Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhựa và bao bì nhựa

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhựa và bao bì nhựa

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhựa và bao bì nhựa

  • Mã SP:DTm nm nhua
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhựa và bao bì nhựa

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

1. Xuất xcủa dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1. Phương pháp ĐTM

4.2. Phương pháp khác

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tóm tắt về dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án

1.1.2. Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án. Mô tả rõ các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án

1.1.4.  Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1. Hiện trạng quản lý và quy hoạch sử dụng đất của dự án

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

1.3. Nguyên, nhiên, vật liu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1. Nhu cầu về nguyên vật liệu

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

1.5.1 Biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

1.5.2 Khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án

1.6.2. Vốn đầu tư

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án:

2.2.1. Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải

2.2.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động do bụi, khí thải

2.2.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường

2.2.4.  Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

2.3.2. Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải

2.3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn CNTT

2.3.4.  Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn CTNH

2.3.6.  Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

2.3.7.  Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

2.6. Cam kết của chủ dự án

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện về tự nhiên

2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động của dự án

2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí,...

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng và lắp đặt thiết bị của dự án

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.2.1.1.Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.2.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm có liên quan chất thải

3.2.2.2. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

3.2.2.3. Giảm phòng ngừa ứng phó sự cố

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án

5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành chính thức của dự án

5.2.3. Dự toán kinh phí giám sát môi trường giai đoạn hoạt động

CHƯƠNG VI

KẾT QUẢ THAM VẤN

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

2. Kiến nghị

3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

PLI.1. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN

PLI.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC II

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT

BVTV

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

: Bảo vệ thực vật

BYT

: Bộ Y tế

CHXHCN

CNMT

: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

: Công nghệ môi trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

CTNH

CTCNTT

: Chính phủ

: Chất thải nguy hại

: Chất thải công nghiệp thông thường

DO

: Oxy hòa tan

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

: Nghị định

OSHA

: An toàn lao động và môi trường

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

: Quyết định

TCVN

HĐBM

: Tiêu chuẩn Việt Nam

: Hoạt động bề mặt

HTXLNT

XD

XLNT

TNHH

: Hệ thống xử lý nước thải

: Xây dựng

: Xử lý nước thải

: Trách nhiệm hữu hạn

TT

: Thứ tự

U.S. EPA

: Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

CCN

: Cụm công nghiệp

 

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 0. 1: Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM

 

Bảng 1. 1 Tọa độ giới hạn khu đất dự án 

Bảng 1. 2 Quy mô, công suất của dự án 

Bảng 1. 3 Thống kê khối lượng thoát nước mưa 

Bảng 1. 4 Thống kê khối lượng hệ thống cấp nước 

Bảng 1. 5 Thống kê khối lượng thoát nước thải 

Bảng 1. 6 Thông số kỷ thuật của máy phát điện dự phòng 

Bảng 1. 7 Nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng cho dự án 

Bảng 1. 8 Một số tính chất cơ lý của ABS 

Bảng 1. 9 Một số tính chất cơ lý của HDPE và LDPE 

Bảng 1. 10 Một số tính chất cơ lý của PVC 

Bảng 1. 11 Một số tính chất cơ lý của PP 

Bảng 1. 12 Nhu cầu nhiên liệu của dự án 

Bảng 1. 13 Tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt của dự án 

Bảng 1. 14 Tiêu chuẩn cấp nước tưới cây, rửa đường trong KCN 

Bảng 1. 15 Bảng nhu cầu sử dụng nước của nhà máy 

Bảng 1. 16 Thiết bị, máy móc hiện hữu của dự án trong quá trình hoạt động 

Bảng 1. 17 Khối lượng vật liệu xây dựng phục vụ giai đoạn thi công 

Bảng 1. 18 Máy móc thiết bị thi công xây dựng dự án 

Bảng 1. 19 Tiến độ thực hiện dự án 

 

Bảng 2. 1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm,  đơn vị tính oC 

Bảng 2. 2 Lượng mưa các tháng trong năm tại trạm Hà Tiên, đơn vị tính: mm 

Bảng 2. 3 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm, đơn vị tính: % 

Bảng 2. 4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2014 - 2018 

Bảng 2. 5 Chiều rộng và sâu của sông nằm trên huyện Bình Chánh 

Bảng 2. 6 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng không khí tại cổng bảo vệ (Mã số mẫu: 07.20.K320 – K325) 

Bảng 2. 7 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mẫu đất tại dự án (mã số mẫu: 07.20.Đ22) 

Bảng 2. 12 Danh sách công ty đang hoạt động 

Bảng 2. 8 Bảng tiêu chuẩn nước thải của KCN Lê Minh Xuân 3 

 

Bảng 3. 1 Dự báo tổng hợp các nguồn ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng 

Bảng 3. 2 Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính trong quá trình thi công dự án 

Bảng 3. 3 Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải sinh ra từ các xe vận tải nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho giai đoạn thi công dự án 

Bng 3. 4 Hệ số ô nhiễmcủa các chất ô nhiễm có trong khí thải từ phương tiện tháo dỡ và lắp đặt sử dụng dầu DO 

Bng 3. 5 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện lắp đặt sử dụng dầu DO 

Bảng 3. 6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn 

Bảng 3. 7 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 

Bảng 3. 8 Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng 

Bảng 3. 9 Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (chưa qua xử lý) 

Bảng 3. 10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 

Bảng 3. 11 Độ ồn của một số thiết bị 

Bảng 3. 12: Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của các thiết bị thi công 

Bảng 3. 13 Mức rung phát sinh từ các máy móc thiết bị xây dựng 

Bảng 3. 14 Bảng mức gia tốc rung 

Bảng 3. 15 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 

Bng 3. 16 Lượng dầu DO sử dụng cho phương tiện vận tải của dự án 

Bng 3. 17 Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO để vận hành phương tiện vận tải 

Bng 3. 18 Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO của phương tiện vận tải 

Bảng 3. 19 Các hệ số phát thải từ nhựa polyetylen (lbs/triệu lbs) 

Bảng 3. 20 Dữ liệu phát thải thu được trên ABS trong quá trình ép phun sử dụng Tenax

Bảng 3. 21 Dữ liệu phát thải thu được trên HIPS trong quá trình ép phun sử dụng Chromosorb

Bảng 3. 22 Dữ liệu phát thải thu được trên HDPE trong quá trình đúc thổi bằng Tenax

Bảng 3. 23 Dữ liệu phát thải thu được trên polypropylene trong quá trình ép đùn băng bằng Tenax 

Bảng 3. 24 Dữ liệu phát thải thu được trên polypropylene trong quá trình ép đùn băng sử dụng Chromosorb 

Bảng 3. 25 Dữ liệu phát thải thu được trên PVC trong quá trình ép phun sử dụng Tenax

Bảng 3. 26 Khí ô nhiễm và hệ số phát thải đối với một số loại hình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa 

Bảng 3. 27 Kết quả không khí khu vực sản xuất (Mã số mẫu: 210324010_KK01) 

Bảng 3. 28 Tác động của SO2 đối với người và động vật 

Bảng 3. 29 Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc 

Bảng 3. 30 Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (chưa qua xử lý) 

Bảng 3. 31 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ NTSH (chưa qua xử lý) 

Bảng 3. 32 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 

Bảng 3. 33 Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt 

Bảng 3. 34 Thành phần chất thải công nghiệp phát sinh của Công ty 

Bảng 3. 35 Thành phần chất thải nguy hại phát sinh của dự án 

Bảng 3. 36 Mức ồn từ các phương tiện giao thông 

Bảng 3. 37 Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng bể tự hoại 

Bảng 3. 38 Thời gian lưu nước tối phân huỷ cặn 

Bảng 3. 39 Chất lượng nước sau xử lý 

Bảng 3. 40 Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt đã được xử lý bằng hầm tự hoại 5 ngăn

Bảng 3. 41 Danh mục các hạng mục bảo vệ môi trường của dự án 

Bảng 3. 42 Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường 

 

Bảng 5. 1: Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án 

Bảng 5. 2:Dự toán kinh phí giám sát môi trường 

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. 1: Vị trí khu vực triển khai dự án

Hình 1. 2 Hình ảnh khu vực xung quanh dự án

Hình 1. 3 Hình ảnh hiện trạng khu đất dự án

Hình 1. 4 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa

Hình 1. 5 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải

Hình 1. 6 Quy trình sản xuất nhựa gia dụng

Hình 1. 7 Quy trình sản xuất lò xo

Hình 1. 8 Quy trình sản xuất in ấn giấy, nhãn, hộp

Hình 1. 9 Quy trình sản xuất in ấn giấy, nhãn, hộp

Hình 1. 10 Quy trình sản xuất khuôn mẫu

Hình 1. 11 Hình ảnh chi tiết của khuôn mẫu

Hình 1. 12 Sơ đồ xây dựng các hạng mục của dự án

Hình 1. 13 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án.

Hình 2. 1 Quy trình xử lý nước thải tập trung của KCN Lê Minh Xuân 3

 

Hình 3. 1 Bố trí thông thoáng nhà xưởng (hình ảnh minh họa)

Hình 3. 2 Cấu tạo bể tự hoại 5 ngăn

Hình 3.3 Hệ thống thu gom nước mưa

Hình 3. 4 Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố

1. Tóm tắt về dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án

NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHỰA GIA DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU VINH NAM – CÔNG SUẤT: NHỰA GIA DỤNG 7.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM; KHUÔN MẪU 70 TẤN SẢN PHẨM/NĂM; IN LỤA NHÃN HIỆU SẢN PHẨM 90 TẤN SẢN PHẨM/NĂM; LÒ XO 100 TẤN SẢN PHẨM/NĂM

Địa điểm thực hiện dự án: Lô E10-1, Đường N7B, KCN Lê Minh Xuân 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

1.1.2. Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU 

– Địa chỉ: Lô E10-1, Đường N7B, KCN Lê Minh Xuân 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

– Người đại diện theo pháp luật: Bà , giấy chứng thực cá nhân số 0491700004 do Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư cấp ngày 23/09/2016; Địa chỉ hộ khẩu thường trú: 123 - 125  Đường số 5, phường Bình Tri Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM. Chổ ở hiện nay: 123 - 125  Đường số 5, phường Bình Tri Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM.

– Chức vụ: Giám đốc

– Điện thoại: 0283756 1866 Fax: 028 3877 097

– Nguồn vốn: Vốn sở hữu của Công ty TNHH TM SX XNK 

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án. Mô tả rõ các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án

Dự án tọa lạc tại Lô E10-1, Đường N7B, KCN Lê Minh Xuân 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh có diện tích 10.000 m2. Dự án có tứ diện tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc : giáp Lô E3 – Nhà máy của Công ty TNHH SX TM ĐT Siêu Thành;

+ Phía Đông : giáp Lô E10-2 – Nhà máy của Công ty TNHH Roedes Việt Nam;

+ Phía Nam : giáp đường nội bộ của KCN - Đường N7B;

+ Phía Tây : giáp lô E9 – Nhà máy của Công ty TNHH Việt Nam Paiho.

Khu đất dự án được giới hạn bởi các điểm móc có theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106033’, múi chiếu 10045’ theo bảng sau:

 

Bảng 1. 1 Tọa độ giới hạn khu đất dự án

Điểm móc khu đất

Toạ độ VN 2000

Cạnh

(m)

X

Y

A

1189096,702

588102,122

49,47

B

1189118,664

588057,799

202,65

C

1189298,562

588151,089

49,46

D

1189275,795

588194,994

201,74

 

nh 1. 1: Vị trí khu vực triển khai dự án

Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị tác động bởi dự án

Khu đất 10.000 m2 hiện nay đã được san nền hoàn chỉnh, không phải tiến hành công tác san lấp mặt bằng khi thực xây dựng nhà xưởng tại dự án.

Dự án nằm hoàn toàn trong KCN Lê Minh Xuân 3 nằm phái tây của TP. HCM, là cầu nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm: TP. HCM – thành phố phát triển về các ngành tài chính, khoa học, đào tạo nhân sự và đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp lớn nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, cách khu dân cư tập trung khoảng 8 km, cách quốc lộ 1A khoảng 6 km và tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu khoảng 3 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 17 km và cảng Hiệp Phước 30 km.

Dự án cách hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN khoảng 400 m theo đường chim bay; cách trung tâm thành phố khoảng 18 km; cách khu dân cư tập trung về phía Tây khoảng 1,5 km, về phía Bắc khoảng 1,5 km; cách đường DT10 khoảng 3 km; cách quốc lộ 1A khoảng 6 km; cách Kênh C về phía Đông khoảng 500 m; cách KCN Lê Minh Xuân về phía Nam khoảng 1,6 km theo đường chim bay; cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 17 km và cảng Hiệp Phước 30 km.

Khoảng cách của dự án đến các khu vực dự án lân cận nằm trong KCN như sau:

- Dự án tiếp giáp với Công ty TNHH Việt Nam Paiho về phía tây của khu đất. Ngành nghề hoạt động chính: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác.

- Nhà máy Công ty Roeders Việt Nam tiếp giám về phía đông của khu vực dự án công ty nổi tiếng với các máy gia công tốc độ cao, khuôn thổi cho chai PET và đồ dùng bằng thiếc. Roeders Việt Nam được thành lập vào năm 2013 và từng bước xây dựng một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Những lĩnh vực hiện kinh doanh hiện tại bao gồm: Các máy phay và máy mài tự động nổi tiếng với độ chính xác cao nhất và hiệu quả; Cơ khí chính xác: Được trang bị máy móc có độ chính xác cao gồm máy phay CNC từ 3 đến 5 trục, máy mài CNC loại lớn và máy tiện CNC; Sản xuất kim loại tấm: Được trang bị máy cắt laser, máy chấn và dây chuyền sơn hiện đại; Sản xuất khuôn thổi PET: sử dụng máy phay tốc độ cao của chính Công Ty Roeders sản xuất; Chất lượng được đảm bảo nhờ một số máy đo tọa độ chính xác như Zeiss Accura II và các thiết bị chuyên dùng khác.

- Nhà máy của Công ty TNHH SX TM ĐT Siêu Thành nằm tiếp giáp một phần phía bắc của khu đất. Ngành nghề hoạt động chính: Sản xuất sản phẩm từ plastic - Chi tiết: Sản xuất bao bì nhựa, sản phẩm nhựa các loại, sản xuất, gia công, khuôn mẫu ngành nhựa (trừ sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b và tái chế phế thải, luyện cán cao su tại trụ sở)

Hiện tại các nhà máy tiếp giáp với dự án đã hoàn chỉnh các công trình bảo vệ môi trường nên lượng chất thải phát sinh được thu gom, xử lý và giám sát toàn bộ nên không gây tác động lớn đến khu vực dự án.

 Chế độ làm việc tại dự án:

Thời gian làm việc hàng ngày từ Thứ Hai đến Thứ Bảy.

- Công nhân sản xuất trực tiếp: 3 ca.

+ Ca 1: Từ 06h00 đến 14h00.

+ Ca 2: Từ 14h00 đến 22h00.

+ Ca 3: Từ 22h00 đến 06h00.

- Nhân viên văn phòng: Sáng 8h00 – 11h30; Chiều 13h00 – 17h00.

- Phép năm theo quy định 12 ngày/năm. Lễ Tết nghỉ theo quy định.

 Nhu cầu máy móc thiết bị  của dự án

Dự án là dự án thuộc diện di dời từ Đường Trần Đại Nghĩa, ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM về KCN Lê Minh Xuân 3 nên thiết bị, máy móc sử dụng tại dự án một số sẽ được đầu tư mới còn một số thiết bị sẽ được di dời từ vị trí cũ về. Thiết bị của dự án được thể hiện tại bản 1.12 dưới đây:

Bảng 1. 16 Thiết bị, máy móc hiện hữu của dự án trong quá trình hoạt động

STT

Thiết bị

Số lượng

Xuất xứ

Công suất (KW)

Hiện trạng

Ghi chú

THIẾT BỊ DÙNG CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Ép nhựa, thổi nhựa, sản xuất đồ nhựa

1

Máy ép 100 tấn

1

Đài Loan

7,50

90%

Di dời

2

Máy ép 130 tấn

1

Đài Loan

7,57

90%

Di dời

3

Máy ép 150 tấn

1

Nhật Bản

7,50

90%

Di dời

4

Máy ép 150 tấn

1

Nhật Bản

7,50

92%

Di dời

5

Máy ép 160 tấn

2

Đài Loan

10,72

90%

Di dời

6

Máy ép 180 tấn

3

Đài Loan

11,25

100%

ĐT Mới

7

Máy ép 190 tấn

5

Đài Loan

13,22

100%

ĐT Mới

8

Máy ép 200 tấn

16

Đài Loan

35,00

100%

ĐT Mới

9

Máy ép 250 tấn

1

Đài Loan

40,00

100%

ĐT Mới

10

Máy ép 260 tấn

5

Đài Loan

16,40

100%

ĐT Mới

11

Máy ép 270 tấn

2

Đài Loan

79,80

100%

ĐT Mới

12

Máy ép 280 tấn

1

Nhật Bản

37,00

95%

Di dời

13

Máy ép 320 tấn

3

Đài Loan

64,00

95%

Di dời

14

Máy ép 380 tấn

4

Đài Loan

70,10

95%

Di dời

15

Máy thổi

1

Đài Loan

37,00

90%

Di dời

16

Máy thổi

1

Đài Loan

57,00

100%

Mới

Dây chuyền in ấn trên sản phẩm nhựa

1

Máy in

2

Đài Loan

1,00

90%

Di dời

Dây chuyền in ấn trên giấy, in nhãn mác

1

Máy in offset

1

Nhật Bản

18,00

90%

Di dời

2

Máy bế

1

Trung Quốc

2,00

95%

Di dời

Dây chuyền sản xuất lò xo

1

Máy đa năng

2

Trung Quốc

2,70

100%

ĐT Mới

2

Máy lò xo

2

Trung Quốc

3,00

90%

Di dời

3

Máy dây xích

2

Việt Nam

3,00

90%

Di dời

Dây chuyền sản xuất khuôn mẫu

1

Máy CNC

1

Nhật Bản

7,50

90%

Di dời

2

Máy phay

2

Đài Loan

3,75

90%

Di dời

3

Máy bắn điện lớn

1

Nhật Bản

11,25

92%

Di dời

4

Máy bắn điện nhỏ

2

Nhật Bản

3,00

90%

Di dời

5

Máy điện

1

Nhật Bản

11,25

90%

Di dời

THIẾT BỊ DÙNG CHO CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

1

Bộ thiết bị thông thoáng, làm mát nhà xưởng

1

Việt Nam

-

100%

ĐT Mới

 

 (Nguồn: Công ty TNHH TM SX XNK Vinh Nam, 2020)

Ghi chú:

+ Dự án sử dụng dầu DO cho xe vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.

+ Các thiết bị, máy móc còn lại sử dụng điện để vận hành.

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

1.5.1 Biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Biện pháp thi công chủ đạo công trình được lựa chọn, xem xét dựa vào các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Đảm bảo tính khả thi trong xây dựng, thời gian thực hiện dự án là ngắn nhất.

- Đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy, đường bộ trong quá trình thi công công trình.

- Mặt bằng công trường và đường công vụ ít ảnh hưởng đến khu dân cư khu vực Dự án trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Khối lượng vật liệu thải ít ảnh hưởng đến môi trường dự án.

Công trình sẽ được tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng xây dựng công trình của Nhà nước:

Nguồn nước sử dụng lấy từ mạng lưới cấp nước của KCN. Nguồn điện: cấp điện từ mạng lưới điện hiện hữu. Móng được đào thủ công kết hợp cơ giới. Thi công bê tông móng, cột, khung đà sàn sử dụng bê tông tươi hoặc máy trộn bê tông.

Công trình được tổ chức thi công bằng cơ giới có kết hợp cả phương pháp thủ công trong một số công đoạn và hạng mục cụ thể. Trong quá trình tổ chức thi công phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy chuẩn, quy định về an toàn xây dựng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

Công nhân làm việc trên công trường không lưu trú tại công trường, số lượng công nhân dao động khoảng 15 - 30 người tùy thời điểm và không nấu ăn trên công trường. Số lượng công nhân sẽ được bố trí nghỉ trưa tạm ở khu vực giữ xe (có sẵn mái che) và khu vực quanh nhà bảo vệ với tổng diện tích khoảng 100 m2. Không xây dựng thêm lán trại trong công trường xây dựng.

Kho bãi cho vật liệu xây dựng được bố trí ở khu vực thuận tiện cho thi công xây dựng, phía Đông bắc của khu đất dự án, diện tích khoảng 500 m2. Tuy nhiên, để đảm bảo diện tích thuận tiện cho thi công và đảm bảo vệ sinh môi trường, dự án sẽ không tích trữ nhiều vật liệu mà chỉ nhập lượng đủ sử dụng trong thời gian tối đa 1 tuần thi công, khi hết sẽ nhập thêm vật liệu.

Quy trình thi công của dự án:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. 12 Sơ đồ xây dựng các hạng mục của dự án

Dọn dẹp mặt bằng và san lấp mặt bằng

- Trong khu vực dự án không có nhà xưởng, hiện tại là một khu đất trống và đã hoàn thiện việc xử lý san lấp mặt bằng.

Xử lý nền móng

- Để đảm bảo độ vững chắc của dự án, công tác xử lý nền móng công trình ngay từ giai đoạn đầu xây dựng là rất quan trọng.

- Các công việc thực hiện: Đào móng và ép cọc bê tông theo độ sâu thiết kế và xử lý phun cát hoặc vữa bê tông xuống móng trụ.

- Các loại máy móc tham gia thực hiện: Máy đào, máy xúc, máy ép cọc, máy trộn bê tông, xe tải vận chuyển.

- Móng được đào bằng xe cuốc, thi công cọc vây, tường vây, cọc khoan nhồi kết hợp cừ Larsen.

Xây dựng các hạng mục công trình và lắp ráp các thiết bị

- Sau khi xử lý nền móng xong, bắt đầu tiến hành xây dựng các công trình: đường giao thông, nhà xưởng chính, nhà kho, văn phòng, cây xanh, chiếu sáng, hệ thống thoát nước, hầm tự hoại và các công trình kỹ thuật phụ trợ khác. Sau khi hoàn thành công tác xây dựng, tiến hành lắp đặt trang thiết bị cho dự án, hoàn thiện công trình.

- Các công việc thực hiện: Vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng công trình chính, lắp đặt thiết bị hạ tầng kỹ thuật.

- Khi thi công các tầng trên cao sẽ sử dụng ròng rọc và vận thang để chuyển nguyên vật liệu cũng như các chất thải xây dựng. Trong quá trình đổ bê tông sẽ sử dụng xe bơm bê tông lên các công trình trên cao. Bố trí khu vực lưu giữ chất thải xây dựng ở gần khu vực ra vào để tiện cho việc thu gom và vận chuyển ra khỏi công trường, không chiếm diện tích xây dựng. Dự kiến diện tích bố trí giữ chất thải rắn xây dựng khoảng 100m2.

1.5.2 Khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng

Nguyên vật liệu

Quá trình xây dựng thêm nhà vệ sinh, nhà chứa chất thải rắn phục vụ cho hoạt động thay đổi công suất và sản phẩm cần có các loại nguyên vật liệu sau:

Bảng 1. 17 Khối lượng vật liệu xây dựng phục vụ giai đoạn thi công

STT

Tên nguyên vật liệu

Đơn vị

Số lượng

Khối lượng

(tấn)

1

Bê tông

m3

2.547

9.423,9

2

Cát xây dựng

m3

166

232,4

3

Đá các loại

m3

363

998,3

4

Xi măng

Bao 50 kg

127.560

127,6

5

Sắt, thép các loại

Kg

3.850

3,9

6

Gạch các loại

Viên

33.831

148.856

7

Tấm lợp tôn

Tấm

10

80

8

Bột trét tường

Kg

189

0,2

9

Các vật liệu khác

Kg

191

0,2

10

Que hàn

Kg

32

0,03

11

Sơn, bột vôi

Kg

1.308

1,3

Tổng

159.723,83

(Nguồn: Công ty TNHH TN SX XNK Vinh Nam, 2020)

 

Nhu cầu sử dụng nhân công

Ở đây có bố trí bộ phận bảo vệ trực 24/24 nhằm đảm bảo an ninh trên công trường. Dự án xây dựng chia từng giai đoạn nên thời gian thi công chủ yếu là từ 7h00 – 17h00. Chỉ giai đoạn đổ bê tông thì sẽ thi công vào ban đêm.

Kho chứa vật tư dụng cụ thi công: Nền phải được kê cao 30cm để chống ẩm, có bạt phủ để tránh bụi bặm. Khu vệ sinh: sử dụng khu nhà vệ sinh chung với công nhân tại nhà máy. Số lượng người thực hiện công việc xây dựng là 15 - 30 người. Thời gian xây dựng kéo dài khoảng 15 - 18 tháng.

Nhu cầu sử dụng nước

Nước cấp cho giai đoạn này chủ yếu là cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên xây dựng với khoảng 30 công nhân làm việc, tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt là 1,35 m3/ngày (định mức sử dụng nước là 45 lít/ngày/người theo TCVN 33:2006). Nguồn nước được lấy từ nguồn nước cấp của KCN Lê Minh Xuân 3.

Nhu cầu sử dụng điện

Trong giai đoạn xây dựng, nhu cầu sử dụng điện để vận hành các loại máy móc, thiết bị xây dựng. Lượng điện ước tính khoảng 500 Kwh/tháng trong suốt thời gian xây dựng.

Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng

Dự báo số phương tiện thi công trong khu vực dự án lớn nhất khoảng 8 phương tiện trong một ngày, trong đó:

Bảng 1. 18 Máy móc thiết bị thi công xây dựng dự án

STT

Tên thiết bị

Định mức nhiên liệu (lít/ca)

Số lượng (chiếc)

Nhiên liệu 1 giờ (Lít/giờ)

Nhiên liệu tiêu hao 1 giờ (kg)

1

Xe ủi

46

1

57,5

50,00

2

Máy đào

50

1

25

21,75

3

Xe tải 25 tấn

46

1

34,5

30,02

4

Máy xúc đất

38

1

47,5

41,33

6

Máy đầm 9T

36

1

45

39,15

8

Cần trục

50

1

50

43,5

9

Máy cắt sắt

-

1

-

-

10

Máy hàn

-

1

-

-

11

Máy ép cọc

-

1

 

-

12

Máy trộn bê tông

-

1

-

-

13

Xe cẩu

-

1

-

-

14

Xe nâng

-

3

-

-

 

Tổng cộng

 

 

 

225,75

(Nguồn: Công ty TNHH TM SX XNK Vinh Nam, 2020)

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án

- Thời gian chuẩn bị: Dự kiến 1 tháng (từ 01/07/2021 đến 01/08/2021).

- Thời gian dự kiến xây dựng: Dự kiến 15 tháng (từ 01/08/2021 đến 31/10/2022).

- Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng: từ ngày 01/01/2023.

Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến như sau:

Bảng 1. 19 Tiến độ thực hiện dự án

HẠNG MỤC

THỜI GIAN THỰC HIỆN

T07/2020 – T07/2021

T08/2021 – T10/2022

T11/2022 – T12/2022

T01/2023–T02/2023

Từ T02/2023

Thực hiện các hồ sơ pháp lý theo quy định

 

 

 

 

 

Thi công xây dựng công trình

 

 

 

 

 

Lắp đặt máy móc thiết bị

 

 

 

 

 

Sản xuất thử nghiệm

 

 

 

 

 

Hoạt động chính thức

 

 

 

 

 

 

(Nguồn: Công ty TNHH TM SX XNK Vinh Nam, 2020)

1.6.2. Vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư: Vốn từ vay vốn và từ tái đầu tư từ lợi nhuận.

Tổng vốn đầu tư của dự án: 300.000.000.000 VNĐ (Ba trăm tỷ đồng). Gồm:

+ Tiền đầu tư thuê lại đất: 36.000.000.000 VNĐ (Ba mươi sáu tỷ đồng).

+ Tiền đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và kinh doanh: 234.000.000.000 VNĐ (Hai trăm ba mươi bốn tỷ đồng).

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Công ty TNHH TM SX XNK Vinh Nam chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp dự án. Sơ đồ tổ chức dự án được trình bày như sau:

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. 13 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án.

Trong bộ phân an toàn, chất lượng môi trường: được bố trí từ 1 – 2 nhân viên có chuyên ngành môi trường.

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi: công nhân làm việc 1 ca/ngày và 8 h/ca. Ngày nghỉ làm việc là chủ nhật, các ngày lễ, Tết theo quy định của nhà nước. Các quy định khác về chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, làm việc theo ca, đau ốm, ...) sẽ được công ty thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với Luật bao động do nhà nước Việt Nam ban hành.

Về ăn uống: công ty đặt suất ăn công nghiệp cho toàn bộ nhân viên. Công ty không bố trí chỗ ở cho công nhân viên.

1. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

- Bụi, khí thải: phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dỡ vật liệu xây dựng; thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển, xây dựng các hạng mục công trình; đào đắp nền móng, …

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng dự án và nước thải từ quá trình xây dựng.

- Chất thải rắn sinh hoạt; Chất thải xây dựng (đất đào móng, bê tông thừa, xi măng, gạch, vữa, …); Chất thải nguy hại chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, dầu nhớt thải, bao bì đựng sơn.

(b) Giai đoạn vận hành dự án

- Bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn bốc dỡ nguyên vật liệu, sản phẩm; từ các hoạt động của các phương tiện vận chuyển tại dự án; từ công đoạn đùn ép nhựa, công đoạn in ấn.

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án; nước thải từ việc vệ sinh thiết bị thiết bị của dự án.

- Chất thải rắn sản xuất từ hoạt động sản xuất như: nhựa thải, bao bì thải, thùng carton, dây thép thải, giấy, sắt thép, …; Chất thải nguy hại chủ yếu là bao bì đựng dung môi, mực in; giẻ lau, giấy lót dinh mực in, dầu nhớt; nhớt thải; dung môi thải; bóng đèn huỳnh quang.

2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án:

2.2.1. Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Nước thải sinh hoạt khoảng 1,35 m3/ngày có chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn lơ lững (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật.

Nước thải xây dựng (phát sinh từ khâu rửa thiết bị, bánh xe, máy móc) ước tính khoảng 1 m3/ngày chủ yếu là chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD/COD).

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Nước thải sinh hoạt khoảng 26,6 m3/ngày có chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất rắn lơ lững (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật.

Nước giải nhiệt, làm mát cho máy cho quá trình ép nhựa khoảng 1,3 m3/ngày cấp bổ sung. Nước giải nhiệt, làm mát sẽ được tuần hoàn, tái sử dụng, không xả thải vào hệ thống thoát nước của KCN.

2.2.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động do bụi, khí thải

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Trong giai đoạn xây dựng khí thải phát sinh chủ yếu là Bụi, SO2, CO, NOx, THC trong quá trình thi công xây dựng, đào đất, hoạt động của các thiết bị, phương tiện thi công, vận chuyển. Quá trình thi công trong thời gian ngắn, gián đoạn nên lượng khí thải phát sinh không đáng kể, tập trung cục bộ tại khu vực thi công, chủ yếu ảnh hướng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công tại dự án.

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Khí thải, mùi, bụi từ quá trình sản xuất sản phẩm từ hạt nhựa nguyên sinh, in ấn có các thành phần khí thải như bụi, SO2, CO2, Toluen, xylen, etylen, styren. Thiết bị sản xuất đều là quy trình khép kín nên lượng phát thải tương đối nhỏ, chủ yếu phát tán nội bộ khu vực sản xuất.

2.2.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Chất thải rắn sinh hoạt: chủ yếu là vỏ hộp, bao bì đựng thực phẩm, thức ăn dư thừa, chai nước, … khối lượng phát sinh khoảng 15 kg/ngày.

Chất thải xây dựng chủ yếu là đất đào móng, bể chứa với khối lượng khoảng 804 tấn. Ngoài ra, các chất thải khác như cát, xi măng, vữa, gạch vun, bê tông thừa, … phát sinh khoảng 4,0 kg/ngày.

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Chất thải rắn sinh hoạt:  Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ 250 người của dự án khoảng 37,5 tấn/năm. Thành phần: Chủ yếu là rác thải sinh hoạt: thức ăn thừa, khăn giấy, bao bì giấy, chai, ly, đồ thủy tinh, …thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong công ty.

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh khoảng 383,25 tấn/năm gồm các loại chất thải rắn sản xuất phát sinh như dây thép dư thừa, giấy dư, ba dớ thải không chứa chất thải nguy hại (Sắt, thép thải), giấy photo, carton, bavit nhựa phát sinh trong quá trình ép nhựa, … Trong đó, lượng nhựa dư từ quá trình đùn ép nhựa khoảng 368 tấn/năm. Lượng nhựa dư này sẽ được chủ dự án tiến hành băm nhỏ và tái sử dụng cho quy trình sản xuất. Nhựa dư sẽ được phối trộn không quá 20% so với hạt nhựa nguyên sinh nhập liệu đầu vào để tiến hành sản xuất (tức là khoảng 73,6 tấn/lần phối trộn).

2.2.4.  Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Chất thải nguy hại phát sinh giai đoạn này chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, dầu nhớt thải, bao bì dựng sơn ước tính khối lượng phát sinh khoảng 4 kg/tháng.

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Chất thải nguy hại chủ yếu là bao bì đựng dung môi, mực in; giẻ lau, giấy lót dinh mực in, dầu nhớt; nhớt thải; dung môi thải; bóng đèn huỳnh quang, … khối lượng phát sinh 347,4 kg/tháng.

2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Nước mưa chảy tràn: về cơ bản mước mưa được quy ước là nước sạch tuy nhiên trong giai đoạn xây dựng một phần nước mưa tự thấp vào đất chưa được bê tông hóa, một phần nước mưa chảy tràn sẽ được chủ dự án tiến hành xây dựng hệ thống rãnh thu nước mưa có hố ga lắng cặn trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung của KCN.

Nước thải sinh hoạt: chủ dự án sử dụng nhà vệ sinh di động, lượng nước thải sẽ được đơn vị thầu dự án chịu trách nhiệm thu gom, xử lý theo đúng quy định và không xả vào cống thoát nước của KCN.

Nước thải xây dựng: Nước thải từ quá trình rửa bánh xe sẽ được thu gom, dẫn qua hố lắng sơ bộ 5 m3 để lắng cát. Hố lắng này chỉ xây dựng tạm thời và sử dụng trong giai đoạn xây dựng.

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Nước mưa: hệ thống thu gom, thoát nước mưa được tách riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải. Nước mưa chảy tràn và nước mưa trên mái → hệ thống thoát nước mưa → hệ thống thoát nước chung của KCN Lê Minh Xuân 3.

Thu gom và xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt ® hầm tự hoại 5 ngăn ® Hệ thống thoát nước chung của KCN Lê Minh Xuân 3 ® hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Lê Minh Xuân 3.

Nước vệ sinh thiết bị: thu gom lưu chứa tại khu vực chứa chất thải nguy hại, chuyển giao cho đơn vị xử lý có chức năng.

Nước làm mát, thông thoáng nhà xưởng: tuần hoàn, tái sử dụng tại bể chứa nước có dung tích 80 m3. Lượng nước làm mát, thông thoáng nhà xưởng không xả thải ra ngoài.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh về nồng độ tối đa cho phép đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN Lê Minh Xuân 3. Công ty trước khi đi vào hoạt động sẽ hoàn tất việc đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Lê Minh Xuân 3.

2.3.2. Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Bụi, khí thải phát sinh từ giai đoạn này tuy hàm lượng phát sinh không đáng kể và trong giai đoạn ngắn tuy nhiên để đảm bảo giảm thiếu tác động đến khu vực dự án xung quang và người làm việc trực tiếp chủ dự án thực hiện một số biện pháp như:

- Che chắn tole cao 2 m tại khu vực thi công dự án, đảm bảo người có phận sự mới được vào khu vực thi công.

- Lên kế hoạch, tiến độ thi công hợp lý, tránh chồng chéo giữa các công đoạn.

- Tưới nước khu vực xây dựng định lỳ 1 – 2 lần/ngày vào các ngày nắng.

- Các phương tiện, thiết bị sử dụng tại công trình phải đảm bảo, được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, được kiểm tra chất lượng định kỳ.

- Công nhân được trang bị bảo hộ lao động như: nón, áo, giày, găng tay, khẩu trang, dây an toàn,…

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Mùi, hơi dung môi, bụi: Tuy hàm lượng phát sinh rất ít nhưng để đảm bảo, chủ đầu tư đã thiết kế hệ thống thông thoáng nhà xưởng bằng phương án sử dụng hệ thống cooling pad để đảm bảo lượng bụi, khí thải, nhiệt độ nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

Yêu cầu bảo vệ môi trường:

- Thường xuyên theo dõi định kỳ môi trường lao động để đảm bảo khu vực làm việc nồng độ ô nhiễm đảm bảo theo quy định hiện hành.

- Chất lượng không khí tại nhà xưởng không đảm bảo theo QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc và Quyết định 3733/2002/QĐ - BYT: Quyết định của Bộ Y tế về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý khí thải tại khu vực đùn ép nhựa để đảm bảo chất lượng môi trường.

2.3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn CNTT

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực có phát sinh. Ký hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý theo đúng quy định. Yêu cầu đơn vị thu gom hằng ngày, tránh tình trạng phát sinh.

 

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực có phát sinh, thu gom về khu lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt. Diện tích khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt khoảng 15 m2.

Chất thải rắn sản xuất được thu gom, phân loại, tái sử dụng hoặc bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng, phần còn lại hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý. Diện tích khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt khoảng 10 m2.

Tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: 01 ngày/lần

+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường: 01 tuần/lần.

Thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm báo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

2.3.4.  Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn CTNH

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Hạn chế việc sửa chữa xe, máy móc tại khu vực dự án, bất khả kháng phải sửa chữa tại khu vực thì đơn vị sửa chữa phải lót bạt, sau đó thu gom lưu trữ theo quy định.

Chủ đầu tư cam kết dầu mỡ thải sẽ được thu gom và xử lý theo đúng Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Chủ dự án phối hợp với đơn vị thi công thu gom chất thải nguy hại, phân loại, dán nhãn và lưu trữ riêng biệt trong kho chứa chất thải nguy hại tạm. Kho chứa chất thải nguy hại được bố trí diện tích 10 m2, kho này được xây dựng có mái che mưa, nắng, có nền chống thấm và lắp biển báo theo quy định.

(b) Giai đoạn vận hành dự án

Chất thải nguy hại phát sinh tại dự án được thu gom, phân loại, lưu giữ và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Diện tích khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt khoảng 20 m2.

Tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý: 06 tháng/lần.

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm báo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2016 của Bộ tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại.

2.3.6.  Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn nên được áp dụng để giảm thiểu tác động của tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng:

Về phương tiện, máy móc và thiết bị thi công: Bảo trì thường xuyên, thay thế thiết bị hư hỏng, không sử dụng thiết bị quá tải, phân luồng tuyến và bố trí thời gian vận chuyển giao thông hợp lý.

Thiết kế và bố trí thi công: Bố trí vị trí và hoạt động các máy móc và thiết bị thi công hợp lý, lắp đặt rào/tường chắn tại một số vị trí cần thiết.

Các biện pháp khác: Tất cả các xe vận chuyển vật liệu xây dựng sẽ được quản lý tốt, trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân khi cần thiết, tiến hành quan trắc tiếng ồn, độ rung tại các khu vực thi công.

 (b) Giai đoạn vận hành dự án

Thực hiện biện pháp giảm thiếu tiếng ồn và độ rung: thiết kế bộ phận giảm âm, lắp đệm chống ông trong quá trình lắp đặt thiết bị tại nhà máy.

Trồng cây xanh, thảm cỏ để giám bụi, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất tới môi trường xung quanh.

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm báo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2016 của Bộ tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại.

Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm báo các điều kiện an toàn, vệ sinh trong quá trình vận hành dự án.

2.3.7.  Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

(a) Giai đoạn xây dựng dự án

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ dầu thải từ việc bảo dưỡng phương tiện và thiết bị thi công: hạn chế việc lưu trữ nhiên liệu trên khu vực thi công, các phương tiện cơ giới sửa chữa tại các garage, trừ trường hợp bắt khả kháng thì phải che bạt nền đất và thu gom vào khu vực chất thải nguy hại.

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ: tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi tổ chức thi công, bố trí máy móc thiết bị hợp lý…, không đốt các nguyên vật liệu tại khu vực dự án, tại các khu vực kho chứa nhiên liệu phải lắp đặt các biển cấm lửa, tuyên truyền giáo dục ý thức của công nhân làm việc tại dự án về công tác phòng chống cháy nổ.

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động: Sử dụng công nhân địa phương có tay nghề, bố trí nhà ở tạm cho công nhân để nghỉ ngơi, trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ khi cần thiết theo đúng quy định, trang bị các dụng cụ y tế cần thiết để sơ cứu ngay sự cố tai nạn lao động và chuyển công nhân đến trạm y tế gần nhất, bảo đảm an ninh trong khu vực thi công 24/24 giờ trong ngày.

 

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com