Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án nuôi trồng thủy sản biển quy mô công nghiệp hiện đại kết hợp trải nghiệm. Công nghệ nuôi trồng thủy sản bằng lồng HDPE ngoài biển đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và thành công, với sản lượng cao và tính an toàn vượt trội so với lồng truyền thống.
Ngày đăng: 20-12-2024
4 lượt xem
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Về các thông tin chung, các vấn đề môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án Nuôi trồng thủy sản biển quy mô công nghiệp hiện đại kết hợp trải nghiệm tại thành phố Cẩm Phả.
I. Thông tin chung
- Tên dự án: Nuôi trồng thủy sản biển quy mô công nghiệp hiện đại kết hợp trải nghiệm
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần ............
- Địa chỉ: Phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
- Đại diện: ....... - Chủ tịch HĐQT
1. Vị trí địa lý
Cẩm Phả là một Thành phố thuộc “tuyến phía Đông” của tỉnh Quảng Ninh với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân cư cũng như hoạt động kinh tế. Cách thành phố Hạ Long 30 km, cách thành phố Hà Nội 180 km, cách thành phố Hải Phòng 100 km và cách thành phố Móng Cái 140 km. Thành phố Cẩm Phả nằm dọc Quốc lộ 18A, có tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc 20053’57’’ đến 21013’25’’. Kinh độ Đông 107010’00’’ đến 107024’50’’
Tọa độ ranh giới dự án:
2. Đặc điểm hiện trạng khu vực
a. Địa hình
Cấu tạo địa hình vùng biển đảo
b. Hiện trạng quản lý, sử dụng mặt nước của dự án
Hiện trạng sử dụng mặt nước vào nuôi thuỷ sản lồng bè trên biển
Nuôi trồng thủy sản lồng bè trên biển trên địa bàn thành phố Cẩm Phả tập trung chủ yếu ở 09 khu vực: Cửa Ông; Diêm Thuỷ - Bến tàu Vũng Đục, Hòn Ông Cụ, phường Cẩm Đông; Hòn Bọ Cắn, phường Cẩm Bình; Cảng KM6, Vũng Bầu, phường Quang Hanh; Bến Do phường Cẩm Trung, Cẩm Thuỷ; phường Cẩm Thành; xã Cẩm Hải; xã Cộng Hòa.
Thực trạng số bè nuôi tập trung nhiều nhất là khu vực Bến Do, phường Cẩm Trung, Cẩm Thủy. Các hộ gia đình thuộc diện quản lý của Thành phố được bố trí tại các địa điểm quy hoạch bước đầu ổn định đầu tư sản xuất có hiệu quả.
Tuy nhiên do nhu cầu phát triển nuôi trồng tăng cao, các hoạt động nuôi tự phát của nhiều hộ gia đình không thuộc diện Thành phố quản lý đang mang lại nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới môi trường biển, những phức tạp trong quản lý trật tự an ninh, giao thông biển và hoạt động du lịch.
Số hộ nuôi trồng thuỷ sản biển và các hoạt động khác
Thống kê tại thời điểm hiện tại, tổng số hộ nuôi lồng bè trên biển trên địa bàn thành phố Cẩm Phả là 356 hộ, trong đó:
Nuôi cá: 209 hộ.
Nuôi nhuyễn thể: 147 hộ.
Hộ có khẩu thường trú thành phố Cẩm Phả 142 hộ;
Hộ có khẩu thường trú ngoài thành phố Cẩm Phả trong tỉnh: 173 hộ đến từ nhiều nơi, nhất là Thị xã Quảng Yên, TP. Hạ Long, TP Hải Phòng, …
Hộ khẩu thường trú tỉnh ngoài: 41 hộ.
Bè khác (bè ở, bè dịnh vụ, tàu xi măng): 68 bè.
Tổng số hộ có bè làm dịch vụ trên biển vùng biển thành phố Cẩm Phả là 09 hộ với 27 khẩu trên bè tập trung tại Khu Vực Cửa Ông, Khu Vực Diêm Thuỷ - Bến tàu Vũng Đục, Khu vực bến do - Cẩm Trung, Khu Vực Bến Do Cẩm Thuỷ, Khu Vực Xã Cẩm Hải - Cộng Hòa.
c. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
- Cấp nước: Đã có hệ thống nước sạch gần với ranh giới khu đất dự án, nước được cấp bằng các đường ống đấu nối vào đường ống cấp nước chung của khu vực.
- Cấp điện: Đã có hiện thống điện 22 kV của Hợp tác xã thủy sản lắp đặt và đưa vào sử dụng.
- Giao thông: Hiện trạng giao thông được bố trí lắp ghép bằng hệ thống ống HDPE có đường kính 750mm làm giàn nổi; mặt sàn được bố trí các loại ván ghép được thiết kế từ vật liệu composite.
3. Quy mô
a. Mục tiêu dự án
- Mục tiêu chung:
+ Xây dựng tổ hợp trang trại nuôi trồng thủy sản công nghiệp trên biển bằng các hạ tầng từ vật liệu HDPE thân thiện môi trường, ứng dụng công nghiệp hiện đại về nuôi biển. Kết hợp với doanh nghiệp, người dân địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất khép kín từ giống, hạ tầng, vật tư, công nghệ phụ trợ, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ; đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Xây dựng mô hình trình diễn các công nghệ nuôi trồng thủy sản biển quy mô công nghiệp hiện đại của Việt Nam và thế giới. Đào tạo nghề nuôi biển ứng dụng công nghệ hiện đại cho người dân tại địa phương, phát triển đội ngũ nhân sự cho ngành nuôi biển công nghiệp.
+ Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản biển kết hợp hoạt động trải nghiệm. Phát triển theo hướng đa giá trị, vừa bảo tồn và giáo dục bảo vệ môi trường, vừa góp phần phát triển kinh tế cho người dân và địa phương.
- Mục tiêu cụ thể: Đầu tư - xây dựng - vận hành 01 trang trại nuôi trồng thủy sản trên biển ứng dụng công nghệ, với quy mô công nghiệp, hiện đại kết hợp dịch vụ trải nghiệm tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
b. Loại hình: Dự án nuôi trồng thủy sản trên biển.
c. Quy mô dự án
Với diện tích dự tính 274ha mặt nước tại khu vực biển hòn Tổng Mười phường Cẩm Thuỷ để nuôi trồng thủy sản biển công nghiệp hiện đại kết hợp trải nghiệm.
Dự án sẽ sử dụng 36 lồng tròn (với đường kính 20m – 30m) và lồng vuông (4x4, 5x5) để nuôi cá; 500 giàn phao nuôi trồng rong biển. Để phát triển nuôi trồng thủy sản đảm bảo về yếu tố môi trường nuôi an toàn, diện tích sử dụng chiếm khoảng 70% tổng số diện tích mặt nước. Các diện tích còn lại sử dụng tạo vùng đệm cải thiện hệ sinh thái, môi trường nước và cũng là nơi tạo các quang cảnh phù hợp cho phát triển các dịch vụ tham quan, trải nghiệm. Từ đó, cách bố trí lồng/bè sẽ được nghiên cứu cho khoa học và phù hợp với địa hình nuôi.
Lồng nuôi được sử dụng chất liệu nhựa HDPE, có dạng hình tròn và hình vuông. Các lồng nuôi được liên kết với nhau bởi các đường dẫn và nhà bè. Mặt khác, diện tích đầu tư các công trình hậu cần như văn phòng điều hành, kho chứa nguyên vật liệu, giao thông nội bộ, khu vực sửa chữa và dịch vụ hậu cần nghề cá, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm phục vụ du lịch… chiếm khoảng 1 ha đất trên bờ, gần vị trí tiếp cận với khu vực nuôi dưới biển.
Loại thức ăn được sử dụng trong Dự án 100% là thức ăn công nghiệp, được lựa chọn phù hợp với các đối tượng nuôi trồng. Dự kiến sẽ nuôi các đối tượng sau: cá song, cá chim, cá vược… rong sụn, rong bẹ… Các đối tượng có thể được nuôi riêng biệt, hoặc nuôi kết hợp sẽ tùy thuộc vào thời điểm và sinh thái của chúng.
Vấn đề môi trường và đi lại phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành từ trung ương đến địa phương, nhằm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường an toàn và bền vững. Phương tiện di chuyển từ bờ ra khu vực nuôi và giữa các khu vực nuôi với nhau bằng canô hoặc tàu thủy. Các phương tiện phải được đăng kiểm hàng năm đảm bảo về an toàn khi vận hành và di chuyển.
d. Công nghệ sản xuất:
Công nghệ nuôi trồng thủy sản bằng lồng HDPE ngoài biển đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và thành công, với sản lượng cao và tính an toàn vượt trội so với lồng truyền thống.
4.1. Cơ cấu sử dụng khu vực biển của dự án
- Khu vực đất để xây dựng văn phòng điều hành, thi công bảo dưỡng lồng bè, kho bãi và dịch vụ hậu cần với tổng diện tích khoản 11.920 m2 chiếm 0,62% tổng diện tích của dự án và khu vực cầu cảng, neo đậu tàu trên biển có diện tích là 13.100 m2, chiếm 0.69% tổng diện tích của dự án;
- Khu vực biển phục vụ nuôi trồng thủy sản có diện tích 1.880.000 m2 chiếm 98,69% tổng diện tích của dự án; trong đó khu vực nuôi cá với diện tích lớn nhất khoảng 700.000 m2, chiếm 36,74% tổng diện tích của dự án; khu vực có diện tích nuôi lớn thứ 2 là nuôi trồng rong với diện tích khoảng 500.000 m2, chiếm 26,25% tổng diện tích của dự án.
- Tổng hợp quy mô và diện tích sử dụng cụ thể của các khu vực như: Khu vực nuôi thương phẩm, khu nuôi gièo, khu nhà bè, khu để thức ăn, khu vệ sinh và xử lý nước thải, vùng đệm… sẽ được đồng bộ theo từng giai đoạn.
- Các hệ thống phụ trợ như: Hệ thống cho ăn, hệ thống giám sát, hệ thống năng lượng mặt trời, thông tin liên lạc, nước ngọt, giao thông, cấp và thoát nước… sẽ được lắp đặt song song, nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người và vật nuôi.
4.2. Các chỉ tiêu kiến trúc các hạng mục công trình:
I. Khu vực biển nuôi trồng thuỷ sản (m2) |
|
2.740.000 |
|
3.1 |
Khu nuôi cá biển |
m2 |
1.160.000 |
3.2 |
Khu trồng rong biển |
m2 |
900.000 |
3.3 |
Khu dịch vụ trải nghiệm |
m2 |
150.000 |
3.4 |
Vùng đệm và hệ thống giao thông trên biển |
m2 |
530.000 |
GĐ II. Khu hậu cần trên bờ (m2) |
Đơn vị tính |
10.000 |
|
1.1 |
Văn phòng, nhà điều hành, nhà trực công nhân |
m2 |
500 |
1.2 |
Xưởng thi công lồng, bảo dưỡng thiết bị |
m2 |
3.000 |
1.3 |
Nhà kho chứa vật tư |
m2 |
500 |
1.4 |
Kho lạnh bảo quản |
m2 |
500 |
1.5 |
Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm |
m2 |
500 |
1.6 |
Khu kỹ thuật và xử lý rác thải |
m2 |
1.000 |
1.7 |
Giao thông, sân bãi khu nội bộ |
m2 |
3.000 |
1.8 |
Cảng bốc xếp hàng hóa, hạ thủy |
m2 |
1.000 |
GĐ II. Khu hậu cần dưới nước (m2) |
|
15.000 |
|
2.1 |
Cầu tàu |
m2 |
500 |
2.2 |
Khu vực chuyển tải |
m2 |
3.000 |
2.3 |
Khu vực neo đậu tàu, xuồng |
m2 |
6.000 |
2.4 |
Vùng đệm và hệ thống giao thông trên biển |
m2 |
5.500 |
4.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
- Hệ thống giao thông: Xác định cấp đường, cấp tải trọng, đường đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.
- Hệ thống cấp thoát nước: Xác định nhu cầu dùng nước của Dự án, nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước trên bờ và dưới biển. Xác định phương án đi ống dẫn và kết cấu phù hợp.
- Hệ thống thoát nước: Tính toán lưu lượng nước thoát của từng khu vực dự án và lựa chọ tuyến thoát nước mặt thích hợp và xác định điểm đầu nối. Thiế kế tuyến thu và thoát nước thải, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
- Hệ thống xử lý nước thải: Khi dự án đi vào hoạt động, lượng nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất chế biến sẽ được xử lý thông qua hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Hệ thống cấp điện: Tính toán nhu cầu sử dụng điện của Dự án để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện và điểm đặt trạm biến áp. Bên cạnh việc sử dụng điện năng lượng mặt trời thì phương án cấp điện hạ thế cũng được tiến hành song song. Ngoài ra, dự án còn đầu tư thêm các máy phát điện để dự phòng các trường hợp khác.
- Hệ thống neo lồng bè: Dùng đá, bê tông hoặc neo sắt có tính linh hoạt để dễ dàng di chuyển lồng bè nuôi đến vị trí thuận lợi hơn khi cần thiết. Neo được liên kết bởi các dây cáp, bình quân khoảng 8 neo/3 lồng.
II. Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường
1. Đánh giá giai đoạn thi công lắp ghép các hạng mục công trình của dự án
a. Đánh giá, dự báo tác động đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Lượng nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải từ hoạt động ăn uống và xí tiểu của công nhân thi công lắp đặt các hạng mục công trình của dự án.
Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây bệnh.
Chất thải rắn là vật liệu lắp ghép phế thải như gỗ vụn, ống nhựa HDPE thải bỏ, vỏ bao bì, dây buộc…. Các chất thải rắn này không bị thối rữa, không phát sinh mùi hôi và chúng lại có giá trị tái sử dụng. Điều này sẽ hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của loại chất thải này đến môi trường khu vực.
- Không tổ chức nấu ăn cho công nhân thi công lắp ghép tại công trường nên chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được dự báo ở mức tối đa khi toàn bộ công nhân thi công lắp ghép mang cơm hộp vào khu vực Dự án.
Thành phần các loại rác thải sinh hoạt này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nếu không được thu gom, xử lý thích hợp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cán bộ công nhân thi công trên công trường và công nhân làm việc tại khu vực dự án, cụ thể:
+ Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom, xử lý triệt để khi phân hủy sẽ là nguyên nhân phát sinh mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường nước, đất, làm mất mỹ quan, cảnh quan môi trường khu vực.
+ Là ổ chứa dịch bệnh do các chất thải có chứa thành phần hữu cơ dễ phân huỷ, các vi sinh vật dễ lây nhiễm như các bệnh: tả, lị, thương hàn. sốt vi rút,...
Chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình thi công lắp ghép dự án như cặn dầu, giẻ lau dính dầu mỡ … của máy phát điện. Chất thải nguy hại phải được thu gom xử lý theo đúng quy định.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công lắp ghép chủ yếu là khí thải như (SO2, NOx, CO…) phát sinh từ hoạt động của xà lan, các phương tiện vận tải thủy vận chuyển thiết bị lắp ghép.
b. Đánh giá, dự báo tác động đối với nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện xà lan, phương tiện vận tải thủy, động cơ điện, các loại vật liệu bằng kim loại.
- Ồn, rung do máy phát điện dự phòng hiện có tại khu vực dự án.
Tai nạn do giao thông đường thủy trong khu vực thi công lắp ghép, do sự bất cẩn của lái tàu, xà lan dẫn đến xảy ra trường hợp tàu, xà lan va chạm với nhau và va chạm với các phương tiện giao thông thủy khác lưu thông qua khu vực dự án.
Sự cố tai nạn giao thông đường thủy sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân thi công trên công trường, bên cạnh đó còn làm thiệt hại đến tài sản, làm chậm tiến độ thi công. Vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia xây dựng được Chủ dự án đặc biệt quan tâm.
Các hoạt động gây tác động đến mỹ quan và cảnh quan khu vực bao gồm:
- Tập kết vật liệu thi công xây dựng;
- Sự phát sinh, lưu chứa và thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt;
Các nguồn tác động trên không tránh khỏi việc gây mất mỹ quan khu vực. Đây là những tác động không mong muốn tại bất kỳ công trình xây dựng nào.
Quá trình thi công lắp ghép Dự án có thể gây nên những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới môi trường kinh tế xã hội:
- Các tác động tích cực: thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tạo công ăn việc làm cho người dân, gia tăng thu nhập.
- Các tác động tiêu cực: sự tập trung của lao động trên công trường thi công với phần đông lực lượng lao động là nam giới, trình độ lao động phổ thông tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội (cờ bạc, trộm cắp,...), xung đột giữa các hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực và công nhân thi công lắp ghép do khác biệt về phong tục tập quán.
Quá trình xây dựng của Dự án làm gia tăng mật độ giao thông vận tải đường thủy, gây cản trở cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến luồng do các hoạt động vận chuyển VLXD.
Cháy nổ bắt nguồn từ các sự cố điện có thể xảy ra trên hệ thống dẫn điện và các thiết bị điện trên công trường gây nguy hiểm tới tính mạng con người và thiệt hại về tài sản. Nguyên nhân của các sự cố về điện thường là do thao tác không đúng kĩ thuật của công nhân; do kĩ thuật điện chưa đảm bảo (quá tải trên hệ thống dẫn điện; chập điện trên thiết bị,...); do thiên tai…
2. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
2.1 Đối với nước thải
- Sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương để giảm thiểu lượng nước thải phát sinh.
- Sử dụng 01 nhà vệ sinh di động tại dự án, định kỳ sẽ thuê đơn vị đến hút và đưa đi xử lý theo đúng quy định.
2.2 Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại
Trong giai đoạn này, chất thải rắn bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải phát sinh trong quá trình thi công lắp ghép và chất thải nguy hại, đơn vị sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau:
- Đối với chất thải có khả năng tái chế: ống nhựa HDPE thải bỏ, bìa carton... tiến hành thu gom và tập kết tạm vào các thùng chứa đặt trong khu vực kho hiện có tại dự án, định kỳ vận chuyển về đất liền bán cho người thu mua phế liệu.
- Đối với các chất thải không có khả năng tái chế: gỗ vụn, vỏ bao bì ... thu gom và tập kết vào thùng riêng, định kỳ vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và đưa đi xử lý theo đúng quy định.
- Bố trí các thùng đựng rác (loại 50 - 100 lít) tại khu vực dự án để chứa đựng rác thải sinh hoạt hàng ngày: là thùng nhựa, thùng phi không có tính chất nguy hại, có nắp đậy.
- Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đảm bảo thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại Dự án với tần suất 1 lần/ngày.
Thu gom toàn bộ các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công lắp ghép, yêu cầu nhà thầu thi công thu gom vào các thùng đựng CTNH có dán nhãn riêng và hàng ngày vận chuyển về đất liền để đưa đi xử lý theo quy định.
3. Đối với các tác động khác
Biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải
- Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp cho các phương tiện giao thông thủy.
- Thực hiện việc đăng kiểm tàu đúng thời gian quy định.
- Chở đúng trọng tải, tốc độ cho phép của máy tàu, xà lan.
* Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng:
- Đầu tư máy phát điện thế hệ mới, đạt tiêu chuẩn môi trường đối với khí thải, tiếng ồn theo tiêu chuẩn của Châu Âu.
- Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp theo quy định.
- Đặt máy phát điện ở vị trí phù hợp, thuận lợi cho khả năng phát tán khí thải. Máy phát điện có lắp ống khói để gia tăng khả năng phát tán khí thải của máy phát điện.
- Trong quá trình hoạt động, vận hành máy theo đúng quy định, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện theo đúng quy định.
Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
- Sử dụng phương tiện, máy móc được đăng kiểm.
- Để giảm ồn, khu vực đặt máy phát điện phải bằng phẳng; có lắp đệm chống rung bằng cao su; khi lắp đặt phải kiểm tra sự cần bằng và kịp thời hiệu chỉnh khi cần thiết.
Phòng ngừa sự cố tai nạn giao thông:
- Lắp đặt các biển báo tại các tuyến luồng hàng hải khu vực thực hiện dự án.
- Quy định tốc độ đối với các phương tiện vận tải thủy ra vào khu vực dự án.
- Bố trí công nhân điều tiết các phương tiện vận tải thủy.
Giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các khu vực thi công.
- Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý công nhân lao động, ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ.
- Tuyên truyền giáo dục cho công nhân xây dựng về mối quan hệ với người dân địa phương.
- Thường xuyên liên hệ, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương để thực hiện tốt vấn đề quản lý lao động.
Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ:
- Tuyên truyền, phổ biến các nội quy về phòng, chống chữa cháy cho toàn bộ công nhân thi công lắp ghép và lái tàu, xà lan.
- Yêu cầu nhà thầu trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các tàu, xà lan.
3. Đánh giá giai đoạn vận hành
a. Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải
- Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tiếp nhận. Các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy làm giảm lượng ôxy trong nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của thủy vực tiếp nhận.
- Nước thải công nghiệp chứa các thành phần: ký sinh trùng, mầm bệnh, Clo dư, clorua, Mn, rong rêu, các loại tạp chất và sulfat, Cu… nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của dự án và các khu vực lân cận… hủy hoại môi trường sống, cản trợ sự phát triển của các sinh vật.
Tác động trong môi trường không khí giai đoạn này chủ yếu phát sinh các chất khí CO, NOx, SOx,...từ hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy, các tàu di chuyển nội bộ dự án, các tàu vào mua sản phẩm của dự án.
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Trong giai đoạn vận hành, thành phần rác sinh hoạt bao gồm các loại vỏ hộp, vỏ chai (thực phẩm, nước giải khát...). Thành phần các loại rác thải sinh hoạt này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nếu không được thu gom, xử lý thích hợp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực môi trường dự án, nước biển, cụ thể:
+ Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom, xử lý triệt để khi phân hủy sẽ là nguyên nhân phát sinh mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường nước, làm mất mỹ quan, cảnh quan môi trường khu vực.
+ Làm tăng độ đục nước khi tràn xuống biển.
+ Là ổ chứa dịch bệnh do các chất thải có chứa thành phần hữu cơ dễ phân huỷ, các vi sinh vật dễ lây nhiễm như các bệnh: tả, lị, thương hàn. sốt vi rút,...
* Chất thải rắn thông thường:
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án, gồm: thức ăn thừa của cá, chất thải của cá, bao bì thức ăn, cá chết, hàu chết, rong bệnh… dây buộc dàn treo, bè, phao hỏng, cành cây vụn, túi nilon…
- Các loại chất thải này nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ có nguy cơ lây lan dịch bệnh, túi nilong bám vào khu vực nuôi làm giảm nồng độ oxy của lồng nuôi, rác thải làm mất mỹ quan khu vực dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án.
* Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực dự án chủ yếu bao gồm pin năng lượng mặt trời thải, bao bì chứa các loại hóa chất, chất kháng sinh, giẻ lau dính dầu của máy phát điện .... Lượng CTNH phát sinh giai đoạn này sẽ được thu gom để hạn chế ảnh hưởng tới người lao động và môi trường xung quanh.
Lượng CTNH này nếu không có các biện pháp thu gom, bảo quản, xử lý đúng theo các quy định thì dầu thải, chất thải nhiễm dầu sẽ gây ra các tác động không nhỏ tới môi trường:
- Ô nhiễm môi trường nước: Dầu thải, chất thải nhiễm dầu vương vãi hoặc do nước mưa chảy tràn cuốn theo vào nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm trực tiếp nước biển khu vực.
- Ảnh hưởng tới hệ sinh thái: Dầu thải, chất thải nhiễm dầu tràn ra sẽ gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản nuôi, làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái.
Do khối lượng phát sinh nhỏ, đơn vị quản lý sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ vận chuyển đi xử lý.
b) Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải và gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành:
Nguồn phát sinh tiếng ồn trong giai đoạn vận hành chủ yếu từ phương tiện tàu thuyền ra vào dự án, hoạt động vận chuyển mua bán các sản phẩm của dự án và hoạt động của máy phát điện.
Cháy nổ bắt nguồn từ các sự cố điện có thể xảy ra trên hệ thống dẫn điện và các thiết bị điện trong quá trình vận hành gây nguy hiểm tới tính mạng con người và thiệt hại về tài sản. Nguyên nhân của các sự cố về điện thường là do thao tác không đúng kĩ thuật của công nhân; do kĩ thuật điện chưa đảm bảo (quá tải trên hệ thống dẫn điện; chập điện trên thiết bị,...); do mưa bão v.v...
Sự cố cháy nổ sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng của CBCNV làm việc trong dự án, làm hư hỏng, tổn thất đối với máy móc, thiết bị... Do đó chủ dự án cũng như nhà thầu thi công cần có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố phù hợp.
4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành
* Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
- Đối với nước thải từ nhà vệ sinh, sử dụng nhà vệ sinh lắp đặt bể tự hoại vi sinh Biofast 3G để thu gom và xử lý, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B) được xả ra ngoài môi trường - vịnh Bái Tử Long (Hiệu quả xử lý nước thải của bể tự hoại Biofast 3G trên tàu thủy đã được nghiên cứu và công nhận bởi Trần Hồng Hà – Khoa máy tàu biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Vũ Văn Chiến – Chi cục đăng kiểm số 1, Hà Nội).
- Đối với nguồn nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, được thu gom và xử lý bằng bể tách dầu mỡ, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B) được xả ra ngoài môi trường - vịnh Bái Tử Long.
* Phương án xử lý nước thải công nghiệp:
+ Đối với nước thải tắm cá trước khi nuôi thả: Mục đích của việc tắm cá nước ngọt trước khi nuôi thả là nhằm loại bỏ ký sinh trùng mà không làm tổn thương cá. Nước thải loại này không phát sinh thường xuyên, chỉ phát sinh trước mỗi mùa vụ nuôi thả cá song (thường vào 4-6 hàng năm) và cá chim vây vàng (thường vào tháng 3-4 hàng năm) với khối lượng phát sinh mỗi lần nuôi thả, ước tính tối đa khoảng 1,6 m3/lần được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng, lượng nước thải này có chứa ký sinh trùng, nước thải sau khi phát sinh được Công ty vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý nước thải nuôi trồng và chế biến thủy sản để đưa đi xử lý theo đúng quy định.
+ Đối với nước thải sau khi sử dụng để trị bệnh cho cá: Nước thải loại này không phát sinh thường xuyên, chỉ phát sinh khi cá song bị bệnh đốm trắng - cần ngâm cá trong nước ngọt 3 ngày liền (mỗi ngày 01 lần, từ 4-5 phút) và ngâm cá vào dung dịch Chlorine hoặc KMnO4 5-8 ppm pha với nước ngọt (ngâm trong 2-3 phút, cách ngày làm một lần), lượng nước thải phát sinh mỗi lần trị bệnh cho cá song, ước tính tối đa khoảng 0,8m3/lần được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng, lượng nước thải này có chứa mầm bệnh, Clo dư, clorua, Mn; nước thải sau khi phát sinh được Công ty vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý nước thải nuôi trồng và chế biến thủy sản để đưa đi xử lý theo đúng quy định.
+ Đối với nước thải sau khi sử dụng để vệ sinh lưới nuôi cá: Nước thải loại này không phát sinh thường xuyên, chỉ phát sinh khi vệ sinh lưới, trung bình 3-4 lần/01 chu kỳ nuôi cá, ước tính khối lượng nước thải phát sinh tối đa khoảng 1,6m3/lần được chứa trong các thùng chuyên dụng, lượng nước thải này có chứa rong rêu, các loại tạp chất và sulfat, Cu; nước thải sau khi phát sinh được Công ty vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý nước thải nuôi trồng và chế biến thủy sản để đưa đi xử lý theo đúng quy định.
+ Đối với nước thải sau khi sử dụng để ngâm cá tạp trước khi cho cá song ăn: Nước thải loại này phát sinh thường xuyên trong quá trình nuôi thả cá song, ước tính khối lượng nước thải phát sinh khoảng 0,2m3/ngày (cá ăn 02 lần/ngày) được chứa trong các thùng chuyên dụng, lượng nước thải này có chứa ký sinh trùng gây bệnh, nước thải sau khi phát sinh được Công ty vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý nước thải nuôi trồng và chế biến thủy sản để đưa đi xử lý theo đúng quy định.
* Công trình xử lý bụi, khí thải
- Quy định tốc độ cho các phương tiện thủy ra vào khu vực dự án.
- Thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án làm việc với tần suất tối thiểu 01 lần/ngày.
* Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí 03 thùng rác loại 50 lít/thùng tại mỗi tầng, có biển báo phân loại trên từng thùng để phân loại trực tiếp tại nguồn. Hàng ngày, vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
- Đối với chất thải rắn thông thường : Bố trí 02 thùng đựng có dung tích 100 lít/thùng, định kỳ vận chuyển về đất liền và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
- Đối với chất thải nguy hại: Bố trí 03 thùng đựng chất thải nguy hại, có dán nhãn phân loại, đặt trong khu vực riêng. Do khối lượng phát sinh nhỏ, đơn vị sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ vận chuyển đi xử lý.
* Các biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải và gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành
+) Phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước biển
- Theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho cá bằng máy cho ăn tự động, máy cho ăn tự động sẽ được thiết lập theo nhu cầu của đối tượng nuôi với lượng thức ăn vừa đủ, hoặc sẽ dừng lại khi cá dừng bắt mồi, hệ thống sẽ giúp vật nuôi được chủ động cho ăn khi có nhu cầu, giảm thiểu lượng thức ăn thừa cho cá.
- Thả cá giống trong mỗi ô lồng với mật độ phù hợp nhằm giảm việc ứ động các chất thải của quá trình sống dưới đáy lồng.
- Trước mỗi ký nuôi mới, các lồng nuôi phải được xử lý sạch trước khi đưa vào thả nuôi để giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Bố trí các lồng nuôi ở khoảng cách phù hợp, đảm bảo sự lưu thông nước giữa các lông, nhằm tăng khả năng tự làm sạch của vùng nước.
- Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cá được nuôi bằng cá loại thức ăn tổng hợp có chất lượng cao từ các nhà sản xuất có uy tín trong và ngoài nước.
- Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh lồng cá.
+) Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ:
- Tuyên truyền, phổ biến các nội quy về phòng, chống chữa cháy cho toàn bộ CBCNV.
- Cấm CBCNV vứt tàn thuốc, nhóm lửa, đốt lửa gần các khu vực dễ cháy nổ hoặc tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
III. Cam kết thực hiện
Báo cáo này đã nhận dạng và đánh giá các tác động, phạm vi tác động tới môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý mang tính chất khả thi cao, phù hợp với điều kiện kinh tế đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường nhưng với sự quan tâm đúng mức của chủ đầu tư cùng với sự hướng dẫn và tư vấn của các cơ quan quản lý chắc chắn các vấn đề này sẽ giải quyết triệt để.
- Chủ dự án cam kết xây dựng và lắp đặt hoàn tất các công trình bảo vệ môi trường trước khi đưa dự án vào khai thác.
- Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống sự cố môi trường (cháy nổ, nước thải, chất thải…) và giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày trong báo cáo, không gây ô nhiễm môi trường.
- Chủ dự án cam kết không gây tác động tiêu cực đến khu vực xung quanh trong suốt thời gian thi công lắp ghép và khai thác dự án.
- Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các cam kết cộng đồng đã nêu ra nhằm mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao nhất cho cộng đồng.
- Chủ dự án cam kết chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra về môi trường theo quy định của pháp luật.
- Chủ dự án cam kết chỉ đi vào hoạt động chính thức sau khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM được phê duyệt.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến Tôm xuất khẩu
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn