Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường cơ sở Trang trại chăn nuôi gà với công suất 165.000 con/năm (5 lứa/năm) theo công nghệ trại lạnh và gà được nuôi trên đệm lót sinh học.
Ngày đăng: 04-12-2024
9 lượt xem
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ĐẦU TƯ
1.1. TÊN CHỦ CƠ SỞ ĐẦU TƯ:
CÔNG TY TNHH DUY NGỌC TÂN PHÚ:......................................................01
1.2. TÊN CƠ SỞ ĐẦU TƯ: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ: .......................01
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA
CƠ SỞ ĐẦU TƯ: ...............................................................................................01
1.3.1. Công suất của cơ sở đầu tư: ......................................................................01
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở đầu tư: ......................................................02
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở đầu tư: ......................................................................04
1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ: ....04
1.4.1. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi, vaccin, thuốc thú y: ......................................04
1.4.2. Nhu cầu nhiên liệu: ...................................................................................06
1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước: .............................................................................06
1.4.4. Nhu cầu sử dụng điện: .............................................................................07
1.4.5. Nhu cầu sử dụng chế phẩm hoặc hóa chất: ..............................................07
1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ ĐẦU TƯ: ...........07
1.5.1. Vị trí địa lý của cơ sở: ..............................................................................07
1.5.2. Mô tả mục tiêu của cơ sở: .........................................................................09
1.5.3. Quy mô xây dựng: ....................................................................................09
CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH,
PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG: .........................................................................10
2.2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: .........10
2.2.2. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: ..........11
2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG: ........12
2.2.1. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải và đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước: ....12
2.2.2. Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước nguồn tiếp nhận:...................13
2.2.3. Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước: ...............14
2.2.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn tiếp nhận: ........................14
2.2.5. Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải: .............15
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ
3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI: .........17
3.1.1. Công trình thu gom, thoát nước mưa: ......................................................17
3.1.2. Công trình thu gom, thoát nước thải: .......................................................20
3.1.2.1. Công trình thu gom nước thải sinh hoạt: ...............................................20
3.1.2.2. Công trình thu gom nước thải chăn nuôi: ..............................................21
3.1.2.3. Công trình thoát nước thải: ....................................................................25
3.1.2.4. Điểm xả nước thải sau xử lý: .................................................................27
3.1.3. Công trình xử lý nước thải: ......................................................................27
3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI: ...........................39
3.2.1. Giải pháp chung: .......................................................................................39
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực trại: .......................................39
3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG: .........40
3.3.1. Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt: ...............................................40
3.3.2. Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường: ...................40
3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI: .................43
3.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG: ....45
3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG: .....45
3.6.1. Phương án phòng chống dịch bệnh lan truyền: ........................................45
3.6.2. Phương án ngăn ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ: ....................................47
3.6.3. Phương án ứng phó sự cố hầm biogas và hệ thống xử lý nước thải: ........48
3.7. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: ....49
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI: ....................50
4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải: ......................................................................50
4.1.2. Lưu lượng xả lớn nhất: .............................................................................50
4.1.3. Dòng nước thải: .......................................................................................50
4.1.4. Các chất ô nhiễm và giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: .....50
4.1.5. Vị trí xả nước thải, phương thức xả thải và chế độ xả thải: .....................51
4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI: .........................51
4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG: ...51
4.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP CỦA CƠ SỞ THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI: ...51
CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
5.1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI: ..........................52
5.1.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2022: .......52
5.1.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2023: .......53
5.1.3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ Q1 – Q3 năm 2024: .....................53
5.2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO: ......54
5.2.1. Kết qua quan trắc chất lượng nước thải: ...................................................54
5.2.2. Kết qua quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải: ...............55
CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI: ........57
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: ..................................................57
6.1.2. Kế hoạch chi tiết về đo đạc, lấy, phân tích mẫu chất thải và thời gian
dự kiến lấy mẫu đơn đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải: ........... 58
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT: .......................................................................58
6.2.1. Giám sát chất lượng nước thải sau khi xử lý: ...........................................58
6.2.2. Giám sát chất thải rắn: ..............................................................................58
6.2.2.1. Giám sát chất thải rắn sinh hoạt: ...........................................................58
6.2.2.2. Giám sát chất thải rắn công nghiệp thông thường: ................................58
6.2.2.3. Giám sát chất thải nguy hại: ..................................................................59
6.2.3. Giám sát khác: ..........................................................................................59
6.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM: ..59
CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ĐẦU TƯ
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
- Địa chỉ văn phòng: .......... xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .......
- Điện thoại: ..........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nhiệp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên trở lên do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp số ......, đăng ký lần thứ:1, ngày 03 tháng 08 năm 2020.
- Mã số thuế: ........
- Địa điểm cơ sở:......., xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
- Cơ sở “Trang trại chăn nuôi gà” tại thôn 4, xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai của Công ty TNHH ...... đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt theo quyết định số 2308/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Cơ sở được UBND huyện Đạ Huoai thẩm định và cấp Giấy phép xây dựng số 04/GPXD ngày 03/02/2021.
- Quyết định số 2990/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở “Trang trại chăn nuôi gà” tại thôn 4, xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
+ Phân loại cơ sở theo Luật đầu tư công: Loại hình đầu tư là Cơ sở sản xuất nông nghiệp; tổng vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng; cơ sở thuộc nhóm C (quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật đầu tư công).
+ Phân loại cơ sở theo Luật Bảo vệ môi trường: Cơ sở đầu tư thuộc nhóm II (Số thứ tự 01 phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2020).
Chăn nuôi 33.000 con gà thịt/lứa, 165.000 con/năm (5 lứa/năm).
Nhằm giảm thiểu tối đa các dịch bệnh gây ra cho đàn gà, tạo môi trường nhiệt độ không khí tối ưu để gà phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nên chủ dự án lựa chọn công nghệ trại lạnh và gà được nuôi trên đệm lót sinh học. Đây là công nghệ hiện nay đại đa số các Công ty chăn nuôi hiện nay đang áp dụng. Quy trình chăn nuôi gà của trang trại được thực hiện theo hướng dẫn của các Công ty chăn nuôi.
* Thuyết minh sơ đồ quy trình chăn nuôi
Trước khi nhập gà, chuồng úm phải sạch sẽ và khử trùng trước khi nhập. Khoảng cách giữa 02 đợt trước khi nhập gà 24h chuồng nuôi được thiết lập nhiệt độ 33 – 36 0C và độ ẩm 60%. Gà con nhập về được thả trên nền bê tông được lót lớp trấu dày 0,1m (10cm). Úm từ 1 – 7 ngày tuổi, trong 3 ngày đầu nhà nuôi được giữ nhiệt độ 37 – 36 – 35 0C, sau đó trong thời gian tiếp theo được kiểm soát nhiệt độ như sau:
Bảng 1.1: Kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi.
Quy trình cho gà ăn và cho gà uống nước được thực hiện bởi các thiết bị tự động. Thức ăn được các xe vận chuyển trực tiếp đến các bồn chứa thức ăn, sau đó phân phối đến các bồn chứa và cuối cùng theo hệ thống tự động đến các ô nuôi. Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho gà sẽ cung cấp vừa đủ cho gà tránh lãng phí cũng như rơi vãi ra chuồng nuôi.
Trong quá trình nuôi gà, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong nhà nuôi luôn được cung cấp thông qua hệ thống quạt làm mát và quạt hút để duy trì nhiệt độ thích hợp giúp gà phát triển tốt. Không khí ẩm nóng, mùi hôi sẽ được hút ra ngoài, thay bằng luồng không khí sạch luân phiên trong nhà nuôi. Không khí cấp vào được hạ nhiệt bằng hệ thống làm mát.
Gà được nuôi trong khoảng thời gian 45 ngày để đạt trọng lượng 2,2 – 2,8kg sẽ được xuất chuồng.
Sau khi xuất gà, phân gà cùng với trấu sẽ được thu gom và đóng bao ủ tạm ngay trong chuồng trại, sau 15 ngày sẽ được xuất bán cho các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp.
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chăn nuôi gà của dự án.
Quy trình vệ sinh chuồng trại:
– Sau khi thu gom phân gà sẽ thực hiện công tác vệ sinh chuồng nuôi (dùng máy bơm áp lực để rửa sàn nuôi và khử trùng). Chủ dự án sẽ thực hiện công tác vệ sinh chuồng nuôi lần lượt theo ngày, 01 ngày 01 dãy chuồng trại.
– Chuồng nuôi sẽ được để trống khoảng thời gian nhất định chờ nuôi lứa tiếp theo. Định kỳ sẽ được phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng nuôi với tần xuất 02 lần/tuần.
– Trước khi nhập gà về nuôi, toàn bộ chuồng nuôi và thiết bị được khử trùng và đóng kín chuồng nuôi trước 24h.
Trong quá trình nuôi, định kỳ 02 lần/tuần sẽ thực hiện khử trùng xung quanh chuồng nuôi trong phạm vi 10m. Tất cả phương tiện cũng như người ra vào khu vực trại nuôi đều phải qua hệ thống khử trùng. Trại nuôi hạn chế tối đa công nhận và người ngoài tiếp xúc với gà.
Khi phát hiện gà bị bệnh phải được cách ly di chuyển xuống cuối mỗi dãy nuôi để theo dõi nhằm tránh lây lan sang con khác. Tiến hành kiểm tra và tùy vào tình hình mà có các giải pháp khác nhau.
Đối với gà bệnh thông thường
Khu vực chăm sóc và theo dõi gà nằm cuối chuồng nuôi. Tiến hành điều trị và giữ lại khu vực cho đến khi khỏi bệnh mới cho nhập lại đàn.
Phân và nước từ khu vực nuôi và chăm sóc gà bệnh được xử lý triệt để.
Gà chết do bệnh thông thường phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương. Đưa xác gà ra khỏi đàn nhằm tránh làm ô nhiễm sang vật nuôi khỏe mạnh và ô nhiễm môi trường. Sau đó chôn lấp theo quy định.
Đối với gà bệnh do dịch
Khi phát hiện gà bệnh do dịch sẽ báo ngay cho cơ quan thú y địa phương và xử lý theo quy định. Toàn bộ gà vùng dịch được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, thông tư số 07/2016/TT-BNN, QCVN 01:41/2011/BNNPTNT và QCVN 01:15/2010/BNNPTNT.
Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi gồm nhiều nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là thức ăn và thuốc phòng bệnh. Tất cả nguyên vật liệu nuôi gà sẽ do Công ty Chăn nuôi cung cấp và quy trình hoạt động cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ Công ty này. Danh mục thuốc thú y sử dụng đảm bảo tuân thủ theo quy định danh mục ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi gồm nhiều nguyên phụ liệu, con giống là gà con, thức ăn và thuốc phòng bệnh. Số lượng gà con 165.000 con/năm.
Hình 1.2. Định mức thức ăn, nước uống cho 01 con gà trong một ngày.
Tất cả nguyên vật liệu nuôi gà (cám và vaccin) sẽ do Công ty Chăn nuôi cung cấp và qui trình hoạt động cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ Công ty này. Danh mục thuốc thú y sử dụng đảm bảo tuân thủ theo Thông tư số: 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/5/2016 của Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mẫu hồ sơ đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.
Bảng 1.2: Nhu cầu thức ăn chăn nuôi, vaccin, thuốc thú y.
Ghi chú:
(1): Tỷ lệ gà chết tự nhiên tính trung bình khoảng 2-4%: 33.000 x4% = 1.320 con.
(2): Khối lượng cám tiêu thụ: 33.000 x 100 g/con.ngày x 45 ngày/106 = 148,5 tấn/lứa gà.
(3): Lớp trấu lọt dày 0,1m, diện tích sàn lót 5.600m2 -> 0,1 x 5.600 = 560 m3/lứa.
Nhiên liệu sử dụng cho trang trại chủ yếu là dầu DO phục vụ hoạt động của máy phát điện dự phòng. Theo catalogue của hãng sản xuất máy phát điện Cummins, định mức tiêu hao nhiên liệu cho tổ máy 150VMC là 28 l/giờ, chọn định mức tính toán là 30 l/giờ. Tạm tính thời gian mất điện trung bình khoảng 4 ngày/tháng; mỗi ngày mất điện 10 giờ thì nhu cầu dầu DO cho máy phát điện là 4 x 10 x 12 x 30 = 14.400 l/năm.
Nguồn cấp nước từ giếng khoan được đưa vào bể nước thể tích 100m3, bơm lên tháp nước 10m3 để tạo áp lực trước khi dẫn đến các hạng mục của dự án.
Bảng 1.3: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của trại.
Lượng nước trong bảng tính trên chưa bao gồm nước dùng cho chữa cháy. Trường hợp xảy ra cháy, nước chữa cháy được lấy trực tiếp từ bể chứa nước có thể tích 100m3 trong khu vực dự án.
Lượng điện tiêu thụ cho các mục đích sau:
+ Bơm nước để rửa chuồng heo, vận hành hệ thống làm mát.
+ Quạt thông gió chuồng trại.
+ Thắp sáng chuồng trại.
+ Sinh hoạt (thắp sáng nhà ở, khuôn viên).
Ước tính nhu cầu sử dụng điện của trang trại 600.000 W/ngày.
Phương án cung cấp điện: Điện cung cấp cho dự án được lấy từ lưới điện chạy dọc đường đi vào dự án thuộc quản lý của Điện lực huyện Đạ Huoai. Căn cứ vào công suất tiêu thụ điện, xây dựng trạm biến áp với công suất 100KVA22/0.4KV.
Dự án sử dụng một số loại hóa chất chủ yếu phục vụ cho công tác xử lý nước thải và vệ sinh môi trường như sau:
Bảng 1.4: Danh mục các loại hóa chất sử dụng.
Ví trí khu đất thực hiện dự án trang trại chăn nuôi gà thuộc .., xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng có tổng diện tích 28.313 m2. Ranh giới toàn bộ khu đất thực hiện dự án được xác định theo Họa đồ trích lục thửa đất tỷ lệ 1/2000 do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng thực hiện ngày 18/8/2020.
Hình 1.3: Họa đồ khu đất của cơ sở.
Xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt ứng dụng công nghệ cao, sản lượng 165.000 con/năm; nâng cao chất lượng gà thịt, tạo nguồn cung ổn định, an toàn cho thị trường.
Bảng 1.6: Các hạng mục xây dựng.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT trang trại chăn nuôi bò và nhà máy chế biến sữa
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn