Đề xuất dự án đầu tư nhà máy dệt may công nghiệp

Đề xuất dự án đầu tư nhà máy dệt may công nghiệp và quy trinh xin dự án nhà máy dệt may công nghiệp, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy dệt may

Ngày đăng: 05-10-2021

381 lượt xem

Đề xuất dự án đầu tư nhà máy dệt may công nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

ngày     tháng 10 năm 2021)

I. NHÀ ĐẦU TƯ /HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nhà đầu tư:

Tên doanh nghiệp/tổ chức: Công ty TNHH Dệt may Hương Phú

Mã số doanh nghiệp:0316753899 - do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố HCM cấp.

Địa chỉ trụ sở: Thôn 1, Xã Hòa Hậu, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Đồng Nai , Việt Nam.

Điện thoại: 0912276699  Fax:………………….……………

Số tài khoản: ...  

Email: ..... 

Website: ....... 

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ tên: Nguyễn Hải Hà

Chức danh: Giám Đốc

Sinh ngày: 01/06/1961

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Việt Nam

Số giấy chứng thực cá nhân: 082060000217             Ngày cấp: 26/07/2019

Nơi cấp: Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ thường trú:  312/1 Nguyễn Trãi, Phường 08, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. .  

Chỗ ở hiện tại:  312/1 Nguyễn Trãi, Phường 08, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.  .

Điệnbthoại: 0912276699      .Fax: …..............................Email: ........................................

2. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư (nếu có)

II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU

1. Các nội dung về tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô, vốn, phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ thực hiện dự án: đã được nêu chi tiết tại văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

2. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất

2.1. Địa điểm khu đất:

- Địa điểm thực hiện dự án: thị trấn Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai .

- Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất(nếu có):

2.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất: Đất rừng sản xuất

2.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất - Đề xuất dự án đầu tư nhà máy dệt may công nghiệp

STT

LOẠI ĐẤT

 DIỆN TÍCH (m2)

 TỶ LỆ (%)

1

Đất xây dựng nhà xưởng

 6,000

55.56

2

Đất công trình phụ trợ

 600

5.56

3

Sân bãi, giao thông nội bộ + cây xanh

 4,200

38.89

 

TỔNG CỘNG

 10,800

100%

 

2.4. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.

2.5. Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Kế hoạch, tiến độ thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thể hiện ở mục tiến độ thực hiện của dự án.

2.6. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).

Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.

3. Nhu cầu về lao động : 1300 người

STT

Nhân sự

SL

A

BAN GIÁM ĐỐC

4

1

Giám đốc

1

2

Phó giám đốc

2

3

Kế toán trưởng

1

B

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

22

1

Nhân sự, văn thư

6

2

Kinh doanh

6

3

Kế toán, thu ngân

10

C

Nhân viên khu sản xuất

1254

1

Quản lý

2

2

Công nhân may

1200

3

Nhân viên kỹ thuật

12

4

Trưởng ca

20

5

Nhân viên phục vụ

12

6

Nhân viên bảo vệ, lái xe

8

 

Tổng cộng

1300

 

4. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:

a) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất.

- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển của địa phương. Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực bảo đảm phù hợp cho việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy dệt may 15/4 phục vụ nhu cầu của người dân.

- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện dự án.

- Dự án được tiến hành quy hoạch cụ thể trong thuyết minh quy hoạch 1/500.

b) Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội

Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng:

- Dự án Nhà máy dệt may 15/4 được đầu tư xây dựng sẽ góp phần phát triển ngành nông lâm nghiệp của tỉnh Đồng Nai  theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

- Dự án Nhà máy dệt may 15/4 được đầu tư xây dựng sẽ phát huy hiệu quả tích cực, không những góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, phát triển đất nước.

- Đóng góp của dự án đối với ngân sách, địa phương, người lao động: hàng năm dự án đóng góp cho ngân sách nhà nước từ tiền thuê đất, phí môi trường, thuế GTGT. Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.

- Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này: Các tác động tiêu cực về môi trường không đáng kể nhưng sẽ được đánh giá và đề xuất phương án khắc phục tại phần đánh giá tác động môi trường.

c) Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án

 

TT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Tổng đầu tư có VAT (1.000 đồng)

125,000,000

2

Hệ số chiết khấu r (WACC)

9.74%

3

Giá trị hiện tại ròng NPV (1.000 đồng)

191,474,171

4

Suất thu lợi nội tại IRR

14.61%

5

Thời gian hoàn vốn PP: Có chiết khấu

5  năm 1 tháng

6

Không chiết khấu

7 năm 8 tháng

 

Kết luận

Dự án hiệu quả

 

 

Tổng mức vốn đầu tư dự kiến 125.000.000.000 đồng, sau 7 năm 8 tháng khai thác, dự án đã thu hồi được vốn. Như vậy xét về mặt kinh tế: dự án đã đảm bảo về hiệu quả kinh tế cho số vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

5. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường:

a) Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường:

Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện dự án Nhà máy dệt may 15/4tại thị trấn Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai  và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động.

- Giai đoạn xây dựng dự án.

+ Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:

Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.

Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có.

+ Tác động của nước thải:

Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.

+ Tác động của chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác.

+ Tác động đến sức khỏe cộng đồng:

Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau:

Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;

Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án;

Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.

Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ tác động không đáng kể.

- Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

+ Tác động do bụi và khí thải:

Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:

Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);

Từ quá trình hoạt động:

+ Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu:

Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO.

Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho.

Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này.

+ Tác động do nước thải:

Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.

Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…).

Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc.

Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

+ Tác động do chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày.

b) Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm

- Giai đoạn xây dựng dự án:

Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;

Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông;

Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;

Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng…

Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng có nắp đậy. Chủ đầu tư sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt đúng theo quy định

Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án.

Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng.

- Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí:

Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:

Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;

Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong thời gian xe chờ…;

Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo diện tích cây xanh chiếm 20 % tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo cáo;

- Giảm thiểu tác động nước thải:

+ Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại:

Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.

Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30 %, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.

Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý.

+ Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn

Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tác biệt hoàn toàn với với hệ thống thu gom nước thải;

Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;

Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước mưa.

+ Giảm thiểu ô nhiễm nước thải rắn

 Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định quản lý chất thải nguy hại.

c) Kết luận

Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.

Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú trọng.

6. Giải trình việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có): Không

III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Kiến nghị được miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại khoản 1, điều 16 của nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

a) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn hoàn toàn 100% trong 05 năm đầu kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.

b) Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm 50% tiền thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.

c) Mức tính thuế thu nhập doanh nghiệp sau thời gian ưu đãi thuế: Áp dụng tính mức thuế suất 10%.

2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu:

Kiến nghị được miễn thuế nhập khẩu 05 năm theo quy định tại khoản 13, điều 16 luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016. Đồng thời áp dụng mức thuế xuất 0% thuế nhập khẩu các hàng hóa hình thành tài sản cố định dự án.

3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

- Giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án được hưởng các ưu đãi đầu tư của Pháp luật và của tỉnh Đồng Nai  trong thời gian xây dựng và hoạt động của dự án xây dựng nhà ở xã hội.

4. Ưu đãi khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế (nếu có): (Không có)

5. Ưu đãi đặc biệt (nếu có) : (Không có)

6. Đề xuất hỗ trợ đầu tư (nếu có):

Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai , UBND huyện Nhơn Trạch sớm cấp quyết định chủ trương cho chủ đầu tư được phép thực hiện dự án: Nhà máy dệt may 15/4 tại thị trấn Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai .

  

Đồng Nai , ngày   tháng 10 năm 2021

Nhà đầu tư

 Công ty TNHH Dệt may Hương Phú

 

 

 

Đề xuất dự án đầu tư nhà máy dệt may công nghiệp và quy trinh xin dự án nhà máy dệt may công nghiệp, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy dệt may

 

 

 

Công ty TNHH Dệt may Hương Phú

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/TT-DA

V/v: Xin chấp thuận chủ trương cho doanh nghiệp đăng ký đầu tư Dự án “Nhà máy dệt may 15/4” tại thị trấn Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai .

Đồng Nai , ngày    tháng 10 năm 2021

 

TỜ TRÌNH

Kính gửi:

- UBND tỉnh Đồng Nai

- Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai ;

- Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ;

- UBND huyện Nhơn Trạch

Đề xuất dự án đầu tư nhà máy dệt may công nghiệp và quy trinh xin dự án nhà máy dệt may công nghiệp, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy dệt may

Chúng tôi là Công ty TNHH Dệt may Hương Phú xin kính gửi đến quý vị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai  lời chào trân trọng:

- Căn cứ vào danh mục các dự án kêu gọi và khuyến khích đầu tư của tỉnh Đồng Nai .

- Nhằm xây dựng thành công dự án Nhà máy dệt may 15/4 theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị ngành nông lâm nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương.

- Với năng lực và kinh nghiệm của chúng tôi trong việc đầu tư các dự án nay chúng tôi kính đề xuất và xin được quý cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai  chấp thuận chủ trương cho phép doanh nghiệp được xúc tiến các thủ tục đầu tư dự án với nội dung như sau:

I. TÊN ĐƠN VỊ ĐẦU TƯ:

Tên doanh nghiệp/tổ chức: Công ty TNHH Dệt may Hương Phú

Mã số doanh nghiệp:0316753899 - do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố HCM cấp.

Địa chỉ trụ sở: 312/1 Nguyễn Trãi, Phường 08, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đề xuất dự án đầu tư nhà máy dệt may công nghiệp và quy trinh xin dự án nhà máy dệt may công nghiệp, hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy dệt may

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha