Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác loba Kontum

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác loba Kontum và dịch vụ du lịch sinh thái khu vực tây nguyên

Ngày đăng: 30-05-2017

1,528 lượt xem

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác Loba Kontum

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 

I.1.   Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Kon Tum là một trong những trung tâm du lịch sinh thái mới phát triển của vùng Cao nguyên. Những năm gần đây lượng du khách đến với du lịch khu vực Măng Đen ngày càng tăng cao với xu hướng chất lượng cao và nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm du lịch. Do vậy các cơ sở du lịch phục vụ hiện có trên địa bàn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tỏ ra không phù hợp trong thời kỳ mới, do cơ sở hạ tầng xuống cấp các sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng các dịch vụ chưa cao.

Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của du khách và khai thác tiềm năng du lịch vốn có, tạo ra các cảnh quan du lịch mới góp phần xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên du lịch là rất cần thiết Chính vì những yếu tố trên, Công ty TNHH Huỳnh Mai Kon Tum đề xuất việc xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba với qui mô đầu tư đạt tiêu chuẩn du lịch sinh thái nhăm khai thác được tiềm năng cảnh quan thiên nhiên vốn có của địa phương. Qua đó, xây dựng một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: leo núi, cắm trại, trèo thuyền vượt thác, nghỉ dưỡng. Chúng tôi tin rằng dự án ra đời sẽ mang lại những thành quả về mặt kinh tế xã hội, phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh Kon Tum.

Từ thực tế yêu cầu, nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, việc đầu tư dự án du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động văn hoá phát huy bản sắc các dân tộc địa phương tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Kon Plông trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân huyện Kon Plông với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

Thực hiện chiến lược phát triển Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba, chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện và tỉnh Kon Tum đặc biệt là du lịch và du lịch sinh thái kết hợp thể thao, giải trí kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái thưởng ngoạn những mô hình du lịch tự nhiên độc đáo,…. 

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch quốc tế đến với Kon Tum thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba. Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND tỉnh Kon Tum cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba, dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho huyện Kon Plôngvà cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch sinh thái, vui chơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng của nhân dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước.

Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba có tính khả thi bởi các yếu tố sau:

Thực hiện chiến lược phát triển Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái, văn hóa của tỉnh Kon Tum đưa ra.

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và quảng bá du lịch, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển du lịch, thể thao, giải trí, thư giãn vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

I.2.   Mục tiêu đầu tư Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba

Tận dụng những lợi thế của địa điểm gần núi, thuộc huyện Kon Plông nằm trên đỉnh núi Nâm Nung là nóc nhà của vùng cao nguyên có tầm nhìn rộng việc xây dựng một dư án dịch vụ du lịch sinh thái, văn hoá thể thao, có dấu ấn tri thức tạo ra được sản phẩm là một dự án mang điểm nhấn hội đủ các yếu tố sạch đẹp có không gian văn hóa truyền thống, có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường du lịch theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum .

Phát triển hệ sinh thái tự nhiên: Tận dụng khai thác các nguồn cây xanh trong khu du lịch. Áp dụng những kỹ thuật của các nghê nhân đem về lai tạo nhân giống nhằm tạo ra khu Du lịch Sinh thái với mảng rừng cây xanh mọi miền và vườn cây quý. Sử dụng bãi đất trống đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất, phát triển hệ thống sinh thái đa dạng bảo đảm tính bền vững của dự án phù hợp xu thế phù hợp chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sử dụng những tri thức, khả năng kinh nghiệm về quy hoạch, kiến trúc và quản lý mang phong cách kinh doanh doanh mới, hiện đại để tạo ra được những công trình có giá trị mang tính hiện đại kết hợp, phong cách riêng thu hút được nguồn du khách, hoạch định được định hướng hoạt động kết nối các địa phương ngoài tỉnh, quốc tế. Tạo ra công trình mang biểu tượng đặc trưng của địa phương, một khu du lịch sinh thái xanh sạch đẹp, và là công trình mang tính điển hình trong định hướng có đầy đủ các tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước về chất lượng cũng như số lượng phục vụ nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Kon Tum nói chung và khu du lịch nói riêng.

Kết gắn, liên kết và thúc đẩy sự phát triển Du lịch đối với những địa danh và thế mạnh của tỉnh nhà như (hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, thác Ba Sỹ, Thác Lô Ba, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên…các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.) đồng thời tạo cơ sở hạ tầng phát triển ngành du lịch đối với địa phương tỉnh Kon Tum. Góp phần đóng góp nguồn ngân sách, tạo việc làm ổn định và lâu dài cho một số lao động trong vùng, thúc đẩy thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại địa phương. Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba làm du lịch sinh thái, văn hóa, kết hợp dịch vụ theo hướng bền vững; mở rộng du lịch thiên nhiên, các khu tuyến, điểm du lịch nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của dự án. Đưa du lịch, dịch vụ huyện Kon Plông nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG - Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác loba Kontum và dịch vụ du lịch sinh thái khu vực tây nguyên

II.1. Mô tả địa điểm xây dựng

1. Giới thiệu khu vực dự án tại xã Đăk Long:

Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý: Xã Đắk Long là một  thuộc huyện Kon Plôngtỉnh Kon TumViệt Nam. Đắk Long có diện tích 135.55 km², dân số năm 2004 là 2054 người, mật độ dân số đạt 15 người/km²

2. Địa điểm xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba :

Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba tại Xã Đăk Long là  là một xã thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với diện tích dự kiến khoảng 500.000 m2.

Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:  …..

3. Đặc điểm địa hình:

Địa hình: phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:  

Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray.  

Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.  

Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.  

Khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C.  Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.  

Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).  

 Khí hậu:Khí hậu tỉnh Kon Tum vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.000-2.300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.

Lượng mưa trung bình năm từ 2.200-2.400 mm, lượng mưa cao nhất 3.000 mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.
Hướng gió chủ yếu mùa mưa là Tây Nam, hướng gió chủ yếu mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s, hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu v.v.

4. Địa chất thủy văn:

Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm:  

- Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng bắc - nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.  

- Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.  

Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng,... của nguồn nước mặt thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi.  

Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh.  

5. Tài nguyên phát triển du lịch:

Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như: di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn phục vụ du lịch thể thao, cưỡi ngựa, sắn bắn, cắm trại. Các bon làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo như hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội ăn trâu ...là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn. Đặc biệt là dân tộc M'Nông có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, có các sử thi, các lễ hội. Đây là yếu tố có thể khai thác phát triển du lịch. 

Những tiềm năng du lịch trên cho phép đẩy mạnh phát triển du lịch với các loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái tham quan thác nước, suối, hồ, đập, vườn, rừng; du lịch vui chơi giải trí: leo núi, săn bắn, đua ngựa; du lịch văn hóa: tham gia các lễ hội của các đồng bào dân tộc, lễ hội cồng chiêng, lễ hội ăn trâu, v.v. 

Những tiềm năng trên là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour du lịch của tỉnh nếu được gắn kết với các tuyến du lịch phía Nam của tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh và qua nước bạn Cam Pu Chia sẽ tạo nên hành trình du lịch hấp dẫn đối với du khách.

II.2. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác loba Kontum và dịch vụ du lịch sinh thái khu vực tây nguyên

1. Hiện trạng sử dụng đất đai:

- Tổng diện tích tự nhiên là 500.000 m2. Hiện được chính quyền địa phương sử dụng và đất rừng tự nhiên đầu nguồn do nhà nước quản lý.

2. Hiện trạng công trình kiến trúc

+ Khu đất dự kiến lập dự án chưa có công trình xây dựng.....

3. Hiện trạng dân cư: Trong ranh giới dự án không có hộ dân sinh sống.

4. Hiện trạng hệ thực vật: 

- Khu vực có hệ thực vật phát triển rất tốt, các loại cây chủ yếu là cây rừng và cây rừng nhiệt đới cần bảo tồn.

5. Hiện trạng cảnh quan khu vực:

- Khu vực tiếp giáp đường giao thông: là một dãy đất có vị trí giao thông thuận tiện cho các công trình vui chơi giải trí.

- Phần nối kết giữa hai khu trên: là một mảng cây xanh cảnh quan, có mặt nước hồ trong xanh, thoáng mát. Đây cũng chính là không gian chuyển tiếp giữa khu vực tĩnh và khu vực động.

6. Phương án giải phóng mặt bằng 

- Địa điểm được chọn để xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba hiện nay đang thuộc đất của nhà nước quản lý chủ đầu tư sẽ lên phương án bảo tồn rừng đầu nguồn khi dự án được phê duyệt.  

- Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng cho toàn bộ dự án tạm tính là 1.000.000.000 đồng.

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

IV.4.1. Đường giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ hiện nay của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên thôn có chất lượng tốt được nâng cấp và mở rộng tạo điều kiện thuận tiện cho việc lưu thông thuận tiện kết nối các tỉnh lân cân. Cùng Với mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ.

Tỉnh Kon Tum có hai quốc lộ lớn kết nối với các tỉnh đồng bằng. Đường Hồ Chí Minh thông thoáng nối dọc các tỉnh Tây Nguyên qua Kon Tum xuống Bình Phước nối với miền Nam, có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.

Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

Hiện trạng: Khu vực dự kiến hiện nay chưa có hệ thống thoát nước thải bẩn.

Giải pháp thoát nước bẩn : Hệ thống thoát nước bẩn dùng ống BTCT D300 và D400

Thoát nước bẩn từ các nhà vệ sinh được tập trung ra cống ngầm thu nước và thoát về khu xử lý nước thải. Sau khi xử lý, nước được chứa vào các bể nước ngầm, sau đó lấy nước  đó tưới vào các bãi cỏ, vườn cây.

Vệ sinh môi trường: Thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường. Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải và chế độ quan trắc hàng năm theo quy định Pháp luật Môi trường.

Thoát nước mưa:

* Hiện trạng: Khu vực dự kiến hiện nay chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa tự thấm xuống đất hoặc chảy ra suối.

* Giải pháp thoát nước mưa: Nước mưa từ mái công trình và sân bãi sẽ được chảy về các hố ga thu nước mặt, rồi chảy theo hệ thống ống ngầm thu về hố ga cuối cùng rồi thấm vào cát ở hố tự ngấm. Nước mưa từ các công viên, sân vườn sẽ ngấm trực tiếp vào cát hoặc sẽ được chảy về các hố ga thu nước mặt, rồi chảy theo hệ thống ống ngầm thu về hố ga cuối cùng rồi thấm vào cát ở hố tự ngấm.

Cây xanh:

Khu cây xanh công cộng nhằm mục đích tạo bóng mát và cảnh quan môi trường trong lành cho khu du lịch. Dọc theo trục chính bố trí các hàng cây tùng nhằm tạo góc nhìn tập trung hướng về trung tâm. Các lối đi, đường nội bộ được trồng các loại cây như sứ đại, phượng vĩ, hoa giấy, hoa lan… vừa tạo bóng mát vừa có hoa góp phần tăng thêm sự  sinh động của khu vực. Xen lẫn các lối đi bộ, lối mòn trong các khu là các cụm cau, tre trúc được bố trí thích hợp tạo nên những điểm nhấn trên lối đi. Dự trù tổng diện tích trồng cây xanh và rừng tự nhiên của toàn khu trên dưới 95% nguồn quỹ đất.

Bưu chính viễn thông:

Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện Kon Plông hiện nay phát triển khá nhanh và được bố trí đều trong vùng, các mạng điện thoại di động mạng diện thoại hữu tuyến, vô tuyến đã được hoàn chỉnh du khách có thể liên lạc trực tiếp với các nơi khác trong nước và quốc tế với các loại hình đa dạng: telex, fax, nhắn tin, internet, mạng Vinaphone, Mobiphone, S – phone, Viettel đã được phủ sóng.  

Hệ thống chống sét:

Khu vực được bố trí các kim thu sét cầu có bán kính 85m, 102m bố trí tại các điểm cao khu vực. Trên nóc các công trình có bố trí chống sét đặt kim với cao độ +6m so với điểm cao nhất  của công trình.  Các biện pháp chống sét được áp dụng ngay khi bắt đầu thi công xây lắp các kết cấu bằng kim loại ở trên cao, ngoài trời .

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác loba Kontum và dịch vụ du lịch sinh thái khu vực tậy nguyên

- Các điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút được du khách trong nước và quốc tế. Là một điểm đến du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế trong tương lai.

- Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba nằm trong khu vực quy hoạch. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba với các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại địa phương và đón du khách thập phương là tất yếu và cần thiết.  

Đánh giá chung: Nhìn chung huyện Kon Plông hiện tại cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã có hệ thống ở mức độ vừa, hiện nay các dịch vụ du lịch còn manh nha, đơn điệu, sản phẩm du lịch nghèo nàn, nghiệp vụ du lịch hầu như chưa đáp ứng với nhu cầu của khách hàng, vì vậy nhà đầu tư cần xây dựng dự án nhiều loại hình hoạt động bổ trợ lẫn nhau trong đó tập trung xây dựng một số công trình, các dịch vụ du lịch mang tính truyền thống với đa dạng sản phẩm là một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Việc nhà đầu tư tiến hành thủ tục đầu tư dự án này là rất phù hợp với nhu cầu phát triển của du lịch.

CHƯƠNG III: QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 

III.1. Phạm vi dự án

Đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trên khu đất 500.000 m2

Diện tích mặt bằng khu du lịch dự kiến đầu tư khu du lịch sinh thái

1. Quy mô và tính chất:

- Diện tích đất: 500.000 m2.

- Công suất phục vụ: khoảng 5.000 – 10.000 người/ngày.

- Tính chất quy hoạch: là Khu du lịch sinh thái.

2. Cân bằng đất đai:

 

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH

(m²)

TỶ LỆ

(%)

1

Đất xây dựng công trình

23,320

0.78%

2

Đất giao thông nội bộ + Sân bãi

8,000

0.27%

3

Đất cây xanh + vườn hoa cải tạo

12,500

0.42%

4

Đất đồi núi, cây cỏ tự nhiên

456,180

98.54%

TỔNG

500,000

100%

III.2. Lựa chọn mô hình đầu tư

Quy hoạch xây dựng một khu du lịch sinh thái, mang tính đặc trưng riêng biệt, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh gồm rừng nhiệt đới, đồi núi, cây cảnh…, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba nằm trong tổng thể các khu du lịch tỉnh Kon Tum Kết hợp hài hòa giữa các khu vực nghỉ dưỡng và vui chơi thể thao giải trí, không gian liên hoàn, độc đáo, gắn liền với thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách.  Các hoạt động du lịch khai thác triệt để cảnh quan rừng, đồi núi, rừng tự nhiên, thác nước, các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng mang phong cách dân tộc truyền thống để tạo các điểm nhấn cho toàn khu du lịch.

Xây dựng một khu du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng của du khách, khu trung tâm gồm: nhà sàn, nhà đón tiếp, khu nhà sàn dân tộc, khu sinh hoạt ngoài trời.… phục vụ cho nhu cầu ăn uống, giải khát, tham quan, nghỉ dưỡng, ngoài ra còn có các câu lạc bộ vui chơi giải trí, dịch vụ vượt thác, bơi thuyền, các dịch vụ vui chơi, …

Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba có các tính chất là khu du lịch sinh thái da dạng, một không gian du lịch ấn tượng mang tính đặc trưng để thu hút du khách.

III.2.1. Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba

-  Không gian cảnh quan tiếp cận trục đường hình thành khoảng xanh, các khu chức  năng  như:  Khu đón tiếp kết hợp với khu nhà hàng ăn uống, với hành lang có mái che tạo ra một tổ hợp có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ chòi nghỉ, vườn hoa, đường đi dạo, Tuyến ròng dọc, cáp trượt xuống thác cùng với bậc thang lên xuồng… làm phong phú, sinh động thêm không gian tạo cảm giác mạnh và thư giãn cho du khách khi tham quan và nghỉ dưỡng.

Các trò chơi cho du khách

1, Tham quan dã ngoại từng khu vực,du khách chỉ cần bắt đầu đi từ cổng vào đến được đỉnh núi cao là điểm cuối của khu du lịch, du khách đã có thể:

+ Chiêm ngưỡng một rừng hoa lan đa dạng chủng loài, nhiều màu sắc sặc sỡ, nằm lừng lững trên các thân, nhánh cây gỗ lớn.

+ Nhìn thấy những cánh đồng hoa, cỏ, bụi cỏ, trải dài, phủ kín mặt đất

+ Trên những đồng hoa cỏ đó là những chú nai, thỏ, lợn rừng, cheo cheo, bò tót, gà rừng ...., trên những thân cây là các chú khỉ, vượn, vooc, sóc, trên những khoảng không giữa bầu trời là những  đàn ong, nhiều loại chim bạy lượn,...

+ Trên quãng đường đi du khách được nhìn thấy những buồng ong đầy mật, vàng ươm, mùi thơm của các loài hoa, ... nếu khát du khách được trực tiếp thưởng thức loại mật ong rừng này, kèm theo đó là những trái dừa, các loại cây ăn trái trồng đan xen như nhót rừng, ổi, mít, chôm chôm, mãng cầu ....

2, Quãng đường đi lên, du khách có thể đi bộ, đi ngựa, đi xe kéo ròng rọc, lên đến đỉnh trung tâm du khách sẽ mở được tầm mắt vút tầm chim bay, vì đây là đỉnh núi cao, du khách sẽ tọa lạc ở một nơi đầy hoa, cỏ, muông thú, những thác nước trong lành chảy ào ào một môi trường thiên nhiên thật sự lý tưởng cho bất kỳ du khách nào ,

3, Các  chuyến đi thực tế vào từng khu vực sống của các loài động vật, lại gần hơn với cánh đồng hoa, rừng hoa,các buồng ong mật, những ụ thỏ sống, hang của loài dúi, những đàn hươu nai, mang... du khách có thể thám hiểm môi trường sống của chúng và cùng vượt thác và trải dài tầm mắt với từng cánh rừng hoa phong lan, những con rùa bò lồm ngồm, những con cua đinh to đường kính 40 cm, từng đàn cá bơi lội dưới suối....

4, Du khách vừa thám hiểm vừa có thể ăn uống một cách hoang dã (dưới sự dám sát của hưỡng dẫn viên), có thể bắt thỏ, gà rừng, lợn rừng, cheo cheo, cá, cua đinh, dúi  làm thịt và chế biến tại chỗ, du khách có thể trực tiếp lấy mật ong, hái hoa phong lan về làm quà.

5, ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động đặc biệt khác sẽ được mô tả chi tiết sâu hơn.

-  Đất xây dựng các công trình: Do đặc điểm địa hình tạo cho khu du lịch có sắc thái đặc thù, từ đó hình thành các khu chức năng theo địa hình và theo ý đồ phân chia không gian. Toàn bộ khu đất nghiên cứu được chia thành các khu vực chính thể hiện những chức năng cơ bản của khu du lịch.

- Hạng mục công trình này được ưu tiên bố trí chiếm phần lớn trong dự án. Toàn bộ khu vực này thiết kế làm điểm nhấn của khu du lịch. (xem thuyết minh thiết kế). 

Mô hình khu du lịch sinh thái

Đi thăm quan bằng xe ngựa

Khám phá núi rừng

Một số mô hình thăm quan thác nước

Thác nước

Thác nước Lô Ba

Một số lễ hội tổ chức tại khu du lịch

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ - Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác loba Kontum và dịch vụ du lịch sinh thái khu vực tậy nguyên

IV.1. Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

Trên cơ sở tính chất và hình ảnh chung của toàn khu du lịch, cơ cấu phân khu chức năng được tổ chức như sau:

- Trong khu đất sau khoảng lùi theo chỉ giới xây dựng tổ chức một trục đường chính ở góc giao nhau đường nội bộ hình thành một quảng trường rộng, thoáng. Toàn bộ phương tiện giao thông từ bên ngoài vào được tập kết tại bãi xe.

- Nhà đón khách trung tâm có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.

- Khu nhà sàn dân tộc được thiết kế về 2 hướng khác nhau để du khách tùy ý chọn lựa hình thức giải trí riêng biệt.

- Khu giải trí, sinh hoạt ngoài trời: Nằm chen lẫn trong những không gian cây xanh, các khu giải trí như cắm trại, ẩm thực ngoài trời, sân thể thao, sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm  giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất.

- Không gian động dành cho sinh hoạt, giải trí (gồm khu cắm trại, bơi thuyền, giải trí săn bắn gà rừng, lợn rừng, thỏ …) bố trí gần nhau và các vị trí thuận tiện phục vụ du khách.

Các khu đều có giao thông riêng biệt tạo sự sang trọng và riêng tư cho khách và liên kết nhau tạo thành một mạng lưới liên hệ các khu một cách hợp lý.

IV.2. Quy hoạch sử dụng đất:

-  Qui hoạch sử dụng đất chủ yếu sẽ bố trí cân đối giữa các mục tiêu sử dụng, sao cho mật độ xây dựng ở mức tối thiểu và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho du lịch. Bảo tồn và  phát triển tối đa những yếu tố tự nhiên như cây xanh, mặt nước nhằm tạo môi trường sinh thái nhiệt đới đặc trưng cho khách du lịch nghỉ ngơi thư giãn.

-  Trong quá trình sử dụng đất và phát triển cần đảm bảo yếu tố không gian xanh của rừng nguyen sinh đó là viễn cảnh tương lai của khu du lịch, không gian cảnh quan tự nhiên và đảm bảo môi trường trong lành mát mẻ để thu hút khách du lịch.  

IV.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

- Tổng mặt bằng khai thác cảnh quan địa hình các đồi núi và lợi thế về địa lý như:  Trục đón tiếp với cảnh quan cận đường, kết hợp các mảng xanh của rừng, hình thành không gian cảnh quan với nhiều cảnh đẹp hấp dẩn thu hút du khách đến nghỉ dưỡng, lưu trú….trong khu du lịch.

- Nhà ăn trong khu trung tâm có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát nên tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.

- Khu cáp trượt: Bao gồm các công trình với thiết kế dọc theo bậc thang lên xuống để khai thác tầm nhìn tốt nhất và tận hưởng luồng gió thổi vào. Xung quanh các công trình được bao bọc bởi những không gian cây xanh, hoa, cây kiểng tạo nên một không gian riêng tư gần gủi, đảm bảo điều kiện lý tưởng cho du khách thư giản nghỉ dưỡng.

- Khu giải trí, sinh hoạt ngoài trời: Nằm chen lẫn trong những không gian cây xanh, các khu giải trí như cắm trại, ẩm thực ngoài trời,… sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất.

VII.2. Giải pháp thiết kế công trình

VII.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án

a) Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích đất xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba: 500.000 m2

b) Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

-         Đường giao thông nội bộ thiết kế theo địa hình tự nhiên và bố trí kè đá tại các vị trí có độ dốc cao.

- Hệ thống thoát nước mặt và thoát nước bẩn được bố trí riêng.

- Nước thải từ các khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại xây đúng quy cách trước khi xả vào cống thải. Kết cấu tuyến gồm mương có nắp đan hoặc cống ngầm. Ðộ dốc thuỷ lực i min =  0,002 theo trục đường.

VI.2.2. Giải pháp quy hoạch:

Tổ chức một Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba với đầy đủ các yêu cầu về công năng sử dụng, có tính thẩm mỹ, kinh tế, và bảo đảm có một môi trường kinh doanh tốt, trong lành, sạch sẽ, thoáng mát.

VII.2.3. Giải pháp kiến trúc:

Bố trí tổng mặt bằng: Các khối công trình công cộng và thác nước, khu nhà nghỉ, nhà hàng được bố cục tạo nên quần thể không gian kiến trúc hài hòa, đảm bảo vấn đề an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và thông thoáng tự nhiên cho công trình.

VII.2.5. Giải pháp kỹ thuật

a) Hệ thống điện:

Do khu vực chưa có lưới điện quốc gia nên chủ đầu tư tự đầu tư xây dựng hệ thống thủy điện qui mô nhỏ phục vụ nhu cầu cần thiết của khu du lịch.

Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.

b) Hệ thống cấp thoát nước:

Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:

+ Nước sinh hoạt.

+ Nước cho hệ thống chữa cháy.

+ Nước tưới cây.

Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.

c) Hệ thống chống sét :

Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện. Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ. Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành.

d) Hệ thống PCCC:

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy, sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.

Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

e) Hệ thống thông tin liên lạc:

Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ (nếu cần).

Kết luận: Với giải pháp bố trí mặt bằng, giải pháp mặt đứng, kết cấu bao che và các giải pháp kỹ thuật như trên, phương án thiết kế hệ thống cáp trượt thoả mãn được các yêu cầu sau:

Mặt bằng bố trí hợp lý, các khu chức năng được phân khu rõ ràng, đảm bảo được an ninh công cộng. Hệ thống kỹ thuật an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng trong tình hình hiện tại và tương lai.

VII.3.  Giải pháp thiết kế một số hạng mục chính

VII.3.1. Giải pháp thiết kế hệ thống thủy điện qui mô nhỏ

VII.3.1. Giải pháp thiết kế đập chắn nước thàc Lô Ba

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Lô Ba như bước cụ thể hoá Chiến lược phát triển của Công ty TNHH Huỳnh Mai Kon Tum, nhằm kích thích và thu hút các người dân sử dụng dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch giải trí, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho một bộ phận người dân địa phương và kích cầu du lịch. Do vậy, cần được các cấp quan tâm, xem xét để dự án sớm đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động. Dự án này có liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Huỳnh Mai Kon Tum. Kính đề nghị UBND Tỉnh Kon Tum và các Sở Ban Ngành địa phương sớm xem xét phê duyệt dự án để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. 

Xem tin tiếp theo

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha