Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện Chợ Rẫy 2
MỤC LỤC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. v
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. ix
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM... 1
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM... 6
1. CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.. 10
1.3. Vị trí địa lý của Dự án. 10
1.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án. 11
1.5. Nội dung chủ yếu của Dự án. 13
1.5.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án. 14
1.5.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án. 20
1.5.4. Quy trình hoạt động của bệnh viện. 27
1.5.5. Danh mục máy móc, thiết bị 27
1.5.6. Nguyên, nhiên, vật liệu. 28
1.5.7. Tiến độ thực hiện dự án. 34
1.5.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 35
2. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI. 37
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên. 37
2.1.1. Vị trí địa lý huyện Bình Chánh. 37
2.1.2. Điều kiện về địa lý, địa chất khu vực dự án. 38
2.1.4. Điều kiện khí tượng. 57
2.1.5. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý. 62
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 66
2.2.2. Điều kiện về kinh tế. 66
2.2.3.1. Văn hóa, thể dục, thể thao và thông tin truyền thông. 68
2.2.3.2. Giáo dục - đào tạo. 68
2.2.3.3. Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 68
2.2.3.4. Công tác lao động - xã hội 68
2.2.4. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội 69
3. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 71
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án. 71
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng. 75
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của Dự án. 88
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. 111
3.2.1. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá khi triển khai dự án. . . 111
3.2.2. Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng. 112
1. CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.. 114
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 114
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng. 114
4.1.2. Đối với các tác động xấu trong giai đoạn thi công dự án. 115
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn. 115
4.1.2.1.1. Giảm thiểu khí thải, bụi của các phương tiện giao thông. 115
4.1.2.1.2. Giảm thiểu tiếng ồn. 116
4.1.2.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt 116
4.1.2.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 116
4.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn. 117
4.1.2.4. Giảm thiểu các tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. ... 118
4.1.2.5. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các rủi ro, sự cố. 118
4.1.3. Đối với các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động. 119
4.1.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí 119
4.1.3.2. Các biện pháp giảm thiểu nguồn phát sinh nước thải 125
4.1.3.3. Các biện pháp quản lý chất thải rắn. 134
4.1.3.4. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung. 140
4.1.3.5. Biện pháp khống chế ô nhiễm đất 142
4.1.3.6. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến an ninh xã hội tại địa phương. ... 142
4.1.3.6.1. Phòng chống dịch bệnh. 142
4.1.3.6.2. Chống nhiễm khuẩn. 143
4.1.3.6.3. Kỹ thuật vô khuẩn. 143
4.1.3.6.4. Trật tự vệ sinh ngoại cảnh. 143
4.1.3.6.5. Trật tự, vệ sinh khoa và phòng bệnh. 143
4.1.3.6.6. Trách nhiệm của các cấp quản lý Bệnh viện. 144
4.1.3.6.7. Khống chế ô nhiễm gần các khu dân cư. 145
4.1.3.6.8. Khống chế lây nhiễm từ các hoạt động khám, chữa bệnh. 145
4.1.3.7. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố. 146
4.1.3.7.1. An toàn bức xạ, phòng chống rò rỉ bức xạ. 146
4.1.3.7.2. An toàn phóng xạ, phòng chống rò rỉ phóng xạ tại khoa xạ. 148
4.1.3.7.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu và hóa chất 150
4.1.3.7.4. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ. 151
4.1.3.7.5. Phòng chống sét 152
4.1.3.7.6. Phòng chống sự cố hệ thống khống chế ô nhiễm môi trường ngừng hoạt động. ... 152
5. CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 154
5.1. Chương trình quản lý môi trường. 154
5.1.1. Trong giai đoạn thi công dự án. 154
5.1.2. Trong giai đoạn hoạt động của dự án. 154
5.2. Chương trình giám sát môi trường. 162
5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng. 162
5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động. 164
6. CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.. 170
6.1. Ý kiến của Ủy ban Nhân dân xã Lê Minh Xuân. 170
6.1.1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội 170
6.1.2. Ý kiến về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án. 170
6.1.3. Kiến nghị đối với Chủ dự án. 170
6.2. Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lê Minh Xuân. 170
6.2.1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội 170
6.2.2. Ý kiến về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án. 171
6.2.3. Kiến nghị với Chủ dự án. 171
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của Chủ Dự án đối với các ý kiến tham vấn. 171
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.. 172
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT : Bộ Y tế
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CS-PCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm
CP : Cổ phần
DO : Oxy hòa tan
ĐVT : Đơn vị tính
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GSMT : Giám sát môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
NXB : Nhà xuất bản
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
SS : Chất rắn lơ lửng
STT : Số thứ tự
TT : Thông tư
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Tp. : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
VN : Việt Nam
XLNT : Xử lý nước thải
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ tiêu sử dụng đất (tính theo diện tích chiếm đất). 14
Bảng 1.2: Diện tích các hạng mục công trình (tính theo diện tích sàn xây dựng). 14
Bảng 1.3: Các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án. 27
Bảng 1.4: Máy móc, trang thiết bị chính phục vụ khám chữa bệnh. 28
Bảng 1.5: Nhu cầu hóa chất và chất phóng xạ. 28
Bảng 1.6: Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phụ trợ khác. 31
Bảng 1.7: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án. 33
Bảng 1.8: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư dự án. 35
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng của Tp.HCM từ năm 2010-2012. 58
Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình tháng của Tp.HCM (2010-2012). 59
Bảng 2.3 - Lượng mưa trung bình tháng của Tp.HCM từ năm 2010 - 2012. 60
Bảng 2.4 Số giờ nắng trung bình của các tháng trong năm (Đơn vị tính: giờ). 61
Bảng 2.5 Vị trí lấy mẫu vi khí hậu và không khí 62
Bảng 2.6 Kết quả phân tích vi khí hậu tại khu vực dự án. 62
Bảng 2.7 Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án. 63
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt (kênh cống 1). 63
Bảng 2.9 Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất 64
Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án. 65
Bảng 3.1 Tóm lược các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng. 71
Bảng 3.2 Nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên. 76
Bảng 3.3 Nguồn gây tác động đến môi trường kinh tế xã hội 76
Bảng 3.4 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông (Kg/1000km). 78
Bảng 3.5 Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận tải 79
Bảng 3.6 Kết quả tính toán và dự báo độ ồn của một số thiết bị thi công Dự án. 80
Bảng 3.7 Tải lượng chất ô nhiễm trung bình của 1 người và tính cho 200 người 81
Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 82
Bảng 3.9 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa. 84
Bảng 3.10 Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên. 89
Bảng 3.11 Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến kinh tế - xã hội 89
Bảng 3.12 Hệ số ô nhiễm của một số loại xe. 92
Bảng 3.13 Tải lượng ô nhiễm trong khói thải từ phương tiện giao thông. 93
Bảng 3.14 Tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải máy phát điện. 94
Bảng 3.15 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng. 94
Bảng 3.16 Bảng tổng hợp các tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 95
Bảng 3.17 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa. 96
Bảng 3.18 Thành phần, tính chất nước thải từ quá trình tráng rửa phim X – Quang. 97
Bảng 3.19 Thành phần và tính chất nước thải tráng phim X – Quang tại bệnh viện Chợ Rẫy Tp. HCM 98
Bảng 3.20 Thành phần và tính chất của nước thải bệnh viện chưa xử lý. 99
Bảng 3.21 Thành phần cơ lý của chất thải rắn sinh hoạt 101
Bảng 3.22 Tổng hợp các loại chất thải y tế phát sinh. 104
Bảng 3.23 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. 112
Bảng 3.24 Mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng. 112
Bảng 4.1: Lưu lượng thông gió hút thải cục bộ tối thiểu đối với các phòng ban. 120
Bảng 4.2: Chi tiết thiết kế các công trình của HTXLNT.. 132
Bảng 4.3: Số dụng cụ thu gom chất thải như sau. 138
Bảng 5.1: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường. 156
Bảng 5.2: Kinh phí giám sát môi trường không khí 163
Bảng 5.3: Kinh phí giám sát nước thải 164
Bảng 5.4: Kinh phí giám sát chất lượng môi trường. 164
Bảng 5.5: Kinh phí giám sát môi trường không khí xung quanh. 166
Bảng 5.6: Kinh phí giám sát không khí khu vực khám chữa bệnh. 167
Bảng 5.7: Kinh phí giám sát nước thải 167
Bảng 5.8: Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường định kỳ. 168
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Sơ đồ bố trí hệ thống quạt thông gió theo từng khối dãy tầng. 126
Hình 4.2: Mô hình bố trí hệ thống hệ thống quạt Jetfan cho khu xạ trị 127
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và xử lý sơ bộ nước thải y tế. 132
Hình 4.4: Quy trình xử lý nước thải bệnh viện, công suất 2.000 m3/ngày. 136
Hình 4.5: Sơ đồ nguyên lý phòng cách âm chống ồn. 147
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy 2, quy mô 1.000 giường bệnh” do Bệnh viện Chợ Rẫy làm chủ đầu tư được thực hiện tại xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
ü Vị trí Dự án
Khu đất lập quy hoạch thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, được giới hạn như sau: Dự án có tổng diện tích 100.000m2.
Hiện trạng khu đất thực hiện dự án là đất nông nghiệp, đang qui hoạch và tiến hành bàn giao đất cho Bệnh viện Chợ Rẫy để xây dựng dự án.
Ranh giới của khu đất được xác định như sau:
- Phía Bắc : giáp kênh thủy lợi số 1
- Phía Nam : giáp đất của nông trường Lê Minh Xuân;
- Phía Tây : giáp trục đường hiện hữu kênh Cầu Sập;
- Phía Đông : giáp đất của dân;
ü Hiện trạng xây dựng công trình kiến trúc:
- Khu vực quy hoạch không có công trình kiến trúc nào đáng kể, phía Đông khu quy hoạch là khu dân cư hiện hữu với các căn nhà cấp 4 và nhà tạm, nằm ở góc kênh thủy lợi số 1 và kênh C, ngoài ra còn có một số nhà cấp 4 đã xuống cấp nằm trong khuôn viên nông trường Lê Minh Xuân và bên bờ kênh Cầu Sập.
ü Hiên trạng sử dụng đất:
- Phần lớn diện tích đất quy hoạch là đất nông nghiệp trồng mía thuộc nông trường Lê Minh Xuân, còn lại là kênh mương.
STT |
Loại tài sản |
ĐVT |
Thiệt hại |
A |
Tổng số dân bị ảnh hưởng |
người |
30 |
B |
Đất |
m2 |
100.000 |
1 |
Đất nông nghiệp |
m2 |
97.900 |
2 |
Đất ở |
m2 |
500 |
3 |
Đất thương mại |
m2 |
1.600 |
C |
Công trình trên đất |
|
|
1 |
Nhà cột thép |
m2 |
270 |
2 |
Nhà bê tông |
m2 |
110 |
3 |
Nhà trống |
m2 |
560 |
D |
Cây trồng trên đất |
|
|
1 |
Mía |
m2 |
60.000 |
1. Các nội dung chính của Dự án
1.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình
Dự án được thực hiện trên diện tích 100.000m2 (đất thuê của Nhà nước) với các hạng mục công trình như sau:
BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT |
||||||
STT |
LOẠI ĐẤT |
DIỆN TÍCH (ha) |
TL (%) |
|||
01 |
ĐẤT XD |
Khu bệnh viện |
2.49 |
4.82 |
24.9 |
48.2 |
Khối nhà xe khách |
0.8 |
8.0 |
||||
Khối phát triển GĐ 2 |
0.75 |
7.5 |
||||
Khối KTV |
0.14 |
1.4 |
||||
Hệ thống xử lý nước thải |
0.33 |
3.3 |
||||
Nhà tang lễ |
0.31 |
3.1 |
||||
02 |
SÂN BÃI |
3.08 |
30.8 |
|||
03 |
CÂY XANH |
2.1 |
21.0 |
|||
04 |
TỔNG DT |
10 |
100.0 |
Diện tích các hạng mục công trình (tính theo diện tích sàn xây dựng)
STT |
Các hạng mục |
Số lượng |
Diện tích (m2) |
---|---|---|---|
I |
Xây dựng giai đoạn 1 |
|
|
A |
Công trình chính |
|
|
1 |
Khối nhà chính khám chữa bệnh (10 tầng) |
1 |
24.900 |
B |
Công trình phụ |
|
|
1 |
Khối kỹ thuật : - Trạm biến áp - Khu vực máy phát điện - Phòng kỹ thuật khí y tế - Phòng bơm nước sinh hoạt và PCCC - Kho lưu trữ chất thải rắn, CTNH - HTXL nước thải, công suất 2.000 m3/ngày |
1 |
7.800 |
2 |
Sân Bãi đậu xe : |
4 |
30.800 |
C |
Các hạng mục khác |
|
|
1 |
Hệ thống cấp điện, cấp nước |
1 |
- |
2 |
Hệ thống thoát nước mưa |
1 |
- |
3 |
Hệ thống thoát nước thải |
1 |
- |
|
Tổng diện tích sàn xây dựng |
|
|
v Diện tích của các phòng khoa
STT |
Khoa, phòng |
Diện tích (m2) |
I |
Khu vực bệnh nhân |
40.800 |
1 |
Khu vực chung |
37.000 |
2 |
ICU, CCU |
3.800 |
II |
Khoa ngoại trú |
12.500 |
1 |
Bệnh nhân ngoại trú chung |
10.500 |
2 |
Bệnh nhân ngoại trú theo yêu cầu |
800 |
3 |
Phòng cấp cứu |
1.200 |
III |
Khoa kiểm tra y tế |
18.550 |
1 |
Phòng thí nghiệm kiểm tra |
3.000 |
2 |
Phòng bệnh lý học |
1.200 |
3 |
Phòng nội soi |
850 |
4 |
Phòng X quang |
3.500 |
5 |
Phòng xạ trị |
1.000 |
6 |
Phòng y tế hạt nhân |
800 |
7 |
Phòng mổ |
4.500 |
8 |
Phòng hộ sinh |
350 |
9 |
Phòng phục hồi chức năng |
1.150 |
10 |
Phòng lọc máu |
750 |
11 |
Phòng theo dõi đặc biệt |
1.450 |
IV |
Phòng cấp phát |
14.250 |
1 |
Phòng cấp phát thuốc |
1.900 |
2 |
Phòng vật liệu khử trùng |
1.300 |
3 |
Phòng truyền máu |
400 |
4 |
Phòng chuẩn bị dinh dưỡng |
1.900 |
5 |
Buồng giặt |
450 |
6 |
Kho và tiếp tế |
2.000 |
7 |
Phòng máy |
6.300 |
V |
Phòng hành chính |
13.900 |
1 |
Phòng quản lý của các khoa |
11.000 |
2 |
Phòng phúc lợi của các khoa liên quan |
2.900 |
1.2. Mô tả biện pháp thi công
- Ban chỉ huy công trường: Gồm có cán bộ của đơn vị thầu xây dựng và các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công công trình.
- Bộ phận vật tư: Bộ phận này đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nhiệm vụ là đặt và nhận hàng, căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang thiết bị cho việc thi công.
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Gồm 2 kĩ sư có kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách khi công trình lên cao sẽ có 1 người phụ trách ở trên và 1 người chịu trách nhiệm tổng thể đều có thâm niên nhiều năm thi công công trình tương tự trực tiếp thi công các hạng mục công việc.
- Đội ngũ công nhân: gồm đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ copha, thợ xây, thợ trang trí nội thất, thợ điện, thợ nước... Tổng số công nhân làm việc tại công trường là 200 người.
- Bố trí tổng mặt bằng thi công: dựa trên tổng mặt bằng xây dựng bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công, trình tự thi công các hạng mục đề ra, có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các khu vực xung quanh.
Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, các bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công copha, cốt thép, các kho xi măng, cốt thép, dụng cụ thi công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, hệ thống nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên.
- Vị trí đặt máy móc thiết bị: Vị trí đặt các loại thiết bị như cần vận thăng, máy trộn vữa phải phù hợp, nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc thiết bị, dễ dàng tiếp nhận vật liệu, dễ di chuyển.
- Bãi để cát đá, sỏi, gạch, trộn bêtông: Vị trí các bãi cát, đá, sỏi, trộn bê tông là cơ động trong quá trình thi công nhằm giảm khoảng cách tới các máy trộn, máy vận chuyển.
1.3. Mục tiêu của dự án
Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy 2, quy mô 1.000 giường bệnh được thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân đang sinh sống và làm việc tại Thành phố HCM cùng các khu vực lân cận, mang lại dịch vụ y tế chất lượng đến nhân dân cũng như góp phần giải quyết tình trạng quá tải cho các bệnh viện trong khu vực.
1.4. Quy trình hoạt động của bệnh viện
Bệnh viện là nơi tiếp nhận khám và điều trị bệnh cho những bệnh nhân có nhu cầu trong khu vực. Tùy theo tình trạng hoặc nhu cầu của bệnh nhân mà bệnh viện tiếp nhận điều trị nội trú hay ngoại trú.
2. Các tác động chính đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1. Trong giai đoạn thi công Dự án
2.1.1. Tác động đến môi trường tự nhiên
Các tác động đến môi trường tự nhiên trong giai đoạn thi công như sau:
- Bụi, khí thải của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án;
- Tiếng ồn phát sinh do phương tiện phục vụ thi công;
- Ô nhiễm nhiệt trong quá trình thi công;
- Bụi phát sinh do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng;
- nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải xây dựng;
- Chất thải rắn phát sinh từ phế phẩm xây dựng, từ sinh hoạt của công nhân.
21.2. Tác động đến kinh tế - xã hội trong báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện chợ rẫy 2
Các tác động đến kinh tế xã hội trong giai đoạn thi công như sau:
- Tạo việc làm cho công nhân trong khu vực;
- Gây tác động địa chất công trình, làm biến đổi vi khí hậu khu vực;
- Gây xáo trộn đời sống xã hội tại địa phương, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.
2.2. Các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội trong giai đoạn hoạt động
2.3. Tác động đến môi trường tự nhiên
2.3.1. Tác động đến môi trường không khí
a) Ô nhiễm không khí từ hoạt động khám chữa bệnh
- Các chất hữu cơ bay hơi (cồn alcohol, ete, ethanol, ...) phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh từ các phòng chuyên khoa, xét nghiệm, khử trùng, lưu giữa hóa chất xét nghiệm;
- Các hơi hóa chất (formadehyde; hơi ethylene oxide) phát sinh trong quá trình tiệt trùng thiết bị, dụng cụ y khoa, ...;
- Khí Ethylene oxit (EOG) từ quá trình khử trùng;
- Các vi sinh vật gây bệnh như: trực khuẩn lao, siêu vi khuẩn cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh sởi, ... phát triển bám vào các sol khí, hạt bụi trong không khí có thể là nguồn lây lan bệnh dịch vào môi trường.
Ngoài ra, còn phát sinh mùi hôi từ quá trình phân hủy rác thải sinh hoạt hàng ngày và từ hoạt động của HTXLNT cục bộ
b) Ô nhiễm bụi, khí thải từ hoạt động giao thông
Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ra, vào khu vực bệnh viện có chứa bụi, SO2, CO, NO2, THC, …
c) Ô nhiễm bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng
Bệnh viện có trang bị 3 máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu DO (1 máy 2.000 kVA; 1 máy 1.600 kVA và 1 máy 1.000 kVA) với tổng công suất 4.600 kVA. Khi máy phát điện hoạt động sẽ phát sinh khói thải chứa các thành phần ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO, VOC, …
d) Ô nhiễm nhiệt
- Nhiệt thừa phát sinh từ quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ quá trình khám chữa bệnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy phát điện dự phòng.
- Bức xạ nhiệt mặt trời vào những ngày nắng gắt.
- Nhiệt tỏa ra do thắp sáng.
- Nhiệt tỏa ra do người.
e) Ô nhiễm tiếng ồn, rung động
Các nguồn gây tiếng ồn điển hình nhất trong bệnh viện có thể kể đến là:
- Hoạt động của con người trong bệnh viện.
- Hoạt động của máy phát điện trong những trường hợp điện lưới quốc gia bị cấp.
- Hoạt động của các phương tiện lưu thông được phép lưu hành trong bệnh viện nhưng chỉ ở những khu vực quy định (xe cứu thương, xe chở hàng hóa vào kho, xe
ô tô…).
- Hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ cho các công trình phụ trợ (các loại máy bơm, máy thổi khí phục vụ cho HTXL nước thải cục bộ của bệnh viện).
2.3.2. Tác động đến môi trường nước
a) Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực bệnh viện cuốn theo cát, đất, rác rơi vãi xuống nguồn nước.
b) Nước thải y tế
- Nước thải từ công đoạn tráng rửa phim X – Quang: khoảng 0,05 m3/tháng, chứa nhiều hóa chất nguy hại như dung dịch hóa chất định hình ((NH4)2S2O3) và chất hiện hình ((C6H4(OH)2).
- Nước thải khám chữa bệnh và sinh hoạt: tổng lưu lượng khoảng 1931,15 m3/ngày, có tính chất:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh trong bệnh viện có thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất dinh dưỡng (N, P), các khuẩn Coliform và các vi khuẩn gây bệnh.
+ Nước thải khám chữa bệnh: chứa các chất tẩy rửa, dư lượng dược phẩm, một số chất độc tế bào; các chất độc hại đặc trưng từ quá trình chẩn đoán, xét nghiệm; các loại vi khuẩn gây bệnh; chất thải lỏng truyền nhiễm từ các phòng xét nghiệm, phẫu thuật, dịch lỏng từ cơ thể người bệnh.
2.3.3. Tác động của chất thải rắn theo báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện chợ rẫy 2
a) Chất thải thông thường
- Chất thải rắn thông thường: gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải y tế không nguy hại và các loại chất thải từ hoạt động hành chính và chất thải ngoại cảnh khoảng 1.050 kg/ngày;
b) Chất thải y tế nguy hại: Thành phần như sau:
- Chất thải lây nhiễm:
+ Chất thải sắc nhọn: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, …;
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, …;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm;
+ Chất thải giải phẫu: các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người như rau thai, bào thai
- Chất thải hóa học nguy hại:
+ Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất
+ Chất gây độc tế bào: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
+ Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân, cadimi, chì, …
+ Chất thải hóa học nguy hại dùng trong y tế: formaldehyde, dung môi sử dụng phẫu bệnh lý và phòng thí nghiệm, …;
+ Dung dịch thuốc hiện ảnh (0,05 kg/tháng)
- Bình chứa áp suất: bình đựng oxy, CO2, bình ga.
c) Chất thải nguy hại khác
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện còn phát sinh một số chất thải nguy hại khác như: hộp mực in thải, pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chứa thành phần nguy hại (11.868 kg/tháng).
2.3.4. Các sự cố
Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện như sự cố rò rỉ tia bức xạ; sự cố rò rỉ chất phóng xạ; sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu và hóa chất; sự cố cháy nổ; sự cố hệ thống khống chế ô nhiễm môi trường ngừng hoạt động (hệ thống xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ngày.đêm).
2.4. Tác động đến kinh tế - xã hội
Các tác động đến kinh tế - xã hội trong giai đoạn hoạt động:
- Phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, giải tỏa bớt áp lực quá tải tại các bệnh viện địa phương và khu vực lân cận, góp phần phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực xã hội, chăm lo sức khỏe cho nhân dân, mang tính an sinh xã hội và cộng đồng.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế trong khu vực, tạo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trong khu vực;
- Làm hư hỏng về nền móng, đường giao thông trong khu vực, gây tai nạn giao thông;
- Gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương và có thể gây ra những vấn đề về xã hội khác như trộm, cướp, đánh nhau;
- Các sự cố môi trường có thể gây tác hại đến tính mạng và tài sản của chủ Dự án và trong khu vực.
3. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động
3.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
- Thiết kế phòng khám chữa bệnh và khu vực lưu trú bệnh nhân thông thoáng, trang bị hệ thống thông gió để hạn chế hơi hóa chất, dung môi tồn lưu trong môi trường không khí của phòng khám.
- Đối với các phòng xét nghiệm, các phòng có sử dụng hóa chất, trang bị tủ đựng hóa chất có hệ thống hút khí độc, hơi hóa chất cưỡng bức và lắp đặt đường ống dẫn khí thoát ra ngoài bằng.
- Sử dụng thiết bị khử trùng hiện đại hạn chế thất thoát khí EOG độc hại ra môi trường. Thiết bị tiệt khuẩn lẫn khoang thông khí đều được nối kết với hệ thống ống hút để hút khí xả ra ngoài sau khi dẫn qua bộ lọc bằng than hoạt tính.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tại các phòng khám chữa bệnh, các phòng xét nghiệm để tránh tích tụ khí độc trong môi trường.
- Phun nước đường nội bộ, sân bãi (nơi xe cộ hay hoạt động) trong thời gian mùa khô kéo dài;
- Bảo dưỡng phương tiện theo đúng định kỳ;
- Đối với máy phát điện: sử dụng máy mới, dùng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, phát tán khí thải qua ống khói phù hợp.
- Trồng cây xanh, thảm cỏ với tỷ lệ từ 20% trở lên nhằm giảm phát tán bụi, điều hòa các yếu tố vi khí hậu.
3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải được xây dựng tách riêng;
Các nguồn phát sinh nước thải được thu gom theo tuyến thu gom riêng biệt như sau:
- Nước thải rửa ảnh từ các phòng chẩn đoán hình ảnh chứa hóa chất, kim loại nguy hại sẽ được thu gom vào bể chứa, sau đó hợp đồng xử lý CTNH.
- Nước thải chứa hóa chất từ các phòng xét nghiệm bệnh phẩm chứa hóa chất nguy hại và có nguy cơ mầm bệnh cao, do đó được thu gom riêng biệt với các loại nước thải khác, chứa vào bể chứa, sau đó hợp đồng xử lý CTNH.
- Nước thải từ các phòng khám chữa bệnh (trừ khu vực xạ trị) từ quá trình vệ sinh y cụ, rửa tay được thu gom về HTXLNT của bệnh viện.
- Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi theo đường ống thu gom dẫn về HTXLNT.
- Nước thải từ khu xạ trị chứa chất phóng xạ nguy hiểm, do đó sẽ được cho chảy vào bể lưu nước để lưu giữ chất thải lỏng nhằm giảm độ phóng xạ đến giới hạn an toàn trước khi dẫn về xử lý cùng nước thải thường tại bể thu gom của HTXLNT. Bể lưu nước có thể tích 30 m3, gồm 3 bể không thông nhau (mỗi bể có thể tích 10 m3 với kích thước 3m×2,8m×1,2m). Bể 1 nhận nước thải phóng xạ lỏng hàng ngày, sau 10 ngày, nước thải được chuyển sang bể 2, sau thời gian lưu 10 ngày ở bể 2, nước thải được xả vào bể 3 để tiếp tục quá trình phân hủy chất phóng xạ. Tại bể 3, khi nước thải đạt định mức (sau thời gian lưu 10 ngày) sẽ được van tự động bơm xả vào hệ thống thoát nước, pha loãng với nước thải thông thường từ các nguồn khác và dẫn về bể thu gom của HTXLNT cục bộ của bệnh viện.
- Nước thải từ khu vực nhà ăn căn tin chứa nhiều dầu mỡ động thực vật sẽ được xử lý sơ bộ tại hố ga tách dầu. Tại đây, dầu mỡ và các chất nổi được định kỳ vớt thủ công ra khỏi nước thải trước khi dẫn về HTXLNT.
- Nước thải từ khu vực giặt là chứa chất hoạt động bề mặt và có tính kiềm, do đó được thu gom tập trung, điều chỉnh pH trung tính trước khi dẫn về HTXLNT.
- Toàn bộ nước thải phát sinh từ khám chữa bệnh và sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ được dẫn về HTXLNT cục bộ của bệnh viện, công suất 2.000 m3/ngày để xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A (K = 1).
- Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ sẽ theo hệ thống thoát nước thải dẫn ra kênh cống 1.
3.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
3.2.3. Phòng ngừa các sự cố môi trường
Có biện pháp phòng ngừa và phương án ứng phó các sự cố môi trường và thực hiện nghiêm túc các quy tắc an toàn bức xạ, phòng chống rò rỉ, phòng cháy chữa cháy.
4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường
4.2. Chương trình quản lý môi trường
Chủ Dự án sẽ xây dựng chương trình quản lý môi trường với mục tiêu nhằm theo dõi, phòng chống, khắc phục và giảm thiểu đến mức có thể được các tác động bất lợi đối với môi trường, đặc biệt là phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra nhằm bảo vệ cuộc sống của bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và cộng đồng dân cư cũng như bảo đảm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong khu vực.
4.3. Chương trình giám sát môi trường
4.3.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng
a) Giám sát chất lượng không khí
- Vị trí giám sát: 02 vị trí tại khu vực đang thi công.
- Các chỉ tiêu giám sát: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, độ ồn, bụi, SO2, NO2, CO.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/1 lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
b) Giám sát chất lượng nước
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại cống thoát chung tạm thời của công trường.
- Các chỉ tiêu giám sát: pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, Tổng N, Tổng P, Coliforms.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/1 lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 24:2009/BTNMT, cột A.
c) Giám sát chất thải rắn
- Chủ đầu tư hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại với công ty có chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
- Thông số giám sát: việc phân loại chất thải, khối lượng, chủng loại và hóa đơn chứng từ, giao nhận chất thải.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- Văn bản pháp luật thực hiện: Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
4.3.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động theo báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện chợ rẫy 2
a. Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Vị trí giám sát: 02 điểm khu vực xung quanh tại các vị trí sau:
§ 01 vị trí gần khu vực HTXLNT (Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, SO2, NO2, CO, THC, NH3, H2S)
§ 01 vị trí gần khu vực lưu trữ chất thải rắn và CTNH (Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, SO2, NO2, CO, THC, NH3, H2S)
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT.
b. Giám sát chất lượng môi trường khu vực khám chữa bệnh
- Vị trí giám sát: 04 điểm khu vực khám chữa bệnh tại các vị trí sau:
§ 01 vị trí tại phòng X-Quang và CT-Scaner, MRI (Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, SO2, NO2, CO, THC, NH3, H2S, tổng hoạt độ α, tổng hoạt độ β)
§ 01 vị trí tại phòng xét nghiệm (Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, SO2, NO2, CO, THC, NH3, H2S)
§ 01 vị trí tại khu vực xạ trị (Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, SO2, NO2, CO, THC, NH3, H2S, tổng hoạt độ α, tổng hoạt độ β)
§ 01 vị trí tại khu vực nhà xác (Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, SO2, NO2, CO, THC, NH3, H2S)
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: TCVSLĐ theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT.
c. Giám sát chất lượng môi trường nước
- Vị trí: 02 mẫu nước thải sau xử lý (01 mẫu sau bể khử trùng và 01 mẫu tại hố ga cuối trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước của khu vực).
- Các chỉ tiêu giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, Sunfua (tính theo H2S), Amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo N), Phosphat (tính theo P), Dầu mỡ động thực vật, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β, Tổng Coliforms, Salmonella, Shigella, và Vibrio cholerae.
- Tần suất: 03 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 28:2010/BTNMT, cột A (K = 1).
Ngoài ra, giám sát thường xuyên thiết bị kiểm soát tự động lưu lượng nước thải (đồng hồ đo lưu lượng) tại vị trí nước thải đầu ra (lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải tại đường ống thoát nước thải ngay sau bể chứa nước sau xử lý), có sổ sách theo dõi lưu lượng nước thải hàng ngày.
d. Giám sát chất thải rắn
- Kiểm tra giám sát việc thu gom, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải rắn của dự án.
- Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại và hóa đơn, sổ sách theo dõi việc phân loại chất thải y tế, chứng từ giao nhận vận chuyển chất thải.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- Văn bản pháp luật thực hiện: Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định về Quản lý chất thải nguy hại; Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 30/11/2007 về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.
Xem tin tiếp theo về ĐTM tại đây
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy xi măng
125,000,000 vnđ
115,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến Tôm xuất khẩu
150,000,000 vnđ
130,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự á nhà máy sữa quốc tế Củ Chi
90,000,000 vnđ
80,000,000 vnđ
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG
250,000,000 vnđ
250,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Cam Ranh
150,000,000 vnđ
130,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thép Việt Pháp
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư thành phố Vinh
160,000,000 vnđ
140,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư Bình Thắng
190,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất lưới đánh cá
120,000,000 vnđ
100,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa Mỹ Phước
190,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Khách sạn Full Man
160,000,000 vnđ
150,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất khí Co2
170,000,000 vnđ
150,000,000 vnđ
nguyenthanhmp156@gmail.com
Giới thiệu về công ty: lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh ...
Hướng dẫn tư vấn lập dự án đầu tư
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc moitruongkinhdoanh.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn