Dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm tảo xoắn và quy trình nuôi tảo xoắn

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm tảo xoắn và quy trình nuôi tảo xoắn

Ngày đăng: 10-11-2021

361 lượt xem

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm tảo xoắn và quy trình nuôi tảo xoắn

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

ngày     tháng 11 năm 2021)

I. NHÀ ĐẦU TƯ /HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nhà đầu tư:

Tên doanh nghiệp/tổ chức: Công ty CP Công nghệ sinh học - Thương Mại Phú Gia Hào

Mã số doanh nghiệp: 0314951246 - do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố HCM cấp lần đầu  ngày 28/03/2018 thay đổi lần 1 ngày 15/11/2018.

Địa chỉ trụ sở: 32 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1,TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028 38288977  Fax:……………………………………………………...

Số tài khoản: ..................................    ;   Email: ..................................................................... 

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ tên: Bùi Chí Hiếu ;              Chức danh: Giám Đốc

Sinh ngày: 12/02/1978                              ;               Giới tính: Nam

Quốc tịch: Việt Nam

Số CMND: 025798778             Ngày cấp: 28/10/2013

Nơi cấp: Công an tỉnh Sóc Trăng.

Địa chỉ thường trú:  18/45/10-12 Vườn Chuối, phường 4, quận 3, thành phố HCM.  

Chỗ ở hiện tại: 18/45/10-12 Vườn Chuối, phường 4, quận 3, thành phố HCM.

Điện thoại: 028 38288977      .Fax: …..............................Email: ........................................

2. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư (nếu có): Không có

Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:

II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Các nội dung về tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô, vốn, phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ thực hiện dự án: đã được nêu chi tiết tại văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

2. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất

2.1. Địa điểm khu đất:

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

- Tổng diện tích khu đất quy hoạch là: 698.589,9 m2

- Ranh giới: Vị trí dự án có tứ cận được xác định như bản vẽ đính kèm.

Khu 1 có diện tích khoảng 50 Ha

ü Phía Đông  giáp Công ty CP Việt Úc Sóc Trăng.

ü Phía Nam giáp đường huyện lộ 110.

ü Phía Bắc giáp Sông Mỹ Thạnh.

ü Phía Tây giáp đất của dân .

Khu 2 có diện tích khoảng 20 Ha

ü Phía Tây  giáp Công ty CP Việt Úc Sóc Trăng.

ü Phía Nam giáp đường huyện lộ 110.

ü Phía Bắc giáp Sông Mỹ Thạnh.

ü Phía Đông giáp đất của dân .

- Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất (nếu có): Khu đất dự kiến nghiên cứu lập dự án là đất nông nghiệp đang nuôi trồng thủy sản.

2.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp

2.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (m2)

 TỶ LỆ (%)

1

Đất xây dựng nhà nhà máy

139,371.00

19.95%

2

Khu nuôi trồng thủy sản và tảo xoắn tự nhiên

229,657

32.87%

3

Đất giao thông, sân bãi, vùng nguyên liệu dự trữ

329,561.9

47.18%

 

TỔNG CỘNG

 698,589.90

100%

 

2.4. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.

2.5. Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Kế hoạch, tiến độ thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thể hiện ở mục tiến độ thực hiện của dự án.

2.6. Dự kiến sơ bộ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác đối với trường hợp các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (nếu có).

Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.

3. Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất (nếu có).

4. Nhu cầu về lao động : 150 người

5. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:

a) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất.

- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển của địa phương. Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực bảo đảm phù hợp cho việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm và vùng nguyên liệu nuôi trồng Tảo xoắn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện dự án.

- Dự án được tiến hành quy hoạch cụ thể trong thuyết minh quy hoạch 1/500.

b) Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội

Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng:

- Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm và vùng nguyên liệu nuôi trồng Tảo xoắn được đầu tư xây dựng sẽ góp phần phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

- Đóng góp của dự án đối với ngân sách, địa phương, người lao động: hàng năm dự án đóng góp cho ngân sách nhà nước từ tiền thuê đất, phí môi trường, thuế GTGT. Hàng năm giải quyết việc làm cho nhiều lao động của địa phương.

- Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này: Các tác động tiêu cực về môi trường không đáng kể nhưng sẽ được đánh giá và đề xuất phương án khắc phục tại phần đánh giá tác động môi trường.

c) Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án

 

 

 

TT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Tổng đầu tư có VAT (1.000 đồng)

600,000,000

2

Hệ số chiết khấu r (WACC)

9.74%

3

Giá trị hiện tại ròng NPV (1.000 đồng)

103,711,673

4

Suất thu lợi nội tại IRR

12.36%

5

Thời gian hoàn vốn PP: Có chiết khấu

7 năm 1 tháng

6

Không chiết khấu

11 năm 6 tháng

 

Kết luận

Dự án hiệu quả

 

 

Tổng mức vốn đầu tư dự kiến 600,000,000,000 đồng, sau 11 năm 6 tháng khai thác, dự án đã thu hồi được vốn. Như vậy xét về mặt kinh tế: dự án đã đảm bảo về hiệu quả kinh tế cho số vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

6. Giải trình về sự phù hợp của dự án với quy hoạch có liên quan

Dự án được thiết kế và đầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu và quy hoạch phát triển chung của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

7. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường:

a) Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường:

Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm và vùng nguyên liệu nuôi trồng Tảo xoắntại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động.

Giai đoạn xây dựng dự án.

Ø Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:

Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tải và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.

Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có.

Ø Tác động của nước thải:

Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.

Ø Tác động của chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác.

Ø Tác động đến sức khỏe cộng đồng:

Các chất có trong khí thải các phương tiện thi công, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua). Một số tác động có thể xảy ra như sau:

- Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư.

- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án.

- Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.

Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ tác động không đáng kể.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty :  Công ty CP Công nghệ sinh học - Thương Mại Phú Gia Hào

- Địa chỉ        :  32 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1,TP. Hồ Chí Minh.

- Điện thoại   :   028 38288977                   ;    Fax:        

- Đại diện      :   Ông Bùi Chí Hiếu    ;    Chức vụ:  Giám Đốc

- Ngành nghề chính: Kinh doanh dịch vụ thương mại, sản xuất các sản phẩm từ tảo xoắn.…

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ        : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại   : (028) 3514 6426    ;  Fax: (028) 3911 8579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Nhà máy sản xuất sản phẩm và vùng nguyên liệu nuôi trồng Tảo xoắn.

- Địa điểm: Tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng;

- Quỹ đất của dự án: 698.589,9  m2.

- Mục tiêu đầu tư: Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm và vùng nguyên liệu nuôi trồng Tảo xoắn được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình là một Khu nhà máy sản xuất các sản phẩm từ tảo xoắn và Khu nhà nhà trưng bày sản phẩm, vùng nguyên liệu nuôi trồng tảo xoắn và vùng nuôi tôm công nghệ cao, dự án đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, các công trình xây dựng và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn là dự án nông nghiệp công nghệ cao.

I.1. Quy trình nuôi trồng tảo xoắn Spirulina

Tảo giống Spirulina thuần chủng được đưa vào nuôi cấy trung chuyển trong bể xi măng có diện tích khoảng 10m2 với nồng độ tảo giống được cấy là 0,30-0,50 g/L. Bể nuôi cấy trung chuyển được đặt trong khu vực có hàng rào dâm bụt bao quanh với độ cao khoảng 1,75m, có mái che di động bằng vật liệu nhựa composit trong, có thể mở được ỏ hướng đông và tây. Trong thời gian 3 ngày đầu tiên, cường độ ánh sáng để nuôi cấy tảo được duy trì ở mức khoảng 5.000-10.000 Lux trong thời gian tối thiểu là 08 giờ/ngày. Việc duy trì ánh sáng có thể được thực hiện bằng cách mở mái ở hướng thích hợp đối với ngày nắng yếu, hoặc không mở mái che đối với những ngày nắng nhiều hoặc bằng cách sử dụng ánh sáng đèn điện trong những ngày không có nắng. Sau đó, cường độ ánh sáng ở khu vực nuôi cấy được tăng lên ở mức trung bình 25.000 ± 10% Lux mà ở đó thì nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng từ 23 -28°C, và cường độ ánh sáng lớn nhất không quá 30.000 ± 10% Lux (đo được bằng Luxmeter), là tương đương với khoảng nhiệt độ không vượt quá 35°C. Khoảng cường độ ánh sáng này bằng khoảng 30% cường độ ánh sáng tự nhiên lốn nhất ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nuôi cấy trung chuyển là 10-12 ngày, và với nồng độ tảo giống được cấy và diện tích thùng/bể nuôi cấy như trên, sau thời gian nuôi cấy trung chuyển này, lượng tảo giống sẽ đủ cho diện tích nuôi cấy công nghiệp là 50-100 m2 với nồng độ tảo giống được cấy là 0,3-0,5g/l.

Tảo Spirulina giống từ bể nuôi cấy trung chuyển được đổ sang (cấy vào) bể nuôi cấy để thu sinh khối tảo Spirulina được làm bằng vật liệu vôi, cát, ximăng chịu kiềm và được chống thấm. Bể nuôi có dạng hình elip với diện tích khoảng 45m2 và được chia thành hai ngăn thông nhau ở hai đầu nhờ dải phân cách dọc theo 2/3 chiều dài ở giữa của bể. Bể nuôi được đặt trong khu vực được che chắn xung quanh và phía trên tương tự như khu vực nuôi cấy trung chuyển nêu trên. Giai đoạn này sử dụng chủ yếu ánh sáng tự nhiên để nuôi cấy tảo với cường độ trung bình được duy trì ở mức 25.000 ± 10% Lux và lớn nhất không quá 30.000 ± 10% Lux. Việc điều chỉnh cường độ ánh sáng được thực hiện bằng cách đóng hoặc mở mái che như đã nêu trong giai đoạn nuôi cấy trung chuyển nêu trên và cường độ ánh sáng cũng được đo bằng Luxmeter. Nồng độ ban đầu để nuôi cấy để thu sinh khối tảo Spirulina cũng nằm trong khoảng 0,30-0,05 mg/1.

Trong cả hai giai đoạn nuôi cấy trung chuyển và nuôi thu sinh khối tảo Spirulina, nước để pha chế môi truồng nuôi cấy tảo Spirulina được lấy từ các giếng khoan ở vùng giáp ranh Long An - thành phố Hồ Chí Minh là nơi mà nguồn nước ngầm chứa nhiều vi khoáng cần thiết cho sự phát triển của tảo Spirulina chẳng hạn như khoáng Mn2+, Zn2+, Ti2+,v.v.. Sau khi bơm lên, nước được đưa vào bể chứa để lắng sơ bộ, sau đó được xử lý bằng phèn chua và clo hóa để khử tạp vô cơ và diệt khuẩn, được khử tạp hữu cơ và khử màu bằng thuốc tím và cuối cùng được lắng lọc qua cát mịn và than hoạt tính đến khi đảm bảo độ trong, không nhiễm chất độc và tạp chất độc. Việc kiểm tra các thông số của nước được thực hiện bằng các phương pháp thử nghiệm thông thường đối với nước sinh hoạt và các chỉ tiêu cơ bản về độ sạch của nước cũng tương đương với các chỉ tiêu tương ứng của nước sinh hoạt.

Sau khi đã xử lý, nước sạch được trữ trong bể và môi trường nuôi cấy có nồng độ các dưỡng chất cơ bản, độ thẩm thấu và độ pH như được thể hiện trong Bảng I nêu trên được chuẩn bị ngay trước khi đưa vào bể nuôi cấy tảo Spirulina.

Trong suốt bước nuôi cấy trung chuyển và nuôi cấy để thu sinh khối, các thông số cơ bản nêu trên của môi trường nuôi cấy tảo được kiểm tra và điều chỉnh hằng ngày, trong đó độ pH được điều chỉnh bằng natri cacbonat hoặc natri hyđrocacbonat, còn độ thẩm thấu được điều chỉnh bằng natriclorua. Phương pháp và dụng cụ để kiểm ưa các thông số này là các phương pháp và dụng cụ thông dụng trong lĩnh vực này mà không được nêu ra ở đây.

Môi trường nuôi cấy tảo trong giai đoạn nuôi cấy trung chuyển và nuôi cấy để thu sinh khối được khuấy gián đoạn bằng máy khuấy chạy điện với cánh khuấy kiểu mái chèo để tạo dòng lưu thông của môi trường cấy khoảng 15 -20m/giây. Trong thời gian đầu của giai đoạn nuôi cấy trung chuyển và nuôi để thu sinh khối, do nồng độ tảo Spirulina nhỏ nên việc khuấy trộn được thực hiện khoảng 8-10 lần ngày với thời gian khuấy khoảng 5 phút/ỉần. Khi nồng độ tảo tăng lên, việc khuấy trộn có thể được thực hiện 10 -12 lần/ngày với thời gian khoảng 7 phút/lần.

Với các điều kiện nuôi cấy như trên, có thể thu được sinh khối tảo Spirulina sau 2-3 ngày nuôi để thu sinh khối, nồng độ tảo trong môi trường nuôi cấy khi thu sinh khối đạt từ 0,9-1,15 g/l. Việc thu gom sinh khối tảo ướt được thực hiện bằng cách lọc qua màng lọc bằng vải bông pha lanh với đường kính lỗ xốp khoảng 1/8 - 1/4mm nhằm để lại các tảo nhỏ trong bể nuôi cấy để nuôi cấy tiếp trong lần nuô cấy sau. Việc kiểm tra nồng độ tảo ban đầu còn lại trong bể nuôi cấy thu sinh khối được thực hiện sau khi thu sinh khối tảo để xác định mức độ cần bổ sung tảo giống cho lần nuôi cấy thu sinh khối mới. Việc nuôi cấy và thu sinh khối tảo Spirulina được thực hiện liên tục trong từng khoảng thời gian 3 - 4 tháng, xen kẽ với từng giai đoạn dừng lại để làm vệ sinh bể nuôi cấy và thay môi trường nuôi cấy tảo trong thời gian một vài ngày. Như vậy, năng suất sinh khối tảo Spirulina khô sẽ đạt lớn hơn 1kg/m2/năm.

