Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở Nhà máy gạch ngói có công suất 20 triệu viên/năm. Công nghệ sản xuất gạch nung của cơ sở theo phương pháp nung gạch tuynel bằng lò sấy liên hợp.
Ngày đăng: 06-12-2024
28 lượt xem
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ...................................1
1.1. Tên chủ cơ sở............................................................................................................1
1.2. Tên cơ sở ..................................................................................................................1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở................................................2
1.3.1. Công suất của cơ sở...............................................................................................2
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở ...............................................................................2
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở...............................................................................................5
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở........5
1.4.1. Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho cơ sở ................................................5
1.4.2. Nhu cầu sử dụng điện............................................................................................6
1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cấp ....................................................................6
1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở....................................................................7
1.5.1. Vị trí địa lý của cơ sở ............................................................................................7
1.5.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất , mặt nước của cơ sở ..........................................7
1.5.3. Khoảng cách từ cơ sở tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 7
1.5.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của cơ sở.................................................9
CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........12
2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường .....12
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường...........................14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..............................................................................15
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......................15
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa ...................................................................................15
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải ....................................................................................16
3.1.3. Xử lý nước thải....................................................................................................18
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................................25
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...........................27
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt.........................................................................................27
3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường.............................................................27
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.........................................28
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...............................................30
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi đi vào vận hành......30
3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác......................................................33
3.8. Các nội dung thay đổi so với bản đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường...............34
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............36
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ........................................................36
4.1.1. Lưu lượng xả nước thải tối đa.............................................................................36
4.1.2. Dòng nước thải....................................................................................................36
4.1.3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 36
4.1.4. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải..........................37
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ...........................................................37
4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải......................................................................................37
4.2.2. Lưu lượng xả khí thải lớn nhất............................................................................37
4.2.3. Dòng khí thải.......................................................................................................37
4.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm........................................38
4.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải ............................................................................38
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................39
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.......................................39
5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải..........................................39
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 44
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở ....................44
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..............................................................44
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải .........44
6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật ....46
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ........................................................46
6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải..............................................46
6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác
theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.46
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm...............................................46
CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CƠ SỞ.........................................................................47
CHƯƠNG 8: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ...............................48
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
- Chủ dự cơ sở: Công ty TNHH Gạch ...
- Địa chỉ văn phòng: Thôn Hiệp Thành 1, xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:......
- Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên
- Người được bổ nhiệm: ........ Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: ........
- Giấy đăng ký doanh nghiệp: ....... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 03/01/2000 đăng ký thay đổi lần 12 ngày 17/3/2023.
- Mã số thuế: .........
- Tên cơ sở: Nhà máy gạch ngói.
- Địa điểm thực hiện cơ sở: xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng;
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mới số ...../QĐ/UĐĐT ngày 13/12/1996 của UBND tỉnh Lâm Đồng;
+ Quyết định số ......./QĐ/UB ngày 11/8/1995 Quyết định đầu tư dự án khả thi Nhà máy gạch ngói Phú Hiệp, Di Linh, Lâm Đồng;
+ Giấy phép xây dựng số 09/GPXD do Sở Xây dựng cấp ngày 21/01/2016;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số...... do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 18/9/2019;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số ....../QĐ-UB ngày 06/9/1996 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê chuẩn báo cáo Đánh giá tác động môi trường Nhà máy gạch ngói.
- Quy mô của cơ sở: Loại hình của cơ sở là chế biến khoáng sản có tổng vốn đầu tư 13.252.800.000đ. Theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công, cơ sở thuộc nhóm C.
- Nhà máy gạch ngói thuộc nhóm III, theo phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nhà máy gạch ngói có công suất 20 triệu viên/năm.
Công nghệ sản xuất gạch nung của cơ sở theo phương pháp nung gạch tuynel bằng lò sấy liên hợp.
Quy trình sản xuất như sau:
Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm
Nguyên liệu trong bãi chứa sau khi ngâm ủ, được máy ủi đưa vào cấp liệu thùng tại khu vực kho có mái che. Tiếp theo qua hệ thống cắt thái, đất được cắt thái nhỏ sau đó rơi xuống băng tải cao su lõm để đưa lên các máy gia công chế biến.
Sau đó hỗn hợp từ băng tải đuợc đưa vào máy tách đá số 1. Tại đây, than cám nghiền mịn (cỡ hạt 0,8mm) được máy pha than tự rải đều xuống mặt bǎng tải 1 để trộn với đất tạo thành phối liệu, với lượng pha khoảng 80-100 kg than/1.000 viên gạch mộc tiêu chuẩn. Tại máy tách đá số 2, đất và than được ép, phá vỡ kết cấu ban đầu và được bǎng tải cao su lõm số 2 đưa vào tách đá số 2 với khe hở giữa hai quả cán là 2mm. Tại công đoạn này, phối liệu bị phá vỡ cấu trúc một lần nữa và rơi vào máy nhào hai trục có lưới lọc trộn đồng đều và được điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp. Tại máy nhào trộn có lưới lọc các tạp chất, cỏ rác, sỏi sạn đuợc giữ lại tại luới lọc còn đất đuợc đùn ra khỏi máy xuống băng tải để đưa vào máy nhào 2 trục không lưới lọc.
Phối liệu được băng tải số 3 đưa vào máy nhào đùn hút chân không. Sau khi bơm qua hệ thống nhào trộn của máy phối liệu được đưa vào buồng chân không, nhờ hệ thống bơm chân không không khí được hút ra khỏi các phối liệu, làm tăng độ chắc của gạch mộc, tạo ra cường độ ban đầu nhất định giúp cho quá trình vận chuyển đem phơi không bị biến dạng.
Sau khi phối liệu qua máy đùn hút chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt các sản phẩm tạo hình sẽ được tạo hình tùy theo kích thước và hình dáng đã định. Gạch mộc sau khi tạo hình được công nhân xếp lên xe chuyên dùng vận chuyển đem đi phơi trong nhà phơi.
Phơi sản phẩm mộc
Gạch mộc sau khi tạo hình có độ ẩm từ 20-22%, được phơi từ 8-10 ngày tùy theo thời tiết. Dưới tác động của nhiệt độ và tốc độ gió. Độ ẩm gạch mộc giảm còn 14%-16%. Việc xếp cáng và phơi đảo gạch mộc trên sân phải tuân thủ theo đúng quy trình để giảm tối thiểu thời gian phơi trên sân cũng như phế phẩm ở khâu này. Sản phẩm mộc sau khi phơi được vận chuyển và xếp lên xe goòng chuẩn bị đưa vào sấy nung tuynel.
Sấy, nung gạch mộc trong lò tuynel
Sản phẩm mộc sau khi phơi được xếp lên xe goòng chuyển vào hầm sấy nhờ kích thủy lực đặt ở đầu lò. Nhiệt cho quá trình sấy được lấy từ hệ thống thu hồi khí nóng từ lò nung. Việc sấy gạch mộc được thực hiện theo nguyên lý sấy dịu nhằm tránh phế phẩm sau khi sấy. Thời gian sấy 18 giờ và nhiêt độ sấy 80-140℃.
Sau khi qua lò sấy, độ ẩm gạch mộc giảm còn < 4% đuợc đưa vào lò nung nhờ xe phà và kích đẩy. Nhiệt được cấp bổ sung để nung chín sản phẩm là than cám. Than sau khi nghiền mịn được chia làm 2 phần, một phần được trộn vào phối liệu tạo hình với một luợng 70%, phần còn lại được vận chuyển lên nóc lò và cấp qua các lỗ đổ than theo đúng yêu cầu công nghệ, đảm bảo nung chín sản phẩm. Nhiệt độ nung tối đa 1.050℃ và thời gian nung là 21 giờ.
Ra lò, phân loai sản phẩm
Sản phẩm sau khi ra khỏi vùng nung được làm nguội ở cuối lò nhờ hệ thống thu hồi khí nóng và lượng không khí cấp vào từ cuối lò. Sản phẩm sau khi ra lò được công nhân bốc dỡ, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tập kết về bãi thành phẩm.
Hình 1.1: Quy trình sản xuất gạch tuynel
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ lò tuynel
Sản phẩm của cơ sở là gạch tuynel 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ…với tổng công suất 20 triệu viên/năm.
Nhu cầu nguyên liệu
Nhu cầu nguyên liệu để phục vụ sản xuất gạch tuynel là đất sét. Nguyên liệu được cung cấp từ nguồn nguyên liệu dự trữ của mỏ sét – bentonite thuộc Công ty CP Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng. Mỏ cách khu vực nhà máy khoảng 500m về phía Tây Bắc và mua của các mỏ tại khu vực lân cận trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho hoạt động của cơ sở khi hoạt động hết công suất như sau:
Bảng 1.1: Nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu của cơ sở khi hoạt động với công suất tối đa
Nguồn điện sử dụng tại cơ sở được cấp bởi Công ty Điện lực Lâm Đồng – Điện lực Di Linh. Điện năng được sử dụng cho mục đích thắp sáng, sinh hoạt và hoạt động sản xuất của cơ sở. Trung bình lượng điện cơ sở sử dụng khoảng 45.000 kWh/tháng.
a. Nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt như sau: theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, chỉ tiêu nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt tối thiểu là 80 lít/người/ngày (tương đương 0,08m3/người/ngày). Đối với công nhân chỉ làm việc giờ hành chính và không ăn ở lại cơ sở tính toán với định mức 0,02m3/người/ngày. Với số lượng cán bộ, công nhân viên là 75 người, trong đó có 01 bảo vệ ở lại cơ sở và khoảng 74 công nhân viên làm việc giờ hành chính và không ăn ở lại thì lượng nước cấp sinh hoạt là: 01 người x 0,08 m3/người/ngày + 74 người x 0,02 m3/người/ngày = 1,56 m3/ngày đêm (làm tròn 2,0m3/ngày đêm)
- Nguồn cung cấp nước sinh hoạt: sử dụng nước giếng khoan trong khuôn viên cơ sở và nước bình 20L.
b. Nước sử dụng cho sản xuất
Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất chủ yếu là nước cho quá trình tưới bổ sung vào nguyên liệu khi đất sét không đủ độ ẩm (chủ yếu khi trời nắng). Nhu cầu sử dụng không nhiều và không cố định, tùy theo độ ẩm của đất sét.
Nước tưới đường, sân chống bụi khoảng 1m3/ngày.
Nguồn cung cấp: Hồ trữ nước phía sau nhà máy.
Nhà máy gạch ngói đặt tại thửa đất số 908, tờ bản đồ số 59b thuộc xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Diện tích khu vực khoảng 37.914m2, với tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp: xưởng Bentonite Hiệp Thành;
- Phía Nam giáp: đất nông nghiệp của người dân;
- Phía Tây giáp: mỏ Bentonite Tam Bố;
- Phía Đông giáp: quốc lộ 20.
Tọa độ định vị công trình của cơ sở theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107045', múi chiếu 30:
- Khối nhà xưởng: X = 1.285.278 m, Y = 548.857 m
- Khối nhà văn phòng: X = 1.285.293 m, Y = 548.926 m
Theo Quyết định số 2963/QĐ-UBND ngày 26/10/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cho Công ty TNHH Gạch thuê đất theo hiện trạng sử dụng tại huyện Di Linh thì tổng diện tích là 60.111m2 thuộc thửa xã Tam Bố - huyện Di Linh. Mục đích sử dụng đất là đất cơ sở sản xuất kinh doanh.
Khu vực cơ sở đặt tại thửa đất số 908, tờ bản đồ số 59b với tổng diện tích 37.914m2 (Nhà xưởng sản xuất gạch 15.215m2; Nhà văn phòng 485m2; Đất trống và sân bãi 22.214m2).
Tại khu vực cơ sở, không có các công trình cơ sở hạ tầng, công trình văn hóa lịch sử, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…. Khu vực không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Điều 28, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Giao thông
Nhà máy có điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm do nằm sát Quốc lộ 20.
Sông suối – ao hồ
Phía Tây khu đất là hệ thống các hồ nước trong mỏ sét. Bao gồm 04 hồ được đào để giữ nước và sử dụng trong mùa khô. Cách nhà máy 900m về phía Nam là suối Câu Ranh, là con suối nhỏ thuộc lưu vực sông Đa Dâng, bắt nguồn từ hồ Thanh Bạch thuộc xã Đinh Lạc, huyện Di Linh chảy theo địa hình qua xã Tam Bố và nhập vào sông Đa Dâng.
Dân cư
Dân cư chủ yếu sinh sống tập trung tại các trục đường chính cách nhà máy khoảng 1,5km về phía Đông, dọc theo Quốc lộ 20, cách nhà máy từ 100m đến 200m.
Các đối tượng kinh tế - xã hội khác xung quanh
Phía Tây Bắc nhà máy là mỏ Bentonite của Công ty CP Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng.
Phía Bắc nhà máy là Nhà máy bentonite của công ty TNHH Gạch. Nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2018 với công suất là 7.000 tấn/năm
Phía Đông Bắc nhà máy là khu nhà ở công nhân của Nhà máy gạch ngói và Trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty TNHH Gạch.
Nhà máy nằm tại chân đèo Phú Hiệp và cách nghĩa trang Phú Hiệp khoảng 1,5km theo đường quốc lộ 20.
Cách nhà máy 500m về phía Bắc là nhà máy gạch của Công ty TNHH Duy Minh.
Ngoài ra, còn có các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ khác.
Vị trí nhà máy và các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan được thể hiện tại sơ đồ sau:
Hình 1.3. Vị trí nhà máy trên nền bản đồ Google Earth
Trong quá trình vận hành, Công ty đã xây dựng các hạng mục công trình như sau:
Các hạng mục công trình chính
Các hạng mục công trình dự kiến xây dựng như sau:
Bảng 1.2: Các hạng mục công trình chính
Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
Trong quá trình vận hành, Công ty đã xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường như sau:
- 01 hệ thống thoát nước mưa tại khu vực nhà máy.
- 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày.
- 01 hệ thống xử lý khí thải và 02 ống khói thải kèm theo lò gạch.
- 01 khu vực lưu chứa chất thải nguy hại diện tích 12m2.
Danh mục máy móc thiết bị đã đầu tư
Máy móc, thiết bị của cơ sở chủ yếu cho hoạt động vận chuyển và chế biến sét gạch ngói, cụ thể như sau:
Bảng 1.3: Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn