Tham vấn đánh giá tác động môi trường dự án khu du lịch nghỉ dưỡng

Tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án khu du lịch nghỉ dưỡng. Mục tiêu xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và điều hành tua du lịch.

Ngày đăng: 03-01-2025

8 lượt xem

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐTM DỰ ÁN MỞ RỘNG: “KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG”

1.Thông tin về dự án

1.1. Thông tin về chủ đầu tư

Tên dự án: Khu du lịch nghỉ dưỡng

Địa điểm thực hiện: Xóm Pạnh, xã Bao La, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình

Chủ dự án:

+ Công ty TNHH ....

+ Địa chỉ:....xã Bao La, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.

+ Điện thoại:....

1.2.Vị trí địa lý của dự án

Dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng” được thực hiện Xóm Pạnh, xã Bao La, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Dự án đầu tư có tổng diện tích là 148.650 m2 (tương đương với khoảng 14,9 ha) (Điều chỉnh từ diện tích đất sử dụng từ 132.200 m2 lên thành 148.650m2). Ranh giới khu đất được giới hạn như sau:

Ranh giới của dự án như sau:

+ Phía Bắc: Giáp vườn đồi và sườn núi đá;

+ Phía Đông: Giáp suối, vườn đồi;

+ Phía Nam: Giáp đường vào dự án, đất vườn đồi;

+ Phía Tây: Giáp vườn đồi và đất trồng cây hàng năm.

Vị trí giới hạn dự án theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 106, múi chiếu 3 được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 1: Vị trí tọa độ dự án

Tên điểm

Tọa độ

Tên

điểm

Tọa độ

X

Y

X

Y

M1

2290258.360

389701.750

M21

2289983.280

390009.030

M2

2290269.400

389827.550

M22

2289922.090

390012.630

M3

2290311.000

389898.000

M23

2289898.290

390010.390

M4

2290349.000

389924.000

M24

2289899.700

389985.320

M5

2290356.500

389955.500

M25

2289862.000

389980.000

M6

2290370.000

389988.000

M26

2289858.000

389971.000

M7

2290349.000

390000.000

M27

2289886.000

389960.000

M8

2290378.420

390019.350

M28

2289885.000

389957.000

M9

2290387.000

390047.000

M29

2289850.000

389963.000

M10

2290310.980

390084.010

M30

2289874.000

389931.000

M11

2290285.020

390089.910

M31

2289903.060

389899.330

M12

2290169.330

390093.720

M32

2289937.000

389832.000

M13

2290123.330

390089.240

M33

2289973.750

389768.020

M14

2290103.310

390094.740

M34

2289996.560

389777.270

M15

2290089.170

390103.200

M35

2290017.830

389774.570

M16

2290017.070

390090.140

M36

2290045.170

389776.740

M17

2289991.930

390095.820

M37

2290087.320

389771.290

M18

2289977.350

390072.370

M38

2290105.290

389764.060

M19

2289976.540

390062.490

M39

2290183.830

389742.380

M20

2289982.170

390056.340

 

 

 

1.3. Quy mô dự án:

+ Quy mô diện tích đất sử dụng: 148.650 m2 (14,9ha).

+ Tổng mức đầu tư dự án 280.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm tám mươi tỷ đồng chẵn).

+ Quy mô khách du lịch và cán bộ công nhân viên: 250 người/ngày;

1.4.Mục tiêu, hoạt động của dự án

Mục tiêu của dự án: Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và điều hành tua du lịch.

1.5.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt

Dự án được thực hiện trên khu đất hiện có với diện tích 148.650 m2 tại Xóm Pạnh, xã Bao La, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.

Toàn bộ diện tích đất Giai đoạn I (13,2 ha) của Dự án đã đi vào hoạt động trong đó có 9.500 m2 là đất rừng nguyên sinh do UBND xã Bao La quản lý được giữ nguyên hiện trạng. Phần mở rộng thêm khoảng 16.472 m2 chủ yếu là đất trồng cây hoa màu, đất đồi chưa sử dụng.

Cơ cấu sử dụng đất của Dự án như sau:

Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất của Dự án

Stt

Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất khu nhà biệt thự, Bungalow

26.525

18

2

Đất khu dịch vụ

7.582

5

3

Đất hạ tầng kỹ thuật

1.223

1

4

Đất cây xanh, mặt nước

79.875

54

5

Đất đường giao thông

16.973

11

6

Đất mở rộng phát triển Giai đoạn II

16.472

11

Tổng

148.650

100,00

1.6. Các hạng mục công trình

Trong giai đoạn I, Chủ dự án đã tiến hành đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng và san nền toàn bộ diện tích đất của Dự án, xây dựng hoàn thiện một số các hạng mục công trình như Khu tiếp đón, nhà hành chính, khu hồ bơ, biệt thự hồ bơi, byngalow, nhà điều hành, nhà kỹ thuật, nhà để xe, khu spa, phòng trị liệu, nhà sàn, các công trình cảnh quan,…, khu vực lưu giữ chất thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 45 m3/ngày đêm và đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống cấp điện, chiếu sáng cho khu vực Dự án. Trong giai đoạn II, Chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng mở rộng thêm diện tích đất sử dụng và bổ sung thêm một số các hạng mục công trình mới.

Quy mô các hạng mục công trình của Dự án được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 1-3: Bảng tổng hợp quy mô các hạng mục công trình

 

STT

 

TÊN HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

KHOẢNG (m2)

 

GHI CHÚ

1

Khu tiếp đón

140,00

Đã xây dựng

2

Nhà hàng chính

1.022,25

Đã xây dựng

3

Khu hồ bơi chính

906,00

Đã xây dựng

4

Biệt thự hồ bơi - loại a ( sl: 02 căn)

729,38

Đã xây dựng

5

Biệt thự hồ bơi - loại b ( sl: 01 căn)

200,00

Đã xây dựng

6

Bungalow tiêu chuẩn (sl: 22 căn)

2.724,26

Đã xây dựng

7

Bungalow cao cấp (sl: 06 căn)

989,76

Đã xây dựng

8

Bungalow đôi ( sl: 05 căn)

864,60

Đã xây dựng

9

Nhà điều hành

294,00

Đã xây dựng

10

Nhà kỹ thuật

245,00

Đã xây dựng

11

Nhà để xe điện

121,50

Đã xây dựng

12

Khu tiếp đón spa

147,00

Đã xây dựng

13

Sân trong khu spa

145,00

Đã xây dựng

 

STT

 

TÊN HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

DIỆN TÍCH SỬ

DỤNG ĐẤT KHOẢNG (m2)

 

GHI CHÚ

14

Phòng trị liệu

114,19

Đã xây dựng

15

Phòng tư vấn sức khỏe

114,21

Đã xây dựng

16

Phòng thay đồ

105,30

Đã xây dựng

17

Phòng mát xa chân

124,24

Đã xây dựng

18

Phòng tập gym

95,00

Đã xây dựng

19

Nhà tập yoga

65,81

Đã xây dựng

20

Phòng spa 1

90,00

Đã xây dựng

21

Phòng spa 2

80,00

Đã xây dựng

22

Phòng trẻ em

61,75

Đã xây dựng

23

Chòi nghỉ

36,00

Đã xây dựng

24

Bể nước 01

43,00

Giai đoạn II

25

Bể nước 02 và nhà bơm

207,50

Giai đoạn II

26

Nhà lọc nước

63,70

Giai đoạn II

27

Kho spa

23,70

Giai đoạn II

28

Nhà sàn

177,62

Giai đoạn II

29

Nhà bếp và nhà vệ sinh

175,00

Giai đoạn II

30

Nhà ở lưu trú

200,00

Giai đoạn II

31

Nhà phụ trợ phục vụ chăn nuôi

60,00

Giai đoạn II

32

Nhà kho buồng phòng

24,50

Giai đoạn II

33

Bếp nấu ăn cho nhân viên

49,80

Đã xây dựng

34

Nhà bể cá

24,50

Giai đoạn II

35

Lọc bể cá

10,00

Giai đoạn II

36

Đất rừng

9.500,00

Giữ nguyên hiện trạng

37

Cây xanh mặt nước

116.827,26

Đã bố trí

 

38

Công trình htkt: đường giao thông nội bộ, khu xử lý rác thải, trạm biến áp, nhà bảo vệ

 

11.848,18

Đã xây dựng

 

Tổng :

148.650,01

 

1.7 Nhu cầu sử dụng điện, nước, nguyên vật liệu chính của dự án

(1)Trong giai đoạn thi công

Nhu cầu sử dụng điện:

+ Lượng tiêu thụ điện ước tính khoảng 1.000 kW/tháng.

+ Nguồn cung cấp điện: Sử dụng điện tại Dự án.

- Nhu cầu sử dụng nước:

+ Lượng nước cấp cho sinh hoạt cung cấp cho 30 công nhân viên thi công dự án là 1,5 m3/ngày.đêm. Nguồn cung cấp nước là nước ngầm hiện đang khai thác tại dự án.

(2).Giai đoạn vận hành dự án

  • Nhu cầu sử dụng điện 1065 kvA;
  • Nhu cầu sử dụng nước: 100 m3/ngày đêm;
  • Nguồn cung cấp nước: Nước dưới đất do dự án khai thác.

2.Tác động môi trường của dự án đầu tư

Các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường được liệt kê trong bảng dưới đây

Bảng 4: Các thông hạng mục công trình và hoạt động kèm theo tác động xấu đến môi trường

Giai đoạn

Tên công trình

Các hoạt động chính

Các tác động xấu

đến môi trường

 

 

 

 

 

 

San lấp mặt bằng và xây dựng

 

 

 

 

Các hạng mục

công trình thuộc: Các công trình bổ sung cho giai đoạn II.

  • Đền bù, giải phóng mặt bằng;
  • Phát quang thực vật;
  • Đào lớp đất hữu cơ;
  • San nền;
  • Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị;
  • Xây lắp các hạng mục hạ tầng kỹ thuật;
  • Hoạt động sinh hoạt

công nhân.

Tác động tới kinh tế

  • xã hội.
  • Phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung
  • Nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng
  • Chất thải rắn và CTNH
  • Đất màu hữu cơ
  • Các sự cố: cháy nổ, tai nạn lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành

 

 

 

 

 

-Vận hành trạm xử lý nước thải;

  • Hoạt động sinh hoạt của du khách
  • Hoạt động các phương tiện giao thông;
  • Hoạt động nghỉ dưỡng, thăm quan và các trò chơi dã ngoại
  • Khí thải từ khu vực bếp
  • Bụi và khí thải của các phương tiện giao thông.
  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khách

nghỉ dưỡng, khách du lich, các khu dịch vụ.

  • Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khách nghỉ dưỡng, khách du lich, các khu dịch vụ.
  • Cháy nổ, chập điện
  • Vấn đề an ninh trật tự khu vực.

3.1 Tác động môi trường của dự án trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng

(1)Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: lưu lượng nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của 30 công nhân thi công và nhân viên dự án phát sinh ước tính khoảng: 50l/người/ngày.đêm; tổng lượng nước sử dụng 1,5 m3/ngày.đêm; tổng lượng nước thải (100% lượng nước tiêu thụ) là 1,5 m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt có các thành phần ô nhiễm như TSS, COD, BOD5, Tổng N, Tổng P, Coliform.

(2)Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải sinh hoạt từ các hoạt động vệ sinh của công nhân, viên trong giai đoạn thi công, xây dựng ước tính: 0.5kg/người/ngày.đêm, tổng 15 kg/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, có thể chứa các loại vi sinh vật gây hại.

Chất thải phát sinh từ việc thu hồi cây trồng lâu năm, cây hoa màu và phát quang.

Chất thải xây dựng cũng phát sinh trong quá trình này. Thành phần chủ yếu là vật liệu xây dựng như gạch, tôn,...và vỏ bao bì vật liệu xây dựng.

Chất thải nguy hại: bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, vỏ thùng chứa thành phần nguy hại thải   ước tính khoảng 20 kg trong quá trình xây dựng. Chất thải rắn nguy hại nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy định thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

(3)Bụi, khí thải

Bụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt bằng, từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu. Thành phần của bụi chủ yếu là các hạt đất, cát nhỏ,…Tuy nhiên khối lượng của các hạt bụi lớn nên khó phát tán xa.

Khí thải từ hoạt động vận chuyển đất đào đắp, vận chuyển nguyên vật liệu và máy thi công  Thành phần bao gồm bụi, SO2, CO, NOx, VOC.

(4)Tiếng ồn, độ rung

Phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải và xây dựng.

(5)Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Các hoạt động thi công, xây dựng làm mất hệ sinh thái nông nghiệp.

(6)Trật tự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân xây dựng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến khách nghỉ dưỡng tại dự án đang hoạt động. Ngoài ra, việc lưu thông của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng cho dự án cũng có thể gây ảnh hưởng cục bộ tới tình hình giao thông gần dự án.

(7)Rủi ro, sự cố

Các sự cố, rủi ro cũng có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập cháy điện, cháy rừng, mất ATLĐ,....

3.2.Giai đoạn vận hành

Nước thải sinh hoạt

  • Nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án theo tính toán khoảng 37,5 m3/ngày.đêm.
  • Nước thải sinh hoạt có các thành phần ô nhiễm như TSS, COD, BOD5, Tổng N, Tổng P, Coliform.

(2)Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Tổng số lượng nhân viên và du khách trong giai đoạn vận hành ước tính là 250 người.

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của nhân viên dự án và du khách: 250 kg/ ngày. Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, có thể chứa các loại vi sinh vật gây hại.

Chất thải nguy hại: bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, thùng đựng dầu,... ước tính khoảng 25 kg/ tháng tương đương khoảng 300kg/năm.

(3)Bụi, khí thải

Bụi, khí thải có thành phần bao gồm bụi, SO2, CO, NOx, VOC chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển du khách và nhân viên. Một lượng nhỏ khí thải cũng phát sinh từ hoạt động tiêu thụ nhiên liệu để nấu nướng phục vụ du khách.

(4)Tiếng ồn, độ rung

Việc tập trung nhiều du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng kèm theo các hoạt động dã ngoại, thể thao,...có thể gây là tiếng ồn lớn và ảnh hưởng tới cư dân xung quanh dự án.

(5)Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Các hoạt động của dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái nông nghiệp.

(6)Trật tự, an ninh xã hội

Hoạt động của dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực tới trật tự, an ninh xã hội như: tranh chấp, xung đột lợi ích,...Ngoài ra, hoạt động của dự án cũng làm gia tăng áp lực lên mạng lưới giao thông, vận tải của địa phương.

(7)Rủi​ ro, sự cố

Các sự cố, rủi ro cũng có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập cháy điện, tràn bể XLNT, an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giao thông,...

4. Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

4.1 Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn thi công

(1)Đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt: Để hạn chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt của công nhân, chủ dự án tận dụng nguồn nhân lực địa phương sẽ được áp dụng. Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường, chủ dự án bố trí 01 nhà vệ sinh hiện tại đang có tại dự án để cho công nhân viên xây dựng dự án sử dụng. Nước thải được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải công suất 45 m3/ngày đêm hiện có tại dự án đạt QCVN 14 :2008/BTNMT, cột A trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.

(2)Đối với bụi, khí thải

Tưới nước ẩm đường ra vào dự án với tần suất 2 lần/ngày vào những ngày hanh, khô; trong thời gian bốc dỡ vật liệu, xe không được nổ máy.

Che phủ bạt tại các bãi chứa nguyên vật liệu xây dựng nhằm giảm thiểu sự phát tán bụi đi xa.

Các phương tiện vận chuyển đều phải được đăng kiểm, kiểm tra định kỳ và có bạt che chắn kín.

Ưu tiên lựa chọn các phương án thi công có ứng dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tiến độ thi công và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động thi công.

Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bụi, khí thải lên sức khỏe người lao động.

(3)Đối với chất thải rắn, chất thải xây dựng

Thu gom rác thải sinh hoạt: Toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày từ công trường thi công được thu gom vào 01 thùng chứa rác thải loại 120l, hàng ngày vận chuyển về kho lưu trữ với diện tích 15m2 hiện có tại dự án. Dự án ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh được vận chuyển xử lý hàng ngày.

CTR xây dựng: Các loại chất thải không thể tận dụng như như đất, đá, gạch vỡ được chủ dự án dự kiến sẽ đặt 05 thùng ben loại 5m3 chứa CTR xây dựng và được tập kết tạm thời tại công trường thi công sau đó thuê Công ty môi trường tại địa phương tới vận chuyển theo quy định của pháp luật. Khu vực lưu giữ CTR xây dựng phải đảm bảo không gây cản trở giao thông đi lại trên công trường.

(4)Đối với chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom và lưu trữ tại kho lưu trữ CTNT có diện tích 15 m2, kho có kết cấu nền bê tông xung quanh tường vách bằng thép có cửa đóng khóa, nền có hố thu chất thải đổ tràn. Tại nhà kho trang bị các chứa chất thải nguy hại chuyên dụng bằng kim loại, có nắp đậy, có dán nhãn mã CTNH. Dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

(5)Đối với tiếng ồn, độ rung

Khống chế số lượng thiết bị thi công trong giới hạn tiếng ồn cho phép theo quy định. Lựa chọn công nghệ thi công hiện đại để đảm bảo tiến độ thi công và giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. Bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh thi công vào giờ giới nghiêm gây phát sinh tiếng ồn, độ rung làm ảnh hưởng đến dân cư xung quanh Dự án.

Hạn chế vận chuyển vật liệu trên các tuyến giao thông vào giờ cao điểm, vào giờ vào của khách du lịch, quy định tốc độ hợp lý cho các loại xe để giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc vào giờ nghỉ.

Trang bị dụng cụ chống ồn cho các công nhân làm việc tai khu vực có độ ồn cao. Nhà thầu xây dựng sẽ xây dựng tấm che bằng tôn cao 3m tại khu vực thi công, tận dụng dải cây xanh xung quanh dự án.

Chống rung tại nguồn: Tùy theo từng loại máy móc cụ thể để có biện pháp khắc phục như: kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,…

(6)T​rật tự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân tham gia xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội và ảnh hưởng du khách nghỉ dưỡng. Để giảm thiểu những tác động này, nhà thầu ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương. Thành lập và tuân thủ đúng theo nội quy lao động tại công trường.

4.2.Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động

(1)Đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt từ các công trình nghỉ dưỡng, các công trình dịch vụ, công cộng được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại, bể tách dầu mỡ tại các công trình sau đó qua hệ thống cống gom dẫn về hệ thống XLNT với công suất 45 m3/ngày.đêm xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT .

(2)Đối với bụi, khí thải từ giai đoạn hoạt động

  • Thường xuyên quét dọn, phun nước tưới nước mặt đường để giảm thiểu lượng bụi phát sinh. Tần suất 1 lần/ngày.
  • Tại khu vực bếp nấu, bố trí các chụp hút, khí bụi phát sinh từ quá trình đun nấu được hút vào các chụp hút qua các quạt hút và dẫn ra ngoài qua ống thoát khí.
  • Đối với mùi hôi phát sinh từ thệ thống xử lý nước thải tập trung

+ Đối với nước thải có mùi hôi, hệ thống thu gom được đầu tư kín và có hệ thống thoát khí ra ngoài.

+ Thu gom và xử lý bùn đúng định kỳ, không để bùn tồn đọng lâu ngày.

+ Sử dụng chế phẩm khử mùi sinh học để phun, xịt khử mùi tại khu vực hệ thống xử lý nước thải.

(3)Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Bố trí các thùng thu gom rác tại từng công trình dự án.

Nhân viên vệ sinh sẽ thu gom rác hàng ngày, phân loại và lưu chứa tại kho lưu chứa chất thải thông thường với diện tích 15m2. Toàn bộ rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng để xử lý.

(4)Đối với chất thải nguy hại

Phổ biến các quy định, cách thức thu gom, phân loại chất thải nguy hại và quản lý theo đúng quy định pháp luật về Quản lý chất thải nguy hại. CTNH sẽ được phân loại và chuyển giao đơn vị có chức năng xử lý.

Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom và lưu trữ tại kho lưu trữ CTNH có diện tích 15 m2, kho có kết cấu nền bê tông xung quanh tường vách bằng thép có cửa đóng khóa, nền có hố thu chất thải đổ tràn. Tại nhà kho trang bị các chứa chất thải nguy hại chuyên dụng bằng kim loại, có nắp đậy, có dán nhãn mã CTNH.

Thực hiện ký hợp đồng với đơn vị đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

(5)Đối với tiếng ồn và độ rung

Các phương tiện của khách ra vào khu vực phải theo hướng dẫn của ban quản lý dự án.

Giảm thiểu tiếng ồn từ hệ thống điều hòa không khí biến tần: Lắp đặt các cụm máy và thiết bị ở phòng riêng biệt cách ly khỏi khu vực nghỉ dưỡng.

Đối với tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông, do đây là nguồn ồn không kéo dài và phân tán, hơn nữa chỉ phát sinh khi có phương tiện giao thông ra, vào dự án. Vì vậy hạn chế bằng cách quy định các xe ra vào khu dân cư hạn chế bóp còi gây ồn ào ảnh hưởng tới cư dân.

Tiếng ồn tại khu vực giải trí được giảm thiểu bằng cách lắp cách âm, chống ồn cho toàn bộ phòng giải trí. Do đó tạp âm sẽ không lọt ra bên ngoài ảnh hưởng đến các sinh hoạt và nghỉ dưỡng khác.

Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên dự án để giảm tiếng ồn phát ra khu vực xung quanh.

(5)Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan chất thải

- Việc triển khai xây dựng mở rộng dự án và hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Các biện pháp được áp dụng để giảm thiểu những nguy cơ này bao gồm:

+ Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương trong cả giai đoạn thi công và vận hành;

+ Phối hợp với người dân địa phương tổ chức các hoạt động thăm quan, du lịch vừa tạo việc làm cho người dân vừa tăng cường sự gắn kết giữa dự án và người dân xung quanh;

+ Hướng dẫn du khách tuân thủ những quy định khi vui chơi, nghỉ dưỡng, thăm quan tại dự án.

- Khi dự án đi vào hoạt động, phương tiện giao thông ra vào dự án tăng đặc biệt vào mùa du lịch. Vì vậy, có thể gia tăng tại nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

(6​)Trật tự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân tham gia xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Để giảm thiểu những tác động này, nhà thầu ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương.

Thành lập nội quy tham quan, du lịch và hướng dẫn du khách thực hiện đúng quy định.

5.Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường

5.1. Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường trong giai đoạn thi công

Biện pháp phòng chống cháy, nổ:

Lập quy định phòng chống cháy nổ trong lao động, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của công nhân viên thi công dự án.

  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị để đảm bảo độ an toàn, tránh nguy cơ xảy ra cháy nổ.
  • Đầu tư các thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu tại công trường; bố trí các phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy cầm tay, hệ thống bơm, phun nước,...
  • Định kì tổ chức diễn tập ứng phó với sự cố cháy nổ. Phòng ngừa tai nạn lao động:
  • Các công nhân tham gia vận hành máy móc, thiết bị được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách, đúng quy trình, biết cách giải quyết khi có sự cố xảy ra.
  • Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn khi vận hành.
  • Trang bị cho công nhân đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động như găng tay,

khẩu trang, mũ bảo hiểm, dây thắt an toàn...

5.2.Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành

- Biện pháp giảm thiểu sự cố do cháy nổ, chập điện:

+ Xây dựng các họng nước phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy ở các công trình.

+ Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy trình cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm định, phê duyệt theo quy định. Thực hiện diễn tập định kì theo đúng quy định.

+ Các biện pháp ứng phó sự cố cháy nổ, chập điện: Định kì kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc. Xây dựng các biện pháp ứng phó tại chỗ được xây dựng và duy trì diễn tập ứng phó với các sự cố.

- Đối với sự cố vỡ đường ống cấp nước, thoát nước:

+ Đường ống dẫn nước sẽ có đường cách ly an toàn.

+ Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống được đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

+ Giải pháp ứng cứu khi có sự cố vỡ ống dẫn nước là xây dựng một hệ thống cống thoát nước xung quanh những vị trí có khả năng gây đổ vỡ đường ống.

- Sự cố tắc cống thoát nước:

+ Đối với cống thoát nước mưa chảy tràn: Cống thoát nước mưa chảy tràn được xây dựng có nắp đậy nhằm hạn chế rác thải, lá cây rơi xuống đồng thời đội vệ sinh khu dân cư thường xuyên quét dọn nạo vét mương thu gom nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát.

+ Đối với cống thoát nước thải: Cống được xây dựng có nắp đậy định kỳ được nạo vét nhằm tăng khả năng thu gom nước thải. Tại hệ thống xử lý bố trí song chắn rác để thu gom rác trước khi vào hệ thống xử lý chung nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý.

+ Đồng thời tuyên truyền người dân sinh sống trong dân cư có ý thức thu gom rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, tạo quảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.

- Sự cố hệ thống xử lý nước thải:

+ Với sự cố mất điện: Sử dụng nguồn điện từ máy phát điện dự phòng của dự án.

+ Bố trí nhân viên có chuyên môn vận hành hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời yêu cầu đơn vị thi công chuyển giao công nghệ vận hành để vận hành hệ thống xử lý theo đúng quy trình đề ra.

+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Khi phát hiện thiết bị bị hỏng sẽ thay thế hoặc sử dụng thiết bị dự phòng sẵn có.

+ Quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý để sớm phát hiện và khắc phục sự cố.

+ Khi xảy ra sự cố sẽ liên hệ lại với đơn vị thiết kế, thi công để đề nghị giúp đỡ tìm ra nguyên nhân khắc phục.

5.3 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Dự án không thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường.

Giai đoạn vận hành

Dự án không thuộc đối tượng thực hiện quan trắc môi trường định kỳ trong giai đoạn vận hành dự án.

>>> XEM THÊM: Báo cáo ĐTM dự án nhà máy sản xuất tấm thạch anh nhân tạo

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha