BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG

  • Mã SP:ĐTM NMG
  • Giá gốc:250,000,000 vnđ
  • Giá bán:250,000,000 vnđ Đặt mua

Hoàn cảnh ra đời của Dự án  

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có hai (02) tổ máy do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công. Nhà máy đã hoàn thành vào năm 2014 và phát điện mỗi ngày thải ra khoảng 4.000 tấn tro bay và xỉ than. 

Trong quá trình đốt cháy than để sản xuất điện, khoảng 10 - 15% chất vô cơ không cháy bị dính vón thành các hạt lớn và rơi xuống đáy lò gọi là tro đáy (xỉ than) và 85 - 90% chất vô cơ không cháy còn lại sẽ bay theo khói lò thoát ra ngoài thành tro bay.

Tro bay và xỉ than hiện đang được thực hiện chôn lấp thông thường nên: gây ô nhiễm, bụi làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và tạo ra nguy cơ sạc lở bãi xỉ khi mưa lớn làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị địa phương, hiện đang tốn hàng trăm ha đất để chứa và chôn lấp và kinh phí hàng năm để thực hiện rất lớn (khoảng 200 tỷ/năm) góp phần làm tăng giá điện, nếu cứ tiếp tục phương pháp chôn lấp thông thường như hiện nay thì trong thời gian ngắn nữa là không thể xử lý được.

Trước yêu cầu cấp bách đó đòi hỏi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phải tìm kiếm giải pháp xử lý môi trường, tận thu tro xỉ nhiệt điện, biến loại phế thải này thành nguồn nguyên liệu có giá trị như việc làm nguyên liệu sản xuất VLXD, đây cũng chính là bài toán được các nhà khoa học, Chính phủ, các bộ, ngành đặt ra cấp bách.

Ngày 29/8/2008, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 phê duyệt tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến 2020, trong đó yêu cầu vật liệu không nung đến 2020 phải chiếm từ 30 - 40% tổng số vật liệu xây dựng trong cả nước, là một tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển vật liệu không nung trong các năm tới. Vì vậy, việc nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích từ tro và xỉ than của nhà máy nhiệt điện là rất quan trọng và cấp thiết. Theo Hội tuyển khoáng Việt Nam, đến năm 2020, nhu cầu xi măng cả nước đạt khoảng 95 triệu tấn và sẽ phải cần đến 10 triệu tấn tro xỉ làm chất phụ gia, đến năm 2030 nhu cầu xi măng là 115 triệu tấn thì nhu cầu tro xỉ sẽ là 12 triệu tấn. Đối với gạch, thì theo dự báo đến năm 2020, với nhu cầu xây dựng ngày càng tăng thì cả nước sẽ tiêu thụ đến khoảng 42 tỉ viên gạch. Để sản xuất ra lượng gạch (bằng phương pháp gạch nung) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ từ nay đến năm 2020 phải tiêu tốn 60 triệu tấn than, riêng năm 2020 phải sử dụng 6,3 triệu tấn than. Việc sản xuất gạch nung từ lò đứng thủ công thải ra một lượng khí CO2, SO2 độc hại sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, sức khỏe con người, giảm năng suất cây trồng… Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch nung gây ra, Chính phủ đã chú trọng phát triển ngành vật liệu xây dựng không nung từ các nguyên liệu như tro xỉ nhiệt điện, xi măng, đá mạt, cát… Do đó, nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm không nung sản xuất từ tro xỉ than của nhà máy nhiệt điện là rất lớn.

Do đó, dự án xử lý tro bay và xỉ than của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được hình thành trên ý tưởng giải quyết tận gốc vấn đề môi trường, xử lý toàn bộ tro, xỉ  biến chúng thành nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu xây dựng không nung  thân thiện với môi trường theo phương án hiệu quả và có tính kinh tế cao, những sản phẩm đó đang có nhu cầu và giá trị lớn trên thị trường bao gồm:

(i)                Gạch không nung;

(ii)             Xi măng thân thiện môi trường;

(iii)           Bê tông và bê tông đúc sẵn;

(iv)           Vật liệu làm đường và gia cố nền móng công trình.

Theo Quy định của Luật BVMT năm 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

1.2. Tổ chức phê duyệt Dự án đầu tư

Cơ quan phê duyệt Báo cáo Dự án đầu tư là: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

1.3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Dự án được thiết kế và đầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu và quy hoạch phát triển chung, cụ thể:

-       Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020.

-       Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến 2020.

-       Tờ trình số 18/Ttr-BXD ngày 31/3/2014 của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cơ chế thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD giai đoạn 2014 – 2020, định hướng đến năm 2030.

-       Công văn số 3824/UBND-KT của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận ngày 17/10/2016 về việc đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro xỉ của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

-       Công văn số 4584/UBND-KT của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận ngày 06/12/2016 về việc đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro xỉ của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

-       Quyết định số ......của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận về phê duyệt đồ án Quy hoạch 1/500 về Xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ tro xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn

Ø  Lĩnh vực Môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7;

- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06/04/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

Ø  Lĩnh vực Đất đai

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/10/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Ø  Lĩnh vực Xây dựng

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, có hiệu lực từ ngày 01/1/2015;

- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, có hiệu lực từ ngày 01/1/2010;

- Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Thông tư 07/2010/TT-BXD ngày 28/07/2010 của Bộ xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình;

- Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 hướng dẫn một số nội dung liên quan đến Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

Ø  Lĩnh vực Tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21/06/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Ø  Lĩnh vực Đấu thầu

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Ø  Lĩnh vực Bảo vệ sức khỏe

- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành ngày 30/06/1989 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 5;

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc, 07 thông số vệ sinh lao động.

Ø  Lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9, có hiệu lực từ ngày 04/10/2001;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về việc quy định một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 79/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của PCCC và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC;

- Thông tư số 07/2010/BXD ngày 28/7/2010 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình.

Ø Một số lĩnh vực khác

ü Luật Đầu tư

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8;

ü Luật Lao động

Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3.

·        Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

- QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

 - QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 12:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng;

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  độ rung;

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- Quyết định 3733:2002/BYT của Bộ Y tế - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động;

- QCVN 01:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

- Thông tư số 28/2011/BTNMT - Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn;

- Thông tư số 29/2011/BTNMT - Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa;

- Thông tư số 30/2011/BTNMT - Quy định quy trình quan trắc nước dưới đất;

- Thông tư số 33/2013/BTNMT – Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất;

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án

-       Công văn số 3824/UBND-KT của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận ngày 17/10/2016 về việc đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro xỉ của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

-       Công văn số 4584/UBND-KT của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận ngày 06/12/2016 về việc đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro xỉ của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2

-       Quyết định số ...... của UBND tỉnh Bình Thuận về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguyên liệu tro, xỉ than của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân trong đó có Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư dự án tạo lập

+ Thuyết minh Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất VLXDKN từ tro xỉ than của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2

+ Tài liệu khảo sát địa chất, địa hình khu vực thực hiện Dự án.

+ Các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến Dự án.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1. Chủ đầu tư

Công ty Cổ phần Đầu tư Mãi Xanh

- Địa chỉ: Phòng 1601, tầng 16, tòa nhà Daeha, số 360, phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

- Điện thoại : 0965134726                         

- Đại diện: Ông Nguyễn Đức Đoàn            Chức vụ: Tổng giám đốc

3.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM

Công ty CP TVĐT & TKXD Minh Phương

+ Địa chỉ trụ sở chính: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM

+ Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh        Chức vụ: Giám đốc

+ Điện thoại: 08. 22 142 126

+ Email: minhphuongpmc1@yahoo.com.vn

Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM:

Bảng 1. Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM

TT

Họ và tên

Chuyên ngành

/Chức vụ

Chữ ký

Đơn vị công tác

1

Lưu Văn Nam

Chỉ huy trưởng

 

Công ty Cổ phần Đầu tư Mãi Xanh

2

Phạm Nguyên Bách

Kỹ sư xây dựng

 

3

Nguyễn Văn Thanh

Giám đốc

 

Công ty CP TVĐT & TKXD Minh Phương

 

4

Lê Thị Thùy Duyên

Thạc sỹ

Môi trường/Trưởng phòng kỹ thuật môi trường

 

5

Trần Hữu Phước

Cử nhân môi trường

 

6

Võ Thị Bích Ty

Kỹ Sư môi trường

 

7

Hoàng Lê Minh Hằng

Kỹ Sư môi trường

 

8

Vũ Thị Là

Kỹ Sư môi trường

 

9

Trương Nhật Tân

Kỹ sư môi trường

 

 

Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:   

- UBND tỉnh Bình Thuận.

- UBND huyện Tuy Phong.

- UBND xã Vĩnh Tân.

Quá trình lập báo cáo ĐTM được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư;

- Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT-XH của khu vực thực hiện Dự án;

- Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án;

- Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường;

- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án;

- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;

- Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;

- Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lấy ý kiến của UBND xã Vĩnh Tân, tham vấn cộng đồng dân cư xã Vĩnh Tân;

- Bước 9: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án;

- Bước 10: Hội thảo sửa chữa để thống nhất trước khi trình thẩm định;

- Bước 11: Trình thẩm định báo cáo ĐTM;

- Bước 12: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM;

- Bước 13: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội Đồng;

4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

4.1. Phương pháp ĐTM

a. Phương pháp đánh giá nhanh

Sử dụng trong báo cáo để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh trong giai đoạn thi công và hoạt động của Dự án. Báo cáo sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (USEPA) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra khi thi công xây dựng Dự án và giai đoạn Dự án đi vào hoạt động. Phương pháp này được áp dụng tại Chương 3, phần dự báo tải lượng và nồng độ bụi, khí thải và nước thải.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương II và chương III của báo cáo để đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo thì tương lai của Dự án.

c. Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình làm việc với lãnh đạo và đại diện cộng đồng dân cư xã Vĩnh Tân để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác đánh giá tác động môi trường của Dự án; phương pháp này được áp dụng trong chương 6 của báo cáo.

4.2. Các phương pháp khác

a. Phương pháp thống kê

Phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các số liệu của quá trình đánh giá sơ bộ môi trường nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên - môi trường thông qua: Điều tra, khảo sát, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, tiếng ồn. Sau đó so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan ban hành.

Phương pháp thống kê chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của báo cáo.

b. Phương pháp danh mục kiểm tra

Phương pháp liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá.

Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành. Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình thi công, vận hành Dự án. Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn thi công và hoạt động được thể hiện tại chương 3 của báo cáo.

c. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM khác có các hạng mục tương tự để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra.

4.2.1. Đo đạc, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực Dự án

Căn cứ nội dung đề cương của báo cáo, đoàn cán bộ khảo sát của Công ty CP TVĐT & TKXD Minh Phương cùng Công ty TNHH TMDV TVMT Tân Huy Hoàng đã tiến hành khảo sát hiện trường khu vực Dự án và vùng lân cận với các nội dung khảo sát bao gồm:

*) Môi trường không khí

Đoàn khảo sát sử dụng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường, đồng thời tiến hành hấp thụ các chất ô nhiễm vào các dung dịch hấp thụ tương ứng và sau đó bảo quản trong các dụng cụ lưu mẫu, bảo quản mẫu, chuyên chở về phòng thí nghiệm để phân tích trên các thiết bị chuyên dùng. Các số liệu trong báo cáo là kết quả của 2 phương pháp này.

- Các chỉ tiêu đo đạc phân tích:

+ Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm.

+ Các tác nhân hoá học trong môi trường không khí xung quanh: CO, NO2, bụi, SO2.

+ Tiếng ồn.

*) Môi trường nước mặt

-  Đoàn khảo sát đó tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trong khu vực.

-  Các chỉ tiêu phân tích: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Hg, As, Fe, NO2-, NO3- Cl-, NH4+, PO43-.

*) Môi trường đất      

Các chỉ tiêu phân tích: Cu, Pb, Zn, Cd, As.

4.2.2. Thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn

Thu thập các số liệu về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, lượng mưa, chế độ gió trong khu vực xây dựng Dự án.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com