BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHỦ DIỄN

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho việc đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tư nhân có tính khả thi cao, phù hợp với quy mô giường bệnh của Nghệ An là cần thiết.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHỦ DIỄN

  • Mã SP:dtm vb pd
  • Giá gốc:170,000,000 vnđ
  • Giá bán:165,000,000 vnđ Đặt mua

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án 

1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án

Kinh tế Nghệ An ngày càng phát triển, mức sống người dân càng được nâng cao, nhu cầu của xã hội và các mặt vui chơi, giải trí, thẩm mỹ,... ngày cũng tăng theo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế, việc đảm bảo sức khỏe của người dân là điều cần được quan tâm, các bệnh viện tư nhân đã được thành lập ngày càng nhiều và  cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu chữa bệnh của người dân. Nhưng tình hình quá tải của các bệnh viện công lập luôn xảy ra, và trên địa bàn tỉnh công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân cư còn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình cơ sở hạ tầng của  huyện Diễn Châu trong những năm qua đã có những sự đầu tư phát triển , nhưng vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất và nhân lực có trình độ chuyên sâu về y tế, các ca nghiêm trọng còn phải chuyển lên tuyến trên gây khó khăn cho quá trình chữa trị cho bệnh nhân. Diễn Châu cũng là một huyện đông dân, việc đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tư nhân có tính khả thi cao, phù hợp với quy mô giường bệnh của Nghệ An giai đoạn đến năm 2020.

Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn đã đi vào hoạt động được 9 năm và các trang thiết bị y tế, hệ thống xử lý nước thải, lò đốt rác thải y tế và các công trình khác đã xuống cấp hư hỏng, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu khám bệnh và hiệu quả xử lý chất thải.

Trước tình hình nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tăng lên, và các vấn đề về môi trường là hết sức cấp thiết. Cấp lãnh đạo của tỉnh đã có những khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viện với hình thức tư nhân, vì vậy Bệnh viện đa khoa tư nhân Phủ Diễn đã quyết định nâng cấp số giường bệnh từ 100 lên tới 300 giường bệnh theo dự kiến. Hình thức đầu tư là nâng cấp, cải tạo, mở rộng, sử dụng  một số hạng mục cũ và xây mới một số hạng mục.

Được sự đồng ý của UBND tỉnh tại Quyết định số 4192/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu của doanh nghiệp tư nhân Bệnh viện Phủ Diễn  đầu tư xây dựng dự án này là phù hợp với Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh N ghệ An 2011 – 2020. 

Năm 2007 Doanh nghiệp tư nhân bệnh viện Phủ Diễn được phê duyệt tại Quyết định số 3293/QC.UBND.ĐC ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn quy mô 100 giường bệnh.

 Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường 2014, Doanh nghiệp tư nhân bệnh viện Phủ Diễn đã nhận được sự tư vấn của Công ty cổ phần môi trường Việt Anh đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng: '' Mở rộng bệnh viện đa khoa Phủ Diễn quy mô từ 100 giường bệnh lên 300 giường bệnh tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu'' nhằm có cơ sở để Doanh nghiệp gìn giữ môi trường tốt hơn trong quá trình hoạt động, cũng như cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý môi trường trong công tác quản lý và giám sát môi trường.

1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng công trình: Mở rộng bệnh viện đa khoa Phủ Diễn quy mô từ 100 giường bệnh lên 300 giường bệnh tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, do Doanh nghiệp tư nhân bệnh viện Phủ Diễn phê duyệt.  

1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Lĩnh vực y tế thuộc đối tượng khuyến khích được xã hội hóa đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.  Dự án đầu tư  xây dựng Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An phù hợp với Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An 2011 – 2020.

Như vậy, dự án được triển khai là phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

2. Căn cứ để lập báo cáo đánh giác tác động môi trường của dự án

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.

a) Các văn bản pháp luật về môi trường

Báo cáo ĐTM của dự án được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành sau đây:

- Luật Bảo vệ Môi trường 2014;

- Luật Tài nguyên nước 2012;

- Luật xây dựng 2003;

- Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001;

- Luật đất đai 2013

- Luật PCCC năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2001;

- Luật Khám chữa bệnh, chữa bệnh năm 2009; có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/09/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ Quy định về Quản lý chất thải và phế liệu

- Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế về đo đạc, kiểm tra môi trường nơi làm việc;

- Thông tư số 19/2011/BYT-TT ngày 6 tháng 6 năm 2011 của Bộ y tế về  hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp;.

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

- Thông tư 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

- Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ng/ày 11/02/2006 hướng dẫn thủ tục khai báo và đăng ký cấp phép an toàn bức xạ;

- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH Ngày 29/12/2005 quy định về ATVSLĐ, phòng chống BNN (Đặc biệt tại cơ sở y tế phải tập huấn về các nguy cơ với chất thải y tế).

- Thông tư số 10/2006/TTLT - BLĐTBXH - BYT ngày 12/09/2006 của Bộ Lao động Thương Binh xã hội, Bộ y tế sửa đổi bổ sung khoản 2, mục thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT – BLĐTBXH- BYT ngày 17/3/1999 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

- Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 Đánh giá tiếp xúc với các yếu tố vi sinh vật tại các cơ sở y tế.

- Thông tư 09/2008/TT-BYT ngày 1/8/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

- Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ thông tư liên tịch Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế;

- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 Quy định về quản lý chất thải y tế.

- Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

- Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học và công nghệ Ban hành quy định về việc kiểm tra thiết bị X Quang chuẩn đoán y tế;

- Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

- Quyết định  số 97/QĐ –UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An 2011 – 2020;

- Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh Nghệ An quản lý hoạt động thoát nước xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về Ban hành Bộ đơn giá quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam áp dụng

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong báo cáo:

- QCVN 02: 2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.

- QCVN 28: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.

- QCVN 01:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống

- QCVN 50:2013/BTNT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- TCVN 4513-88: Tiêu chuẩn cấp nước bên trong.

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động tại quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y Tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

-Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế

- TCVN 4470: 1995: Tiêu chuẩn thiết kế Bệnh viện đa khoa.

2.3. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.

- Quyết định số 4192/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn tại Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2.4. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng:  Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn;

- Báo cáo khoan địa chất công trình xây dựng bệnh viện Phủ Diễn năm 2016.

- Bản vẽ mặt bằng tỷ lệ 1/500;

- Các số liệu về kinh tế - xã hội do Công ty Cổ phần Môi trường Việt Anh tổng hợp tháng 09/2016;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường: '' Xây dựng Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn quy mô 100 giường bệnh '' năm 2007;

- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tháng 6 năm 2016 do Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường thực hiện . 

Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Các phương pháp sau được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM:

* Các phương pháp ĐTM:

- Phương pháp tổng hợp so sánh: Dùng để tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với QCVN, TCVN. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án.

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

- Phương pháp lập bảng liệt kê:

Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống.

Bao gồm 2 loại chính:

- Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;

- Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động.

- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai xây dựng và thực hiện dự án.

* Các phương pháp khác:

- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra thu thập số liệu về tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn dân cư khu vực, ý kiến và phản ánh đóng góp của chính quyền địa phương trong khu vực về dự án

- Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu:

+ Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung.

+ Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt tích cực và hạn chế tránh những sai lầm.

+ Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của Dự án.

 

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án đầu tư

Nâng cấp bệnh viện đa khoa Phủ Diễn từ 100 giường bệnh lên 300 giường bệnh tại xã Diễn Yên, huyện Diễn  Châu

1.2. Chủ dự án

  Doanh nghiệp tư nhân Bệnh viện Phủ Diễn  

- Đại diện: BS. Hoàng Anh Tiệp,  Chức vụ: Giám đốc Bệnh viện.

- Địa chỉ: Xóm 14, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, , tỉnh Nghệ An;

- Điện thoại: 038 3670 839; Fax: 0383671839

1.3. Vị trí địa lý của dự án

1.3.1. Vị trí địa lý dự án

Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn có vị trí như sau:

- Vị trí: Xóm 14, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Các phía tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp: Giáp khu dân cư;

+ Phía Nam giáp: Đường quy hoạch 18m;

+ Phía Đông giáp: Đường quy hoạch 12m;

+ Phía Tây giáp: Đường quy hoạch 45m;;

Tổng diện tích khu đất S= 17.467,2 m2

Tổng diện tích xây dựng công trình: 6.768 m2

Diện tích sân đường nội bộ, cây xanh: 10.681,2m2

Mật độ xây dựng : 38,85 m2

Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội:

- Khoảng cách tới khu dân cư gần nhất: Phía Bắc Nam giáp khu dân cư xóm 14, xã Diễn Yên, khoảng cách gần nhất 10m chủ yếu là các ki ốt kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ.

- Giao thông: Cách Quốc lộ 48A khoảng 600m về phía Bắc dự án. Khu vực dự án có hệ thống giao thông nội bộ.

- Hệ thống hồ, kênh mương thoát nước:  Có hệ thống mương thoát  nước thải tại quốc lộ 48 và đổ ra kênh Vếch Bắc tại Cầu Lồi.

- Các công trình xung quanh: Trong khu vực quy hoạch,  Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn cũ đang hoạt động , ngoài ra bên ngoài khu vực  không có công trình khác nào gần dự án.

- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

    1. Kết luận

- Báo cáo đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải như:

+ Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt; nước thải y tế;

+ Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế;

+ Chất thải nguy hại;

+ Tiếng ồn, độ rung;

+ Các vấn đề kinh tế - xã hội;

+ Dự báo các sự cố môi trường có nguy cơ xảy ra;

- Báo cáo đã tính toán được lưu lượng, tải lượng các chất trong nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, lượng rác thải nguy hại và khí thải lò đốt rác.

 - Báo cáo đã đưa ra được một số biện pháp, giải pháp bổ sung có hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động của bệnh viện.

         2. Kiến nghị

Chủ dự án mong muốn nhận được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Nghệ An các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên ngành để dự án hoạt động hiệu quả thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

         3. Cam kết

Doanh nghiệp tư nhân bệnh viện Phủ Diễn, xin cam kết tuân thủ nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường, cụ thể là:

Thực hiện đầy đủ các giải pháp về giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường như:

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường như đã trình bày trong báo cáo phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường;

+ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án;

+ Xử lý khí thải lò đốt rác thải y tế đạt QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

+ Thiết kế, xây lắp các công trình bảo vệ môi trường; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bảo đảm nước thải đạt QCVN 28-MT:2010/BTNMT cột B trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.

+ Xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định

+ Thu gom chất thải rắn y tế, chất thải rắn sinh hoạt và xử lý. Quá trình thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đều tuân thủ theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường;

+ Thực hiện các biện pháp khống chế tiếng ồn đạt QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn

+ Biện pháp chống  độ rung đạt QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung .

+ Biện pháp an toàn lao động, khống chế và sẵn sàng triển khai thực hiện ứng cứu sự cố môi trường nhằm giảm thiểu tổn thất về người, tài sản và môi trường khi có sự cố, rủi ro, cháy nổ xảy ra trong quá trình vận hành.

+ Chủ dự án thực hiện đầy đủ các nội dung Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt báo cáo ĐTM.

+ Chủ dự án niêm yết công khai tóm tắt báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và Quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án tại trụ sở UBND các xã và thị trấn và tại địa điểm thực hiện dự án.

+ Tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp phép khai thác nước mặt phục vụ giai đoạn xây dựng và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.

+ Trong quá trình thực hiện dự án chủ dự án cam kết sử dụng công nghệ hiện đại, xử lý về môi trường hiệu quả, không tác động đến người dân, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng sẽ dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho các cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh, các cơ quan liên quan khác để chỉ đạo, phối hợp xử lý và chủ dự án chịu đền bù thiệt hại cho người dân khi gây ra sự cố. Nếu không khắc phục được chủ đâu tư xin chấm dứt hoạt động dự án./.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, 2009, 2010, 2011), Bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường;

3. Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường – Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Cục môi trường (2000), Sổ tay đánh giá tác động môi trường chung các Dự án phát triển;

4. Lê Thạc Cán và nnk (1993), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

5. Trần Ngọc Chấn, (2004), Ô nhiễm khí và xử lý khí thải (tập 3), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

7. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (1996), Xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội;

8. Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (2008) Hướng dẫn thiết kế, thi công, xây dựng lắp đặt, quản lý, vận hành và bảo dưỡng bể tự hoại;

9. PGS.TS Hoàng Kim Cơ (2002), Tính toán kỹ thuật lọc bụi và làm sạch khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

10. Nguyễn Huy Động (2001), Thông gió và kỹ thuật làm sạch khí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;

11.  Trần Ngọc Chấn, (2004), Ô nhiễm khí và xử lý khí thải (tập 2), Nhà xuất bản Khoa  học và Kỹ thuật, Hà Nội;

12.  Trần Ngọc Chấn, (2004), Ô nhiễm khí và xử lý khí thải (tập 3), Nhà xuất bản Khoa  học và Kỹ thuật, Hà Nội;

13.  Báo cáo hiện trạng môi trường nước thải đô thị - Viện Khoa học công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội;

14.  Hoàng Văn Huệ (2007), Xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15.  Trần Đức Hạ (2002), Kỹ thuật môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16.  Nguyễn Xuân Nguyên và Phạm Hồng Hải (2005), Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện, NXB Khoa học kỹ thuật.

 

 

 

 

 

 

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com