Sinh khối tảo ướt thu được chứa khoảng 20% nước, và về cảm quan, tảo Spirulina có màu xanh lục lam, mùi đặc trưng của tảo, vị nhạt hoặc hơi mặn. Các chỉ tiêu về hóa lý của sản phẩm này là như sau:

- hàm lượng protit lớn hơn 50% tính trên tảo khan;

- không chứa vi khuẩn độc như E. Coli, Coliform;

- không chứa hóa chất độc như thuốc bảo vệ thực vật;

- không có dư lượng đạm nitrat;

- hàm lượng arsen nhỏ hơn 5ppm; 

- hàm lượng chì nhỏ hơn 10 ppm và có thể thay đổi theo mùa như được thể hiện trong biểu đồ trên hình 1. Sở dĩ như vậy là vì chất lượng nguồn nước ngầm và chất lượng không khí thay đổi theo mùa.

Với các chỉ tiêu đạt được thể hiện trên hình 1, tảo Spirulina được sản xuất theo quy trình của giải pháp hữu ích đạt tiêu chuẩn để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn dinh dưỡng, sản xuất thuốc, mỹ phẩm và một số chế phẩm khác.

Trong sản xuất thuốc hoặc mỹ phẩm, tảo spirulina được chiết xuất để lấy các chất như phycoxianin, axit amin, axit nucleic, beta carotene,v.v., là các chất được sử dụng để sản xuất thuốc bổ hoặc các mỹ phẩm làm đẹp, thứ phẩm của quy trình chiết xuất có thể được sử dụng để sản xuất thức ăn cho động vật.

Tảo Spirulina tươi cũng có thể được sấy khô để bảo quản ở dạng phiến hoặc bột. Để làm khô sinh khối tảo, tảo ướt được sấy ở nhiệt độ nằm trong khoảng từ 75 đến 105°C, trong thời gian 2-16 giờ tùy thuộc loại thiết bị sấy được sử dụng. Sinh khối tảo khô thu được có hàm lượng ẩm nhỏ hơn 11%, hàm lượng nấm mốc trong 1g tảo khô không vượt quá 200 khuẩn lạc.

I.2. Phương pháp nuôi trồng tảo xoắn Spirulina

(a) Nuôi cấy trung chuyển: do tảo Spirulina rất dễ bị sốc và chết khi thay đổi đột ngột môi trường sống nên phải cấy và nuôi thích nghi tảo giống trong bể ở khu vực có che chắn xung quanh và phía trên, thời gian nuôi trung chuyển tối thiểu là 1-3 ngày với cường độ ánh sáng không quá 10.000 Lux (nhiệt độ khoảng 23-28°C).

Môi trường nuôi cấy là nước sạch (đảm bảo độ trong suốt, không nhiễm hóa chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng như As, Hg, Pb, Cd,…, không nhiễm vi sinh như E. Coli, Coliorm,…), điều chỉnh độ pH, độ thẩm thấu và bổ sung các dưỡng chất với nồng độ thích hợp, khuấy và/hoặc sục khí liên tục hay gián đoạn để tạo dòng lưu chuyển kín trong phương tiện nuôi cấy;

(b) Cấy và nuôi cấy để thu sinh khối: phương tiện nuôi cấy cũng được đặt trong khu vực có che chắn như ở bước (a), sử dụng ánh sáng tự nhiên để nuôi cấy tảo, cường độ ánh sáng trung bình là 25.000 ± 10% Lux (không quá 30.000 ± 10% Lux). Môi trường nuôi cấy là nước sạch, điều chỉnh độ pH, độ thẩm thấu và bổ sung các dưỡng chất với nồng độ thích hợp, khuấy và/hoặc sục khí liên tục hay gián đoạn để tạo dòng lưu chuyển kín trong phương tiện nuôi cấy;

(c) Lọc thu sinh khối: khi nồng độ sinh khối tảo Spirulina đạt mức dự kiến trong môi trường nuôi cấy.

Tảo được chọn nuôi cấy công nghiệp là tảo xoắn Spirulina platensis (còn gọi là vi khuẩn lam) thuần chủng. Đây là loại dễ nuôi cấy và cho năng suất cao, ổn định và ít bị nhiễm bệnh so với các loại Spirulina khác.

Do Spirulina thường sinh sống và phát triển tốt trong môi trường nuôi cấy giàu khoáng chất, nên tốt nhất là sử dụng nước ngầm để pha chế môi trường đạt được các thông số

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha