm .

Trọng   lượng tĩnh của lò.                            

240 tấn

Phương pháp xử lý                                      

Nhiệt áp , tồn tính.

Độ ẩm đầu vào%.                                          

Tới 70%.

Nhiệt độ xử lý trung bình của lò .                

800oC.

Áp suất trong lò.  

0,1 bar

Thành phần gas(DME).                                  

CH3OCH3

Độ sạch của ga .                                              

97,99%.

Thời gian vận hành thực trong ngày

     22h.

Công suất xử lý rác min-max.                         

4.200kg - 4.600kg.

Tuổi thọ .                                                         

Trên 20 năm .

Tuổi thọ gạch .                                                 

05 năm thay 01 lần .

Nhân công vận hành và kỹ thuật ( người ) .     

03 người / ca.

Cơ Giới hỗ trợ.                    

01 máy xúc.

Chế độ vận hành.                                                

Điều khiển tự động .

Điện tiêu thụ (kw/h).                                           

80kw.

Công suất cấp điện .                                            

Min:4 MW/h(200T/ ngày ).

Than hóa .                                                            

10%.

Qui tắc bảo tu , bảo trì .                                         

20 ngày / lần .

Thời gian chế tạo .                                                  

60 ngày .

Thời gian lắp đặt .                                                   

12 ngày .

Thời gian chuyển giao công nghệ   .                         

21 ngày .

Tóm tắt quy trình Công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt .

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta trong thời gian gần đây ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất , nước , không khí , chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam 2001 đến năm 20010 và định hướng đến năm 2020 , đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp và xử lý môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt ngoài công tác nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường , xử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên với công nghệ xử lý rác tiên tiến là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân thiện với môi trường tạo đà phát triển bền vững .

Nhà máy xử lý rác thải :"CARSON-US" đây là công nghệ  của Mỹ được đưa về Việt Nam do Công Ty TNHH XD TM XNK HOÀNG PHAN làm chủ đầu tư đang lắp đặt tại Huyện Đức Huệ Tỉnh Long An, công nghệ này có ưu điểm đơn giản dễ vận hành , máy móc thiết bị thay thế thuận lợi tiêu thụ năng lượng ít , đảm bảo hợp vệ sinh thu hồi nhiệt tốt mức đầu tư chỉ bằng 30% đến 40% so với các dây chuyền thiết bị tương đương nhập khẩu , thời gian đầu tư xây dựng và đưa  nhà máy xử lý rác vào hoạt động rút ngắn bằng 1/3 đến 1/5 so với nhà máy xử lý khác, tái chế rác cao giảm thiểu chôn lấp do đó tiết kiệm được diện tích đất và dần xóa bỏ các bãi rác chôn lấp,  thu hồi diện tích đất phục vụ cho các mục đích khác , giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác .

Lò đốt rác thải sinh hoạt  được thiết kế nhằm mục đích xử lý, tiêu hủy tất cả các chất thải sinh hoạt với nguyên lý cơ bản như sau.

SƠ ĐỒ NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT THÀNH ĐIỆN NĂNG VỚI QUI TRÌNH TỔNG HƠP KHÍ DME.

3.1 LOẠI RÁC XỬ LÝ CỦA DỰ ÁN

- Rác sinh hoạt: Phát sinh từ các hộ gia đình, các khu thương mại. Ngoài ra còn bao gồm thêm rác thải sinh hoạt từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ kinh doanh,... Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy bìa các tông, nhựa gỗ, thuỷ tinh, các kim loại, đồ điện tử gia dụng, tro, vỏ xe,...

- Rác đường phố: Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống hai bên đường xả ra. Thành phần của loại rác thải này có thế bao gồm: cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, thực phẩm, xác động vật...

3.2 NHU CẦU XỬ LÝ RÁC THẢI

Với các loại rác thải định hướng xử lý trình bày tại Mục 3.2, kết hợp tốc độ đô thị hóa, việc mở rộng mạng lưới thu gom rác thải tại Thị xã, ước tính nhu cầu xử lý rác thải vào năm 2018 của toàn Thị xã vào khoảng 90 – 95 tấn/ngày, dự kiến đến cuối năm 2022 vào khoảng 120 tấn/ngày.

3.3 QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

Căn cứ nhu cầu xử lý rác thải trình bày tại Mục 3.3, chúng tôi đề xuất công suất xử lý của Dự án đáp ứng được nhu cầu xử lý rác tại thị xã Điện Bàn đến cuối năm 2022, tương ứng với công suất 120 tấn/ngày.

Sau thời điểm này, căn cứ vào thực tế gia tăng nhu cầu xử lý rác, Chủ đầu tư sẽ xem xét việc mở rộng quy mô xử lý rác của Dự án và đảm bảo đáp ứng xử lý toàn bộ nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn Thị xã.

3.4 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 

- Địa điểm thực hiện:  .

- Diện tích sử dụng đất: 10ha.

 

CHƯƠNG 4:

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHO DỰ ÁN

4.1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC TẠI VIỆT NAM

4.1.1 Xử lý bằng phương pháp chôn lấp

Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột…. Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới.

Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước phát triển. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng hóa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải ra môi trường.

Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ.

4.1.2 Chế biến phân vi sinh và vật liệu xây dựng

Hiện nay nhiều địa phương như bãi rác thành phố Huế,  KCN Bắc Vinh, bãi rác Phước Hiệp – tp.Hồ Chí Minh, Vân Phú - Việt Trì... đang dùng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh và vật liệu xây dựng.

Quá trình chế biến phân compost: là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của chất hữu cơ dưới điều kiện nhiệt độ thẻmophilic. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích trong ứng dụng cho cây trồng.

Compost: là sản phẩm của quá trình chế biến phân compost, đã được ổn định như chất mùn, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Quá trình compost có thể phwn ra làm các giai đoạn khác nhau dựa theo sự biến thiên nhiệt độ:

- Pha thích nghi: Là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.

- Pha tăng trưởng: đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học đến ngưỡng nhiệt mesophlic.

- Pha ưu nhiệt: là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định hóa chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất.

- Pha trưởng thảnh: là giai ddaonj giảm nhiệt độ đến mức mesophlic và cuối cùng bằng nhiệt độ môi trường. Quá trình lên men lần thứ hai chậm và thích hợp cho sự hình thành keo mùn (là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành mùn và các chất khoáng như sắt, canxi,..) và cuối cùng thành mùn.

4.1.3 Công nghệ đốt tuần hoàn

Do thành phần rác thải ở địa phương tại Việt Nam là phức tạp nên sử dụng công nghệ này sẽ triệt để được gần như hoàn toàn rác thải.

Quan trọng nhất là không gây ra mùi trong quá trình xử lý, không để nước rỉ rác thẩm thấu ra môi trường và bốc mùi hôi thối như các bãi rác chôn lấp hiện hành.

Quá trình đốt, sẽ tận dụng lượng nhiệt năng lớn đó để tuần hoàn, sấy khô rác, nếu công suất lớn, đủ nhiệt còn có thể biến thành điện năng, đủ đáp ứng nhu cầu cho một lượng dân cư đáng kể trong bối cảnh EVN đang thiếu điện. Đồng thời không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt ưu nhược điểm các phương pháp xử lý rác phổ biến 

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

Đơn giản; Chi phí thấp.

Cần diện tích mặt bằng rộng;

Rất dễ phát sinh nước rỉ rác, mùi, ruồi nhặng  làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và nước.

Phương pháp xử lý  sinh học

Thu hồi, tái chế chất thải và vi sinh.

Đầu tư lớn, gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp đốt

Thời gian xử lý nhanh; Không tốn đất để chôn lấp; Yêu cầu phân loại rác đơn giản  Đầu tư thấp hơn phương pháp  sinh học.

Cần có hệ thống xử lý khói thải.

4.2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CỦA DỰ ÁN

Trước đây rác thải sinh hoạt đượcc thu gom và đem chôn lấp. Kinh phí xây dựng bãi rác đúng tiêu chuẩn rất lớn, tiêu tốn ngân sách hàng trăm tỷ đồng/bãi rác.

Ngoài kinh phí xây dựng xây dựng bãi rác, khi đưa vào sử dụng còn phải có kinh phí vận hành như san ủi, xúc đất che phủ, hóa chất khử mùi, khử ruồi, kinh phí xử lý nước rỉ rác... Kinh phí xử lý nước rỉ rác ước tính lên đến 35.000 đ đến 40.000 đ/m3.

Theo thống kê, hiện có 80 - 85% số lượng đô thị (từ thị xã trở lên) trong số 755 đô thị sử dụng các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngay cả đối với những bãi rác xây dựng đúng tiêu chuẩn thì trong quá trình vận hành vẫn vấp phải nhiều khó khăn, nhất là khâu xử lý nước thải. Do đặc thù nước rỉ rác rất khó xử lý nên quy chuẩn xả thải của nước rỉ rác sau khi xử lý cho phép cao hơn quy chuẩn nước thải công nghiệp. Hàm lượng COD trong nước rỉ rác sau xử lý là 400 mg/L so với 100 mg/L trong nước thải công nghiệp. Vào các ngày thay đổi thời tiết mùi từ bãi rác bốc lên mạnh rất khó kiểm soát hoặc khi trời mưa bão, nước rỉ rác vượt quá công suất xử lý của trạm xử lý nước thải nên nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn. Vì vậy, trong thời gian qua các bãi rác lớn của các thành phố đã xảy ra vụ khiếu kiện, biểu tình của nhân dân sống quanh bãi rác do gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác nước ta có mật độ dân cư thuộc loại cao nhất thế giới, áp lực dân số rất lớn, đất đai canh tác phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị, không chỉ có các tỉnh vùng đồng bằng mà cả các tỉnh miền núi cũng không còn đất để làm bãi rác.

Để giảm chôn lấp, hơn mười năm qua nước ta nhập công nghệ nước ngoài từ Tây Ban Nha, Mỹ, Bỉ, Hàn Quốc.... bằng nguồn vốn ODA để xử lý rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh compost. Trong nước cũng có một số nhà sản xuất như Tâm Sinh Nghĩa, Seraphin... xây dựng các nhà máy sản xuất phân vi sinh compost ở Huế, Nghệ An, Sơn Tây. Vốn đầu tư cho các nhà máy xử lý 200 tấn rác/ngày theo công nghệ này của nước ngoài lên đến hàng trăm tỷ, còn trong nước khoảng 60 tỷ. Qua thực tế vận hành cho thấy, do tính chất phức tạp của rác thải Việt Nam không được phân loại từ nguồn nên lẫn nhiều tạp chất, trong rác còn có chứa các chất thải nguy hại đầu độc vi sinh nên chất lượng phân vi sinh làm ra không tốt, phân làm ra không tiêu thụ được. Nhiều dự án của nước ngoài đang triển khai phải dừng vì thấy thực tế các tỉnh bạn vận hành không có hiệu quả. Mặt khác, hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước khuyến cáo không nên hoặc cấm dùng phân compost làm từ rác vì phân compost có lẫn nhiều xơ sợi xenlulo tạo ra lớp màng che phủ đất làm giảm khả năng hô hấp của đất. Đặc biệt rác Việt Nam còn có chứa sợi nilon nên còn tác hại hơn rất nhiều. Có người còn gọi công nghệ compost là công nghệ “xay rác rải ra đồng”.

Để xử lý triệt để rác thải sinh hoạt, hiện nay thế giới đã chuyển sang sử dụng công nghệ đốt có thu hồi năng lượng với nhiều loại như lò đốt tiên tiến như lò đốt tầng sôi, khí hóa plasma…Với các công nghệ này đòi hỏi rác thải phải được phân loại từ nguồn, rác phải được tập trung với khối lượng lớn khoảng hàng trăm tấn mỗi ngày. Giá thành đầu tư các công nghệ đốt này tương đối lớn, khoảng 100-120 USD/kg rác thải và kinh phí xử lý rác trên 30 USD/tấn rác. Trong khi đó ở nước ta, khu vực nông thôn rác thải phân bố rải rác, không được phân loại, rác hỗn tạp lẫn nhiều vật liệu xây dựng và đủ các loại thành phần vô cơ khác. Việc thu gom vận chuyển về các khu xử lý tập trung rất xa, giá thành vận chuyển rác cao, kinh phí Nhà nước cấp cho xử lý rác tại các thành phố cũng rất thấp, trung bình không quá 15 USD/tấn rác, còn ở nông thôn chưa có.

Từ những phân tích ở như trên, Công Ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Du lịch Thành Nam lựa chọn công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp đốt để áp dụng tại Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Với công nghệ này, phù hợp với điều kiện của địa phương, tiết kiệm tài nguyên đất, sử dụng được lao động dư thừa của địa phương, chi phí thấp mà đảm bảo môi trường trước mắt và lâu dài.

 Với nhu cầu hiện tại của  thị xã Điện Bàn, chúng tôi xây dựng Khu xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt với công suất từ 120 tấn rác tươi/ngày đêm.

4.3 CƠ SỞ THIẾT KẾ

Thiết kế kích thước của lò đốt rác thải sinh hoạt được dựa trên nhiệt trị rác trung bình của rác thải sinh hoạt nước ta.

Bảng 3.2: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt

Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được đạt ~90%

Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy.

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh…

Hàng dệt

Nguồn gốc từ bông sợi.

Vải, len…

Thực phẩm

Các chất từ thực phẩm.

rau, vỏ quả, thân cây…

Cỏ ,gỗ, củi , rơm rạ

Các sản phẩm, vật liệu được từ gỗ tre, rơm.

Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, vỏ dừa….

Chất dẻo

Các sản phẩm, vật liệu được  từ chất dẻo.

Phim cuộn, chai lọ nhựa, dây điện…

Da và cao su

Các sản phẩm, vật liệu  từ da và cao su.

Giày, dép, đồ da, lốp xe....

2. Các chất không cháy được tỷ lệ ~10%

Kim loại

Các sản phẩm, vật liệu kim loại.

Hàng rào, dây thép, dao, kéo…

Các kim loại phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm hút.

Vỏ nhôm, dây đồng, giấy gói bằng nhôm…

Thủy tinh

Các sản phẩm, vật liệu  từ thủy tinh.

Chai lọ, bóng đèn, đồ đựng bằng thủy tinh…

Chất thải xây dựng

Bất kỳ các loại vật liệu không cháy khác.

Gạch, đá, gồm sứ….

Các chất thải rắn khác trong sinh hoạt

Vật liệu không cháy được.

Bùn đất, than tổ ong, vỏ sò, vỏ ốc....

Tùy tình hình địa phương thành phần rác thải có thể dao động khác nhau nhưng nhìn chung rác thải vùng nông thôn thường nghèo chất hữu cơ hơn rác thải vùng đô thị. Nhiệt trị của rác thải sinh hoạt dao động từ 2.200-2.500 kcalo/kg.

Độ ẩm của rác trung bình 40-45% nhưng vào mùa mưa có thể lên tới 60- 70%.

Những yếu tố trên cần được xem xét kỹ lưỡng khi thiết kế lò đốt rác thải sinh hoạt không điện, không dầu, cấp khí tự nhiên.

4.4 QUY TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA DỰ AN

4.4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý của Dự án

Dựa vào đặc thù rác thải của Việt Nam, cần phải có công nghệ thích hợp để xử lý rác thải sinh hoạt. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế vận hành các nhà máy rác hiện nay, chúng tôi đã đưa ra dây chuyền công nghệ như sau:

Hình 4.1. Quy trình xử lý rác thải của Dự án

4.4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

a) Phân loại và xử lý rác trước khi đốt

Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom được tập kết tại xưởng. Công nhân sẽ dùng cào hoặc dùng xe ủi đẩy rác vào hố. Hố có độ dốc 20 độ. Dưới hố đặt một máy xé rác thô. Máy xé rác thô sẽ xé các bao tải đựng rác và gạt rác vào băng chuyền 1 . Băng chuyền sẽ đưa rác lên máy xé rác tinh.

Do đặc thù rác thải nước ta thường được gói trong bao túi nilon và bao tải dứa. Bao tải nilon thường được gói rác, bao tải dứa gói rác thải xây dựng. Vì vậy cần phải có máy xé rác thô để xé các bao tải này trước khi đưa vào máy xé rác tinh, đồng thời tự động hóa khâu chuyển rác bằng cơ cấu gạt rác vào dây chuyền chuyển rác. 

Rác trong các bao gói nilon cần phải được tháo dỡ và loại bỏ các thành phần đất đá trước khi đưa vào lò. Máy xé rác được tích hợp các chức năng xé rác, phân loại rác và chuyển rác lên băng tải chuyển rác lên lên cửa nạp rác. Công nhân ném các bao rác vào máy xé rác. Rác được xé tơi trong máy xé rác bay lên băng chuyền, đất đá và các thành phần không đốt được rơi xuống đáy.

Phần rác không đốt được hầu hết là xà bần, kim loại, thủy tinh sẽ được tập kết và được sử dụng vào mục đích san lấp mặt bằng các công trình.

Phần rác đốt được sẽ được băng chuyền 2 đưa rác lên cửa nạp rác.

Băng chuyền nạp rác có tác dụng tiếp nhận rác từ máy xé rác và chuyển rác tự động lên cửa nạp rác. Rác được chuyển vào lò tự động.

b) Xử lý rác bằng công nghệ đốt

Rác được đẩy vào buồng sấy rác bằng cơ cấu thủy lực.

Đốt mồi: Lựa chọn rác khô dễ cháy có thể kèm theo một lượng nhỏ vật liệu dễ cháy như củi khô, lá cây khô,.. để đốt mồi. Tiến hành nạp rác đốt mồi vào buồng đốt sơ cấp và rác tươi vào buồng sấy rác. Mồi lửa trong buồng sơ cấp, sau khoảng từ 15- 20 phút lửa cháy ổn định nhiệt độ trong lò, đẩy tiếp rác từ buồng sấy rác vào buồng sơ cấp. 

Nạp rác và quá trình đốt tiêu huỷ: Tiến hành nạp rác đều đặn vào buồng sấy rác. Buồng sấy rác có cấu tạo đặc biệt để hút nhiệt từ buồng sơ cấp sang để sấy rác và hơi nước được tách ra, đi lên nóc lò và dẫn sang hệ thống xử lý khí mà không đi vào buồng đốt rác để tránh hiện tượng làm giảm nhiệt độ trong lò.

Nhờ có buồng sấy rác nên có thể đốt được rác ở mọi độ ẩm, không phải qua hong sấy giảm thiếu phát tán ô nhiễm mùi và không phải xây thêm sân phơi rác như các lò đốt hiện có trên thị trường.

Khi lửa bắt đầu bén lên rác trong buồng sấy rác, đẩy tiếp rác vào buồng sơ cấp Quá trình sấy khô rác nhanh hay chậm tùy vào độ ẩm của rác. Có thể phối rác khô với rác ướt để tăng tốc độ đốt rác.

Tại buồng sơ cấp lượng rác đưa vào sẽ được đốt cháy nhanh chóng dẫn đến thể tích giảm xuống còn khoảng từ 20-40%. Sau khi giảm thể tích rác thải sẽ tự lọt hoặc thông qua quá trình đảo trộn xuống buồng thứ cấp, tại đây tiếp tục xảy ra quá trình cháy ở điều kiện nhiệt độ cao hơn và thời gian cháy dài hơn, nhiệt độ có thể đạt tới ≥ 9500C. Nếu nhiệt độ không đạt được 9500C, vòi đốt sẽ tự động bật để duy trì nhiệt độ trên 9500C. Kết thúc quá trình cháy lượng tro còn lại khoảng từ 2-7% sẽ được gom về ngăn chứa tro.

Lò tự đốt rác sử dụng công nghệ áp suất âm, cấp khí tự nhiên.

- Phần vỏ lò: Phần ngoài kết cấu bằng thép tấm dầy 8 mm. Phía trong gồm các lớp: Gạch chịu lửa có khả năng chịu nhiệt lên đến 1.3000C. Bê tông đúc chịu nhiệt khả năng chịu nhiệt từ 1.3000C - 1.5000C. Lớp bê tông cách nhiệt để cho lò không bị thất thoát nhiệt chịu đến 1.260 độ C.

- Phần lò đốt: Phần này bao gồm 03 buồng, thể tích mỗi buồng đốt được tính toán phù hợp với yêu cầu công suất. + Buồng sấy rác: Buồng sấy rác nằm sát cửa lò dùng để sấy rác. Hơi nước bay từ buồng sấy rác được thu lại và đưa vào buồng xử lý khói.

+ Buồng đốt sơ cấp: Rác sau khi được sấy khô trong buồng sấy rác được đẩy vào buồng đốt rác. Buồng này được phân thành 02 khoang đặt theo chiều thẳng đứng, phía trên là khoang cháy, phía dưới là khoang thu tro, than đã cháy rơi xuống. Buồng này là bộ phận chính để đốt có thể tích lớn hơn, chất thải được sấy khô và đốt cháy trong môi trường dư khí ở nhiệt độ 4500C - 6000C. Ở nhiệt độ này, rác thải sẽ bị khí hoá và bị dồn lên buồng thứ cấp. Năng lượng của rác tạo ra trong quá trình cháy tại khoang cháy sẽ được tái sử dụng để sấy khô đốt phần rác mới được đưa vào.

+ Buồng đốt thứ cấp: Buồng này có thể tích nhỏ hơn, được chia làm 02 ngăn: ngăn trên nối thông với ống khói, ngăn dưới có cửa thông khí và để tích tro bụi. Tại đây các chất khí từ buồng sơ cấp sẽ được đốt cháy triệt để phân huỷ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ còn trong khí thải, buồng thứ cấp được duy trì ở nhiệt độ khoảng 9500C, thời gian lưu khí tại buồng này là 2s theo thiết kế công nghệ nhằm đảm bảo xử lý triệt để khí thải ô nhiễm.

Lò đốt còn có các bộ phận để điều chỉnh lượng không khí vào buồng đốt sơ cấp và thứ cấp sử dụng nguyên tắc đối lưu tự nhiên của dòng vật chất do chênh lệch đáng kể nhiệt độ và áp suất tại ống khói và môi trường bên ngoài.

c) Xử lý khí thải lò đốt

Xử lý khí thải: Khói thải sinh ra chủ yếu ở buồng sơ cấp có nhiệt độ thấp thời gian cháy nhanh, một lượng lớn hơi nước và các chất hữu cơ chưa cháy hoàn toàn được hình thành. Theo thiết kế toàn bộ lượng khói sinh từ buồng sơ cấp sẽ được dẫn tới đầu ra của buồng thứ cấp tại đây có nhiệt độ cao nhất trong lò, vì vậy các chất ô nhiễm có trong khói thải tiếp tục được đốt cháy. Sau quá trình cháy khí thải được tiếp tục đi trong buồng lưu nhiệt để duy trì nhiệt cao tăng thời gian lưu cháy.

Sau khi ra khỏi buồng lưu nhiệt, khí thải được đưa vào về hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống xử lý khí thải bao gồm một cylon tách bụi và hệ thống xử lý khí thải bằng hơi nước. Khí thải từ buồng thứ cấp đi vào cylon. Trong cyclon khí thải đi theo vòng xoáy trôn ốc. Kết quả bụi thô bị va đập, tách ra khỏi khí và rơi xuống đáy cylon. Khí thải từ cyclon tiếp tục đi vào buồng xử lý khói. Buồng xử lý khói gồm hai lớp: lớp ngoài chứa nước, lớp trong là đường dẫn khói. Nhiệt của lò đốt được tận dụng đốt nóng hơi nước lớp ngoài tạo ra hơi quá áp, phun trực tiếp vào đường dẫn khói. Kết quả bụi mịn và các khí axit bị hơi nước lôi cuốn và tách ra rơi xuống đáy buồng xử lý. Khí sạch được đưa phóng lên trời theo ống khói cao 20 m. Nước bốc hơi được bổ sung bằng sạch để trong buồng luôn luôn đủ nước.

Khí thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 61:2016/BTNMT.

d) Xử lý tro đốt

Xử lý tro: Sau thời gian đốt lượng tro sinh ra và được lưu giữ tại ngăn chứa tro, theo định kỳ sẽ được lấy ra đem đóng gạch, bón cây, cải tạo đất hoặc dùng cho các mục đích khác.

Tạm ngưng vận hành: Kết thúc thời gian làm việc, nạp rác đầy vào buồng sấy rác, đóng kín các cửa và vale cấp khí, cửa nạp rác và các cửa kiểm tra.

Vận hành trở lại: Mở cửa và các vale cấp khí đảo trộn lượng rác còn lại trong lò nạp rác vận hành trở lại. Thời gian ngừng vận hành không quá 12h mới không phải mồi lại lò.

Hình 4.2: Minh họa sơ đồ bố trí lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

 

CHƯƠNG 5:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

5.1 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẦU TƯ

5.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình triển khai thi công công trình

- Bụi sinh ra trong quá trình đào, san ủi đất

- Tiếng ồn và rung động do các phương tiện vận tải, thiết bị máy móc thi công có sử dụng nguyên liệu xăng dầu gây ra trong quá trình thi công xây dựng.

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xây dựng nhà xưởng của dự án sẽ được cuốn theo đất cát, xi măng và một số loại rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trong khu vực.

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong quá trình thi công xây dựng có chứa các chất hữu cơ gây ô nhiễm.

- Các chất thải rắn là vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng như gạch vỡ, tấm lợp, cốt pha, bao bì ximăng, sắt vụn…

- Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong quá trình thi công xây dựng.

- Một số tác nhân và yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp như xi măng dầu, điều kiện thi công trên cao, trên bề mặt kim loại, hàn kim loại trong điều kiện thời tiết nắng nóng… Tùy thuộc vào thời gian, mức độ, điều kiện thi công và cường độ lao động sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi cho công nhân.

- Công việc lắp ráp thi công và quá trình vận chuyển, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cũng có thể gây ra các tai nạn lao động, cũng như về tai nạn giao thông

5.1.2  Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng

- Các nguồn có thể gây cháy nổ như thùng chứa nhiên liệu phục vụ thi công hay các công đoạn gia nhiệt, như hàn, cắt… cũng có thể gây cháy nổ, tai nạn lao động dẫn đến thiệt hại về người và tài sản.

- Hệ thống điện tạm thời phục vụ cho công việc thi công xây dựng

- Việc thi công xây dựng công trình của dự án cũng làm thay đổi và giảm diện tích che phủ của thảm thực vật

5.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN NHÀ MÁY ĐI VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG

- Xe chở rác hàng ngày ra vào bãi, và lưu thông trên các con đường đường dân sinh sống, trường, chợ…..đồng thời các cán bộ, công nhân lao động trong môi trường nhà máy xử lý rác, có mức độ ô nhiễm về không khí….nước lớn.

- Khói bụi, độ ồn khi nhà máy hoạt động..vv.

- Chất thải rắn thu gom tập kết về đây hàng ngày, gây ô nhiễm khi chưa được xử lý, môi trường sản xuất nông nghiệp và cư dân xung quanh.

5.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

5.3.1 Giảm thiểu các tác động trong quá trình xây dựng

- Quá trình thi công xây dựng dự kiến được thực hiện trong thời gian nhất định. Vì vậy chủ đầu tư sẽ kết hợp cùng đơn vị thi công quan tâm và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại trong quá trình thi công xây dựng công trình của dự án.

- Xây dựng nội quy và đề ra các biện pháp về an toàn lao động, công tác vệ sinh môi trường cho mọi đối tượng tham gia trong quá trình thi công xây dựng như:Dây chuyền, thiết bị được lắp ráp trong thời gian ngắn nhất,Lập kế hoạch tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý,Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến,Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động trong quá trình thi công...

5.3.2 Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:

+ Phân luồng dòng nước thải: Được thực hiện bằng giải pháp phân chia hệ thống thoát nước thành các hướng thoát khác nhau.

+ Dòng nước mưa chảy tràn sẽ được phân luồng và được đưa vào hồ điều hòa của nhà máy, sau đó mới chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

- Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn:

+ Công tác xử lý bùn cặn từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được thực hiện định kỳ để đàm bảo hoạt động bình thường cho hệ thống.

+ Hệ thống thoát nước được nạo vét, tổng vệ sinh định kỳ để đảm bảo hoạt động bình thường, tránh tình trạng nước thải bị ứ đọng, tắc nghẽn gây ô nhiễm môi trường. Bùn cặn sau khi nạo vét sẽ được vận chuyển đi nơi khác.

- Các giải pháp phòng chống cháy nổ: Các giải pháp an toàn, phòng chống cháy nổ cho công trình trong quá trình thi công và trong giai đoạn sử dụng được thể hiện qua các hoạt động sau: Lập hàng rào cách ly với các khu vực nguy hiểm, dễ phát sinh cháy nổ,Hệ thống chữa cháy xách tay trong nhà,Hệ thống chữa cháy ngòai nhà có bể nước PCCC.

Xem tin tiếp theo dự án đầu tư nhà máy xử lý tác công nghiệp và rác thải sinh hoat theo công nghệ mới

 

 

 

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha