Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện mặt trời

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện mặt trời

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện mặt trời

  • Mã SP:DTm mrt
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:175,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện mặt trời

 

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iv

MỞ ĐẦU 1

0.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1

0.1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 1

0.1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương 2

0.1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 2

0.2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

.......................................................................................................................     3

0.2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án 3

0.2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 5

0.2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 6

0.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG  MÔI TRƯỜNG 6

0.4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 7

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9

1.1. TÊN DỰ ÁN 9

1.2. CHỦ DỰ ÁN 9

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 9

1.3.1. Các đối tượng tự nhiên 9

1.3.2. Các đối tượng kinh tế xã hội 13

1.3.3. Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án có khả năng bị tác động bởi dự án 13

1.3.4. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án 13

1.3.5. Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt 15

 

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 16

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 16

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của  dự án 16

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 20

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 21

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 22

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án

................................................................................................................. 23 1.4.7.  Tiến độ thực  hiện dự  án .................................................................. 26

1.4.8. Vốn đầu tư 26

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 27

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 29

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 29

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 29

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 33

2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn 35

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

................................................................................................................. 36 2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ........................................................ 38

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XàHỘI 38

2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN VỚI ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC  DỰ ÁN 41

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

......................................................................................................................... 42 3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ..................................................... 42

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án . 42

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 54

3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự án 69

a. Tác động do tiếng ồn 83

b. Điện từ trường 83

Hình 3. 1. Cường độ điện trường cách mặt đất 1m của đường  dây 110kV 84

 

c. Nhiệt thừa 84

d. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông nghiệp dọc khu vực hành lang tuyến đường dây 110kV 84

3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án . 85

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 88

3.2.1. Đánh giá mức độ tin cậy 88

3.2.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 88

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 90

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN 90

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 90

a. Biện pháp giảm thiểu tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định  90

b. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn trong giai đoạn thu dọn mặt bằng chuẩn bị dự án. 91

c. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 92

d. Giảm thiểu khí thải, bụi từ hoạt động phát quang và san ủi mặt bằng 93

e. Hạn chế tiếng ồn do các hoạt động của Dự án 94

f. Biện pháp rà phá bom mìn để đảm bảo an toàn cho dự án hoạt động 94

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 95

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 100

Hình 4. 1. Cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn 102

4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 108

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 108

4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 108

4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 110

4.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 112

 

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

....................................................................................................................... 114 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ..................................  114

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 124

5.2.1. Trong giai đoạn hoạt động xây dựng 124

5.2.2. Trong giai đoạn vận hành 124

CHƯƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 125

0.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 125

0.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 125

0.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 125

0.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 126

0.2.1. Ý kiến của UBND cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án

...............................................................................................................     126

0.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 126

0.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn

...............................................................................................................     126

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 128

1. KẾT LUẬN 128

2. KIẾN NGHỊ 129

3. CAM KẾT 129

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 130

PHỤ LỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, CÁC  BẢN VẼ 131

 

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

Quyết định

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

BHYT

Bảo hiểm y tế

XLNT

Xử lý nước thải

 

 

DANH MỤC BẢNG

 

Bảng 0-1: Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo 6

Bảng 1-1: Tọa độ ranh giới lô đất xây dựng dự án 9

Bảng 1-2: Bảng hiện trạng sử dụng đất của dự án 14

Bảng 1-3: Các hạng mục công trình của Dự án 16

Bảng 1-4: Nhu cầu sử dụng đất của dự án 17

Bảng 1-5: Thông số kỹ thuật của tấm PV 18

Bảng 1-6: Danh mục máy móc, thiết bị  phục vụ thi công của  dự án 22

Bảng 1-7: Danh mục thiết bị Nhà máy ĐMT VSP Bình Thuận II 23

Bảng 1-8: Định mức vật liệu cho 1 m3  bê tông tươi 24

Bảng 1-9: Nguyên, nhiên vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án 24

Bảng 1-10: Tóm tắt thông tin trong quá trình thực hiện dự án 27

Bảng 2-1: Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm Phan Thiết 33

Bảng 2-2: Số giờ nắng trung bình tại trạm Phan Thiết 33

Bảng 2-3: Lượng mưa tại trạm Phan Thiết 34

Bảng 2-4: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 36

Bảng 2-5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 37

Bảng 3-1: Liệt kê các nguồn gây tác động do hoạt động giải phóng  mặt bằng 43

Bảng 3-2: Tổng hợp định mức sử dụng nhiên liệu của một số thiết bị san lấp mặt bằng 48

Bảng 3-3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm 49

Bảng 3-4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu DO 49

Bảng 3-5: Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)

.........................................................................................................................     50

Bảng 3-6: Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 51

Bảng 3-7: Hệ số dòng chảy áp dụng cho bề mặt có diện tích  mặt phủ 52

Bảng 3-8: Độ ồn do phương tiện giao thông 53

Bảng 3-9: Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng dự án 55

Bảng 3-10: Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO 58

Bảng 3-11: Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 59

Bảng 3-12: Nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 59

Bảng 3-13: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu và máy móc thi công 60

Bảng 3-14: Nồng độ của khí thải của phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu và máy móc thi công 61

Bảng 3-15: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 62

Bảng 3-16: Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn xây dựng 62

Bảng 3-17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng 63

Bảng 3-18: Hệ số dòng chảy áp dụng cho bề mặt có diện tích mặt phủ lớn hơn 30% 64

Bảng 3-19: Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng 66

Bảng 3-20: Độ ồn của các thiết bị thi công trên công trường theo  không gian 68

Bảng 3-21: Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 70

Bảng 3-22: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông 74

Bảng 3-23: Tải lượng và hàm lượng chất ô nhiễm khi chạy máy phát điện 75

Bảng 3-24: Tác động của các chất ô nhiễm trong không khí 75

Bảng 3-25: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 77

Bảng 3-26: Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn hoạt động 77

Bảng 3-27: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động 77

Bảng 3-28: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 79

Bảng 3-29: Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án 81

Bảng 3-30: Các nguồn gây tác động bởi các rủi do, sự cố của dự án 85

Bảng 3-31: Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 88

Bảng 4-1: Dự toán kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ  môi trường 112

Bảng 5-1: Tổng hợp các tác động, các biện pháp giảm thiểu, các biện pháp quản lý môi trường và kinh phí thực hiện 114

 

DANH MỤC HÌNH

 

Hình 1-1: Hình vệ tinh hiện trạng vị trí khu vực dự án 12

Hình 3-1: Công nhân đang vệ sinh tấm pin mặt trời 82

 

MỞ ĐẦU

 

0.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

0.1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2/ngày (1.825 kWh/m2/năm). Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn ở các vùng phía Bắc, ước tính khoảng 4 kWh/m2/ngày do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm.

Nhằm đáp ứng cam kết của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) tháng 11/2015. Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra quan điểm phát triển năng lượng nói chung và điện năng nói riêng rất rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế trên thế giới và trong nước hiện nay. Đó là: “Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, tạo đột phá trong đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Theo đó, đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.

Bình Thuận được biết đến là một trong những tỉnh khô hạn nhất cả nước. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để Bình Thuận phát triển điện mặt trời, một trong những nguồn năng lượng sạch đang được thế giới hướng đến. Điều kiện thiên nhiên nắng nhiều là yếu tố quan trọng giúp Bình Thuận dẫn đầu trong nhóm các địa phương phát triển toàn diện ngành công nghiệp điện. Cụ thể, nhờ ít mưa, số giờ nắng trong năm luôn ở mức lý tưởng và phần lớn diện tích có cường độ bức xạ nhiệt trung bình khoảng 5 kWh/m2, mà Bình Thuận có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời.

Với các ưu thế về địa lý và các chính sách khuyến khích phát triển từ Trung ương đến địa phương như trên, ngày … /…/2019 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số …../QĐ-UBND quyết định chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Năng lượng Confitech đầu tư xây dựng Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân với quy mô công suất 29,517 MWp, trạm biến áp

 

22/110 kV - 40 MVA được đề xuất nằm trong khu đất 34 ha thuộc xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và tuyến đường dây 110 kV mạch đơn đấu nối với chiều dài khoảng 1,1 km. Bên cạnh đó, Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân với công suất 29,517 MWp đã được Bộ Công thương ban hành quyết định số

……/QĐ-BCT ngày ….. về việc phê duyệt bổ sung danh mục Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011- 2015, có xét đến 2020.

Do đó việc đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân của Công ty Cổ phần Năng lượng Confitech là cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển năng lượng sạch hiện nay, nhằm cung cấp điện và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ tải tỉnh Bình Thuận, góp phần ổn định hệ thống điện và an ninh năng lượng quốc gia.

Theo quyết định số ……/QĐ-BCT ngày 8/12/2016 của Bộ Công thương thì trong quá trình xây dựng Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân và đấu nối vào hệ thống điện khu vực sẽ xây mới đường dây 110 kV mạch  đơn, chiều dài 1 km,  loại dây ACSR240, đấu nối trạm biến áp 110 kV, ngăn lộ mở rộng tại trạm biến áp 220/110kV Hàm Tân. Theo quy định tại Mục 28 , Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, thì Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Tuyến đường dây tải điện từ 110 kV trở lên).

0.1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương

Dự án đầu tư “Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân” tại xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận được phê duyệt bởi Công ty Cổ phần Năng lượng Confitech.

0.1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân được lập phù hợp với các quy hoạch phát triển của Chính Phủ và địa phương như sau:

- Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Bình Thuận đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại nghị quyết số

…/2019/NQ-HĐND ngày …..

+ Công trình nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Hàm Tân đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại quyết định số

…./QĐ-UBND ngày ….

+ Vị trí Dự án không ảnh hưởng đến việc bố trí đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tại địa phương theo văn bản số …../UBND-KT ngày …. của Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân.

- Về quy hoạch phát triển điện lực

 

+ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030;

+ Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam.

+ Quyết định số 974/QĐ-BCT ngày 22/3/2017 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020.

- Quyết định số …./QĐ-BCT ngày …. của Bộ Công thương về việc phê duyệt bổ sung danh mục Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020.

Về quy hoạch đất quốc phòng

+ Vị trí đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân không nằm trong đất quốc phòng theo quy hoạch bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế, xã hội theo quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt; theo quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện, không bố trí lực lượng đóng quân và xây dựng quốc phòng.

Về quy hoạch đất lâm nghiệp, thủy lợi và quy hoạch titan

+ Vị trí dự án nằm ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp, ngoài quy hoạch thủy lợi và quy hoạch titan của tỉnh.

0.2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN

ĐTM

0.2.1. Liệt  các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn 

hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án

0.2.1.1. Các văn bản pháp luật

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;

- Luật Điện lực số 24/2012/QH13;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13;

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

 

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 2/10/2014 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản  lý số liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

0.2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

+ TCVN 2622-1995 - Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế;

+ TCVN 365:2005 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết

 

kế; hoạt;

 

+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh

 

+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất

 

độc hại trong không khí xung quanh;

 

+ QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

+ QCVN 19:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất

 

vô cơ;

 

+ QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng  ồn;

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ  rung;

+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng

 

không khí xung quanh;

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

+ QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

+ QCVN 01:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;

+ QCVN:QTĐ-5:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

- Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;

+ QCVN:QTĐ-6:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

- Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;

+ QCVN:QTĐ-7:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

- Thi công các công trình điện;

+ QCVN:QTĐ-8:2010/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

- kỹ thuật điện hạ áp.

0.2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp 3502299734 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp, đăng ký lần đầu ngày 27/01/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 02/02/2018;

- Quyết định chủ trương đầu tư số …../QĐ-UBND ngày …. của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chấp thuận Công ty Cổ phần Năng lượng Confitech làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân;

- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030;

- Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam;

 

- Quyết định số 5087/BCT-TCNL ngày 09/6/2017 của Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg;

- Quyết định số …./QĐ-BCT ngày …. của Bộ Công thương về việc phê duyệt bổ sung danh mục Dự án Nhà máy điện mặt trời Tân Xuân vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020;

- Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 5/1/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ….. do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận lần đầu ngày ….tháng .. năm 2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 03 ngày 28 tháng 02 năm 2019 cho Công ty Cổ phần Năng lượng Confitech.

0.2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án là Công ty Cổ phần Năng lượng Confitech kết hợp với đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện đảm bảo độ tin cậy;

- Các bản vẽ thiết kế, các tài liệu kỹ thuật dự án;

- Tài liệu điều tra kinh tế xã hội khu vực dự án;

- Tài liệu thống kê tình hình khí tượng thủy văn, tự nhiên khu vực dự án.

0.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Công ty Cổ phần Năng lượng Confitech chủ trì việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty đã thuê đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Địa chất và Môi trường Bình Thuận lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.

3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự

án

3.1.1.1. Nguồn gây tác động

Bảng 3-30: Các nguồn gây tác động bởi các rủi do, sự cố của dự án

 

 

STT

HOẠT ĐỘNG

 

NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG

PHẠM VI, MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG

 

1

 

Sự cố cháy nổ

- Chập điện, cháy, nổ

- Sự cố thời tiết (gió, sấm sét, mưa lũ,

bão,…)

- Công nhân

- Người dân địa phương

 

Trung bình, có thể giảm thiểu

 

2

 

Tai nạn lao động

- Thời tiết;

- Bất cẩn trong lao động;

- Thiếu trang bị bảo hộ lao động

 

Công nhân

 

Nhẹ, có thể giảm thiểu

 

3

Tai nạn giao thông

- Người điều khiển không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông;

- Thiết bị di chuyển không đảm bảo an toàn

- Công nhân

- Người dân địa phương

Trung bình, có thể giảm thiểu

 

 

 

4

Sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

 

- Thiết bị dừng hoạt động;

- Hết hóa chất khử trùng;

- Vận hành không đúng thiết kết

 

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp

 

 

Nhẹ, có thể giảm thiểu

(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp)

3.1.1.2. Những rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng dự án

+ Sự cố tai nạn lao động

 

- Tai nạn lao động: trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người công nhân như gây mệt mỏi, choáng váng và ngất từ đó dễ dẫn đến những tai nạn lao động trong quá trình làm việc.

- Việc lắp đặt cột điện, đường dây yêu cầu công nhân phải làm việc trên độ cao nên tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ về sức khỏe và an toàn như rơi từ trên độ cao gây ra chấn thương hoặc tử vong cho người lao động. Rơi các thiết bị, vật tư vật liệu từ trên cao gây nguy hiểm cho những người làm việc phía dưới.

- Hoạt động do làm việc với nguồn điện thế cao cũng tiềm ẩn nhiều gây ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động.

- Trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị thi công có thể xảy ra các hiện tượng cháy nổ, chập điện do bất cẩn của công nhân thi công hoặc do không tuân thủ đúng các quy trình vận hành của máy móc, thiết bị thi công. Nếu sự cố phát sinh thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng công nhân và ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các hạng mục công trình.

- Công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng tai nạn lao động còn có thể tăng cao; đất trơn trợt dẫn đến té ngã cho người lao động, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn.

- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (cắt, hàn kim loại,…) có thể gây cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.

Xác xuất xảy ra tai nạn tùy thuộc vào ý thức chấp hành quy định về an toàn đối với thiết bị, quy trình thi công cũng như ý thức chấp hành nội quy và quy quy tác an toàn của công nhân trong từng trường hợp cụ thể.

+ Sự cố cháy nổ

Trong quá trình san ủi mặt bằng và thi công xây sẽ phát sinh nhiều nguyên nhân có thể gây ra khả năng cháy, nổ như:

Quá trình thi công dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa..) thì khả năng gây cháy cũng có thể xảy ra.

Các nguồn nhiên liệu (như dầu DO) thường có chứa trong phạm vi công trường  là một nguồn gây cháy nổ khá quan trọng. Đặc biệt là khi các kho chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt hoặc các nơi có nhiều người hoặc máy móc qua lại.

Sự cố gây cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.

Để giảm thiểu các rủi ro về sự cố môi trường trong quá trình thi công, chủ Dự án phối hợp với các nhà thầu xây dựng áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý để hạn chế và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động tới môi trường và kinh tế xã hội trong trường hợp sự cố xảy ra.

+ Sự cố úng ngập, sạt lở đất

Việc thi công xây dựng dự án là nguyên nhân ảnh hưởng cục bộ và ngắn hạn đến hệ thống mương thoát nước của khu vực do các phương tiện đào, đắp rơi vãi đất

 

cát xuống kênh gây úng ngập cục bộ và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước của khu vực, ngập úng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

Do đó chủ dự án và đơn vị thi công sẽ tính đến các biện pháp dẫn dòng, vệ sinh kênh mương trong khi thi công, thời gian thi công hợp lý để hạn chế vấn đề ngập úng có thể xảy ra trong quá trình thi công.

+ Sự cố do sạt lở, sụt lún nền đường giao thông khu vực:

Từ đường quốc lộ 1A dẫn vào dự án là các con đường đất bảo vệ hệ thống mương thoát nước hệ thống tưới khu vực, nên việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ thi công trên các tuyến đường này sẽ ảnh hưởng đến nền đường hiện hữu.

Việc sạt lỡ, sụt lún nền đường giao thông hiện hữu sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của các hộ dân có đất sản xuất xung quanh và việc lưu thông của các phương tiện giao thông đi lại trên các tuyến đường này.

 

3.1.1.3. Trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành

+ Sự cố cháy nổ, tràn dầu từ trạm biến áp

Dầu máy biến thế có chức năng bôi trơn, làm mát, chống mài mòn, cách điện,  bảo vệ lõi và cuộn dây khi được ngâm hoàn toàn trong dầu và một mục đích quan trọng của dầu này là nó ngăn cản tiếp xúc trực tiếp của oxy trong khí quyển với cellulose làm giấy cách điện của cuộn dây. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu do hỏng hóc các van hoặc đường ống dẫn. Tình trạng chảy tràn dầu tại máy biến áp có thể xảy ra trong các trường hợp sau: Dầu tràn ra ngoài vật chứa, vật lưu giữ dầu quá đầy, vỡ, rò rỉ bể chứa dầu hoặc các đường ống dẫn dầu.

Sự cố cháy nổ máy biến áp làm rò rỉ ra môi trường một lượng lớn dầu làm mát. Nếu không có biện pháp thu gom, dầu máy biến áp tràn ra môi trường gây ô nhiễm các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái trong và xung quanh khu vực Dự án.

+ Cháy nổ do chập điện trong quá trình vận hành

Trong giai đoạn vận hành công trình, các sự cố cháy nổ có thể xảy ra tại các vị trí cột điện hoặc đường dây đấu nối, sự cố máy biến áp trong trạm nâng áp,... gây tai nạn cho cán bộ, công nhân vận hành; thiệt hại kinh tế cho Chủ đầu tư. Nguyên nhân có thể xảy ra do công nhân vận hành thực hiện không đúng quy định, người dân xung quanh chưa ý thức được vấn đề an toàn đường dây tải điện cao thế,…

+ Điện giật: khi công nhân vận hành không chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc an toàn trong điều hành và sử dụng các thiết bị điện thì sự cố điện giật có thể xảy ra. Quy mô ảnh hưởng của sự cố này chỉ giới hạn tại chỗ, trực tiếp với công nhân gây ra sự cố. Khi xảy ra sự cố các Rơle bảo vệ đặt trên đường dây tự động ngắt mạch.

+ Cháy nổ: Sự cố cháy, nổ có thể xảy ra khi chập điện hoặc quá tải, sét đánh hoặc đứt dây,... Sự cố cháy, nổ do điện chỉ xảy ra tại chỗ và trong thời gian ngắn, vì khi xảy ra  sự cố các Rơle  bảo vệ  đặt tại  trạm tự động ngắt  mạch. Tuy nhiên,  sự cố

 

cháy nổ có thể gây cháy, nếu không dập tắt đám cháy kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ lan rộng đám cháy, nhất là tại nơi đường đây đi qua các khu dân cư.

+ Sự cố tai nạn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị

Giai đoạn vận hành, các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng trạm biến áp và đường dây truyền tải gây ra các mối nguy hiểm về sức khỏe và an toàn lao động. Hoạt động bảo dưỡng định kỳ thường được tiến hành trong suốt vòng dự án. Làm việc trên cao gây mối nguy hiểm như rơi ngã khi đang bảo dưỡng, sửa chữa làm chấn thương hoặc tử vong. Việc tiếp xúc với đường dây điện cao thế có nguy cơ gây giật nếu không được thực hiện đúng chỉ dẫn an toàn..

3.1. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO

3.1.1. Đánh giá mức độ tin cậy

- Các phương pháp ĐTM

+ Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, phương pháp này có độ tin cậy cao;

+ Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án, kết hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường để đánh giá tác động. Phương pháp này có độ tin cậy trung bình;

+ Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu trong quá trình thực hiện Dự án để bước đầu đưa ra các đánh giá sơ bộ về các ảnh hưởng của Dự án đến môi trường. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống, có độ tin cậy cao vì người đánh giá phải trực tiếp đi khảo sát thực tế địa bàn thực hiện Dự án và nghiên cứu các tài liệu liên quan, từ đó mới đưa ra được các đánh giá đầu tiên, giúp cho quá trình đánh giá tác động môi trường về sau được chuẩn xác hơn.

- Các phương pháp khác

+ Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Khảo sát, đo đạc và lấy mẫu hiện trạng môi trường tại Dự án và khu vực xung quanh như không khí, nước mặt được thực hiện bởi đơn vị có chức năng. Phương pháp này có độ tin cậy cao;

3.1.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-31: Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM

 

STT

PHƯƠNG PHÁP ĐTM

MỨC ĐỘ TIN CẬY

1

Phương pháp so sánh

Cao

2

Phương pháp đánh giá nhanh

Trung bình

3

Phương pháp thống kê

Cao

4

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Cao

(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp)

Báo cáo đã đánh giá chi tiết cho từng đối tượng bị tác động do các nguồn tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong các giai đoạn hoạt động của dự án, vì thế các đánh giá có mức độ chi tiết và độ tin cậy là khá cao.

 

CHƯƠNG 4.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

 

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

a. Biện pháp giảm thiểu tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư

Trước khi thực hiện dự án phải tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa và lợi ích của dự án đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Hảo cũng như của huyện Tuy Phong. Công khai vị trí bản vẽ mặt bằng bố trí nhà máy và đường dây truyền tải tới địa phương trong thời gian sớm nhất để người dân biết được mức độ ảnh hưởng của những vị trí thi công các hạng mục của dự án tới đất đai, ruộng vườn. Việc đền bù đất đai phải có quy định cụ thể và thống nhất tránh thiệt thòi cho dân tạo tâm lý tự nguyện và thoải mái cho người dân khi phải bàn giao đất.

Dự án được triển khai trên khu đất xây dựng nhà máy có diện tích là 44,17 ha. Trong khu vực dự án không có đất ở và không có dân cư sinh sống trong khu vực do đó chủ đầu tư không phải bố trí tái định cư. Chủ dự án đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:

+ Đối với khu vực đất do 6 hộ dân quản lý:

Ngày 28/1/2018 chủ dự án đã có biên bản thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án đầu tư với 6 hộ dân có đất đang canh tác trên khu vực dự án tại xã Vĩnh Hảo, các hộ dân có đất đang canh tác trên khu vực dự án đều đồng ý Công ty lập dự án trên đất và Công ty cam kết sẽ đền bù thỏa đáng cho các hộ dân theo quy định pháp luật.

Hiện nay công ty đã thỏa thuận đền bù và mua lại toàn bộ diện tích khu vực dự án do 6 hộ dân quản lý xong và đang làm thủ tục nhận chuyển nhượng đất của các hộ dân sang tên cho Công ty trên phần diện tích dự án do các hộ dân quản lý. Do đó hiện trạng đất dự án hiện nay là đất sạch, sẽ được chuyển nhượng cho công ty và không có vấn đề khiếu kiện, kiếu nại. Tuy nhiên để giảm thiểu tối đa tác động của việc chiếm dụng đất, di dân tái định cư đối với các hộ dân có đất, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp như:

- Đền bù thỏa đáng giá trị đất và cây trồng trên đất cho các hộ dân mất đất.

- Khi dự án chưa triển khai xây dựng, chủ dự án tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp tục sản xuất trên đất đến khi dự án xây dựng mới bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

 

* Hỗ trợ, bồi thường khu vực đất sản xuất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

Khu vực để xây dựng móng trụ đường dây khoảng 600m2 chưa thỏa thuận được vị trí chính xác nên chủ đầu tư chưa thỏa thuận được với các hộ dân có đất, tuy nhiên diện tích xây dựng móng trụ nhỏ, đất chủ yếu là đất nông nghiệp của dân nên khi xác định được vị trí cụ thể, chủ dự án sẽ trực tiếp thỏa thuận và hoặc thuê lại hoặc mua hoặc nhận chuyển nhượng phần diện tích này của dân theo đúng  quy định.

Dự án xây dựng mới tuyến đường dây từ 110kV mạch kép, đấu nối Trạm biến áp 110kV nhà máy ĐMT VSP Bình Thuận II chuyển tiếp trên đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí với chiều dài 2.450m đi qua địa phận xã Vĩnh Hảo. Thảm thực vật trên tuyến đường dây đi qua chủ yếu là hoa màu, đất trống, cây bụi và xây dựng tuyến đường dây 22kV để cấp điện thi công và tự dùng trong quá trình hoạt động.

Do khu vực các tuyến đường dây đấu nối của Nhà máy chỉ là đất trống, đất sản xuất hoa màu ngắn ngày không có đất ở. Do đó Công ty cam kết sẽ hỗ trợ, bồi thường cho người dân có đất sản xuất bị thiệt hại do quá trình thi công xây dựng tuyến đường dây của dự án theo khoản 2 điều 19 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện. Cụ thể đối với đất trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường hỗ trợ do UBND tỉnh quy định cụ thể và nguồn vốn hỗ trợ này do chủ đầu tư tự chi trả.

b. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn trong giai đoạn thu dọn mặt bằng chuẩn bị dự án.

- Đối với chất thải rắn do hoạt động phát quang: Hiện trạng dự án là đất trồng keo, xà cừ, điều, đất trống với các bụi cỏ thấp. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho các hộ dân đã chuyển nhượng đất tăng thêm thu nhập khi dự án chưa xây dựng, chủ dự án vẫn để cho các hộ dân canh tác trên đất đó cho tới khi dự án được khởi công xây dựng.

Trên diện tích 44,17 ha đất do 6 hộ dân và UBND xã Vĩnh Hảo quản lý, hiện các hộ dân vẫn đang sản xuất. Do đó việc phát quang mặt bằng sẽ phát sinh khối lượng chất thải rắn khoảng: 88,34 tấn. Để xử lý lượng chất rắn trong giai đoạn phát quang này, chủ đầu tư đưa ra biện pháp xử lý theo sơ đồ sau:

 

 

Thông báo cho các hộ dân đang canh tác

Thu dọn các sản phẩm nông nghiệp trên đất

Máy cào, máy ủi thu dọn, đổ đống

 

Đốt tại dự án

 

Thuyết minh quy trình xử lý:

Trước khi tiến hành quá trình phát quang chuẩn bị thi công dự án, chủ đầu tư sẽ thông báo đến các hộ dân đang canh tác trên đất, yêu cầu trong khoảng 15 ngày phải tiến hành thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp trên đất để bàn giao mặt bằng cho dự án.

Khi các hộ dân bàn giao mặt bằng cho chủ dự án, phần gốc rễ, lá cây vương vãi và phần cây bụi, cỏ trên khu vực đất trống còn lại. Chủ dự án sẽ xử lý bằng cách Thu gom gốc và lá cây cối đến khu vực cách ly xa đường dây 500kV và tổ chức đốt, kiểm soát cháy lan.

- Chất thải rắn sinh hoạt: khối lượng chất thải rắn sinh hoạt do hoạt động của công nhân trong quá trình phát quang, thu dọn mặt bằng ước tính 6kg/ngày (ước lượng 0,3 kg/ngày/người). Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại bao bì (lon, túi nilong, vỏ cơm hộp, thức ăn thừa….) được công nhân thu gom bỏ vào bao và cột lại. Do khu vực này cách xa khu dân cư và không có đơn vị thu gom nên lượng rác thải sinh hoạt này phát sinh với khối lượng ít được xử lý bằng cách đốt tại dự án.

- Chất thải nguy hại :do thời gian phát quang, thu dọn mặt bằng tương đối ngắn (15 ngày), ít sử dụng máy móc nên CTNH trong thời gian này gần như không phát sinh. Nếu có phát sinh, chủ dự án sẽ đưa ra các biện pháp thu gom và xử lý chung với giai đoạn xây dựng được thể hiện ở phần sau.

Đánh giá biện pháp sử dụng:

Ưu điểm: ít tốn kém, xử lý triệt để chất thải phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị.

Nhược điểm: Phụ thuộc vào ý thức của công nhân và đơn vị thi công có thể gây khó khăn trong việc giảm thiểu tác động. Tuy nhiên có khả năng khắc phục được.

Mức độ khả thi: Chủ Dự án thực hiện tất cả các biện pháp trên mang tính khả thi cao, hạn chế tối đa tác động do chất thải phát sinh tại Dự án.

c. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Giai đoạn chuẩn bị dự án diễn ra ngắn sử dụng máy móc là chủ yếu nên sẽ có một số công nhân vận hành máy móc và quản lý giám sát (khoảng 20 người). Chủ dự án thuê công nhân là người dân địa phương đến làm việc theo ca tại khu vực và không ăn uống và sinh hoạt tại tại đây, nên lượng nước thải sinh hoạt phát sinh không đáng kể. Nước thải ở đây chỉ đơn thuần là nước thải vệ sinh. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt này được thu gom và xử lý bằng nhà vệ sinh di động;

- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên dự án trong giai đoạn này được thu gom xử lý bằng cách khơi thông mương, rãnh, hướng dòng chảy vào hệ thống thoát nước mưa hiện có của khu vực, tránh ứ đọng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Dự án và sức khỏe của công nhân;

Đánh giá biện pháp sử dụng:

Ưu điểm: Ít tốn kém, hiệu quả cao.

 

Nhược điểm:Nước mưa chảy tràn chưa được xử lý triệt để.

Mức độ khả thi: Chủ Dự án thực hiện tất cả các biện pháp trên mang tính khả thi cao, hạn chế tối đa tác động do nước thải phát sinh tại Dự án.

d. Giảm thiểu khí thải, bụi từ hoạt động phát quang và san ủi mặt bằng

Để giảm thiểu tác động từ hoạt động phát quang và san ủi mặt bằng, Chủ đầu tư sẽ thực hiện những biện pháp sau đây:

Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa;

Thi công nhanh chóng để kịp tiến độ và hạn chế tác động đến môi trường không khí;

Sử dụng phương tiện giải phóng mặt bằng còn niên hạn sử dụng và có giấy phép hoạt động còn hạn sử dụng của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Trong quá trình san lấp mặt bằng, thường xuyên phun nước giảm bụi với tần suất khoảng 2 lần/ngày trong những ngày khô hanh để hạn chế cuốn bụi phát tán vào không khí. Lượng nước dùng để phun làm ẩm trong giai đoạn này được lấy từ nguồn nước giếng của dự án. Theo TCVDVN 33-2006 của Bộ Xây dựng thì lưu lượng tưới đường khoảng 0,5lít/m2. Chiều dài đoạn đường cần tưới khoảng 1km đường nội bộ, ngang 5m. Vậy lưu lượng nước tưới khoảng 2,5m3 /lần tưới. Chủ Dự án chỉ thực hiện tưới giảm bụi tại khu vực đang thi công và đường vào Dự án khu vực đường đất để không ảnh hưởng bụi đến người dân đi vào khu sản xuất, không tưới trên toàn bộ diện tích của Dự án;

Thực hiện san ủi đến đâu lu lèn đến đó để tăng độ gắn kết của các hạt trong đất, nhờ đó hạn chế được lượng bụi phát tán từ mặt đất bị cày xới;

Các phương tiện san gạt mặt bằng khi đi ra công trường được vệ sinh sạch sẽ bằng cách quét sạch lượng bụi, đất bám trên xe nhằm tránh vương vãi ra đường;

Quá trình thi công giải phóng mặt bằng mặt dù phát sinh nhiều bụi và khí thải nhưng chỉ mang tính chất cục bộ tại khu vực thi công và tác động đến công nhân trực tiếp làm việc. Do đó, Chủ Dự án cần phải trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như: khẩu trang chuyên dùng, bao tay,…để hạn chế ảnh hưởng của những tác đông trên đến sức khỏe công nhân.

Đánh giá biện pháp sử dụng:

Ưu điểm:

Các biện pháp được áp dụng nêu trên có ưu điểm là dễ thực hiện, không yêu cầu cao về kỹ thuật. Biện pháp tưới đường nhằm giải quyết tình trạng bụi không phát tán quá xa khu vực công trường.

Nhược điểm: tốn kinh phí thực hiện

Mức độ khả thi: Mức độ khả thi cao, biện pháp hợp lý và hiệu quả đối với Dự án. Chủ Dự án sẽ áp dụng tất cả những biện pháp nêu trên để nâng cao hiệu quả giảm thiếu tác động.

 

e. Hạn chế tiếng ồn do các hoạt động của Dự án

Các tác động phát sinh trong quá trình thi công dự án sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường xung quanh. Do đó trong quá trình san ủi nhất định sẽ gây ra tiếng ồn, rung cho khu vực xung quanh mặc dù tác động này chỉ phát sinh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, Chủ dự án thực hiện các giải pháp sau:

Sử dụng đệm chống ồn được lắp đặt tại chân của các thiết bị thi công; Bố trí thi công hợp lý để hạn chế tiếng ồn cộng hưởng;

Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị nhằm hạn chế tiếng ồn do phương tiện thi công cơ giới tạo ra theo đúng tiêu chuẩn môi trường quy định;

Lắp ống giảm thanh cho các thiết bị gây ồn;

Các công nhân thi công phải được trang bị bảo hộ lao động, nút bịt tai…; Đánh giá biện pháp sử dụng:

Ưu điểm: Các biện pháp đưa ra dễ thực hiện.

Nhược điểm: Tốn kinh phí, đòi hỏi sự chấp hành của các công nhân đang thi công xây dựng để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong mọi hoạt động xây dựng.

Mức độ khả thi:

Việc áp dụng các biện pháp đưa ra đều nằm trong khả năng của Dự án và thiết thực. Chủ dự án sắp xếp lịch thi công thích hợp, kiểm tra máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thi công, đầu tư khoản kinh phí để mua các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.

f. Biện pháp rà phá bom mìn để đảm bảo an toàn cho dự án hoạt động

Theo Quyết định chủ trương đầu tư 716/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận để đảm bảo an toàn cho hoạt động của dự án, Chủ dự án sẽ tiến hành công tác Rà phá bom mìn ngay sau khi bàn giao đất. Yêu cầu rà trên toàn bộ mặt bằng dự án kể cả hàng rào, chiều sâu rà 5m, phải thực hiện công tác thu gom vật liệu nổ và xử lý theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng.

Đánh giá biện pháp sử dụng:

Ưu điểm: Các biện pháp đưa ra dễ thực hiện.

Nhược điểm: Tốn kinh phí, đòi hỏi sự chấp hành của các công nhân đang thi công rà phá bom mìn để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong mọi hoạt động xây dựng.

Mức độ khả thi:

Việc áp dụng các biện pháp đưa ra đều nằm trong khả năng của Dự án và chủ trương của UBND tỉnh. Chủ dự án sắp xếp lịch thi công thích hợp, kiểm tra máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thi công, đầu tư khoản kinh phí để mua các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.

 

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.2.1. Giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải

v Khống chế khí thải, bụi trong quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng, phương tiện vận chuyển và thi công

Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi, khí thải tại khu vực công trường xây dựng, đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu như:

- Phun nước để làm tăng độ ẩm và hạn chế khả năng phát sinh bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi (tuần suất 2 lần/ngày). Các vị trí phun nước như sau: đường đi; khu vực đất trống; khu vực chứa vật liệu cát, đá. Không phun quá ẩm ướt lên bề mặt sẽ làm cho đất cát dính nhiều vào các xe vận chuyển và gây ô nhiễm cũng như mất mỹ quan trên tuyến đường vận chuyển;

- Không tập trung vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng vào cùng một thời điểm và thời gian cao điểm để hạn chế tình trạng tắt nghẽn giao thông, đặc biệt trong thời gian có mật độ người tham gia giao thông cao. Đồng thời điều phối các lượt xe chuyên chở không hoạt động cùng lúc để giảm mức độ ô nhiễm tại các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng;

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công;

- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân sẽ được trang bị bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe của công nhân;

- Máy móc thi công, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu là các thiết bị được kiểm định chất lượng và cho phép lưu hành của cơ quan chức năng;

- Các loại máy móc thiết bị tham gia thi công được thường xuyên kiểm tra bảo trì để hạn chế khí thải phát sinh;

- Che phủ bạt các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng tránh rơi vãi gây bụi trên quãng đường di chuyển;

- Hằng ngày tổ chức vệ sinh, dọp dẹp công trường vào cuối giờ làm việc, bảo đảm cho công trường luôn được gọn gàng;

- Dựng hàng rào cách ly để giảm lượng bụi và tiếng ồn phát tán ra khu vực xung quanh trong suốt quá trình thi công xây dựng Dự án;

- Khu vực công trình phụ trợ, kho chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn).

- Đánh giá biện pháp sử dụng:

+ Ưu điểm: Các biện pháp ít tốn kém, dễ áp dụng, các biện pháp này đã được áp dụng nhiều trong các Dự án xây dựng trên địa bàn và hạn chế được ô nhiễm không khí, nếu áp dụng đồng thời các biện pháp trong quá trình thi công

 

làm giảm tối đa việc phát tán bụi, trong đó biện pháp che chắn, tưới nước kết hợp các biện pháp kỹ thuật sẽ giảm phát tán bụi đến 95%.

+ Nhược điểm: Phải đầu tư trang bị do đó tốn kém chi phí đầu tư.

+ Mức độ khả thi: Việc áp dụng đồng thời các biện pháp trên trong quá trình xây dựng các hạng mục của dự án là hoàn toàn phù hợp và có tính khả thi cao.

v Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước

- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công sử dụng lao động địa phương hoặc tự bố trí nơi ăn ở sinh hoạt cho công nhân xây dựng bên ngoài dự án. Do đó, công nhân không ăn ở sinh hoạt trực tiếp tại công trường, nên quá trình xây dựng ít phát sinh nước thải sinh hoạt chỉ là nước rửa tay và nước vệ sinh. Do đó, Chủ dự án sẽ phối hợp với đơn vị thi công thuê 2 nhà vệ sinh di động để thu gom nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Khi nhà vệ sinh di động đầy, Chủ dự án sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến rút hầm cầu mang đi xử lý theo quy định.

Ngoài ra, ban hành nội quy cấm công nhân phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động tại dự án.

- Đối với nước thải xây dựng

Tính toán đã trình bày tại Chương 3 lượng nước thải này phát sinh khá ít, và sẽ được dẫn về tuyến cống thoát nước thải của Error! Reference source not found.. Đồng thời, hoạt động xây dựng dự án sẽ thực hiện chủ yếu vào mùa khô, nên lượng nước thải phát sinh cũng được hạn chế.

- Đối với nước mưa chảy tràn

Các biện pháp đề xuất nhằm hạn chế tác động tới chất lượng hệ thống cống thoát nước như sau:

+ Tăng cường vệ sinh công trường, che phủ các bãi vật liệu, bãi thải, các kho nhiên liệu, xăng dầu tránh không cho thẩm thấu theo nước mưa xuống các tầng nước dưới đất.

+ Vật liệu, hóa chất độc hại như dầu mỡ sẽ được đặt ở kho chứa vật tư tại kho của khu lán trại, để không bị nước mưa chảy tràn chảy qua khu vực trên cuốn theo gây dòng nước.

+ Không làm rơi vãi nhiên liệu, dầu, mỡ và hóa chất ra môi trường xung quanh để tránh làm ô nhiễm nước mưa chảy tràn. Nước mưa chảy tràn “sạch” sẽ và được dẫn vào tuyến thoát nước mưa của Error! Reference source not found..

+ Toàn bộ lượng nước mưa được thu gom dẫn qua song chắn rác để giữ lại các loại rác lớn bị nước cuốn trôi theo dòng chảy rồi sẽ dẫn vào tuyến thoát nước mưa của Error! Reference source not found..

- Đánh giá biện pháp sử dụng:

 

+ Ưu điểm: Thu gom và xử lý triệt để nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng trong giai đoạn xây dựng.

+ Mức độ khả thi: Chủ Dự án thực hiện tất cả các biện pháp trên mang tính khả thi cao, hạn chế tối đa tác động do nước thải phát sinh tại Dự án trong giai đoạn xây dựng.

v Biện pháp giảm thiểu tác động đối với chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt

Chủ Dự án phối hợp với đơn vị thi công cam kết thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Lập nội quy công trường yêu cầu công nhân không xả rác bừa bãi;

+ Tổ chức giáo dục công nhân, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường;

+ Tất cả rác sinh hoạt phát sinh của công nhân xây dựng mang từ bên ngoài vào dự án được thu gom hàng ngày và tập trung vào các bao nilon bỏ vào thùng chứa có dung tích 120 lít đặt tại khu vực kho chứa nguyên vật liệu của dự án. Hàng ngày vào cuối giờ làm việc công nhân sẽ vận chuyển rác thải ra khu vực đầu đường nơi tập trung rác thải của khu vực để xe thu gom rác dễ dàng tới lấy mang đi xử lý.

- Chất thải rắn xây dựng

Trong khi thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn như gỗ coppha phế thải, nilon, sắt thép,… những chất thải này gây cản trở trong xây dựng và làm mất an toàn trong thi công. Để giảm thiểu tác động, các giải pháp sau đây được thực hiện:

+ Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công bằng việc tính toán hợp lý vật liệu, giáo dục, tăng cường nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt quản lý, giám sát công trình;

+ Toàn bộ chất thải rắn xây dựng sẽ được công nhân thu gom hằng ngày theo phương châm làm đến đâu gọn đến đấy. Toàn bộ rác thải xây dựng sau khi thu gom được tập trung tại khu vực quy định trên công trường;

+ Phân loại chất thải rắn xây dựng để có biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể: Sắt thép vụn, bao bì xi măng được thu gom để bán phế liệu; Gỗ cốt pha được tái sử dụng; Đất, đá, gạch vỡ được tận dụng triệt để trong thi công.

- Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh tại công trường xây dựng dự án, được chủ Dự án phối hợp với đơn vị thi công cam kết thực hiện đúng theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Cụ thể như sau:

+ Hạn chế việc sửa chữa xe, máy thi công tại công trường (chỉ sửa chữa trong trường hợp sự cố đột xuất không thể di chuyển ra khỏi công trường).

 

+ Thu gom 100% lượng dầu mỡ thải và giẻ lau phát sinh trong giai đoạn xây dựng này vào các thùng chứa chất thải nguy hại riêng biệt với dung tích 240 lít, từng loại chất thải nguy hại được phân loại vào các thùng riêng biệt và được chủ Dự án dán nhãn phân biệt.

+ Vị trí của thùng chứa rác thải nguy hại được chứa trong khu vực kho chứa vật liệu xây dựng (bố trí 1 vị trí riêng biệt để đặt thùng chất thải nguy hại).

+ Chủ Dự án sẽ ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại định kỳ 6 tháng/lần sẽ đến thu gom và xử lý chất thải nguy hại đúng theo quy định.

- Đánh giá biện pháp sử dụng

+ Ưu điểm: Dễ áp dụng, xử lý triệt để chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng và phù hợp với điều kiện thực tế của dự án.

+ Nhược điểm: Tốn kém chi phí đầu tư các thùng chứa rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng và chất thải nguy hại, tốn chi phí thuê đơn vị có chức năng để xử lý, phụ thuộc vào ý thức vệ sinh của công nhân xây dựng.

+ Mức độ khả thi: Chủ Dự án thực hiện tất cả các biện pháp trên mang tính khả thi cao, hạn chế tối đa tác động do chất thải phát sinh tại khu vực công trường xây dựng của dự án.

4.1.2.2. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải

v Hạn chế tiếng ồn và độ rung trong quá trình thi công.

Để giảm tác động của tiếng ồn và độ rung trong giai đoạn thi công xây dựng, Chủ Dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau:

- Các loại xe chở hàng đến và đi khỏi công trường phải bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành về tình trạng kỹ thuật xe, chở đúng tải trọng thiết kế để hạn chế tối đa mức độ ồn và rung do việc vận chuyển gây ra;

- Các máy móc thiết bị thi công thường xuyên được bảo trì, tra dầu mỡ và thay thế kịp thời các bộ phận bị mòn vẹt để máy luôn ở tình trạng tốt khi hoạt động;

- Bố trí các hoạt động của các phương tiện thi công một cách phù hợp: Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như máy khoan, máy đào, máy cắt, … không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h sáng hôm sau, giờ ăn và nghỉ trưa;

- Các máy móc thiết bị hoạt động gián đoạn trong quá trình thi công sẽ được tắt máy hoàn toàn trong giai đoạn nghỉ hoạt động;

- Điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn;

- Đối với máy móc, thiết bị thi công gây ra tiếng ồn vượt mức cho phép thì phải được bố trí sử dụng trong những giờ làm việc mà có ít người hay những giờ mà không ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và làm việc của con người tại khu vực Dự án và khu vực lân cận. Đặc biệt hạn chế và không sử dụng các thiết bị đó

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện mặt trời

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha