Phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư xây dựng công trình

Phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư xây dựng công trình, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và giấy chứng nhận đầu tư dự án, báo cáo nghiên cứu khả thị dự án đầu tư.

Ngày đăng: 07-10-2021

388 lượt xem

Phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư xây dựng công trình

Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, Luật đầu tư 2014 là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo môi trường thuận lợi cho lĩnh vực đầu tư phát triển. Đặc biệt, Luật đầu tư đã chú trọng hơn các trường hợp, trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy định rõ ràng những trường hợp nào phải xin chủ trương đầu tư, ai có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng? Thẩm quyền phê duyệt đối với từng loại dự án đầu tư xây dựng? và một số trường hợp cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư không phải xin chủ trương.

Bài viết này dựa trên luật Luật đầu tư 2014, Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020, Luật Đầu tư công năm 2019... và kinh nghiệm thông qua nghiệp vụ tư vấn đầu tư cho hàng trăm dự án đầu tư xây dựng mỗi năm của Minh Phương. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đầu tư xây dựng và thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

Phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư xây dựng công trình, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và giấy chứng nhận đầu tư dự án, báo cáo nghiên cứu khả thị dự án đầu tư.

1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Tại Khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

2. Ai có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

2.1  Thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công

Theo Luật Đầu tư công năm 2019, thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công bao gồm:

· Thủ tướng Chính phủ

· Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương

· Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

· Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

2.2. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước

Tại điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2018 có quy định thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư là Hội đồng Thành viên, Chủ tịch công ty quyết định đối với dự án đầu tư xây dựng không quá 50% vốn chủ sở hữu, Hội đồng Thành viên, Chủ tịch công ty sẽ phân cấp cho Tổng giám đốc và Giám đốc quyết định các dự án đầu tư xây dựng. Các trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt. Cụ thể:

1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp:

a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;

b) Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.

2.3. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án PPP

Người có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án PPP là Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trong ương và cơ quan khác; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tại điều 21 Luật Đầu tư quy định như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.

2. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2.4. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công

Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công mà không thuộc trường hợp doanh nghiệp sử dụng dụng vốn nhà nước để đầu tư xây dựng và các dự án sử dụng vốn khác, thì thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư xây dụng đó chính là chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư xây dựng công trình

Vướng mắc trong thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án lớn nhất miền Tây

Dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu được xem là dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long tính tới thời điểm này, với tổng mức đầu tư hơn 4 tỉ USD.

Dự án đã được phê duyệt ĐTM

Bộ TN-MT vừa quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỉ USD.

Ngày 2.9, ông Trần Trung Vĩ, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân vừa ký quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu, do Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd. (DOE, Singapore) làm chủ đầu tư và Tập đoàn Bechtel (Mỹ) là tổng thầu EPC. Dự án được thực hiện tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình với tổng vốn đầu tư khoảng 93.000 tỉ đồng, tương đương 4 tỉ USD.

Theo nội dung quyết định, về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, Bộ TN-MT đề nghị công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật. Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án.

Nội dung dự án

Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu là dự án trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu, đồng thời là dự án lớn nhất miền Tây có vai trò tạo động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tổng diện tích thực hiện dự án khoảng 252 ha; nhiên liệu sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu. Công suất dự án khoảng 3.200 MW, gồm 4 tổ máy, mỗi tổ có công suất khoảng 800 MW. Các hạng mục, công trình chính của dự án gồm: Tuabin khí, lò thu hồi nhiệt, tuabin hơi, nhà điều khiển trung tâm. 

Dự án này tích hợp tổng thể gồm nhà máy điện có tổng công suất thiết kế 3.200 MW trên diện tích đất 70 ha tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; trạm tiếp nhận và lưu trữ nhiên liệu có diện tích nổi FSU hoặc trạm lưu trữ và tái hóa khí nổi FSRU khoảng 100 ha mặt biển có công suất lưu trữ từ 150.000 đến 174.000 m3 khí LNG; trạm tái hóa khí và 35 km đường ống dẫn khí áp suất cao.

Tiến độ thực hiện

Theo kế hoạch, dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư (tháng 1-2020), DOE - nhà đầu tư có 12 tháng để hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án vào đầu năm 2021. Dự kiến đến đầu năm 2024, tổ máy tua-bin khí giai đoạn 1 (công suất 750 MW) sẽ vận hành và tiếp tục xây lắp, đưa vào vận hành các tổ máy còn lại của dự án để đạt đủ công suất 3.200 MW trước tháng 12-2027.

Tuy nhiên, do có nhiều vướng mắc trong thủ tục chuẩn bị đầu tư nên tiến độ thực hiện dự án này đang chậm hơn nhiều so với dự kiến. Chủ đầu tư cùng chính quyền địa phương đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để kịp khởi công dự án vào cuối năm nay, trễ gần 1 năm so với kế hoạch.

Dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu đang gặp khó khăn liên quan đến những quy định chưa có tiền lệ trong thu hút đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài mà Luật Đầu tư cũng như một số nghị định hướng dẫn chưa theo kịp.

Ông Phạm Văn Thiều cho biết "Trở ngại lớn nhất là giá điện và kế hoạch mua điện theo Luật Điện lực hiện chưa thống nhất. Nhà đầu tư bán tất cả 3.200 MW thì điện lực có mua hết hay không vẫn còn đàm phán tiếp. Nhà đầu tư chủ yếu lấy USD về để đầu tư, mua máy móc thiết bị nhưng khi mình trả bằng tiền VNĐ thì có đổi ra USD để chuyển ra nước ngoài được hay không, điều này cũng vẫn còn đàm phán".

Trước những khó khăn nêu trên, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã gửi văn bản kiến nghị Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ. Trong đó, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiến nghị các vấn đề chính cần khẩn cấp tháo gỡ để khởi công dự án vào cuối năm 2021.

Theo kiến nghị, giá bán điện của dự án này sẽ được xác định theo quy định pháp luật qua thương thảo hợp đồng mua bán điện PPA với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - tính toán sơ bộ trong nghiên cứu tiền khả thi là khoảng 7 UScents/KWh (1.600 đồng). Để có được điều này, cần sự nỗ lực chung của cả nhà đầu tư cũng như EVN (cơ quan thay mặt nhà nước mua điện của nhà máy) và Bộ Công Thương.

Theo nhà đầu tư DOE, khả năng khởi động nhanh với tốc độ hòa lưới lên tới 55 MW/phút của tua-bin khí chu kỳ hỗn hợp 9HA-02- thế hệ công nghệ tiên tiến nhất đã thương mại hóa hiện nay của Tập đoàn General Electric (Mỹ) sẽ khắc phục nhược điểm thiếu ổn định của năng lượng tái tạo. Qua đó, Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu sẽ góp phần phát huy tối đa tiềm năng điện gió, điện mặt trời của tỉnh Bạc Liêu và khu vực miền Tây, duy trì an toàn lưới điện.

Ngoài ra, dự án này sẽ góp phần cân bằng cán cân thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ. Theo đó, Việt Nam sẽ nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến và nguồn nhiên liệu LNG từ Mỹ, từ đó giúp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Chính vì vậy, tháng 9-2019, dự án đã được Bộ Thương mại Mỹ đưa vào Chương trình Vận động thương mại của chính phủ nước này.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kỳ vọng dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu sẽ là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo thêm hàng ngàn việc làm, hàng chục tỉ đồng tiền thuế nhà thầu trong thời gian xây dựng; hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp, cùng hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế các loại khi nhà máy đi vào vận hành.

Thành lập Công ty TNHH Điện khí Bạc Liêu - Phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư xây dựng công trình, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và giấy chứng nhận đầu tư dự án, báo cáo nghiên cứu khả thị dự án đầu tư.

Vừa qua, DOE cũng đã thành lập Công ty TNHH Điện khí Bạc Liêu để thay mặt chủ đầu tư triển khai các thủ tục, giấy phép, thỏa thuận liên quan và thực hiện dự án theo quy định pháp luật.

Lãnh đạo Công ty TNHH Điện khí Bạc Liêu phát biểu: "Tôi tin tưởng rằng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính, công nghệ của các tập đoàn uy tín, cùng với quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các cơ quan trung ương, dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu sẽ được xây dựng với các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để cung cấp nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ổn định và tin cậy với giá thành hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thực hiện chủ trương phát triển bền vững của Việt Nam" 

Phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư xây dựng công trình, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và giấy chứng nhận đầu tư dự án, báo cáo nghiên cứu khả thị dự án đầu tư.

Mẫu Thông báo kết quả thẩm định dự án/điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

(Ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ)

 

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

________________

Số: ……………….

V/v: thông báo kết quả thẩm định dự án...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________________    

…………., ngày……tháng…….năm ........

Kính gửi: (Tên Đơn vị trình)

 

(Cơ quan thẩm định) đã nhận Văn bản số … ngày … của ….. trình thẩm định dự án (Tên dự án đầu tư).

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Các căn cứ khác có liên quan.................................................

Sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến và kết quả thẩm tra của các cơ quan, tổ chức có liên quan, (Cơ quan thẩm định) thông báo kết quả thẩm định dự án (tên dự án) như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án:

2. Nhóm dự án, loại, cấp, quy mô công trình:

3. Người quyết định đầu tư:

4. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,…):

5. Địa điểm xây dựng:

6. Giá trị tổng mức đầu tư:

7. Nguồn vốn đầu tư:

8. Thời gian thực hiện:

9. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

10. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:

11. Các thông tin khác (nếu có):

II. HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

1. Văn bản pháp lý:

( Liệt kê các văn bản pháp lý trong hồ sơ trình)

2. Hồ sơ, tài liệu dự án, khảo sát, thiết kế:

3. Hồ sơ năng lực các nhà thầu:

III. NỘI DUNG HỒ SƠ DỰ ÁN TRÌNH THẨM ĐỊNH

Ghi tóm tắt về nội dung cơ bản của hồ sơ dự án trình thẩm định được gửi kèm theo Tờ trình thẩm định dự án của Tổ chức trình thẩm định.

IV. TỔNG HỢP Ý KIẾN CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp theo chức năng nhiệm vụ.

V. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

1. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở:

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

- Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;

- Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;

- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế;

- Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.

2. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư:

3. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thẩm định:

- Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng;

- Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án;

- Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án.

VI. KẾT LUẬN

Dự án (Tên dự án) đủ điều kiện (chưa đủ điều kiện) để trình phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo.

Trên đây là thông báo của (Cơ quan thẩm định) về kết quả thẩm định dự án (Tên dự án). Đề nghị chủ đầu tư nghiên cứu thực hiện theo quy định./.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha