Dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn mở rộng giai đoạn I

Dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn mở rộng giai đoạn I

Dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn mở rộng giai đoạn I

  • Mã SP:DADT BV ts
  • Giá gốc:50,000,000 vnđ
  • Giá bán:45,000,000 vnđ Đặt mua

SỞ Y TẾ PHÚ THỌ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH SƠN

***********

DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH SƠN MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN I 

 

Địa điểm xây dựng:

Phố Tân Thịnh, Thị Trấn Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Chủ đầu tư:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH SƠN

Cơ quan chủ quản:

SỞ Y TẾ PHÚ THỌ

Công ty tư vấn lập dự án đầu tư:

CÔNG TY CP KIẾN TRÚC ĐẤT VIỆT

 

 

CÔNG TY TƯ VẤN
LẬP DỰ ÁN

 

                   Hà Nội, ngày      tháng  01 năm 2017

                 

             CHỦ ĐẦU TƯ

 

 

 

MỤC LỤC

I.          THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN.. 1

II.        BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN.. 2

1.       Bối cảnh dự án. 2

2.       Sự phù hợp quy hoạch phát triển ngành. 28

2.1    Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển. 28

3.       Sự cần thiết phải đầu tư. 29

III.      MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.. 31

IV.      MÔ TẢ DỰ ÁN.. 32

1.       Quy mô dự án. 32

2.       Các hạng mục dự án đầu tư bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn. 37

3.       Địa điểm xây dựng. 41

4.       Phân tích Lựa chọn thiết bị và công nghệ. 44

V.        ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG.. 48

1.       Đối tượng thụ hưởng trực tiếp. 48

2.       Đối tượng thụ hưởng gián tiếp. 48

VI.      CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.. 49

VII.    CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 51

1.       Phương án chung về giải phóng mặt bằng: 51

2.       Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình. 51

3.       Phương án thiết kế kỹ thuật các hạng mục công trình. 59

4.       Phương án khai thác và sử dụng kết quả dự án. 70

VIII.  TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN.. 80

1.       Căn cứ xây dựng tổng mức đầu tư. 80

2.       Phương pháp xác định. 80

3.       Các thành phần trong tổng mức đầu tư. 80

4.       Tổng mức đầu tư. 81

Phương án hoàn trả vốn vay. 87

IX.      KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN.. 89

1.       Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện trước. 89

2.       Kế hoạch tổng thể dự án và kế hoạch thực hiện chi tiết dự án theo từng năm.. 89

X.        ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.. 91

1.       Hiệu quả kinh tế -tài chính và hiệu quả xã hội 91

Các chỉ tiêu kinh tế của dự án. 104

2.       Đánh giá tác động môi trường, các rủi ro và tính bền vững của dự án. 107

3.       Cơ chế theo dõi đánh giá kết quả tác động của dự án. 112

XI.      TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 114

1.       Cơ quan thực hiện dự án. 114

2.       Hình thức quản lý dự án: 114

3.       Quản lý thực hiện dự án. 114

4.       Quản lý tài chính. 118

5.       Thủ tục đấu thầu. 120

6.       Quản lý hợp đồng. 121

                                                                                                                         THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH SƠN MỞ RỘNG

1.      Tên dự án: “Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn mở rộng giai đoạn I ”

2.      Tên nhà tài trợ, :

3.      Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Phú Thọ

a)     a) Địa chỉ liên lạc: Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ ;

b)      Số điện thoại/Fax: (0210) 3846 322 - Fax: (0210) 3811 691 

4.      Đơn vị đề xuất dự án: Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn

a) Địa chỉ liên lạc: Phố Tân Thịnh, TT. Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

b) Số điện thoại/Fax:

5.      Chủ dự án: Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn

a) Địa chỉ liên lạc: Phố Tân Thịnh, TT. Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

b) Số điện thoại/Fax:

6.      Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2017 – 2018

7.      Địa điểm thực hiện dự án: Phố Tân Thịnh, TT. Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

1.5. Thực trạng công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện huyện Thanh Sơn
Tổng quan về huyện Thanh Sơn
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây nam tỉnh Phú Thọ, diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha, phía nam giáp với tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp với huyện Ba Vì - Hà Nội, phía bắc giáp huyện Tân Sơn và Yên Lập, phía đông giáp với huyện Tam Nông và Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ, có đường quốc lộ 32 A, 70B chạy qua, là cửa ngõ nối vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Dân số trên 12 vạn người, có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61%; Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Trong đó có 8 xã khu vực III, 13 xã khu vực II, 02 xã, thị trấn thuộc khu vực I. Toàn huyện có 133 thôn bản đặc biệt khó khăn.
Là huyện miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, điểm xuất phát thấp, địa bàn rộng, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối, giao thông không thuận tiện, đời sống nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất và tập quán sinh hoạt lạc hậu của đồng bào các vùng này là những yếu tố góp phần làm bệnh tật phát sinh, mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp.
Hệ thống y tế của huyện: Gồm có 01 bệnh viện đa khoa; 01 trung tâm y tế và 23 trạm y tế xã, thị trấn.
Tình hình liên quan tới lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện
Việc thực hiện khám chữa bệnh trên địa bàn chủ yếu do Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn thực hiện, đa số các trạm y tế, phòng khám đa khoa chỉ đáp ứng việc sơ cấp cứu ban đầu. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội công tác chăm sóc sức khoẻ ngày càng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm, nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ ngày càng cao. Với 350 giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn, Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải với công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức từ 140%, người bệnh điến điều trị phải nằm ghép. Hơn nữa, đến nay Bệnh viện chưa có đủ điều kiện về nguồn lực để tập trung ưu tiên đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ thầy thuốc các lĩnh vực chuyên sâu. Do đó một số lĩnh vực chuyên ngành như ung bướu, tim mạch, ngoại chấn thương, phụ khoa, ngoại cột sống … chưa có điều kiện phát triển, nhiều phương pháp chẩn đoán, điều trị nằm trong danh mục kỹ thuật thuộc phân tuyến kỹ thuật của Bệnh viện chưa được triển khai áp dụng, dẫn đến khoảng 2.000- 3000 bệnh nhân phải chuyển tuyến hàng năm, gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên và tăng gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt những hộ nghèo, cận nghèo.
Thực trạng Nguồn lực Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn
- Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn là bệnh viện hạng II theo quyết định số: 2620/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế, quy mô 200 giường bệnh trong đó 170 giường bệnh theo chỉ tiêu pháp lệnh và 30 giường bệnh xã hội hóa. Ngày 04 tháng 5 năm 2016 Giám đốc Sở y tế tỉnh Phú Thọ có quyết định số: 613/QĐ-SYT về việc giao chỉ  tiêu giường bệnh xã hội hóa giai đoạn 2016 – 2020.
- Quy mô: 350 giường bệnh trong đó 170 giường bệnh theo chỉ tiêu pháp lệnh và 180 giường bệnh xã hội hóa:
Tổng số cán bộ hiện nay là 159,  trong đó 132 cán bộ trong biên chế, 27 cán bộ tuyển dụng theo QĐ tự chủ của bệnh viện. trong đó 42 Bác sĩ; 75 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và 42 cán bộ khác.
Về trình độ: Trình độ sau đại học: 10 người; Đại học: 45;  còn lại Cao đẳng, trung cấp: 104 người. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong những năm gần đây ngày càng được cải thiện. Bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong việc từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật mới cụ thể:
Xây dựng khu khám và điều trị chất lượng cao 7 tầng với 70 buồng điều trị đầy đủ tiện nghi, 200 giường bệnh; Cải tạo khu vực khoa khám bệnh, nhà mổ, khoa cấp cứu đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại đồng bộ.
Triển khai nhiều kỹ thuật mới, hiện đại: Lọc thận chu kỳ, lọc thận cấp cứu, phẫu thuật nội soi tiêu hoá, nội soi dạ dày tá tràng, trực tràng, xét nghiệm tế bào.
Đào tạo cán bộ một số lĩnh vực chuyên sâu như: Siêu âm tim, phẫu thuật nội soi sản, phụ khoa vv …
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với nguồn lực hiện có Bệnh viện chưa đầu tư đủ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác khám chữa bệnh. Bệnh viện vẫn trong tình trạng quá tải trên 140% công suất; hàng năm có từ 2000-3000 bệnh nhân phải chuyển tuyến trong đó có khoảng 60-70% các trường hợp chuyển tuyến thuộc phạm vi điều trị của Bệnh viện hạng II.
Để giải quyết những tồn tại, thách thức nêu trên, mặt khác tận dụng được cơ hội hỗ trợ về nhân lực, vật lực, trình độ chuyên môn của Bệnh viện; trong khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hoá, đầu tư công tư trong y tế đã và đang được đẩy mạnh. Mặt khác nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai thực hiện xã hội hoá theo nhiều hình thức như: Trung tâm tim mạch thuộc Bệnh viện E; Trung tâm ung bướu thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Sản – Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ v.v… Đã phát huy hiệu quả và có nhiều lợi thế trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước hạn hẹp. Xuất phát từ thực tế trên việc xây dựng Đề án phát triển Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo hình thức đối tác công tư là cần thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay góp phần:
- Giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên
- Giảm quá tải cho Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn, đồng thời tạo điều kiện cho Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn tập trung phát triển các chuyên khoa là vệ tinh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và các chuyên khoa thuộc lĩnh vực nội khoa theo mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển
Tuy nhiên, hệ thống y tế vẫn đang đứng trước nhiều thách thức:
Nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn, cấp bách hơn do sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh mới phát sinh bên cạnh những dịch bệnh cũ còn tồn tại và có nguy cơ bùng phát; sự gia tăng các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tiểu đường, tâm thần; nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt; sự bức xúc và bất an trong đảm bảo an toàn thực phẩm…
Đòi hỏi của người dân trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng ngày càng cao hơn.
Hoạt động phòng chống dịch, bệnh ngày càng khó khăn hơn do công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế.
Chính sách phân bổ đầu tư sự nghiệp y tế không hợp lý.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống y tế còn nhiều bất cập.
Nguồn nhân lực cho y tế còn thiếu và yếu.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của hệ thống y tế còn thiếu và lạc hậu

2.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
 Chức năng
Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn là Bệnh viện đa khoa có nhiệm vụ khám, chữa bệnh nhân dân huyện Thanh Sơn và người dân các huyện lân cận; khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung cao cấp, diện chính sách trên địa bàn và các vùng lân cận, tham gia y tế cộng đồng theo quy định của Nhà nước.
 Nhiệm vụ
- Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn có nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh trên địa bàn đến cấp cứu, tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế theo quy định của Nhà nước. Tổ chức các đội cấp cứu có đủ phương tiện kỹ thuật, thuốc chữa bệnh để nhanh chóng phục vụ các yêu cầu cấp cứu, điều trị, phòng chống dịch bệnh, nhất là những nơi có thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn hoặc có chiến sự xảy ra.
Quản lý, tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
- Đào tạo cán bộ y tế:
Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn là cơ sở đào tạo, thực hành chính học sinh trung cấp và cao đẳng ngành y tế tỉnh Phú Thọ.
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học ở cấp cơ sở, chú trọng ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến trong y tế, nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Phòng bệnh:
Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân trong địa bàn và cộng đồng.
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch, phòng chống các bệnh xã hội và các bệnh nghề nghiệp.
- Hợp tác:
Hợp tác với các bệnh viện chuyên ngành nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị, đưa bệnh viện từng bước chính qui hiện đại.
Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật và quản lý ngành, kết hợp với tuyến trước trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệnh.
Hợp tác với các tổ chức hoặc các cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước, mở rộng hợp tác ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến trong y tế.
Giám định y khoa, giám định pháp y, khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho nhân dân.
Quản lý kinh tế y tế, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ, biên chế, và tự đảm bảo chi thường xuyên về tài chính từng giai đoạn theo phân cấp của Sở Y tế. Với chức năng, nhiệm vụ như vậy Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn thể hiện vai trò to lớn trong xã hội, có ý nghĩa lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
2.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn là bệnh viện hạng II theo quyết định số: 2620/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế, quy mô 200 giường bệnh trong đó 170 giường bệnh theo chỉ tiêu pháp lệnh và 30 giường bệnh xã hội hóa. Ngày 04 tháng 5 năm 2016 Giám đốc Sở y tế tỉnh Phú Thọ có quyết định số: 613/QĐ-SYT về việc giao chỉ  tiêu giường bệnh xã hội hóa giai đoạn 2016 – 2020.
- Quy mô: 350 giường bệnh trong đó 170 giường bệnh theo chỉ tiêu pháp lệnh và 180 giường bệnh xã hội hóa:
Tổng số cán bộ hiện nay là 159,  trong đó 132 cán bộ trong biên chế, 27 cán bộ tuyển dụng theo QĐ tự chủ của bệnh viện. trong đó 42 Bác sĩ; 75 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và 42 cán bộ khác.
Nhân lực
• Số lượng và chất lượng nhân sự tại bệnh viện 
Việc bố trí nhân sự tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn được thực hiện theo quy định trong Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-MOH-BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Theo thông tư này, Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn cần có 1,1 đến 1,2 cán bộ làm việc toàn thời gian/giường bệnh thường và 2 đến 2,2 cán bộ/giường bệnh cấp cứu/phục hồi chức năng. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định tỷ lệ bác sĩ, y tá, dược sĩ, cũng như cán bộ hành chính trong tổng số cán bộ, theo đó việc triển khai khoảng 159 cán bộ làm việc toàn thời gian (dựa trên số giường bệnh thực tế) là đủ đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, để phù hợp với tình trạng quá tải, bệnh viện có tuyển thêm khoảng 50 cán bộ để đáp ứng đủ được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
Công tác tuyển dụng tại Bệnh viện huyện Thanh Sơn: Hàng năm, bệnh viện tiến hành tuyển dụng nhân sự qua hai hình thức: tuyển dụng thường xuyên và tuyển dụng không thường xuyên. Số lượng nhân sự tuyển dụng thường xuyên được tuyển theo kế hoạch tuyển dụng xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế tại bệnh viện và được Sở Y tế phê duyệt. Hình thức tuyển dụng không thường xuyên được thực hiện theo nhu cầu và chủ yếu tuyển dụng đối với nhân viên cấp bậc quản lý và các nhân viên hợp đồng.
Thời gian làm việc
Giờ làm việc của các nhân viên Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn được quy định là 8 tiếng/ca ngày và từ 10 đến 12 tiếng/ca đêm. Về nguyên tắc, nhân viên bệnh viện làm việc theo chế độ hai ca, tuy nhiên một số phòng áp dụng chế độ làm việc ba ca (các phòng có bệnh nhân nguy cấp), như Phòng ICU, Phòng cấp cứu, phòng phẫu thuật, v.v. Bệnh viện cũng áp dụng chế độ theo luật cho phép nhân viên nữ nghỉ thai sản 6 tháng.

xem thêm dự án đầu tư

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha