Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín quy mô dự án 2.400 heo nái sinh sản và 200 heo hậu bị.

Ngày đăng: 28-11-2024

16 lượt xem

XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại ... được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... ngày 09/12/2020 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp với ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi heo, là Chủ dự án Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín(Dự án), đặt tại Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, với tổng diện tích thực hiện Dự án 116.562m2 được UBND tỉnh Tây Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp nhận nhà đầu tư theo Quyết định số.../QĐ-UBND ngày 15/04/2021 và Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số .../QĐ-UBND cấp lần đầu ngày 15/4/2021; điều chỉnh cấp lần thứ nhất ngày 17/6/2024.

Công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập Báo cáo ĐTM cho Dự án và được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số ../QĐ-UBND ngày 09/02/2022 và Quyết định số 2446/QĐ-UBND ngày 01/12/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc đính chính sai sót tại Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 09/02/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 2.400 con heo nái sinh sản và 200 con heo hậu bị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại.... Ngoài ra, Công ty đã hoàn thành các hồ sơ pháp lý cho Dự án như sau:

Thông báo số ../SNN-TTĐ ngày 10/11/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín.

Giấy phép xây dựng số .../GPXD ngày 30/12/2021 do UBND huyện Tân Châu cấp.

Phụ lục điều chỉnh/gia hạn giấy phép xây dựng: điều chỉnh Giấy phép xây dựng số 145/GPXD ngày 30/12/2021 do UBND huyện Tân Châu cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại ... ngày 09/9/2024 (điều chỉnh lần 1).

Thông báo số ..../SNN-TTĐ ngày 05/8/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (thiết kế cơ sở điều chỉnh) đối với Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại ...

Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định về pháp luật có liên quan, Công ty đã tiến hành lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho Dự án như sau:

  • Căn cứ Phụ lục V hệ số đơn vị vật nuôi và công thức chuyển đổi ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Dự án có quy mô 2.400 con heo nái sinh sản và 200 con heo hậu bị được quy đổi sang đơn vị vật nuôi là 1.200 đơn vị vật nuôi.
  • Căn cứ cột số 3 mục số 16 Phụ lục II và mục số 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án đầu tư có quy mô chăn nuôi công suất lớn (từ 1.000 đơn vị vật nuôi) thuộc dự án nhóm I - Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.
  • Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, Dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, Công ty đã tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ cho dự án Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, kính trình UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp Giấy phép môi trường cho dự án.

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ......

Địa chỉ: .... Bời Lời, phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: ........ - Giám đốc

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp mã số doanh nghiệp: ..... đăng ký lần đầu ngày 09/12/2020; đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngỳ 22/5/2024.

1.2.Tên dự án đầu tư

Tên dự án đầu tư: Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số .../QĐ-UBND, cấp lần đầu ngày 15/4/2021.

Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1153/QĐ-UBND cấp lần đầu ngày 15/4/2021; điều chỉnh cấp lần thứ nhất ngày 17/6/2024.

Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 2.400 con heo nái sinh sản và 200 con heo hậu bị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại ...

Quyết định số 2446/QĐ-UBND ngày 01/12/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc đính chính sai sót tại Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 2.400 con heo nái sinh sản và 200 con heo hậu bị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại ...

Văn bản số ..../SNN-TTĐ ngày 10/11/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín.

Văn bản số .../SNN-TTĐ ngày 05/8/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (thiết kế cơ sở điều chỉnh) đối với Trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại ...

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ... do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 24/5/2017.

Quy mô của dự án đầu tư: tổng vốn đầu tư của cơ sở là 92.000.000.000 (chín mươi hai tỷ) đồng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư công, quy mô dự án thuộc tiêu chí phân loại dự án nhóm B – “Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư

Trang trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô dự án 2.400 heo nái sinh sản và 200 heo hậu bị.

Thành phẩm: heo con và heo thịt.

  • Đối với heo nái: tổng đàn hiện diện lớn nhất: 2.400 heo nái (trung bình 01 tháng duy trì tối đa 400 con heo nái nuôi con và 2.000 con heo mang thai).
  • Đối với heo hậu bị: tổng đàn hiện diện lớn nhất: 200 heo hậu bị.
  • Đối với heo con: trung bình 01 tháng xuất bán tối đa là 4.000 heo con.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a.Quy trình chăn nuôi heo nái như sau:

  • Heo nái sinh sản: Công ty nhập heo nái giống có trọng lượng khoảng 80kg từ Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.
  • Tiêu chuẩn heo xuất chuồng: heo con xuất chuồng vào khoảng 30 ngày tuổi có trọng lượng khoảng 7kg.
  • Số lượng heo nái sinh sản tại trại là 2.400 con:

+ Chia làm 06 đợt nhập, mỗi đợt sẽ nhập 400 heo nái sinh sản. Lượng heo nái sinh sản bị loại ở đợt nhập trước sẽ được bổ sung và lấp đầy ở đợt nhập kế tiếp. Lượng heo nái sinh sản ở đợt nhập thứ 6 bằng tổng lượng heo nái còn thiếu của trại (sau khi đã bị loại) và 200 heo hậu bị (cùng là giống heo nái sinh sản, mục đích chính thay thế đàn, còn thừa sẽ xuất bán thịt).

+ Thời gian nhập heo nái sinh sản mỗi đợt cách nhau: 30 ngày.

+ Sau khi nhập 6 lần, số lượng heo nái sẽ đầy các chuồng. Tổng thời gian heo đầy trại khoảng 6 tháng.

+ Heo nái sinh sản nhập về khoảng 80kg đã được sàng lọc và kiểm tra kỹ lưỡng.

Thời gian heo thích nghi là 10 ngày. Sau khi thích nghi heo sẽ được bơm tinh, khoảng 20 ngày thì mang thai. Heo nái chửa khoảng 113 - 116 ngày (bình quân 114 ngày) thì đẻ. Định mức kỹ thuật chăn nuôi heo nái đẻ và nuôi con: số con đẻ ra còn sống/lứa: 10 con; số lứa đẻ/nái/năm: 02 lứa; thời gian sử dụng heo nái: 05 lứa.

Từ thời điểm 06 tháng cuối năm thứ 1 trở về sau thì trang trại đi vào hoạt động ổn định số lượng heo xuyên suốt định kỳ trong trang trại là 2.000 heo nái mang thai, 400 heo nái đẻ, 4.000 heo con.

Với số lượng heo nái đẻ duy trì tại trang trại là 400 con, trung bình mỗi con heo nái đẻ 10 con heo con. Vậy trung bình mỗi tháng có tối đa là 400 x 10 = 4.000 heo con xuất bán. Số lượng heo xuất bán là 4.000 con/đợt, mỗi đợt cách nhau 10 ngày. Thời gian gian giãn cách để vệ sinh chuồng nuôi heo giữa 02 lứa nuôi là 10 ngày.

b. Quy trình chăn nuôi heo hậu bị

Mục đích chính của heo hậu bị là thay thế đàn, trường hợp một số con heo nái sinh sản gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình chăm sóc như: bị sốc, sảy thai, khả năng sinh sản giảm, … sẽ được thay thế bằng heo hậu bị. Những con heo nái sinh sản bị loại sẽ xuất bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua làm thức ăn cho cá sấu.

Cơ chế thay đàn như sau:

+ Heo hậu bị: Công ty nhập heo hậu bị có trọng lượng khoảng 80kg từ Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.

+ Kế hoạch thay nái mỗi năm ít nhất phải làm 3 lần. Cần quản lý nái theo từng cá thể, ghi chép vào sổ theo dõi. Đào thải nái theo tiêu chuẩn của trại. Từ đó có thể xác định số nái phải nhập thêm cho từng tháng.

+ Khi lập kế hoạch cần xác định tỷ lệ thay thế đàn nái dựa vào năng suất thực tế của nái và năng lực của trại.

+ Theo thống kê, năng suất ổn định đến lứa thứ 6 nhưng từ sau lứa thứ 7 trở đi số lượng heo con đẻ ra, lượng sữa sẽ giảm sút. Mỗi năm cần lập kế hoạch thay thế đàn nái với tỷ lệ là 40%.

+ Nếu tỷ lệ thay đàn thấp dưới 30% thì sẽ tiết kiệm được chi phí nhập heo giống hậu bị nhưng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới năng suất do nái kém chất lượng nhiều. Nếu tỷ lệ thay đàn quá cao trên 50% thì chi phí cho heo hậu bị sẽ gia tăng, việc chọn nái tốt và đào thải theo kế hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên tỷ lệ thay đàn khoảng 40% là phù hợp.

+ Theo thống kê, các nguyên nhân đào thải thường tập trung vào các lý do dưới đây: không mang thai (58,6%), năng suất không tốt (12,5%), vấn đề chân (8,6%). Và để giảm tỷ lệ đào thải do khả năng sinh sản hoặc năng suất thấp, ta cần thực hiện các biện pháp quản lý dinh dưỡng để điều chỉnh thể trạng, vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần lựa chọn hậu bị có chân chắc khỏe.

Sau khi heo nái sinh sản nhập đủ 6 đợt sẽ tiến hành nhập heo hậu bị (từ tháng thứ 2 trở đi).

Heo hậu bị nhập về sẽ được chăm sóc tại nhà cách ly số 2,3. Lượng heo hậu bị được chăm sóc để phục vụ thay thế đàn, đối với số lượng heo hậu bị còn dư ra sau khi đã phục vụ thay thế đàn nếu đạt trọng lượng khoảng 115kg sẽ tiến hành xuất bán với thành phẩm là heo thịt (ước tính thời gian đạt trọng lượng 115 kg kể từ ngày nhập khoảng 02 tháng).

Số lượng heo hậu bị duy trì lớn nhất tại trại là 200 con.

Thời gian giãn cách để vệ sinh chuồng nuôi là 20 ngày.

Chăm sóc, nuôi dưỡng: Công ty chịu trách nhiệm chính trong chăn nuôi và chi trả mọi chi phí: con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, lương chuyên gia, bác sỹ thú y, lương công nhân, … Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Heo hậu bị được chăm sóc như heo nái sinh sản.

Hình 1.1.Quy trình chăn nuôi

Thuyết minh quy trình chăn nuôi

Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản và heo hậu bị tại Dự án được áp dụng theo mô hình chuồng hầm, trại lạnh và khép kín, đây là mô hình nuôi heo công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng như bảo vệ môi trường. Chuồng được làm mát bằng hệ thống quạt hút và tấm làm mát giải nhiệt bằng hơi nước, đảm bảo không khí được đối lưu và nhiệt độ luôn ổn định 25 – 26°C, tạo nên môi trường chăn nuôi lý tưởng.

Sàn chuồng là sàn hở làm cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, tạo sự thông thoáng trong từng ô chuồng nuôi, giảm chi phí vệ sinh chuồng trại. Quy cách xây dựng là sàn hở một phần hoặc toàn phần tùy theo từng đối tượng heo khác nhau. Vật liệu xây dựng sàn được lựa chọn là bê tông cốt thép dạng tấm, có rãnh nhỏ hoặc dạng sàn nhựa, có rãnh hở để thoát chất thải, được ghép lại với nhau. Kích thước của tấm đan là: dài x rộng x dày = 110 cm x 55 cm x 7 cm. Độ rộng của khe thoáng là 2 cm và tấm đan được thiết kế sao cho tổng diện tích các khe thoáng chiếm khoảng 20% tổng diện tích của tấm đan. Trang trại có hệ thống XLNT đảm bảo vệ sinh môi trường. Nguồn thức ăn cho heo do Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam cung cấp.

Heo nái từ nhà cung cấp vận chuyển đến trại là những con có khả năng sinh sản cao, đạt chuẩn phối giống, sau khi nhập trại sẽ được nuôi dưỡng chăm sóc thích nghi tại nhà cách ly số 1, thời gian thích nghi khoảng 10 ngày. Tại đây heo nái sinh sản sẽ được tiêm ngừa vaccine. Sau đó sẽ được chuyển sang nhà cách ly số 2,3. Tại đây heo sẽ được bơm tinh, sau 20 ngày thì mang thai. Heo nái mang thai sẽ được chuyển về nhà heo nái đẻ để tiếp tục chăm sóc. Heo nái mang thai từ 113 - 115 ngày (bình quân 114 ngày). Trung bình mỗi heo nái đẻ từ 10 con/lứa trở lên, mỗi năm đẻ khoảng 2 lứa. Heo con sau sinh được chăm sóc sạch sẽ, đến khoảng 7 - 14 ngày tuổi sẽ được tách mẹ và chuyển sang nhà heo cai sữa để tiếp tục chăm sóc khoảng 14 ngày thì sẽ tiến hành xuất chuồng. Trung bình sẽ xuất 4.000 heo con cai sữa/đợt. Heo nái sau 05 lứa đẻ sẽ được bán cho các đơn vị có nhu cầu.

Trong trường hợp heo nái sinh sản trong quá trình phối tinh, mang thai, đẻ, ... gặp vấn đề bắt buộc phải loại khỏi đàn, chủ dự án sẽ bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua làm thức ăn cho cá sấu, đối với heo chết (không do dịch bệnh) sẽ được xử lý bằng lò đốt xác và hầm tiêu hủy xác heo.

Đối với heo hậu bị, trừ trường hợp thay thế đàn, lượng heo hậu bị còn lại sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng thành heo thịt thành phẩm.

Công nghệ heo đan – hầm

  • Sử dụng tấm đan cho phép chất thải được giẫm lên bởi heo và rơi xuống bể chứa chất thải ở bên dưới sàn chuồng.
  • Phần lỏng ở dưới sàn chuồng sẽ nhanh chóng hình thành lớp ván trên bề mặt, để không cho mùi hôi và khí độc bốc lên.
  • Khi chất thải dưới hầm, đạt độ sau trên 550mm sẽ được tháo sang bể chứa chất thải theo quy tác “áp lực âm”.
  • Dưới đáy của bể bên dưới chuồng nuôi được bố trí hệ thống cửa thoát thải, rảnh thoát nước thải và ống thoát thải PVC đường kính 200 – 300 mm.
  • Đường thoát của hầm chứa được nối với hệ thống thoát hố thu gom bên ngoài. Độ dốc rảnh thoát nước thải tại hầm chứa là 0,5% đảm bảo khả năng thoát nước của chuồng.

Hình 1.2. Mô hình chuồng theo công nghệ nuôi heo đan – hầm.

Công nghệ cung cấp thức ăn tự động

Tùy vào số lượng heo có trong trại mà Chủ dự án sẽ định lượng khối lượng thức ăn mỗi ngày cho đàn heo. Thức ăn khô là cám từ trại qua hệ thống silo tự động được phân phối tự động đến máng ăn trong trại, được định lượng hằng ngày theo đúng nhu cầu của heo. Với việc cho ăn như vậy, ngoài việc tiết kiệm thức ăn mà còn giảm khả năng thức ăn rơi vãi ra chuồng gây dơ bẩn và ô nhiễm, giảm công lao động và thời gian chăm sóc heo. Sau đó, cho heo uống nước bằng vòi nước “thông minh” (khi heo muốn uống nước sẽ ngậm vào núm uống và nước tự động chảy ra), núm uống được bố trí cao hay thấp phụ thuộc vào giai đoạn nuôi, độ tuổi và trọng lượng của heo. Với việc đầu tư hệ thống trại công nghệ mới, heo được ăn uống tự do, đảm bảo thức ăn, nước uống luôn sạch và đủ.

1.3.3.Sản phẩm của dự án

Thành phẩm của dự án: heo con và heo thịt.

  • Đối với heo nái: tổng đàn hiện diện lớn nhất: 2.400 heo nái (trung bình 01 tháng duy trì tối đa 400 con heo nái nuôi con và 2.000 con heo mang thai).
  • Đối với heo hậu bị: tổng đàn hiện diện lớn nhất: 200 heo hậu bị.
  • Đối với heo con: trung bình 01 tháng xuất bán tối đa là 4.000 heo con.

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của trang trại gồm nhiều nguyên phụ liệu khác nhau đảm bảo phục vụ cho quá trình chăn nuôi, chủ yếu là heo hậu bị, hóa chất sát trùng, vaccine và thuốc thú y, … Nguồn nguyên liệu này được đơn vị hợp tác chăn nuôi cung cấp. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của dự án được trình bày như sau:

1.4.1.Nhu cầu máy móc, thiết bị

Danh mục máy móc thiết bị của dự án như sau:

Bảng 1.1. Danh mục máy móc thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Xuất xứ

Số lượng

Tình trạng

01

Silo cám

Cái

Việt Nam

8

Mới 100%

02

Núm uống nước

Bộ

Việt Nam

998

Mới 100%

03

Hệ thống cấp nước uống tự động

Hệ thống

Hệ thống

14

Mới 100%

04

Hệ thống điện chiếu sáng chuồng trại

Hệ thống

Việt Nam

14

Mới 100%

05

Song sắt di động

Bộ

Thái Lan

168

Mới 100%

06

Bơm nước 1HP

Cái

Việt Nam

02

Mới 100%

07

Bơm nước 0,5HP

Cái

Việt Nam

02

Mới 100%

08

Máy phun thuốc sát trùng

Cái

Thái Lan

08

Mới 100%

09

Tấm làm mát có kích thước 3mx1,8mx0,15m

Cái

Thái Lan

844

Mới 100%

10

Quạt hút

Cái

Việt Nam

101

Mới 100%

 

11

Máy phát điện dự phòng sử dụng dầu DO (công suất 250KVA)

 

Cái

 

Việt Nam

 

01

 

Mới 100%

12

Xe đẩy chở cám

Cái

Việt Nam

14

Mới 100%

13

Kềm cắt đuôi heo

Cái

Việt Nam

14

Mới 100%

14

Kềm bấm nanh

Cái

Việt Nam

14

Mới 100%

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Xuất xứ

Số lượng

Tình trạng

15

Dụng cụ bắt heo

Cái

Việt Nam

14

Mới 100%

16

Máy ép phân

Cái

Việt Nam

01

Mới 100%

17

Lò đốt xác heo

Cái

Việt Nam

01

Mới 100%

Nguồn: Chủ dự án, 2024

1.4.2.Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu

Nhu cầu về sử dụng con giống

Nhu cầu sử dụng con giống của trang trại được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng con giống của trang trại

STT

Nguyên liệu

ĐVT

Nhu cầu

Nguồn gốc

1

Heo nái

Con

2.400

Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam

2

Heo hậu bị

Con

200

Nguồn: Chủ dự án, 2024

Nhu cầu về thức ăn

Tất cả nguồn thức ăn tại trang trại được nhà cung cấp cung câp định kỳ 1 tuần/lần. Nhu cầu về thức ăn cung cấp cho heo nái theo từng giai đoạn như sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng thức ăn

 

STT

 

Loại heo

 

Loại thức ăn

Nhu cầu thức ăn

(kg/con/ngày)

1

Heo con cai sữa

Thức ăn heo con

0,42

2

Heo nái mang thai và chờ phối, heo hậu bị

Thức ăn heo mang thai và chờ phối

1,86

3

Heo nái nuôi con

Thức ăn heo nái nuôi con

3,7

Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đình Tôn, Bài Giảng Quản lý chất thải chăn nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2011.

Khối lượng thức ăn cho heo nái, heo chờ phối và heo nái nuôi con trung bình là 3,7 kg/con/ngày. Lượng thức ăn cho heo nái ước tính khoảng: 2.400 con x 3,7 kg/con.ngày = 8.880 kg/ngày.

Khối lượng thức ăn cho heo hậu bị trung bình được tính: 200 con x 1,86 kg/con.ngày = 372 kg/ngày.

Số lượng heo con cai sữa trong trang trại là 4.000 con/đợt. Vậy khối lượng thức ăn heo con ước tính khoảng: 4.000 con x 0,42 kg/con.ngày = 1.680 kg/ngày.

Tổng lượng cám cần dùng cho 1 ngày của trang trại là: 7.880 + 372 + 1.680 = 10.932 kg/ngày = 10,932 tấn/năm

Nhu cầu về thuốc thú y, vaccine

Thuốc thú ý, vaccin trong chăn nuôi có một vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho con giống. Toàn bộ lượng thuốc thú y, vaccine, … cho con giống được Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam cung cấp. Định mức về nhu cầu sử dụng thuốc thú y tại trang trại cụ thể như sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng thuốc thú y, vaccine

STT

Tên thuốc, vaccin

Định mức

Khối lượng

Đơn vị

ĐỐI VỚI HEO NÁI SINH SẢN, HEO HẬU BỊ

1

Vacxin phó thương hàn (2 ml/liều)

01 liều/con

2.600

liều/năm

2

Vacxin tụ huyết trùng (1 ml/liều)

01 liều/con

2.600

liều/năm

3

Vacxin ngừa dịch tả (1 ml/liều)

02 liều/con

5.200

liều/năm

4

Vacxin ngừa lở mồm long móng (2 ml/liều)

02 liều/con

5.200

liều/năm

5

Vacxin phù đầu lợn con (2ml/liều)

01 liều/con

2.600

liều/năm

6

Vacxin tai xanh (1ml/liều)

01 liều/con

2.600

liều/năm

7

Vacxin phòng bệnh Đóng dấu lợn (3ml/liều)

01 liều/con

2.600

liều/năm

ĐỐI VỚI HEO CON

8

Fertran-B12 hoặc Phar-F.B 1080

1 liều/con

108.00

liều/năm

9

ADE – Bcomplex

1 liều/con

108.00

liều/năm

10

Pharm- cox (Phòng cầu trùng)

1 liều/con

108.00

liều/năm

11

Vacxin Phó thương hàn (2ml/liều)

1 liều/con

108.00

liều/năm

12

Vacxin Rối loạn sinh sản và hô hấp

1 liều/con

108.00

liều/năm

Nguồn: Chủ dự án, 2024

Đặc tính của các loại vaccine phòng bệnh cho heo và thuốc sát trùng chuồng trại.

Vacxin phòng bệnh phó thương hàn bao gồm: vaccine thương hàn heo con và vaccine nhược độc phó thương hàn đông khô.

- Vaccine thương hàn heo con:

+ Ưu điểm: thời gian miễn dịch kéo dài 6 tháng.

+ Nhược điểm: Vacxin có thể gây dị ứng sau khi tiêm thường biểu hiện: mệt mỏi, run rẩy, nôn mửa, sau 1-2 giờ sẽ trở lại bình thường. Nếu không khỏi tiêm Antropin và các thuốc chống dị ứng.

+ Bảo quản: Đóng chai có dung môi kèm theo; Bảo quản ở nhiệt độ 2-80C.

- Vacxin nhược độc phó thương hàn đông khô:

+ Ưu điểm: Thời gian miễn dịch kéo dài hơn; Không tiêm nhắc lần 2.

+ Bảo quản: Đóng lọ đông khô; Bảo quản ở nhiệt độ 2-80C.

Vaccine phòng bệnh lở mồm long móng

Phòng bằng vacxin LMLM type O cho heo con từ 2-4 tuần tuổi, tiêm phòng lặp lại lần 2 vào lúc heo 4 tuần tuổi, sau đó 4-6 tháng chủng lại. Đây là biện pháp chủ yếu.

Hàng năm tiêm phòng vacxin theo lứa tuổi (ít nhất 2 lần/năm). Tiêm phòng vacxin từ 10-15 ngày sẽ sinh miễn dịch. Tiêm phòng bắt buộc vacxin LMLM heo phải đạt 100% trên tổng đàn. Miễn dịch kéo dài từ 6 đến 12 tháng.

Vaccine phòng tụ huyết trùng

Là vaccine vô hoạt, chế từ vi khuẩn Pausteurella multocida chủng FgHC.

Ưu điểm: Vacxin an toàn, tạo đáp ứng miễn dịch tốt khi tiêm phòng cho heo.

Bảo quản: Đóng chai có dung môi kèm theo; Bảo quản ở nhiệt độ 2-80C.

Vaccine phòng ngừa dịch tả

Tạo miễn dịch sau 10 – 12 ngày tiêm vaccine.

Thời gian miễn dịch 1 năm

Tỷ lệ bảo hộ 90 – 98%.

Vaccine có thể tiêm phòng cho heo ở mọi lứa tuổi và hoàn toàn an toàn cho heo con đang bú và heo nái mang thai.

Bảo quản: Đóng lọ đông khô hoặc chai có dung môi kèm theo; bảo quản ở nhiệt độ 20C-80C.

1.4.2.4.Nhu cầu sử dụng thuốc sát trùng và hóa chất

- Nhu cầu sử dụng thuốc sát trùng và hoát chất trong giai đoạn hoạt động tại trang trại được ước tính trong bảng dưới đây:

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng thuốc sát trùng và hóa chất

STT

Nguyên vật liệu, hóa chất

Đơn vị

Số lượng

1

Omicide

Lít/năm

1.825

2

Vôi bột

Tấn/năm

10

3

Formol 2%

Lít/năm

800

4

Chế phẩm khử mùi EM

Lít/năm

1.825

5

NaOH

Lít/năm

900

6

Clorine

Tấn/năm

2

7

Polymer

Kg/năm

150

8

PAC

Kg/năm

150

Nguồn: Chủ dự án, 2024

1.4.3.Nhu cầu sử dụng điện, nước

Nhu cầu sử dụng điện

  • Nhu cầu điện sử dụng cho trang trại sử dụng điện lưới quốc gia. Lắp đặt trạm biến áp 250KV để cung cấp điện cho trang trại.
  • Ngoài ra, Chủ dự án dự phòng 02 máy phát điện công suất 350 kVA để sử dụng trong trường hợp có sự cố về điện.

Nhu cầu sử dụng nước

Khu vực dự án chưa có đường ống cấp nước đi qua. Công ty sẽ trang bị giếng khoan để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước cho toàn dự án. Nước từ giếng khoan bơm lên bể chứa và phân phối đến các vị trí sử dụng.

Với nhu cầu dụng nước vào ngày có hoạt động rửa chuồng khoảng 73,557 m3/ngày, Công ty đầu tư 02 giếng khoan tại khuôn viên dự án để khai thác nước ngầm phục vụ cho dự án, lưu lượng khai thác là 90 m3/ngày. Việc khai thác nước Công ty sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tổng nhu cầu cấp nước tại trang trại vào ngày có hoạt động rửa chuồng là 73,557m3/ngày, được tính toán dựa trên cơ sở như sau:

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: chuẩn bị bữa ăn, tắm, vệ sinh, … Tổng số lao động tại trang trại là 30 người. Trung bình mỗi người sử dụng 105 lít/người.ngày theo TCVN 13606:2023 - Cấp nước -Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế, lượng nước cấp cho sinh hoạt là: Qsh = (105 x 30)/1000 = 3,15 m3/ngày.đêm

Nước sản xuất: Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình chăn nuôi bao gồm: nước cấp cho heo uống; vệ sinh chuồng trại, tắm heo; nhu cầu tưới sân bãi chống bụi, …

Nước cho heo uống, nước làm mát cho heo theo nhu cầu sử dụng nước trong TCVN 3772:1983 về trại nuôi lợn – yêu cầu thiết kế như sau:

Bảng 1.6. Tiêu chuẩn dùng nước trong chăn nuôi lợn

Loại heo

Tiêu chuẩn dùng nước (lit/con/ngày)

Heo nái đẻ

40

Heo thịt và heo nái mang thai

20

Các loại heo khác

15

Nguồn: Sổ tay chăn nuôi heo

Tại trang trại áp dụng công nghệ tiết kiệm nước, do đó không phát sinh nước tắm heo. Nhưng để đảm bảo an toàn vệ sinh chăn nuôi và giúp tăng khả năng sinh sản, chủ dự án sẽ tiến hành tắm và rửa chuồng với tần suất trung bình 03 tháng/lần. Dựa vào tiêu chuẩn dùng nước cho từng loại heo theo TCVN 3772:1983 được trình bày tại bảng sau, lượng nước cấp cho hoạt động tắm rửa chuồng và nước uống cho heo được ước tính cụ thể như sau:

Bảng 1.7. Nhu cầu cấp nước uống và nước tắm heo, rửa chuồng tại trang trại

 

Loại heo

Số lượng

(con)

Nước uống

Nước tắm + rửa chuồng

Định mức

(lít/ngày/con)

Lượng nước cấp (m3)

Định mức

(lít/ngày/con)

Lượng nước cấp (m3)

Heo           nái mang thai

2.000

12

24

20 – 12 = 8

16

Heo nái đẻ

400

24

9,6

-

-

Heo con

4.000

4

16

-

-

Heo hậu bị

200

9

1,8

-

-

Tổng cộng

51,82

-

16

Nguồn: Đơn vị tư vấn tính toán tổng hợp, 2024

Như vậy, dựa theo tính toán tại bảng 1.7:

+ Lượng nước cấp cho heo uống hằng ngày của trang trại khoảng 51,82m3/ngày.

+ Lượng nước cấp cho hoạt động tắm heo của trang trại khoảng 16 m3/ngày (với tần suất tắm, rửa chuồng trung bình khoảng 03 tháng/lần và tiến hành tắm cho heo nái mang thai).

Nước cấp cho hoạt động khử trùng xe ra vào trại: khoảng 1 m3/ngày (dự kiến số lượng xe ra vào trại trung bình khoảng 2 lượt xe/ngày; định mức lượng nước cấp cho hoạt động này là 500 lít/xe).

Nước sát trùng công nhân: Nước sát trùng công nhân được pha trong bồn nhựa, thông qua hệ thống phun sương để sát trùng cho công nhân và khách ra vào trại. Do đặc điểm phun sương nên lượng ước này ít ước tính khoảng 7 lít/ngày = 0,007 m3/ngày. Lượng nước này được dẫn chung với nước tắm của công nhân sau sát trùng ra hệ thống thoát nước và thu gom về hệ thống xử lý tập trung.

Nước cấp cho hoạt động sát trùng chuồng trại sau mỗi lứa nuôi: sau mỗi lứa nuôi công nhân sẽ tiến hành phun khử trùng chuồng trại, nhằm đảm bảo vệ sinh cho chuồng nuôi, ước tính lượng nước dùng để sát trùng khoảng 0,1 m3/ngày.

Nước vệ sinh dụng cụ: dùng để vệ sinh dụng cụ chăn nuôi heo như núm uống nước, máng ăn, dụng cụ thú y, … ước tính khoảng 0,3 m3/ngày (dựa vào số liệu thực tế tại trang trại có cùng quy mô của chủ dự án đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh).

Nước tưới cây xanh: ước tính lượng nước tưới cây xanh cho dự án khoảng 115 m3/ngày. Diện tích cây xanh, thảm cỏ là 76.715,79 m2 và định mức là 1,5 lít/m2 - (Theo Quyết định số 593/QĐ-BXD ngày 30/05/2014 về việc Công bố định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị).

Nước dùng cho hoạt động PCCC: lượng nước dự phòng cho bể chứa nước PCCC tương ứng có thể chữa cho 3 đám cháy xảy ra trong 1 giờ: 10 l/s x 3 x 3.600 x 1(hệ số k) = 108m3. Lượng nước này được duy trì ổn định trong bể chứa, chỉ bổ sung với lượng rất ít để bù cho bay hơi.

Bảng 1.8. Tổng hợp nhu cầu dùng nước tại trang trại

 

 

STT

 

 

Mục đích sử dụng

 

Định mức cấp nước

 

Số lượng

Lượng nước cấp ngày

thường (m3/ngày)

Lượng nước cấp ngày rửa

chuồng (m3/ngày)

I

Nước thải sinh hoạt

3,15

3,15

1

Nước cấp cho sinh hoạt + chuẩn bị bữa ăn

105

lít/người.ngày

30

người

3,15

3,15

II

Nước thải chăn nuôi

53.127

69.227

1

Nước uống cho heo

-

-

51,82

51,82

2

Nước cấp cho hoạt động tắm + rửa chuồng

-

-

-

16

3

Nước cấp cho hoạt động sát trùng xe ra vào trại

500

lít/xe/ngày

2 xe

1

1

4

Nước cấp cho hoạt động sát trùng công nhân

7 lít/ngày

-

0,007

0,007

 

 

STT

 

 

Mục đích sử dụng

 

Định mức cấp nước

 

Số lượng

Lượng nước cấp ngày

thường (m3/ngày)

Lượng nước cấp ngày rửa

chuồng (m3/ngày)

5

Nước cấp cho hoạt động sát trùng chuồng trại sau

mỗi lứa nuôi

-

-

-

0,1

6

Nước vệ sinh dụng cụ

-

-

0,3

0,3

Tổng cộng

 

56,277

72,377

Nguồn: Đơn vị tư vấn tính toán và tổng hợp, 2024

Như vậy, tổng lượng nước sử dụng lớn nhất của trang trại được ước tính khoảng 72,377 m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nước giếng khoan trong khu vực trang trại. Chủ dự án dự kiến sẽ sử dụng hệ thống giếng khoan công nghiệp. Việc khai thác nước chủ dự án sẽ thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước và Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất. Khi dự án đi vào hoạt động, trang trại sẽ sử dụng nước tại các giếng khoan phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và chăm sóc cây trồng, nguồn nước này có chất lượng rất tốt, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất.

Nhu cầu sử dụng lao động

Tổng nhu cầu lao động của dự án là 30 người. Bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp.

Bảng 1.9. Nhu cầu lao động tại dự án

STT

Phân khu

Số lượng

1

Chủ trang trại

1

2

Công nhân

22

3

Cán bộ kỹ thuật

1

4

Tạp vụ nấu ăn

2

5

Bảo vệ

4

Tổng cộng

30

Nguồn: Chủ dự án, 2024

1.5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1.Vị trí thực hiện dự án

- Dự án được thực hiện tại ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Diện tích thực hiện dự án: 116.562m2. Mục đích sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đất nông nghiệp khác.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Đông: giáp đất trồng cao su hộ dân Lê Thị Cúc.

+ Phía Tây: giáp đường đất và đất trồng cao su hộ dân Nguyễn Duy Sơn.

+ Phía Nam: giáp đất trống và đất trồng cao su hộ dân Đào Văn Lâm.

+ Phía Bắc: giáp đất trồng cao su hộ dân Nguyễn Duy Sự.

- Khu đất được xác định bởi các mốc ranh giới với tọa độ theo hệ VN2000, được trình bày trong bảng sau:

Hình 1.3. Vị trí thực hiện dự án

1.5.2.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường, cụ thể là: vị trí Dự án không thực hiện trong khu dân cư tập trung; không xả nước thải vào nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; không sử dụng đất của: khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản, các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên, vùng đất ngập nước quan trọng; không có yêu cầu di dân, tái định cư.

a. Các đối tượng tự nhiên

Hệ thống sông, suối, kênh, rạch: cách dự án khoảng 500m là kênh tiêu Hội Thanh.

Hệ động, thực vật khu vực dự án chủ yếu là cây cao su, cây mì, cóc, nhái,… Nhìn chung, hệ động thực vật tại khu vực dự án không đa dạng và phong phú.

b. Các đối tượng kinh tế - xã hội

Đối tựng dân cư:

+ Dự án không nằm trong khu vực dân cư, xung quanh không có nhà dân, khoảng cách từ hộ dân gần nhất đến dự án khoảng 1,5km.

+ Xung quanh là đất trồng cây cao su và mì.

c. Đối tượng kinh tế - xã hội:

+ Cách trường tiểu học Tân Hội B khoảng 6,6km.

+ Cách UBND xã Tân Hội khoảng 7,2km.

Hệ thống dường giao thông: dự án giáp đường đất 5m thuận lợi cho việc đi lại khu vực dự án, ngoài ra cách dự án khoảng 1,5km về phía Tây là đường ĐT.793, một trong những tuyến đường huyết mạch của huyện.

Hình 1.4. Sơ đồ mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với các đối tượng xung quanh

1.5.3.Mục tiêu dự án

  • Góp phần tăng GDP của huyện Tân Châu nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung.
  • Góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương.
  • Góp phần bình ổn nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

1.5.4.Các hạng mục công trình dự án

Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án được trình bày theo bảng sau:

Bảng 1.11. Các hạng mục công trình của dự án

STT

Hạng mục

Số lượng

ĐVT

Diện tích (m2)

A

Xây dựng chuồng chính

 

 

10.548,72

B1

Nhà heo cách ly

1

Nhà

466,40

B2

Nhà phát triển hậu bị

1

Nhà

530,86

B3

Nhà mang thai

2

Nhà

5.132,64

B4

Nhà đẻ

2

Nhà

4.418,82

B

Hạng mục sinh hoạt & phụ trợ

 

 

3.825,29

1

Cổng chính & bảng hiệu

1

Cổng

-

2

Nhà bảo vệ & để xe

1

Nhà

92,61

3

Nhà sát trùng khu sinh hoạt

1

Nhà

68,31

4

Nhà ăn + bếp

1

Nhà

190,90

5

Nhà văn phòng

1

Nhà

117,88

6

Nhà ở 1 – 11 p

1

Nhà

248,56

7

Nhà ở 2 – 11p

1

Nhà

248,56

8

Bể nước 600m³

1

Bể

140,63

9

Tháp nước 40 m3 (phần móng)

1

Tháp

50,92

10

Trạm biến áp

1

Trạm

9,00

11

Nhà máy phát điện

1

Nhà

92,66

12

Kho dụng cụ cơ khí

1

Kho

92,66

13

Nhà sát trùng khu sản xuất

1

Nhà

146,63

14

Kho thuốc + nhà vệ sinh

1

Nhà

28,56

15

Đường lùa heo 1

1

Đường

334,80

15,1

Đường lùa heo 2

1

Đường

423,30

16

Nhà để xác heo

4

Nhà

40,96

17

Đài xuất heo

3

Đài

78,12

18

Đài nhập heo

3

Đài

78,12

19

Cầu xuất/nhập heo

1

Cầu

50,00

20

Cân điện tử 2.0 tấn

1

Cái

23,24

21

Nhà xuất heo con

1

Nhà

107,64

22

Móng Silo cám

8

Cái

89,78

24

Hàng rào gạch (dài 1.200 m)

-

Cái

-

25

Hàng rào gạch + lưới B40 (dài 1.200 m)

-

Cái

-

26

Hàng rào lưới B40 (dài 968 m)

-

Cái

-

30

Nhà tắm khu hủy xác

1

Nhà

6,48

31

Nhà rửa xe & Kho (5,3&4,9)

1

Nhà

144,29

32

Phòng cân

1

Phòng

9,60

STT

Hạng mục

Số lượng

ĐVT

Diện tích (m2)

33

Nhà sát trùng xe tải

1

Nhà

94,00

34

Nhà sát trùng tài xế

2

Nhà

28,96

35

Nhà ở cách ly

1

Nhà

410,04

36

Nhà công nhân cách ly

1

Nhà

35,36

37

Kho chứa đồ phục vụ nhà mang thai

1

Nhà

10,24

38

Kho chứa vôi

1

Nhà

15,00

39

Nhà ở và kho rửa xe

1

Nhà

41,54

40

Bể nước làm mát

20

Bể

80,00

41

Nhà điện

15

Nhà

70,20

42

Nhà vận hành bể nước

1

Nhà

93,75

44

Nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải

1

 

32,00

C

Hệ thống xử lý môi trường

 

 

9.992,20

23

Nhà hủy xác – 12 ô

1

Nhà

312,32

27

Nhà chứa rác thải nguy hại

1

Nhà

15,00

43

Nhà đặt máy ép phân

1

Nhà

50,00

45

Hồ Biogas

1

Hồ

1.500,00

46

Hồ lắng

1

Hồ

2.400,00

47

Hồ chứa nước sau xử lý

2

Hồ

3.600,00

48

Hồ sự cố

1

Hồ

1.800,00

49

Hệ thống xử lý nước thải

1

HT

282,88

50

Bể City

1

Bể

32,00

D

Đường, kho bãi

 

 

10.480,00

28

Đường nội bộ & sân bãi

1

-

8.800,00

29

Đường đi bộ

1

-

1.680,00

E

Đất dự phòng

-

-

5.000,00

F

Hệ thống cây xanh

-

-

76.715,79

 

Tổng diện tích đất

 

 

116.562,00

Nguồn: Chủ dự án, 2024

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com