Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm của dự án là thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với công suất 250.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 21-11-2024

22 lượt xem

MỤC LỤC.......................................................................... i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................. iii

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................................. vii

1.1.  Tên chủ dự án đầu tư........................................................................................................ 1

1.2.  Tên dự án đầu tư............................................................................................................... 1

1.3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư....................................................... 1

1.3.1.   Công suất của dự án đầu tư.......................................................................................... 1

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án..................................................................................... 2

1.3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư........................................................................................... 4

1.4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án...... 4

1.4.1.   Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng............................................... 4

1.4.2.   Nhu cầu sử dụng điện của dự án.................................................................................. 8

1.4.3.   Nhu cầu sử dụng nước cho dự án................................................................................ 8

1.4.4.   Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ dự án............................................................. 10

1.5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án....................................................................... 14

1.5.1  Vị trí địa lý và hiện trạng khu vực thực hiện dự án.................................................. 14

1.5.2.   Nội dung thay đổi phục vụ nâng công suất so với phương án đã được phê duyệt tại ĐTM  22

1.5.3.   Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý thực hiện dự án............................................. 23

2.1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường......... 26

2.2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.................. 27

3.1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật........................................... 29

3.1.1.   Dữ liệu về hiện trạng môi trường.............................................................................. 29

3.1.2.   Dữ liệu hiện trạng tài nguyên sinh vật...................................................................... 29

3.2.1.   Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải của dự án........................................................ 29

3.2.2.   Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải....................................................................... 31

4.1.   Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án..... 38

4.1.1.1.   Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải.............................................. 38

4.1.1.2.   Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải............................ 52

4.1.2.1.   Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải.............. 59

4.1.2.2.   Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải... 62

4.2.   Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của toàn dự án......... 64

4.2.1.   Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của toàn bộ dự án...... 65

4.2.1.1.   Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.................................................... 65

4.2.1.2.   Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải............................................. 79

4.2.1.3.   Đánh giá, dự báo các tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố.............................. 81

4.2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn hoạt động của toàn bộ dự án....... 85

4.2.2.1.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất liên quan đến chất thải 85

4.2.2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất không liên quan đến chất thải..... 100

4.2.2.3.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất đối với các rủi ro, sự cố............ 101

4.3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 108

4.3.1.   Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.................... 108

4.3.2.   Dự toán kinh phí thực hiện các công trình............................................................. 109

4.3.3.   Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.............. 111

4.4.  Nhận xét về mức độ chi tiết và mức độ tin cậy của các kết quả dự báo................ 111

5.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải........................................................... 114

5.2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.............................................................. 115

5.3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)............................... 116

6.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.................... 120

6.1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................................. 120

6.1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...... 120

6.2.  Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.............................. 122

6.2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.......................................................... 122

6.2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................................ 123

6.3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................................................. 123

Chương VII.............................................................................. 124

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................... 124

Chương 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1.Tên chủ dự án đầu tư:

CÔNG TY TNHH ........ BÌNH ĐỊNH

(Sau đây gọi tắt là chủ dự án)

Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Nhơn Hòa, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định;

Người đại diện theo pháp luật:....

Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại:...........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số ....... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp đăng ký lần đầu ngày 15/12/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 08/12/2021;

Quyết định số 50/QĐ-BQL ngày 11/02/2022 của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định về Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Bình Định của Công ty TNHH.....Bình Định.

Giấy phép xây dựng số .../GPXD ngày 11/3/2022 do Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp.

Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 141/QĐ-BQL do Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp lần đầu ngày 19/10/2021, cấp điều chỉnh lần thứ nhất ngày 16/5/2022.

1.2.Tên dự án đầu tư:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

(Sau đây gọi tắt là dự án)

Địa điểm thực hiện dự án: Khu công nghiệp Nhơn Hòa, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định;

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định;

Quy mô của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư của dự án là 260 tỷ - Dự án thuộc nhóm B – phân định theo tiêu chí của Luật Đầu tư công (thuộc điểm d, mục 4, điều 8 và mục 3, điều 9 – Luật đầu tư công 39/2019/QH14 – Dự án công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng)

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Quy mô diện tích:

Dự án xây dựng trên diện tích 25.878,34 m2, tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự án nằm trong quy hoạch của KCN Nhơn Hòa.

Quy mô công suất:

Dự án sẽ sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với công suất 250.000 tấn sản phẩm/năm.

Ghi chú: Dự án đã được Ban quản lý Khu kinh tế tính Bình Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm là 150.000 tấn sản phẩm/năm tại quyết định số 50/QĐ-BQL ngày 11/02/2022. Hiện nay, chủ dự án đang trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình, nhà xưởng phục vụ cho dự án. Tuy nhiên, nhận thấy tìm năng phát triển của thị phần công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, cùng với tiềm lực kinh tế phát triển của Công ty, Chủ đầu tư đã quyết định thực hiện đầu tư nâng công suất dự án từ 150.000 tấn sản phẩm/năm lên 250.000 tấn sản phẩm/năm và đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định chấp thuận tại Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 141/QĐ-BQL cấp lần đầu ngày 19/10/2021, cấp điều chỉnh lần thứ nhất ngày 16/5/2022.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án

Dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy trình công nghệ không thay đổi so với quy trình công nghệ đã được phê duyệt tại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi của dự án như sau:

Hình 1. 1 Quy trình công nghệ sản xuất

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu gồm ngô, khô đậu, DDGS…được nhập về ở dạng hàng rời và hàng bao đã được làm sạch. Được chứa trong các bao bì hoặc Silo và được lưu kho trong kho nguyên liệu 6500m2 và 3 Silo 3000 tấn đặt tại khu vực sản xuất.

Nạp liệu: Nguyên liệu sẽ được nạp vào máy nghiền dưới hình thức bán tự động theo tỷ lệ quy định. Hệ thống bảo quản nguyên liệu trước khi đưa vào hệ thống nghiền gồm Silo dựng cao và hệ thống gầu tải liệu từ kho nguyên liệu lên Xilo, ở bộ phận này sẽ có bộ phận kiểm tra được vi tính hoá các tính chất của nguyên liệu như độ ẩm, khối lượng. Quá trình nạp liệu được thực hiện kín hoàn toàn để giảm thiểu bụi phát sinh.

Nghiền: Nguyên liệu được đưa lên bin chờ nghiền bang gầu tải và xả xuống cấp liệu máy nghiền để cung cấp nguyên liệu cho máy nghiền hoạt động. Máy nghiền hoàn toàn tự động. Công xuất thiết kế 19 tấn/h, công suất hoạt động 16-17 tấn/h, chạy với tốc độ 2900 vòng/phút

Phối trộn: Hệ thống cân phối trộn hoàn toàn tự động.Các nguyên liệu sau khi nghiền sẽ được chia đều vào các bin chứa đã đặt tên theo công thức. Phần mền sẽ tự động cân nguyên liệu theo công thức đã đặt sẵn.Sau khi cân đủ và đúng sẽ xả nguyên liệu xuống bồn trộn,bồn trộn xẽ dảo đều nguyên liệu trong 8 phút sau đó xả lên bin ép viên

Đối với sản phẩm dạng bột, sau khi trộng xong sẽ được chuyển vào silo chứa thành phẩm (bột) và ra bao, đóng gói thành phẩm theo quy cách.

Đối với sản phẩm dạng viên, sau khi trộn xong sẽ được hệ thống chuyển đưa vào silo chứa liệu trên máy ép viên.

Ép viên, làm nguội: Sau khi nguyên liệu được đưa lên bin ép viên thì nhân viên vận hành cho máy ép hoạt động để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm được làm nguội bởi quạt hút công suất 45kw đến khi cám thành phẩm đủ nguội thì xả ra bin thành phẩm chờ đóng gói. Hệ thống ép viên hoạt động bán tự động và hoàn toàn kín. Tùy theo chủng loại sản phẩm để sử dụng khuôn ép (gồm các loại khuôn như: 2,5mm, 3,2mm và 4,0 mm). Sau khi ép xong (viên thành phẩm vẫn còn nóng và độ ẩm vẫn còn cao) viên thành phẩm được đưa vào máy làm nguội, viên thành phẩm sẽ được làm khô và nguội theo phương pháp đối lưu không khí.

Sàng: Khi thành phẩm đã khô và nguội hệ thống làm nguội sẽ tự động xã ra, thành phẩm này lại được hệ thống chuyển tải lên máy sàng,hệ thống này sẽ sàng những viên thành phẩm không đạt hoặc những bột còn lại hồi chuyển về máy ép. Thành phẩm đạt yêu cầu được hệ thống chuyển vào silo chứa thành phẩm (viên). Một tỉ lệ nhỏ thành phẩm cuối cùng trong silo chứa không đạt quy định sẽ được chuyển qua tái sản xuất lần sau, theo cùng chủng loại của sản phẩm đó

Đóng gói thành phẩm: Hệ thống đóng gói gồm tự động và bán tự dộng và hoàn toàn kín.

Thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án được vệ sinh định kỳ hàng tuần và hàng tháng, không sử dụng nước hay bất kì hóa chất nào.

1.3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án là thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với công suất 250.000 tấn sản phẩm/năm.

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án

1.4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng

a.Giai đoạn xây dựng

Hiện nay dự án đang trong giai đoạn triển khai xây dựng các hạng mục công trình của dự án theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và giấy phép xây dựng số 13/GPXD ngày 11/3/2022. Do đó, về cơ bản nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng của dự án đến thời điểm hiện tại không có nhiều sai khác so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của dự án.

Bảng 1.1 nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng

STT

Nguyên vật liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Bê tông (nền, móng, đà kiềng, cột, giằng)

Tấn

2.710

2

Cát đá các loại

Tấn

1.250

3

Gạch các loại (gạch xây và gạch ốp)

Tấn

1.100

4

Gỗ các loại

Tấn

6,8

5

Sơn

Tấn

1,7

6

Thép xây dựng

Tấn

450

7

Thép tiền chế

Tấn

1.004

8

Tôn lợp

Tấn

172,7

9

Xi măng

Tấn

200

10

Coffa

Tấn

20,5

11

Dàn giáo

Tấn

83,9

12

Dây điện, cột điện

Tấn

34,1

13

Vật liệu cấp thoát nước…

Tấn

14,4

14

Que hàn

Tấn

0,3

15

Nguyên liệu phát sinh

Tấn

150

Tổng

Tấn

7.198,4

Nguồn: Công ty TNHH ........ Bình Định, 2022

b.Giai đoạn hoạt động

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho dự án được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1. 2. Nhu cầu sử dụng hóa chất trong giai đoạn hoạt động của dự án

 

 

Stt

 

 

Hạng mục

Số lượng

 

 

Xuất xứ

Đã được phê duyệt trong ĐTM

Phục vụ nâng công suất

Tấn/tháng

Tấn/năm

Tấn/tháng

Tấn/năm

I

Nguyên liệu

1

Ngô

4.292

51.505

7.153

85.842

Việt Nam

2

Khô đậu

2.453

29.431

4.088

49.052

Việt Nam

3

Cám gạo

613

7.358

1.022

12.263

Việt Nam

4

Cám mỳ

491

10.301

818

17.168

Việt Nam

5

DDGS        (bã

rượu khô)

245

8.829

408

14.715

Việt Nam

6

Sắn lát

613

7.358

1.022

12.263

Việt Nam

7

Bã sắn

858

4.415

1.430

7.358

Việt Nam

8

Khô cải trắng

736

7.358

1.227

12.263

Việt Nam

9

Khô cọ

368

5.886

613

9.810

Nhập khẩu

10

Bột đá mịn

613

2.943

1.022

4.905

Nhập khẩu

11

Lúa mỳ

736

8.829

1.227

14.715

Nhập khẩu

12

Bentonite

245

2.943

408

4.905

Nhập khẩu

13

Mật rỉ

245

2.943

408

4.905

Việt Nam

Tổng

12.508

150.100

20.847

250.167

 

II

Vật liệu

1

Bao bì

62,5

750

104

1.250

Việt Nam

2

Chỉ may bao

2,08

25

3

42

Việt Nam

Tổng

64,58

775

108

1.292

 

III

Nhiên liệu

1

Củi, trấu, viên nén mùn cưa

Tấn/năm

3.960

5940

 

Việt Nam

Nguồn: Công ty TNHH ..........Bình Định, 2022

* Đối với nguyên liệu nêu trên thì:

  • DDGS thường được gọi là Bã rượu khô, là sản phẩm phụ của quá trình chiết xuất etanol từ ngũ cốc lên men. Trong quá trình lên men, tinh bột trong ngũ cốc được chuyển hóa thành etanol, CO2 và các thành phần khác. Sau khi chiết tách etanol, phần còn lại gọi là DDGS có hàm lượng các chất dinh dưỡng còn lại của tinh bột tăng lên 2 tới 3 lần so với ngũ cốc trước khi lên men. Do có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, DDGS được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho vật nuôi. DDGS mà dự án sử dụng là bã rượu khô có độ ẩm ≤12,5%
  • Nguyên liệu sau khi được vận chuyển về nhà máy đều có bộ phận kiểm tra nhanh về chất lượng và độ ẩm trước khi nhập kho. Nguyên liệu sau quá trình kiểm tra đảm bảo đủ tiêu chuẩn sử dụng sẽ được nhập kho sản xuất để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Các nguyên liệu được lưu chứa tách biệt với nhau tùy thuộc vào đặc tính cũng như tính chất của nguyên liệu để đảm bảo điều kiện lưu trữ tốt nhất cho nguyên liệu, hạn chế hư hỏng, gây mùi.

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào bằng các giải pháp sau:

+ Thu mua nguồn nguyên liệu đã qua sơ chế, các loại ngũ cốc đã được bóc vỏ, chế biến sơ bộ để phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc, có độ ẩm từ 12 – 14% hoặc thấp hơn đáp ứng được chất lượng về nguyên liệu, đặc biệt nguyên liệu DDGS (bã rượu khô) nhập về nhà máy có độ ẩm ≤ 12,5% để hạn chế tối đa việc phát sinh mùi khi sản xuất.

+ Nguyên liệu được chứa trong các silon đảm bảo khô thoáng, lắp đặt quạt công nghiệp và các quạt hút cục bộ tại cá phân xưởng lưu chứa nguyên liệu, đảm bảo thông thoáng nhà xưởng, không để các nguyên liệu ẩm mốc, đóng cục phát sinh.

+ Mật rỉ được chủ dự án thu mua từ những nhà cung cấp có uy tín trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Bình Định. Mật rỉ được đơn vị cung cấp vận chuyển đến dự án và được lưu trữ trong các bồn kín (téc) có dung tích mỗi thùng là 20 m3 (dự kiến bố trí 02 bồn).

Nguồn nguyên liệu của dự án được cung cấp từ các nhà cung cấp có uy tín trên địa bàn tỉnh Bình Định, các tỉnh lân cận và nhập khẩu từ những đơn vị uy tín. Nguyên liệu được cung cấp từ nơi sản xuất đến nhà xưởng bằng xe tải, việc vận chuyển nguyên liệu đến dự án sẽ do đơn vị cung cấp chịu trách nhiệm vận chuyển đến dự án. Trong quá trình hợp đồng cung cấp, Chủ dự án sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp có trách nhiệm cung cấp nguyên liệu đảm bảo chất lượng, độ ẩm đầu vào, quá trình vận chuyển đảm bảo kín để không phát tán bụi ra môi trường.

Đối với nhiên liệu:

Đối với nhiên liệu, chủ dự án dự kiến sử dụng củi, trấu, viên nén mùn cưa khi được vận chuyển về nhà máy bằng hệ thống bốn chứa hoặc chứa trong bao bì kín, nhập về nhà máy sẽ được lưu chứa trong khu vực nhà nồi hơi không để ảnh hưởng của gió, bão gây phát tán bụi ra bên ngòai nhà xưởng. Khu vực nhà nồi hơi của dự án có diện tích khoảng 250m2 trong đó bố trí khu chứa nguyên liệu có diện tích khoảng 50m2. Trong giai đoạn đầu chủ đầu tư sẽ ưu tiên sử dụng củi để làm nguyên liệu đốt cho lò hơi.

Đối với hóa chất:

Trong quá trình hoạt động, Chủ dự án chỉ sử dụng hóa chất làm xử lý nước để cấp cho lò hơi, thành phần và lượng sử dụng không đáng kể. Các công đoạn còn lại như vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xử lý không sử dụng hóa chất.

1.4.2.Nhu cầu sử dụng điện của dự án

Lượng điện năng tiêu thụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất tại dự án, các thiết bị chiếu sáng, vận hành các máy móc, thiết bị của dự án với nhu cầu khoảng 580 KVA/ngày. Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất tại dự án được lấy từ lưới điện quốc gia cấp cho Khu công nghiệp Nhơn Hòa, từ tuyến 22kV hiện trạng do Điện lực An Nhơn cung cấp.

1.4.3.Nhu cầu sử dụng nước cho dự án

Dự án sẽ sử dụng nguồn nước cấp hiện hữu tại Khu công nghiệp để cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ công nhân viên trong giai đoạn xây dựng, vận hành cũng như nước cấp cho nhu cầu sản xuất của Dự án.

a.Giai​ đoạn xây dựng

Hiện nay số lượng công nhân đang tham gia thi công xây dựng trên công trường là khoảng 20 công nhân, trong thời gian tới lượng công nhân tối đa có thể lên đến 25 người. Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ban hành kèm quyết định 06/2006/QĐ - BXD ngày 17/03/2006 thì chỉ tiêu dùng nước trong giai đoạn hoạt động là 45 lít nước/người.ngày. Như vậy tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho công nhân trên công trường trong giai đoạn xây dựng là: Q = 25 người x 45 lít/người.ngày = 1.125 lít/ngày = 1,125 m3/ngày

Trong trường hợp dùng nước cao nhất với hệ số không điều hòa thì lượng nước sử dụng cho công nhân trên công trường với hệ số không điều hòa k=2,5 là Qmax = 1,125 m3/ngày x 2,5 = 2,8125 m3/ngày » 2,8 m3/ngày

- Nước cấp xây dựng: Nước cấp xây dựng chủ yếu phát sinh từ rửa máy móc, thiết bị trên công trường và nước từ trộn bê tông. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, máy móc, thiết bị chỉ hoạt động trên công trường, không vận chuyển ra bên ngoài nên không phát sinh lượng nước thải xây dựng này, đồng thời dự án sử dụng bê tông tươi mua từ bên ngoài, không trộn bê tông tại dự án, do đó, hiện nay dự án không phát sinh nước thải xây dựng trên công trường.

b.Giai đoạn hoạt động

Các chỉ tiêu cấp nước trong giai đoạn hoạt động nâng công suất của dự án không thay đổi so với các chỉ tiêu đã được sử dụng để tính toán trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của dự án. Trong giai đoạn hoạt động của dự án, nước được sử dụng vào các mục đích sau:

  • Nước cấp cho sinh hoạt: 45 lít/người.ngày với K=2,5 (Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ban hành kèm quyết định 06/2006/QĐ - BXD ngày 17/03/2006);
  • Nước cấp cho nhà ăn: 18 lít/suất ăn (TCVN 4513:1988 – tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong: đối với nhà ăn tập thể chỉ tiêu dùng nước được tính là 18-25 lít/người/bửa ăn);
  • Nước cấp cho lò hơi: 50 m3/ngày.đêm (Định mức sử dụng nước cho lò hơi của dự án tại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt được tham khảo thực tế tại lò hơi có công suất tương tự của Công ty Cổ phần ... Hưng Yên đang hoạt động là 30 m3/ 150 tấn sản phẩm. Do đó, khi tăng số lượng sản phẩm lên thì công suất hoạt động và thời gian hoạt động của lò hơi cung tăng tỷ lệ thuận theo, đảm bảo cung cấp hơi cho hoạt động sản xuất của dự án);
  • Nước cấp cho XLKT lò hơi: 4,5 m3/lần (4-5 ngày/lần) (định mức nước cấp cho XLKT lò hơi của dự án tại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt là 4,5 m3/lần với tần suất xả thải là 7 ngày/lần được tham khảo định mức sử dụng thực tế tại lò hơi có công suất tương tự của Công ty Cổ phần .... Hưng Yên đang hoạt động. Trong giai đoạn nâng công suất, lò hơi sẽ được hoạt động với tuần suất cao hơn, tuy nhiên thiết kế thể tích bể chứa nước của hệ thống XLKT lò hơi là không thay đổi, dó đó để đảm bảo khả năng xử lý khí thải, chủ dự án sẽ thực hiện tăng tần suất xả thải định kỳ đối với nước cấp cho XLKT lò hơi).
  • Nước cấp cho tưới cây: 3 lít/m2 (Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021);
  • Nước cấp cho phòng cháy, chữa cháy: 10 lít/s cho 1 đám cháy kéo dài trong 01 giờ (tính toán cho 2 đám cháy xả ra cùng lúc)

Qcc = 10 lít/s x 1h x 2 x 3600s/h = 72.000 lít = 72 m3 Ta có tổng nhu cầu dùng nước của dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 3. Nhu cầu dùng nước của dự án

 

 

 

 

Tt

 

 

 

Mục đích sử dụng

 

 

 

Chỉ tiêu dùng nước

 

 

 

Đơn vị tính

 

Khối lượng

Đã được phê duyệt tại ĐTM (m3/ngày)

Nâng công suất (m3/ngày)

 

 

ĐTM

Nâng công suất

Nhu cầu dùng nước

 

Nước thải

Nhu cầu dùng nước

 

Nước thải

1

Nước     cấp

cho      sinh

45

lít/người.

Người

100

150

11,25

11,25

16,88

16,88

 

hoạt

ngày (k=2,5)

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nước     cấp cho nhà ăn

18

lít/suất ăn

Suất ăn

 

100

 

150

 

1,80

 

1,80

 

2,70

 

2,70

3

Nước     cấp cho lò hơi

-

-

-

-

30,0

2,0

50,0

3,3

 

 

4

Nước cấp cho XLKT lò hơi

 

 

-

 

 

-

 

 

-

 

 

-

4,5

m3/lần cấp/ 7 ngày

4,5

m3/lần xả/7 ngày

4,5

m3/lần cấp/ 5 ngày

4,5

m3/lần xả/5 ngày

 

5

Nước     cấp

cho       tưới cây

 

3 lít/m2

 

 

m2

 

5.627,84

 

5.627,84

 

26,89

 

0

 

26,89

 

0

Tổng

 

74,44

19,55

100,97

27,38

 

6

Nước     cấp

cho     chữa cháy

 

10 lít/s

 

Giờ

1h (2 đám)

1h (2 đám)

 

72,0

 

0

 

72,0

 

0

Tổng cộng

 

146,44

19,55

172,97

27,38

Ghi chú:

  • Các số liệu về cấp nước và xả thải của lò hơi và hệ thống XLKT lò hơi được tham khảo tại lò hơi với công suất tương tự tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ... Hưng Yên của Công ty Cổ phần .... Hưng Yên tại Quốc lộ 5B xã Lý thường kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đang hoạt động ổn định làm số liệu căn cứ để tính toán lại phù hợp với công suất hoạt động của dự án.
  • Nước thải được lấy bằng 100% nước cấp, được tính vào ngày dùng nhiều nhất khi cùng xả đáy lò hơi và hệ thống XLKT trong cùng 01 ngày.

Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước trong giai đoạn hoạt động của dự án khi thực hiện nâng công suất dự án lên 250.000 tấn sản phẩm/năm là 172,97 m3/ngày, trong trường hợp có cháy xảy ra là 27,38 m3/ngày.

1.4.4.Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ dự án

a.Giai đoạn xây dựng

Danh mục máy móc, thiết bị được sử dụng cho giai doạn xây dựng của dự án bao gồm:

Bảng 1. 4 Danh mục máy móc phục vụ thi công xây dựng

STT

Tên máy/Công suất

Số lượng (máy)

Xuất xứ

Tình trạng

1

Xe lu

01

Việt Nam

85%

2

Máy cạp đất

01

Việt Nam

90%

3

Cần trục di động

01

Việt Nam

90%

4

Xe ben

02

Việt Nam

90%

5

Máy đầm bê tông

01

Việt Nam

90%

6

Máy đóng cọc

02

Việt Nam

85%

Tổng cộng

11

 

 

Nguồn: Công ty TNHH ....... Bình Định, 2022

Các máy móc, thiết bị trên do nhà thầu thi công vận chuyển đến công trình. Không sử dụng các loại máy móc thi công quá cũ để đảm bảo giảm thiểu phát thải ô nhiễm bụi, khí thải. Việc bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị thi công trên công trường sẽ do nhà thầu thi công chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dưới sự giám sát của chủ đầu tư

b.Giai đoạn hoạt động

Để phục vụ sản xuất nâng công suất sản phẩm của dự án chủ dự án không thay đổi danh mục máy móc cũng như số lượng máy móc, thiết bị dự kiến lắp đặt đã được phê duyệt tại báo cáo đánh giá tác động môi trường mà sẽ lắp đặt các máy móc, thiết bị với công suất cao hơn để đảm bảo công suất sản xuất. Danh mục máy móc, thiết bị phụ vụ cho giai đoạn hoạt động của dự án được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1. 5 Danh mục trang thiết bị phục vụ giai đoạn hoạt động

 

 

TT

 

Tên máy móc, thiết bị

 

 

ĐVT

 

Số lượng

Thông số kỹ thuật/công suất

 

Xuất xứ

 

Tình trạn g

Đã được phê duyệt tại ĐTM

Sẽ lắp đặt tại nhà máy

 

 

 

1

 

 

 

Máy nghiền

 

 

 

Cái

 

 

 

02

Công suất thiết kế: 16 tấn/giờ; công suất hoạt động: 15 tấn/giờ (160kw, 2900 v/p)+bộ cấp

liệu+nam

Công suất thiết kế: 19 tấn/giờ; công suất hoạt động: 16-17 tấn/giờ 250kw,

2900 v/p)+bộ cấp

 

 

Trung Quốc

 

 

Mới 100%

 

 

 

 

châm+biến tần

liệu+nam châm+biến tần

 

 

 

 

2

 

 

Máy ép viên

 

 

Cái

 

 

02

Công suất thiết kế: 16 tấn/giờ; công suất hoạt động: 15 tấn/giờ

Công suất thiết kế: 19 tấn/giờ; công suất hoạt động: 16 - 17 tấn/giờ (200KW)

 

 

Trung Quốc

 

 

Mới 100%

 

3

Bộ trộn hơi cho máy ép viên

 

Cái

 

02

 

7,5 KW

 

15 KW

Trung Quốc

Mới 100%

4

Thùng     hút bụi

Cụm

02

80 túi

96 túi

Trung Quốc

Mới 100%

5

Quạt       hút làm nguội

Máy

02

30 Kw

45 Kw

Trung Quốc

Mới 100%

6

Cấp        liệu máy ép viên

Máy

02

 

Công suất thiết kế: 16 tấn/giờ; công suất hoạt động: 15 tấn/giờ

 

Công suất thiết kế: 19 tấn/giờ; công suất hoạt động: 16 - 17 tấn/giờ

Trung Quốc

Mới 100%

7

Máy bẻ viên

Máy

02

Trung Quốc

Mới 100%

8

Máy       làm nguội

Máy

02

Trung Quốc

Mới 100%

 

9

Bộ khóa gió dưới máy ép viên

 

Máy

 

02

 

Bằng Inox 304

Bằng Inox 304

(0,75 KW)

Trung Quốc

Mới 100%

 

 

10

 

Sàn       phân loại

 

 

Máy

 

 

02

Công suất thiết kế: 16 tấn/giờ; công suất hoạt động: 15 tấn/giờ

Công suất thiết kế: 25 tấn/giờ; công suất hoạt động: 17 tấn/giờ

 

Trung Quốc

 

Mới 100%

 

11

Máy       trộn

trục       cánh chèo

 

Máy

 

01

 

45 Kw

 

45 Kw

Trung Quốc

Mới 100%

12

Lò hơi

Hệ

01

3 tấn/giờ

3 tấn/giờ

Việt Nam

Mới 100%

13

Máy Nier

máy

01

-

-

Châu Âu

Mới 100%

Nguồn: Công ty TNHH .... Bình Định, 2022

Bảng so sánh công suất máy móc, thiết bị của dự án tại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt phục vụ công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm và danh mục máy móc, thiết bị của dự án phục vụ sản xuất công suất 250.000 tấn sản phẩm/năm.

Bảng 1. 6. So sánh công suất máy móc thiết bị của dự án theo ĐTM và giai đoạn nâng công suất

Nội dung đã được phê duyệt tại ĐTM (công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm)

Nội dung sẽ triển khai lắp đặt (công suất 250.000 tấn sản phẩm/năm)

 

Ghi chú

Chủ dự án sẽ bố trí 02 dây chuyền sản xuất hoạt động song song, mỗi dây chuyền có công suất tối đa là 16 tấn/giờ.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy móc, thiết bị chủ dự án chỉ hoạt động 90%-95% công suất định danh của máy móc, thiết bị.

Tương đương với công suất sản xuất trung bình là 15 tấn/giờ/dây chuyền. Như vậy tổng công suất sản xuất thực tế của 02 dây chuyền là 30 tấn/giờ. Với thời gian làm việc 02 ca, mỗi ca 8 tiếng, 1 tháng làm việc 26 ngày, 1 năm là 312 ngày thì 02 dây chuyền sản xuất của dự án hoạt động đồng thời sẽ đảm bảo được công suất sản xuất của dự án với khối lượng sản phẩm là 150.000 tấn sản phẩm/năm

Chủ dự án sẽ bố trí 02 dây chuyền sản xuất hoạt động song song, mỗi dây chuyền có công suất tối đa là 19 tấn/giờ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy móc, thiết bị chủ dự án chỉ hoạt động 80%-85% công suất định danh của máy móc, thiết bị. Tương đương với công suất sản xuất trung bình là 16-17 tấn/giờ/dây chuyền. Như vậy tổng công suất sản xuất thực tế của 02 dây chuyền là khoảng 32 - 34 tấn/giờ. Với thời gian làm việc 03 ca, mỗi ca 8 tiếng, 1 tháng làm việc 26 ngày, 1 năm là 312 ngày thì 02 dây chuyền sản xuất của dự án hoạt động đồng thời sẽ đảm bảo được công suất sản xuất của dự án với khối lượng sản phẩm là 250.000 tấn sản phẩm/năm

Để phục vụ nâng công suất dự án, chủ dự án sẽ thực hiện lắp đặt máy móc thiết bị có công suất lớn hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo diện tích nhà xưởng, công suất máy móc, thiết bị được lắp đặt sẽ không có sự chênh lệch lớn so với danh mục máy móc, thiết bị đã được phê duyệt do ĐTM. Do đó để đảm bảo công suất sản xuất, chủ dự án sẽ tăng số ca làm việc mỗi ngày tại dự án từ 2 ca lên 3 ca.

Để đảm bảo chất lượng đầu ra sản phẩm của dự án, chủ dự án sẽ sử dụng thiết bị đo nhanh (máy Nier) để kiểm tra độ ẩm, độ nhớt của nguyên liệu và sản phẩm, không sử dụng hóa chất trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Do đó, quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của dự án không phát sinh nước thải thí nghiệm nhiễm hóa chất hoặc các loại chất thải nguy hại khác.

>>> XEM THÊM: Phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com