Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án chống sạt lở và ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án chống sạt lở và ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án chống sạt lở và ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long

  • Mã SP:DMT Cnl
  • Giá gốc:450,000,000 vnđ
  • Giá bán:445,000,000 vnđ Đặt mua

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH SÁCH CÁC BẢNG 6

DANH SÁCH CÁC HÌNH 9

MỞ ĐẦU 11

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 11

1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 11

1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu  12

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước  thẩm quyền thẩm định  phê duyệt 12

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 15

2.1. Chính sách cuả Ngân hàng Thế giới 15

2.2. Căn cứ pháp luật  kỹ thuật của Việt Nam 15

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM 18

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 20

4.1. Các phương pháp ĐTM 20

4.2. Các phương pháp khác 21

CHƯƠNG 1.  TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 24

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 24

1.1.1. Tên dự án 24

1.1.2. Chủ dự án 24

1.1.3. Vị trí địa lý 24

1.1.4. Mục tiêu và Quy mô của dự án 36

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN 41

1.2.1. Các hạng mục công trình chính 41

1.2.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án 48

1.2.3. Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan 49

1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HOÁ CHẤT DỬ DỰNG CỦA DỰ ÁN, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC  CÁC SẢN PHẢM CỦA DỰ ÁN 50

1.3.1. Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị của dự án 50

1.3.2. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu 51

1.3.3. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu 54

1.3.4. Vận chuyển nguyên vật liệu và bãi đổ thải 56

1.4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG, CÔNG NGHỆ THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TIỂU DỰ ÁN 58

1.4.1. Kè chống sạt lở bở sông xã Châu Phong và rạch Long Xuyên - Rạch Giá, An Giang 58

1.4.2. Kè giảm sóng khu vực Xẻo Nhàu, tỉnh Kiên Giang 61

1.4.3. Kè giảm sóng khu vực cửa biển Vàm Xoáy, tỉnh Cà Mau 63

1.4.4. Kè giảm sóng khu vực cửa biển Hố Gùi, Cà Mau 65

1.5. TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN   THỰC HIỆN DỰ ÁN. 68

1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án 68

1.5.2. Vốn đầu tư của dự án 68

1.5.3. Tổ chức quản lý và thực hiên dự án 69

1.6. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN 69

1.6.1. Các tác động môi trường chính của dự án 69

1.6.2. Quy mô, tính chất các loại chất thải phát sinh từ Dự án 69

1.6.3. Quy mô, tính chất của chất thải khác 70

1.6.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 70

1.6.5. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án 73

1.6.6. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án 73

1.6.7. Cam kết của Chủ dự án 74

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 77

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI 77

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, địa mạo: 77

2.1.2. Điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn 78

2.1.3. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 84

2.1.4. Điều kiện thuỷ văn, hải văn, thuỷ triều 90

2.1.5. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 97

2.1.6. Tài nguyên nước 100

2.1.7. Tài nguyên khoáng sản 103

2.1.8. Điều kiện kinh tế-xã hội 106

2.1.9. Tình hình sạt lở trong vùng dự án 117

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 126

2.2.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật 126

2.2.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 132

2.2.3. Hiện trạng Tài nguyên sinh vật 153

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 158

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI DỰ ÁN 161

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 161

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 196

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐI VÀO VẬN HÀNH 206

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 206

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 217

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 218

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án Đánh giá, dự báo các tác động 218

3.3.2. Dự toán kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 219

3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 220

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 224

3.4.1. Về mức độ chi tiết 224

3.4.2. Về mức độ tin cậy 225

CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 226

4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 226

4.1.1. Tổ chức quản lý môi trường 226

4.1.2. Nâng cao năng lực quản lý môi trường 226

4.1.3. Chương trình quản lý môi trường 227

4.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 233

4.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường 233

4.2.2. Nội dung chương trình giám sát môi trường 233

4.2.3. Chế độ báo cáo 239

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 240

5.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 240

5.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn UBND cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 240

5.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 240

5.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 241

5.2.1. Ý kiến của UBND cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 241

5.2.2. Ý kiến của BQL Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 241

5.2.3. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 241

5.2.4. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn 241

5.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN 249

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  CAM KẾT 250

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 254

PHỤ LỤC 255

MỞ ĐẦU

 

1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Chính phủ Việt Nam đã nhận được một khoản tín dụng từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế để tài trợ cho dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án MD-ICRSL). Mục tiêu của dự án là:

"Tăng cường các công cụ để lập kế hoạch thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, cải thiện khả năng thích ứng trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất và nước ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long".

Dự án được thực hiện ở 3 tiểu vùng sinh thái cơ bản ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 8 tỉnh: vùng ngập lũ (An Giang, Đồng Tháp), vùng cửa sông (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng) và bán đảo (Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu), Dự án MD-ICRSL bao gồm 5 hợp phần:

- Hợp phần 1: Tăng cường công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Hợp phần 2: Quản lý lũ vùng thượng nguồn.

- Hợp phần 3: Thích ứng với chuyển đổi độ mặn vùng cửa sông.

- Hợp phần 4: Bảo vệ khu vực bờ biển vùng bán đảo.

- Hợp phần 5: Hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án.

Trong dự án MD-ICRSL, Tiểu dự án 1 (gọi tát là DA) của hợp phần 2 liên quan đến việc xây dựng hành lang thoát lũ, MARD đề nghị chuyển Tiểu dự án 1 sang xử lý các vị trí sạt lở bờ sông bờ biển, các tỉnh ĐBSCL đã và đang diễn biến rất phức tạp và có xu thế gia tăng cả về phạm vi và quy mô. Trong giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án theo đó Đề xuất dự án đã được WB chấp thuận ngày 01/6/2019 và được Chính phủ ra quyết định phê duyệt, một danh sách dài các vị trí sạt lở khẩn cấp của các tỉnh/thành ở ĐBCSL bao gồm 42 vị trí (theo công văn số 5510/BNN-PCTT ngày 20/7/2018) đã được sàng lọc để lập danh sách ngắn các vị trí sạt lở ưu tiên cao nhất cho đầu tư trong tiểu dự án 1. Tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển các tỉnh ĐBSCL đã và đang diễn biến rất phức tạp và có xu thế gia tăng cả về phạm vi và quy mô, Tại nhiều khu vực, sạt lở đã uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Sạt lở bờ sông, xảy ra tại nhiều đoạn sông kênh khác nhau, đe dọa nhà dân và ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp địa phương cũng như sinh kế của các hộ gia đình có thu nhập thấp, Sạt lở bờ sông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường giao thông, vốn rất quan trọng cho việc sơ tán khi xảy ra lũ lớn.

Sạt lở bờ sông/kênh và bờ biển được xem là thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu và cũng là một trong những thách thức lớn ở ĐBSCL, mặc dù sạt lở bờ sông, ven biển có thể do những nguyên nhân khác không phải do tác động của biến đổi khí hậu (như là gia tăng dòng chảy lớn nhất, giảm sút dòng chảy nhỏ nhất, giảm sút phù sa, giao thông thủy, v,v,,), nhưng việc lún nền, mực nước biển dâng hoặc bão lớn có thể làm gia tăng sạt lở ven bờ sông, biển. Các tác động từ biến đổi khí hậu cũng xen lẫn với các tác động từ việc thay đổi vận tốc dòng chảy do các đập thủy điện thượng lưu và của việc xây dựng các tuyến đê/kè kiểm soát lũ triệt để dọc theo các đoạn sông.

Nguyên nhân gây sạt lở tại các vị trí là khác nhau, đồng thời biện pháp khắc phục thích hợp cũng khác nhau. Những nguyên nhân cơ bản gây sạt lở bờ sông cần phải được giải quyết – nếu không thì tình trạng sạt lở có thể tái diễn vì bờ sông tiếp tục bị phá hoại, làm thay đổi lòng sông và chế độ dòng chảy.

Trong những năm gần đây, BĐKH ngày càng thể hiện rõ nét và diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên 2 yếu tố dòng chảy từ thượng lưu và nước biển dâng. Nếu như tác động của BĐKH lên giá

 

trị trung bình xảy ra từ từ, phải mất hàng chục năm, thì tác động lên các giá trị cực trị xảy ra nhanh và ngày càng khốc liệt hơn. Sạt lở bờ sông/kênh và bờ biển được xem là thiên tai liên quan đến BĐKH và cũng là một trong những thách thức lớn ở ĐBSCL.

Từ đánh giá thực trạng cho thấy bờ sông và bờ biển ở ĐBSCL nhìn chung dễ biến động, đang theo chiều hướng gia tăng xói lở, giảm bồi tụ. Đặc biệt, nếu không có các giải pháp hữu hiệu nào, diện tích mất đất và rừng phòng hộ dải ven biển ĐBSCL do xói lở hiện nay sẽ không dừng lại ở con số 500 ha/năm (theo báo cáo FS) trong đó đa số là những khu vực không có khả năng hồi phục (mất đất vĩnh viễn). Công tác phòng chống sạt lở ổn định bờ sông, bờ biển biển ở ĐBSCL vì thế là hết sức cần thiết và cấp bách và cần phải có những giải pháp công trình hay phi công trình phù hợp trong điều kiện mới theo hướng sau: (i) Xử lý các điểm xói lở nghiêm trọng, gây mất đất (không có khả năng phục hồi); (ii) Biện pháp thích nghi mềm để bảo vệ bờ cần được ưu tiên.

Như vậy, các đề xuất đầu tư tiểu dự án 1 vào tỉnh An Giang để giải quyết vấn đề xói lở bờ sông trên sông Hậu (đoạn thuộc xã Châu Phong) và kênh Rạch Giá-Long Xuyên (thành phố Long Xuyên) có các mục tiêu sau: (i) Ngăn chặn mất đất sản xuất và đất ở trong khu dân cư; (ii) Bảo vệ cơ sở hạ tầng (giao thông, hệ thống thủy lợi, bệnh viện, trường học, v.v.), tăng cường khả năng phục hồi của người dân địa phương trước những thiệt hại nghiêm trọng do xói mòn bờ sông; (iii) Giảm thiểu thiệt hại dự kiến sẽ tăng do biến đổi khí hậu, phát triển ở thượng nguồn (đập và hồ chứa) và khai thác cát; (iv) Giúp chính quyền địa phương và người dân sử dụng đất của họ trong các khu vực tiểu dự án và đất liền kề với các khu vực xói mòn.

Các khoản đầu tư đề xuất cho bảo vệ bờ biển ở tỉnh Kiên Giang (Biển Tây) và tỉnh  Mau (Biển Đông) có các mục tiêu sau: (i) Ngăn chặn mất đất sản xuất và đất ở trong khu vực dự án; (ii) Bảo vệ hệ thống quản lý nước (đê biển và cống) rất quan trọng đối với việc bảo vệ lũ lụt và cung cấp nước cho nông nghiệp, mô hình sinh kế nuôi trồng thủy sản trong khu vực dự án; (iii) Quản lý rừng ngập mặn tốt hơn bằng cách trồng rừng và phục hồi (đối với mô hình nuôi tôm - rừng ngập mặn, v.v.) là những yếu tố quan trọng trong phát triển sinh kế bền vững của các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

Nhìn chung, việc đầu tư xây dựng công trình bảo vệ sạt lở bờ sông bờ biển là hết sức cần thiết và cấp bách.

1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu 

▪ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

▪ Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình - TP. Hà Nội

▪ Điện thoại: 024.38439901/024.38468161 -  Fax: 024.38454319

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do  quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định  phê duyệt

Việc thực hiện tiểu dự án 1 phù hợp với nghị quyết 120 của chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL và chương trinh hành động của MARD.

1.3.1. Dự án lồng ghép Thích ứng với Biến đổi Khí hậu với Quy hoạch Quản  Vùng ven/bờ biển tỉnh  Mau do Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GIZ) tài trợ

Dự án này là một bộ phận của Chương trình Biến đổi khí hậu vùng bờ biển và Hệ sinh thái (CCCEP) ở lưu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Dự án phối hợp với Ban quản lý dự án CCCEP tỉnh Cà Mau thực hiện, Các hoạt động tập trung vào vấn đề chính sách quản lý vùng ven biển (bao gồm phục hồi rừng ngặp mặn, đê bảo vệ), vấn đề sinh kế (tôm sinh thái, bảo vệ khí hậu) và nâng cao nhận thức trong vùng.

 

1.3.2. Dự án nguồn lợi  sự phát triển bền vững (CRSD) từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới

Thời gian thực hiện: 2012-2017 với mục tiêu của Dự án là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững; Tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi; Thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững; Thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành đánh bắt thủy sản ven bờ.

1.3.3. Dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau do Bộ Môi trường, bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU) Cộng hòa liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV/IUCN)

Mục tiêu chung của dự án nhằm đề xuất những phương án thúc đẩy các hoạt động thích ứng và giảm thiểu các tác động do BĐKH gây ra: Những động lực kinh tế và tham vấn về chính sách đối với phục hồi rừng và khả năng cung cấp bền vững của rừng ngập mặn vùng bờ biển Cà Mau, Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án một số vấn đề chính sẽ được giải quyết:

- Cải thiện sinh kế cho cộng đồng vùng rừng nghèo, có nguy cơ mất rừng: Giới thiệu phương pháp nuôi tôm bền vững có kết hợp với bảo vệ, duy trì dich vụ hệ sinh thái tại các khu vực có nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng cao. Khuyến khích mô hình nuôi tôm trên khu vực rừng có chất lượng thấp nhằm mang lại cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương; giảm sức ép lên hệ sinh thái rừng ngập mặn trong vùng.

- Thiết lập được các mối liên kết hài hòa chuỗi liên kết tôm rừng có chứng nhận quốc tế.

- Xây dựng được mô hình quản lý, bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn tại khu vực phòng hộ ven biển và có khả năng nhân rộng.

- Từng bước tiếp cận cơ chế tài chính chi trả cho carbon đảm bảo phù hợp với Chương trình REDD+ Quốc gia: Mục tiêu này đạt được sẽ giảm thiểu đáng kể tình trạng mất rừng và suy thoái rừng, nhờ nâng cao tiêu chuẩn sản xuất tôm và khôi phục cải tạo trang trại tôm nơi rừng suy thoái.

- Để đảm bảo kết quả được nhân rộng, Dự án sẽ góp phần đề xuất cho chính sách quốc gia, tạo cơ sở pháp lý cho chi trả hệ sinh thái rừng ngập mặn, Dự án sẽ phối hợp với những hoạt động hiện nay của Bộ Nông nghiệp & PTNT, IUCN và GIZ.

1.3.4. Dự án cấp nước an toàn vùng ĐBSCL

Dự án cấp nước an toàn vùng ĐBSCL có phạm vi bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của vùng ĐBSCL với tổng diện tích tự nhiên khoảng 40,604,7 km2, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, Là dự án thuộc quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08/11/2016.

Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo an ninh về cấp nước, an sinh xã hội cho các tỉnh, thành phố khu vực dự án trong điều kiện BĐKH và NBD, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Mục tiêu cụ thể: (i) Xây dựng được hệ thống cấp nước quy mô vùng, đảm bảo cấp nước ổn định, an toàn, bền vững đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước ăn uống, sinh hoạt, sản xuất của người dân tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn liền kề đô thị tại các tỉnh/thành phố trong khu vực dự án; (ii) Hạn chế các tác động tiêu do việc khai thác nước dưới đất như hiện nay gây ra như: hạ thấp mực nước, sụt lún nền đất, v,v…; (iii) Xây dựng cơ sở vững chắc về kỹ thuật, tổ chức, thể chế cho việc khai thác, quản lý và vận hành hệ thống cấp nước quy mô vùng.

 

Dự án cấp nước an toàn vùng ĐBSCL do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư xây dựng 3 nhà máy cấp nước với tổng công suất là 600,000 m3/ng,đ và mạng lưới truyền tải và cấp nước. Đối với tỉnh Cà Mau, dự án này chỉ cấp nước đến thành phố Cà Mau, các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời.

1.3.5. Dự án nâng cấp đê biển Tây điều chỉnh

Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau (điều chỉnh) do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau làm Chủ đầu tư bao gồm các nội dung chính như sau:

Mục tiêu của dự án:

- Phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường với tần suất 5%, nước biển dâng và gió bão cấp 9, bảo vệ cho khoảng 26,160 hộ dân sống ven biển và 128,972ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản;

- Tận dụng tối đa tuyến đê biển Tây hiện hữu để giảm tối thiểu khối lượng mất đất và lợi dụng được nền đê đã cố kết, kết hợp xây dựng tuyến đường giao thông ven biển trên bề mặt đê;

- Rà soát các điểm sạt lở nghiêm trọng trên toàn tuyến đê và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ;

- Kiểm soát mặn và tiêu thoát nước thải phục vụ cho các mục tiêu như: Cấp nước mặn và tiêu thoát nước thải phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Khai thác tổng hợp và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng nhằm bảo vệ hệ sinh thái môi trường, phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Các hạng mục của dự án bao gồm:

- Xây dựng 21,8 tuyến đê mới từ Kênh Năm đến Cái Đôi Vàm

- Nâng cấp đê kết hợp đường giao thông trên mặt đê với chiều dài tuyến: 72,52km gồm 4 đoạn: đoạn từ Cái Đôi Vàm đến Mỹ Bình, đoạn từ Mỹ Bình đến T25, đoạn từ T25 đến Khánh Hội và đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa.

- Xây dựng 8,608m kè chống sạt lở từ Lung Ranh đến Vàm Giáo Bảy.

- Xây dựng 4 cầu giao thông sau: Cầu Mỹ Bình; Cầu Huyện Đội; Cầu Quản Thép; Cầu Sào Lưới.

Tiến độ thực hiện: một số hạng mục đã thi công xong đang đưa vào vận hành và một số hạng mục đang được xây dựng.

1.3.6. Dự án Quản lý Thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (WB6)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là cơ quan chủ quản dự án WB6.

Mục tiêu của dự án: là bảo vệ và nâng cao việc sử dụng nguồn nước ở vùng ĐBSCL theo hướng tổng hợp, duy trì lợi ích từ sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống, tạo điều kiện tiếp cận nguồn cung cấp nước, vệ sinh cho các hộ nông thôn và góp phần thích ứng biến đổi khí hậu.

Tổng mức đầu tư của dự án hơn 4.352 tỉ đồng (tương đương 210 triệu USD; trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 160 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng từ nguồn ngân sách Trung ương và các địa phương tham gia dự án).

Dự án WB6 có hiệu lực từ ngày 7-10-2011, thời gian thực hiện trong 6 năm và được triển khai thực hiện trên địa bàn 7 địa phương vùng ĐBSCL gồm: TP Cần Thơ và 6 tỉnh (An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang), Hiện nay đã hoàn thành.

Các hạng mục của dự án bao gồm: gồm 4 hợp phần: Kế hoạch quản lý và sử dụng hiệu quả nước (hợp phần 1); khôi phục và nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi (hợp phần 2); cung cấp nước và vệ sinh nông thôn (hợp phần 3); hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án (hợp phần 4).

 

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT  KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. Chính sách cuả Ngân hàng Thế giới

Căn cứ theo luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì Tiểu dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Chủ đầu tư cần phải lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Ngoài ra, đây là DA có sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) do đó, ngoài việc đáp ứng yêu cầu về môi trường của Chính phủ Việt Nam thì DA cũng cần phải đáp ứng yêu cầu về chính sách an toàn (CSAT) của Nhà tài trợ.

Theo các chính sách an toàn của WB về đánh giá môi trường (EA) (OP/BP4,01), dự án MD- ICRSL là dự án loại A và Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) đã được xây dựng để đảm bảo rằng các DA và các hoạt động thuộc dự án MD-ICRSL sẽ không gây ra những tác động xấu đến môi trường và người dân địa phương, đối với những tác động tiêu cực không thể tránh khỏi sẽ được giảm một cách tối thiểu phù hợp với CSAT của WB.

Căn cứ vào hướng dẫn trong ESMF của dự án ICRSL đã được phê duyệt. Chủ DA đã tiến hành sàng lọc tính hợp lệ, sàng lọc kỹ thuật để xác định loại đánh giá môi trường của DA, xác định các CSAT sẽ được áp dụng cho DA, các vấn đề và loại tài liệu CSAT cần phải chuẩn bị cho DA.

Kết quả sàng lọc cho thấy:

- Về sàng lọc tính hợp lệ: DA được tài trợ bởi dự án ICRSL,

- Các loại CSAT áp dụng cho DA: đánh giá môi trường (OP/BP 4.01)1, Môi trường sống tự nhiên (OP/BP 4.04)2, Rừng (OP/BP 4.36)3, và tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12)4 được áp dụng cho các DA này. DA cũng cần tuân thủ các yêu cầu của WB về tham vấn cộng đồng và chính sách về tiếp cận thông tin.

- Loại đánh giá môi trường: Việc sàng lọc môi trường và xã hội cho thấy DA được xếp loại B vì tác động đến môi trường và xã hội bất lợi của nó chỉ xảy ra trong phạm vi công trường, có rất ít tác động là không thể đảo ngược, và hầu hết các biện pháp giảm thiểu có thể được thiết kế dễ dàng.

Chính vì vậy, Chủ DA đã phối hợp với đơn vị tư vấn chuẩn bị Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội (ĐTM) để trình WB và Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Mục đích của Báo cáo ĐTM là chỉ ra các tác động của việc thực hiện DA đến môi trường qua đó đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động đến môi trường, hài hòa giữa mục đích đầu tư phát triển và bảo vệ môi trường. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học cùng với Nhà tài trợ, Chủ đầu tư, các nhà quản lý ra quyết định đầu tư có cơ hội tranh luận đầy đủ về các tác động môi trường chủ yếu do DA gây qua đó có xây dựng được kế hoạch thực hiện DA hạn chế được mức độ tác động đến môi trường một cách thấp nhất.

2.2. Căn cứ pháp luật  kỹ thuật của Việt Nam

2.2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM  lập báo cáo ĐTM của dự án

Các văn căn cứ pháp luật được áp dụng cho việc đánh giá tác động môi trường và xã hội và quản lý môi trường trong quá trình chuẩn bị, thi công và vận hành DA:

 

 

 

 
 
 

 

1Full treatment of OP/BP 4,01 can be found at the Bank website: http://web,worldbank,org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/0,,contentMDK:20543912~m enuPK:1286357~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435.00.html

2 Full treatment of OP/BP 4,04 can be found at the Bank website: http://web,worldbank,org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/0,,contentMDK:20543920~m enuPK:1286576~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435.00.html

3 Full treatment of OP/BP 4,36 can be found at the Bank website: http://web,worldbank,org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/0,,contentMDK:20543943~m enuPK:1286597~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435.00.html

4Detailed description of OP/BP 4,12 is available at the Bank website:http://web,worldbank,org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/0,,contentMDK:2054 3978~menuPK:1286647~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435.00.html

 

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/16/2014 của Quốc hội quy định về các chính sách và quy định về biện pháp bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường;

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội quy định về hoạt động phòng, chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 1/7/2014;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa đã số 48/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2014.

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006

- Bộ luật lao động 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc hội ngày 16 tháng 6 năm 2009;

- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở Việt Nam;

- Luật Lâm nghiệp 2017, có hiệu lực ngày 01/1/2019 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng;

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13, có hiệu lực ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu, thay thế một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

 

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/07/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/05/2013;

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 15/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

- Thông tư số 146/2007/TT-BQP ngày 11/9/2007 của Bộ Quốc phòng về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ -TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ;

- Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ -TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ;

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến thiết kế kè bảo vệ bờ sông, kè biển, quản lý chất lượng môi trường và chất thải áp dụng cho DA:

- TCVN 9901:2014: Tiêu chuẩn thiết kế đê biển.

- TCVN 8419:2010: Tiêu chuẩn thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ

- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống;

- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt,

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm,

- QCVN 10:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ,

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt,

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất,

- QCVN 43:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ,

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ,

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép,

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

2.2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp  thẩm quyền về dự án

- Công văn số 5350/VPCP-QHQT ngày 10 tháng 07 năm 2015 của Văn Phòng Chính phủ về việc Dự án “Phát triển nông thôn tổng hợp nhằm cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL”, vay vốn WB, giao cho Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ quản thực hiện dự án;

 

- Công văn số 1825/TTg-QHQT của Thủ tướng Chính Phủ ngày 14 tháng 10 năm 2015 về việc lựa chọn nhà thầu tư vấn chuẩn bị dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”;

- Biên bản ghi nhớ của đoàn công tác (đoàn nhận dạng dự án, đoàn kỹ thuật) của Ngân hàng Thế giới trong các đợt công tác:

- Quyết định số 882/QĐ-BNN-HTQT ngày 19/3/2015 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc giao Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi (CPO) làm Chủ dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư “Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp nhằm, cải thiện khả năng thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL” (nay goi là dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL”).

- Công văn số 1513/BNN-HTQT ngày 29/2/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chuẩn bị phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án ICRSL.

- Quyết định số 736/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long” vay vốn WB.

- Quyết định số 1262/QĐ-BNN-KHCN ngày 12/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Khung Quản lý môi trường và Xã hội (ESMF) của dự án ICRSL.

- Quyết định số 1693/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT v/v phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (ICRSL)” do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

2.2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ tiểu dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Kết quả phân tích số liệu môi trường nền trong khu vực DA do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ môi trường thực hiện vào tháng 11/2019.

- Số liệu điều tra khảo sát thực địa của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam vào tháng 11- 12/2019.

- Các số liệu về kinh tế xã hội, định hướng quy hoạch sử dụng đất, kết quả hoạt động sản xuất các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.

- Kết quả tham vấn cộng đồng về dự thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội của DA thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10-11/2019.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi của DA do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện.

 TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1.1. Tên dự án

Dự án (DA): Xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thuộc dự án: Chống chịu khí hậu tổng hợp  sinh kế bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL),

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đại diện chủ tiểu dự án: Ban quản lý Trung ương các dự án thuỷ lợi (CPO)

- Địa chỉ: số 23 Hàng Tre - Hoàn Kiếm - Hà Nội

-  Điện thoại: 04,38253921 - Fax: 04,38242372

- Email: info@cpo,vn,

- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Đình Văn – Trưởng Ban

- Tổng mức đầu tư: là 1.199 tỷ đồng

- Cơ cấu nguồn vốn: vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB)

1.1.3. Vị trí địa 

DA được thực hiện tại khu vực ven biển tỉnh Cà Mau thuộc các huyện: Ngọc Hiển và Nguyễn Huân và ven biển tỉnh Kiên Giang thuộc huyện An Minh và khu vực ven sông tại tỉnh An Giang: TP Long Xuyên và xã Châu Phong các hạng mục chính của DA được trình bày dưới đây:

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  CAM KẾT

6.1 KẾT LUẬN

Sự BĐKH đang tiến triển mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường và sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hiện các tỉnh đã, đang và sẽ đối mặt với không ít khó khăn làm cản trở đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương, đó là:

- Thiếu nước ngọt đang là yếu tố cản trở phát triển kinh tế - xã hội ở 3 tỉnh dự án, nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn các tỉnh chủ yếu là nước ngầm và nước mưa, Việc khai thác nước ngầm quá mức làm cho nguồn nước ngầm ngày càng giảm; nguy cơ sụt lún đất, nguy cơ nhiễm mặn vào các tầng nước ngầm đang khai thác…

- Tình trạng sạt lở bờ diễn ra ngày càng nghiêm trọng, rừng ngập ngập ngày càng mất dần đi, đã dẫn đến sinh kế người dân vùng ven biển đang bị ảnh hưởng nặng nề.

- Các khu vực Cà Mau và Kiên Giang là vùng đất mới được khai phá; do địa hình thấp và bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều biển Đông, biển Tây, các công trình giao thông thuỷ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giải pháp công trình kè giảm sóng bảo vệ bờ biển tại Xèo Nhàu (Kiên Giang), Vàm Xoáy, Hố Gùi (Cà Mau) không cản phá sóng trực tiếp mà phát triển đai rừng ngập mặn để giảm năng lượng của sóng khi vào bờ được xem là giải pháp có hiệu quả về mặt lâu dài và có tính ổn định. Nâng cấp các hạng mục kè sông Hậu và TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) kết hợp phát triển giao thông góp phần thúc đẩy sản xuất giúp người dân chủ động chống chọi với diễn biến thất thường của thời tiết là các giải pháp căn cơ và là nền tảng để người dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tuy nhiên bất kỳ công trình nào khi thực hiện đều có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và xã hội, Trên cơ sở phân tích đánh giá các tác động của dự án tới môi trường có thể đưa ra kết luận về các tác động được thể hiện chủ yếu ở hai mặt:

Về mặt tích cực:

- Là công trình chủ động thích ứng với BĐKH, nước biển dâng từ đó bảo vệ sản xuất, dân sinh các vùng đất phía trong tuyến kè được an toàn.

- Trước mắt ngăn được tình trạng mất đất rừng do do sạt lở, về lâu dài tái tạo được rừng ngập mặn đã mất do sạt lở từ nhiều năm qua.

- Công trình kè tăng khả năng phòng chống thiên tai, cải thiện môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học từ những khu rừng ngập mặn.

Về mặt tiêu cực:

- Khi tiến hành xây dựng Tiểu dự án 1-WB9 phải thu hồi vĩnh viễn hơn 0,5 ha và 4,35 ha đất thu hồi tạm thời.Tác động đến môi trường nước (nước thải sinh hoạt từ công nhân lao động… nước mưa rửa trôi chất thải từ hoạt động xây dựng xuống sông, biển…).

- Tác động đến môi trường không khí (do vật chuyển nguyên liệu, gây bụi; khí thải của các phương tiện thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, các chất thải gây mùi… hoạt động của các thiết bị thi công gây ồn) ảnh hưởng nhẹ đến hoạt động sinh hoạt của người dân trong vùng.

- Tác động đến xã hội (công nhân từ nơi khác đến có tập tục khác người dân địa phương, gia tăng các hoạt động sinh hoạt…) tác động đến tâm lý của người dân, các luồng thông tin không chính thống cũng có thể gây hoang mang cho người dân.

- Các sự cố môi trường có thể xuất hiện như tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, chìm thiết bị thi công do sóng lớn, ảnh hưởng của bom mìn tồn dư trong chiến tranh, phát sinh bệnh dịch, tai nạn giao thông…

- Khi đi vào sử dụng các tuyến kè có thể bị sụt lún ảnh hưởng đến rừng mới trồng; sạt lở tuyến kè bảo vệ bờ sông ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

Với các tác động nêu trên đều có giải pháp khắc phục tương ứng (Chương 3) bao gồm:

 

- Trong quá trình giải phóng mặt bằng hạn chế tối đa ảnh hưởng từ thu hồi đất, khai thác sử dụng các quỹ đất công đã có sẵn để xây dựng các công trình.

- Tổ chức lao động và vệ sinh môi trường thi công tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường do công nhân và các máy móc/thiết bị xây dựng gây ra.

- Thu gom và xử lý các loại chất thải thải rắn, chất thải dầu mỡ, nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng và khi đi vào sử dụng.

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do tiếng ồn, độ rung trong giai đoạn xây dựng.

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí trong quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu cho quá trình thi công.

- Quản lý dòng lao động công nhân, giáo dục tốt công nhân trong mối quan hệ với người dân địa phương…

- Phổ biến rộng rãi cho người dân biết tác động của dự án đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu đã được đề ra.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ hệ thống công trình nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động được lâu dài và môi trường luôn được bảo vệ tốt.

Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước và chính quyền địa phương, luôn thực hiện đầy đủ các cam kết và giải pháp trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực, khống chế các tác động tiêu cực luôn phải nằm trong quy định cho phép về môi trường và tự nhiên.

Hoạt động giám sát môi trường sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng các hoạt động của DA không gây ra những tác động bất lợi đối với môi trường. Kết quả giám sát sẽ được định kỳ báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đây là DA do nhà nước đầu tư nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội mang tính cộng đồng nhằm bảo vệ bờ biển, chủ động nâng cấp kè sông Hậu, kênh Rạch Gia-Long Xuyên để bảo vệ sản xuất cho người dân, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Như vậy, với các tác động môi trường do TDA gây ra không phải là không có biện pháp hạn chế, tuy nhiên nếu để chỉ một mình chủ đầu tư và các đơn vị thi công thực hiện các giải pháp trên thì sẽ là rất khó khăn để giải quyết triệt để các vấn đề đã phát sinh mà các giải pháp trên cũng cần được phối hợp hỗ trợ của chính quyền địa phương trong vùng DA và cao hơn nữa là UBND tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và An Giang, các cơ quan đoàn thể ban ngành (UBMTTQ các cấp, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công an, ...) các đơn vị chuyên môn (Chi cục thủy lợi, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Bảo vệ Môi trường…) cùng phối hợp hành động trong khả năng và nhiệm vụ của mình để hạn chế các tác động môi trường phát sinh đảm bảo cho DA đi vào hoạt động một cách có hiệu quả.

6.3 CAM KẾT

Chủ DA cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường như đã nêu trong Chương 3, chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 4 theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường do nhà nước ban hành; thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại Mục 5.2.4, Chương 5 của báo cáo ĐTM này. Tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của DA, cụ thể như sau:

- Có văn bản báo cáo UBND các địa phương trong vùng TDA về nội dung quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM kèm theo bản sao quyết định phê duyệt;

- Niêm yết công khai tại các địa phương bản tóm tắt báo cáo ĐTM được phê duyệt, trong đó chỉ rõ: chủng loại, khối lượng các loại chất thải; công nghệ, thiết bị xử lý chất thải; mức độ xử lý theo các thông số đặc trưng của chất thải so với tiêu chuẩn quy định; các biện pháp khác về bảo vệ môi trường;

 

- Bảo vệ môi trường trong quá trình thi công DA: Trong quá trình thi công DA, sẽ triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường do DA gây ra và tiến hành quan trắc môi trường theo đúng yêu cầu đặt ra trong báo cáo ĐTM được phê duyệt cũng như những yêu cầu khác nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công DA có những điều chỉnh, thay đổi về các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận, phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở TN&MT tỉnh Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ được phép thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

- Có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của DA; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu;

- Chương trình quan trắc, giám sát môi trường sẽ được thực hiện trong thời gian thi công và vận hành DA. Kinh phí cho hoạt động giám sát môi trường sẽ được Chủ dự án đảm bảo;

- Chủ DA cam kết trong quá trình hoạt động của dự án, nếu vi phạm công ước quốc tế, các quy chuẩn Việt Nam về môi trường và để xảy ra các sự cố môi trường thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

- Thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và giai đoạn vận hành theo đúng các giải pháp đã nêu trong Chương 3, Đặc biệt trong giai đoạn xây dựng chú ý thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, cụ thể như sau:

+ Có các biện pháp giảm thiểu bụi trong quá trình xây dựng theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

+ Có các biện pháp giảm thiểu khí thải trong quá trình xây dựng theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và QCVN 05:2013/BTNMT: Quy định kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí;

+ Có các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung trong quá trình xây dựng theo QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về độ rung

+ Có các biện pháp giảm thiểu nước thải xây dựng trong quá trình xây dựng theo QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

+ Có các biện pháp giảm thiểu nước thải sinh hoạt và nước chảy tràn trong quá trình xây dựng theo QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt và QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải,

+ Có các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và chất thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng theo Quyết định Số, 59/2007/NĐ-CP Quản lý chất thải rắn và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu;

+ Có các biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại trong quá trình xây dựng theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất độc hại, và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu;

+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xáo trộn thảm thực vật và tài nguyên sinh vật theo quy định trong Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

+ Có biện pháp kịp thời trong trường hợp phát hiện các tài nguyên văn hóa theo quy định trong Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10; Sửa đổi và bổ sung Luật di sản văn hóa Số 32/2009/QH12 và Nghị định số 98/2010/ND-CP ngày 21/09/2010 về hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa;

+ Có các biện pháp để tránh tác động đến giao thông và an toàn theo Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12; Luật xây dựng số 50/2014/QH13; Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; QCVN 18: 2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong xây dựng

+ Đảm bảo các vấn đề an toàn xã hội và vệ sinh lao động, các rủi ro an toàn và sức khỏe theo Nghị định số 67/2013/ND-CP về xử phạt hành chính đối với các vi phạm liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội, trật tự và an toàn; Chỉ thị số 02/2008/CT-BXD về an toàn và vệ sinh lao động trong các cơ quan xây dựng; Thông tư số 22/2010/TT-BXD về quy định an toàn lao động trong xây dựng.

- Cam kết thực hiện các quy định trong bảo vệ môi trường:

§ Hợp tác với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành thực hiện các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường của khu vực,

§ Đại diện chủ DA cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Quy chuẩn Việt Nam và cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường nếu để xảy ra các sự cố, rủi ro gây ô nhiễm môi trường trong quá trình triển khai DA.

§ Phục hồi lại môi trường khu vực thực thi công tiểu dự án 1-WB9 theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi DA kết thúc.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha