Dự án sản xuất thuốc thủy sản thảo dược Tân Hoàng Minh thuộc “Cụm công nghiệp Tân Hoàng Minh”
MỤC LỤC - Dự án đầu tư cụm công nghiệp dược Tân Hoàng Minh
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................3
I. Giới thiệu đôi nét về Công ty Tân Hoàng Minh...................................................... 3
II. Ý nghĩa của Dự án...............................................................................................4
1. Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và thức ăn bổ sung từ thảo dược cho thủy sản......................................................................................................................4
2. Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng cho người............................... ............4
3. Nhà máy sản xuất nước uống từ dược liệu....................................... .................4
4. Nhà máy sản xuất chai lọ................................................................... ................5
5. Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học công nghệ cao..............................5
III. Sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án ..............................................................5
1. Kinh tế vĩ mô.......................................................................................................5
2. Ý nghĩa của ngành thảo dược .............................................................................6
3. Các điều kiện và cơ sở của dự án........................................................................7
IV: Kết luận.......................................................................................................................7
Phần II: CƠ SƠ PHÁP LÝ, QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT BẰNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY..............................................8
I. Cơ sở pháp lý.............................................................................................................8
1. Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau.........................8
2. Danh mục các công văn được phép lưu hành sản phẩm...........................................9
II. Sơ đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng.........................................................................11
III. Đánh giá tác động môi trường và phòng cháy chữa cháy (PCCC) .......................12
1. Đánh giá tác động môi trường.................................................................................12
2. Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)..........................................................16
IV. Mô tả các tác động và biện pháp bảo vệ môi trường..............................................16
1. Các nguồn phát sinh chất thải............................................................................16
2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội. .......................................17
3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án..................................17
V. Kế hoạch quản lý môi trường................................................................... ......18
1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải ............................................................18
2. Giảm thiểu các tác động xấu khác. ...............................................................19
3. 3. Kế hoạch giám sát môi trường....................................................................20
VI. Kết luận, kiến nghị và cam kết.........................................................................21
1. Kết luận..............................................................................................................21
2. Kiến nghị............................................................................................................21
3. Cam kết..............................................................................................................22
Phần III: NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO DỰ ÁN ...............................................23
1. Các loại dược liệu từ thiên nhiên dùng cho sản xuất........................................23
2. Thực trạng dược liệu hiện nay..........................................................................23
3. Biện pháp cải thiện nguồn dược liệu từ thiên nhiên ........................................24
Phần IV: CHI TIẾT TỪNG DỰ ÁN ........................................................................25
Dự án 1: Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và thức ăn bổ sung dùng trong nuôi trồng thủy sản.................................................................................... ............................25
Dự án 2: Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng cho người ................................37
Dự án 3:Nhà máy sản xuất nước uống từ dược liệu ...............................................49
Dự án 4: Nhà máy sản xuất chai lọ .........................................................................57
Dự án 5:Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học công nghệ cao................... 64
Phần V: TỔNG KẾT ............................................................................................68
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG = Dự án đầu tư cụm công nghiệp dược Tân Hoàng Minh
I. Giới thiệu đôi nét về Công ty Tân Hoàng Minh
Tân Hoàng Minhđược thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2001, trải qua hơn một thập niên đồng hành cùng với bà con nuôi trồng thủy sản trên cả nước. Là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu các đề tài khoa học chuyên ngành y dược, thuốc thú y thuỷ sản dùng cho tôm, cá. Trong những ngày đầu thành lập Công ty, với ý chí và định hướng của tập thể là quyết định chọn cho Công ty một lối đi riêng, làm những gì mà người khác chưa làm được.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì song hành là các hệ lụy về môi trường ô nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm,... ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe vật nuôi sau đó là con người. Chính vì vậy ngày càng có nhiều bệnh phức tạp xuất hiện. Ở người bệnh viêm gan B, viêm não, tiểu đường, tiêu chảy, ung thư…Thủy sản thì bệnh đốm trắng, Taura, nhiễm độc tố gan, gan nhiễm mỡ, sưng bong bóng… làm cho tôm, cá chết hàng loạt. Với đội ngũ cán bộ tay nghề cao cùng các giáo sư, tiến sĩ khoa học, các nhà bác học trong và ngoài nước, các nhà y học dân tộc cổ truyền Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Anh,… Công ty đã sản xuất thành công thuốc điều trị bệnh thủy sản. Bước đầu gặp rất nhiều khó khăn tuy nhiên Công ty đã cho ra hàng loạt sản phẩm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nhằm giúp bà con phòng và điều trị bệnh, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Tân Hoàng Minhđã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực thủy sản và nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Thương hiệu sao vàng đất Việt 2015, Doanh nhân sao đỏ 2014, Thương hiệu mạnh phát triển bền vững ASEAN 2015, Doanh nghiệp Việt Nam vàng do Chủ tịch nước trao tặng năm 2015, Đại sứ đạo đức toàn cầu trong kinh doanh do UNESCO trao tặng,... và nhiều giải thưởng khác.
Được sự ủng hộ của gần một triệu khách hàng trên cả nước, với công suất sản xuất hiện tại chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng khi diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng mở rộng, các thị trường nhập khẩu tôm thành phẩm khó tính với yêu cầu cao về chất lượng bằng các khâu kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng hóa chất kháng sinh, Chính phủ ban hành danh mục hóa chất kháng sinh bị cấm trong chăn nuôi, ...
Trước nhu cầu cấp thiết trên Công ty xây dựng dự án “Cụm nhà máy chế biến dược liệu, thực phẩm Tân Hoàng Minh” nhằm tăng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó mở rộng các lĩnh vực như: đồ uống đóng chai có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe; Thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp ở người; ... Dự kiến “Cụm công nghiệp Tân Hoàng Minh” sẽ giải quyết được hàng ngàn lao động tại địa phương cũng như đáp ứng đầu ra cho hàng ngàn hecta trồng cây dược liệu tại địa phương và các tỉnh lân cận.
II. Ý nghĩa của Dự án
1. Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và thức ăn bổ sung từ thảo dược cho thủy sản
Hiện nay Việt Nam đang đứng trước báo động về tỉ lệ bệnh ung thư cũng như các bệnh hiểm nghèo khác. Vậy nguyên nhân do đâu, theo các nghiên cứu y học trong và ngoài nước, nguyên nhân chính là do nguồn thực phẩm và môi trường không khí chúng ta tiếp xúc hằng ngày. Việc sử dụng thực phẩm có tồn dư hóa chất kháng sinh là mối lo ngại của người tiêu dùng cũng như cấp quản lý, bên cạnh đó nhà sản xuất chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để cân bằng giữa chất lượng sản phẩm cũng như chi phí đầu vào.
Nắm bắt được nhu cầu về thị trường chăn nuôi, đặt biệt là nuôi trồng thủy sản- ngành chăn nuôi công nghiệp có giá trị kinh tế cao, Công ty Tân Hoàng Minhđã nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm sinh học xử lý môi trường, thức ăn bổ sung giúp tôm cá phòng và trị các bệnh thường gặp. Sản phẩm của Tân Hoàng Minhchiết suất từ 100% thảo dược, an toàn cho người và động vật, không hóa chất kháng sinh và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy thương hiệu Tân Hoàng Minhra đời và đi vào hoạt động hơn 10 năm nay đã nhận được sự ủng hộ và tin dùng của khách hàng trên cả nước. Với mong muốn mở rộng quy mô và năng suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Công ty Tân Hoàng Minhxây dựng dự án nhà máy sản xuất để kịp thời phục vụ khách hàng. Tân Hoàng Minhmong muốn góp phần xây dựng kinh tế tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương và đóng góp cho ngân sách nhà nước từ khoản lợi nhuận của Công ty.
2. Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng cho người
Các nhà khoa học trên thế giới đã dự báo rằng: thức ăn của con người trong thế kỉ XXI sẽ là thực phẩm chức năng. Các hoạt chất mà thực phẩm chức năng mang lại cho con người chính là những vị thuốc quý, giúp con người tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, phòng và chữa các bệnh mãn tính, kể cả ung thư. Đặc biệt thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên là hướng đi bền vững và bảo tồn được nguồn dược liệu của Việt Nam.
3. Nhà máy sản xuất nước uống từ dược liệu
Dư luận gần đây e ngại về việc nước uống đóng chai có hàn lượng chì, chất độc hại,... có hàm lượng vượt mức cho phép gây ung thư cao. Chính vì vậy nhu cầu về nước uống đóng chai sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe được người tiêu dùng hết sức quan tâm. Bên cạnh đó Gia Lai với thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng trọt các loại cây thảo dược với hàm lượng axit amin cao, giúp tăng cường sức khỏe, mát gan, giải độc,... là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nước đóng chai từ thảo dược.
4. Nhà máy sản xuất chai lọ.
Việc xử lý rác thải đang là mối quan tâm của xã hội, khi những thành phố công nghiệp phát triển thải ra hàng tấn rác thải mỗi ngày, đặc biệt là các loại rác thải nhựa cực kỳ khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường sống và trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Nhà máy sản xuất chia lọ Tân Hoàng Minhra đời sẽ góp phần giải quyết lượng lớn rác thải sinh hoạt và công nghiệp là nhựa PP và PPC, giảm chi phí cho các nhà máy thuộc “Cụm công nghiệp Tân Hoàng Minh”, giúp Công ty tăng lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách tỉnh nhà.
5. Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học công nghệ cao
Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề nhức nhối tại thành thị mà ngay cả vùng thôn quê với cánh đồng lúa bạt ngàn cũng đối mặt với điều này. Có thể nói, các loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần không nhỏ cho hiện trạng đáng buồn này. Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang hướng tới ngành nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững bằng cách sử dụng phân bón vi sinh (PBVS). Với mong muốn mở rộng quy mô và năng suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Công ty Tân Hoàng Minhxây dựng dự án nhà máy sản xuất để kịp thời phục vụ khách hàng. Tân Hoàng Minhmong muốn góp phần xây dựng kinh tế tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương và đóng góp cho ngân sách từ khoản lợi nhuận của Công ty.
III. Sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án
1. Kinh tế vĩ mô:
Canh tác sạch, không sử dụng hóa chất, ngày càng được chú trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Thị trường đầu ra cho các sản phẩm sạch cũng tăng nhanh chóng không chỉ ở các thị trường lớn như châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản mà trong những năm gần đây sự phát triển này được nhân rộng khi nhà sản xuất và người tiêu dùng gắn kết với nhau vì lợi ích xã hội và môi Tân Hoàng Minhthái.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2015 đạt 3.533 ngàn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng thủy sản tăng nhưng nhìn chung, nuôi trồng thủy sản năm qua gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu đến từ thị trường xuất khẩu. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:
+ Cá Tra: Sản lượng cá tra năm 2015 của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 1.123 ngàn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ.
+ Tôm nước lợ: Do bất lợi về thời tiết, mưa nắng thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nuôi tôm nước lợ trong năm 2015. Nhiều diện tích nuôi tôm bị thiệt hại cộng với giá tôm nguyên liệu giảm làm cho người nuôi tôm không có vốn đầu tư cải tạo, khôi phục sản xuất.
+Tôm sú: Sản lượng ước đạt 268.300 tấn, tăng 1,6%. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng ước đạt 255.873 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
+ Tôm thẻ chân trắng: Sản lượng ước đạt 327.600 tấn, giảm 17,1%. Sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 ước đạt 218.930 tấn.
Mặc dù hiện tại nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn, bất ổn về thời tiết nhưng thực phẩm và sức khỏe luôn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sông, hai lĩnh vực này luôn nằm trong chính sách phất triển đất nước của Chính phủ. Vì vậy, dự án “Cụm công nghiệp Tân Hoàng Minh” chuyên sản xuất chế phấm sinh học, thức ăn bổ sung và phân bón vi sinh có nguồn gốc từ 100% thảo dược tại khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai phù hợp với môi trường vĩ mô và mục tiêu phát triển của đất nước. Đây là căn cứ để xác định tính cấp thiết của dự án nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ mầm xanh cho nước nhà.
2. Ý nghĩa của ngành thảo dược
Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên.
Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atisô, sâm Ngọc Linh... Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh. Điều này đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Có thể nói thảo dược là nguồn tài sản vô giá, giải quyết được hầu hêt các bệnh ở người như viêm gan B, viêm não, tiểu đường, kiết lị, tiêu chảy, ... Còn đối với nuôi trồng thủy sản nó xử lý tốt các bệnh thường gặp như: hoại tử gan tụy, suất huyết đường ruột, phân trắng, đốm đen, công thân đục cơ,... Điểm ưu việt của sản phẩm chiết suất từ thảo dược là không những trị dứt bệnh trong thời gian ngắn mà còn tạo ra nguồn thực phẩm sạch, không tồn dư hóa chất kháng sinh, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường.
Việc phát triển ngành thảo dược trong nước còn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Trồng thảo dược không gây thoái hóa đất, ngược lại có tác dụng bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên đất, giải quyết lượng lớn lao động tại địa phương, góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Nuôi tôm bằng thảo dược không những an toàn mà còn giảm chi phí do thời gian điều trị ngắn, giảm thời gian nuôi, tôm thành phẩm thịt chắc, không tồn dư hóa chất kháng sinh nên được giá, khả năng cạnh tranh trên thị trường cao. Góp phần xây dựng ngành tôm công nghiệp phát triển bền vững, đây là yếu tố xác định sự cần thiết đầu tư dự án.
3. Các điều kiện và cơ sở của dự án:
- Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP được ban hành rất nhiều. Trong 5 năm 2004-2008 có hơn 1.267 văn bản quy phạm pháp luật ban hành để quản lý chất lượng VSATTP.
- Bắt đầu từ ngày 1.7.2016 Bộ NN&PTNT đã ra danh sách hàng loạt hóa chất kháng sinh cấm trong quá trình chăn nuôi và mua bán, nghĩa là người dân khi sử dụng sẽ bị chế tài, không những sẽ bị phạt hành chính mà kể cả phạt tù đối với những trường hợp nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
- Môi trường thực hiện dự án:
+ Nằm trong khu công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh, cách xa khu dân cư, giao thông thuận tiện.
+ Thổ nhưỡng Gia Lai phù hợp cho trồng trọt thâm canh các loại thảo dược có giá trị cao.
+ Nguồn lao động với trình độ đáp ứng nhu cầu hoạt động và sản xuất của dự án.
IV: Kết luận - Dự án đầu tư cụm công nghiệp dược Tân Hoàng Minh
Sự ra đời của dự án là việc làm cấp thiết hiện nay, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội nước nhà, nâng tầm giá trị của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Dự án “Cụm nhà máy chế biến dược liệu, thực phẩm Tân Hoàng Minh” là dự án phát triển kinh tế cùng với bảo tồn tự nhiên, xử lý và cải tạo nguồn tài nguyên đất. Dự án đi vào hoạt động dự kiến sẽ giải quyết công việc cho hàng ngàn lao động địa phương cũng như giải quyết đầu ra cho ngành trồng trọt thảo dược tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân caanhj như: Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Quảng Ngãi, .... Dự án đi vào hoạt động thành công sẽ đóng góp cho ngân sách tỉnh nhà hàng tỷ đồng mỗi năm, Giups nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Phần II: CƠ SƠ PHÁP LÝ, QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT BẰNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
I. Cơ sở pháp lý
1. Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Kinh doanh Bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Thông tư số 17/2013/BXD ngày 30/10/2013 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
2. Danh mục các công văn được phép lưu hành sản phẩm - Dự án đầu tư cụm công nghiệp dược Tân Hoàng Minh
Thông tư số 65/2011/TT-BNNPTNT ngày 05/10/2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
Thông tư số 36/2012/TTT-BNNPTNT ngày 30/07/2012 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
Công văn số 1895/TCTS-VP ngày 15/10/2012 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Công nhận các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam
Công văn số 1864//TCTS-VP ngày 10/10/2012 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Công nhận các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam
Công văn số 1194/TCTS-VP ngày24/07/2012 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Công nhận các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam
Công văn số 2549/TCTS-TTKN ngày 25/09/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Công nhận các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam
Công văn số 1430/TCTS TTKN ngày 16/06/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Công nhận các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam
Công văn số 989/TCTS-TTKN ngày 29/04/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Công nhận các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam
Công văn số 2377/TCTS-TTKN ngày 09/09/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Điều chỉnh tên Sản Phẩm số 08/CV/TS/2014
Công văn số 515/QĐ-TCTS-TTKN ngày 09/10/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Về việc công nhận các sản phẩm vật tư nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu đưa vào Danh mục lưu hành tại Việt Nam
LỜI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ - Dự án đầu tư cụm công nghiệp dược Tân Hoàng Minh
Là một nhà nghiên cứu y học cổ truyền, tôi đã và đang kinh doanh thành công sản phẩm chiết suất từ 100% thảo dược hơn 10 năm nay. Thương hiệu Tân Hoàng Minhđược khách hàng trên cả nước biết đến. Riêng với mặt hàng thực phẩm chức năng và thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thủy sản hiện nay chúng tôi có hơn 300 Đại lý phân phối trên cả nước. Chính những thành công đó Trương Sinh vinh dự là doanh nghiệp duy nhất tại Gia Lai được vinh danh thương hiệu Sao vàng đất Việt 2015- đây là giải thưởng uy tín do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bình chọn và trao tặng 2 năm một lần. Ngoài ra Công ty và cá nhân tôi nhận được nhiều giải thưởng khác như: Top 50 doanh nhân ưu tú đất Việt, Top 100 doanh nhân sao đỏ, Thương hiuej mạnh phát triển bền vững ASEAN, ......
Chính những tiền đề trên và giá trị ngành dược liệu mang lại, tôi nhận thấy đây là một dự án mang tính khả thi rất cao. Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoản 500 lao động tực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp tại khu vực quy hoạch vùng trồng dược liêu cung cấp cho dự án.
Dự án không những mang lại lợi nhuận kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn ngắn, đóng góp hàng chục tỷ đồng cho nhà nước mỗi năm mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển nguồn dược liệu. Các sản phẩm của nhà máy đều mang tính nhân văn như: bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch nhầm nâng cao chất lương sống.
Chúng tôi tin vào sự lãnh đạo, quản lý và giúp đỡ của các ban ngành chuyên môn cũng như cơ quan chính quyền tỉnh Gia Lai để chúng tôi thực hiện dự án này. Dự kiến đến hết quý II năm 2017 sẽ có 02 nhà máy đi vào hoạt động và các nhà máy còn lại sẽ hoàn tất vào quý IV năm 2018.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng, giúp đỡ và khuyến khích của các cơ quan ban ngành. Chúng tôi tin rằng dự án sẽ thành công tốt đẹp.
Trân trọng !
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Khu nhà ở và khu dân cư đô thị mới
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu dân cư đô thị mới khu nhà ở Mỹ Phước
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Thành Vinh
50,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu dân cư biệt thự sinh thái
55,500,000 vnđ
52,000,000 vnđ
Giải trình dự án đầu tư công viên nghĩa trang
55,000,000 vnđ
52,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư bệnh viện đa khoa Tiền Giang1000 giường
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu
48,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác sinh hoạt
56,000,000 vnđ
54,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và trang trại nuôi cá sấu
65,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư công viên sinh thái đá tự nhiên
50,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Dự án đầu tư bệnh viện đa khoa thúy tuyền
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
nguyenthanhmp156@gmail.com
Giới thiệu về công ty: lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh ...
Hướng dẫn tư vấn lập dự án đầu tư
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc moitruongkinhdoanh.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn