Đề án đầu tư xây dựng khu du lich và phát triển du lịch sinh thái và du lịch sinh thái gắn với bảo tồn phát triển
Ngày đăng: 04-10-2024
76 lượt xem
Đề án đầu tư xây dựng khu du lich và phát triển du lịch sinh thái và du lịch sinh thái gắn với bảo tồn phát triển
MỤC LỤC
&
2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Rừng tràm Gáo Giồng. 8
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI RỪNG TRÀM GÁO GIỒNG.. 10
1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên. 10
1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích. 10
1.1.2. Địa hình và địa chất 16
1.1.3. Khí hậu và mùa vụ du lịch. 18
1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất 23
1.1.8. Cảnh quan thiên nhiên. 48
1.2. Dân sinh, kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa. 49
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 50
1.2.3. Tiềm năng du lịch văn hóa. 51
1.4. Hiện trạng hoạt động du lịch. 64
1.4.1. Công tác tổ chức quản lý và nguồn nhân lực. 65
1.4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 67
1.4.3. Hiện trạng loại hình và sản phẩm du lịch. 69
1.4.4. Hiện trạng các điểm, tuyến, và chương trình du lịch. 71
1.4.6. Các bên liên quan và hợp tác trong phát triển du lịch. 71
1.4.7. Hiện trạng hoạt động xúc tiến, quảng bá. 72
1.4.8. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng. 73
1.4.9. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường. 74
1.4.10. Hiện trạng hoạt động diễn giải thông qua du lịch. 74
1.4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh. 75
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, 80
2.1. Căn cứ xây dựng Đề án. 80
2.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn. 82
2.2. Định hướng phát triển. 93
2.2.2. Định hướng phát triển. 93
2.3. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển. 97
2.3.3. Các chỉ tiêu phát triển. 98
2.4.1. Tác động từ chính sách. 98
2.4.2. Tác động từ các cộng đồng và các công ty du lịch. 99
2.4.3. Tác động từ nội tại Ban quản lý. 100
2.4.4. Tác động từ các yếu tố khác. 100
2.5.1. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các điểm du lịch. 101
2.6. Đề xuất các danh mục dự án ưu tiên đầu tư, kinh phí thực hiện. 121
2.6.1. Khái toán đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư.. 121
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ. 126
3.1.1. Giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng. 126
3.1.2. Giải pháp về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. 129
3.1.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch. 130
3.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách. ..130
3.3. Nhóm giải pháp về vốn, nguồn lực đầu tư. ..130
3.4. Nhóm các giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch. 132
3.5. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 133
3.6. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. 134
3.7. Nhóm giải pháp đầu tư du lịch. 134
3.8. Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch. 135
3.9 Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch. 136
3.10. Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. 137
3.11. Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục. 138
3.12. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch. 139
3.12.1. Giải pháp về an toàn cho du khách. 139
3.12.2. Giải pháp về an ninh trong tổ chức hoạt động du lịch. 139
3.13. Nhóm giải pháp chuyển đổi số hướng đến du lịch thông minh. 139
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ GIÁM SÁT VÀ.. 141
4.1. Tổ chức thực hiện Đề án. 141
4.1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 141
4.1.2. Ủy Ban nhân dân duyện Cao Lãnh. 141
4.1.3. Ban quản lý Rừng tràm Gáo Giồng. 141
4.1.4. Các cơ quan ban, ngành địa phương liên quan. 142
4.1.5. Trách nhiệm của cộng đồng địa phương. 142
4.1.6. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển DLST 142
4.2. Tổ chức quản lý giám sát 143
4.2.1. Phương án đánh giá. 144
4.3.2. Hiệu quả văn hóa xã hội 145
4.3.3. Hiệu quả bảo vệ môi trường. 145
4.3.4. Hiệu quả quốc phòng, an ninh. 146
Phụ lục 1: Khái toán kinh phí thực hiện Đề án. 149
Phụ lục 2: Các loại bản đồ quy hoạch. 159
Phụ lục 3: Một số hình ảnh khảo sát thực tế. 160
Đề án đầu tư xây dựng khu du lich và phát triển du lịch sinh thái và du lịch sinh thái gắn với bảo tồn phát triển
TÓM TẮT ĐỀ ÁN
Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập theo Quyết định số 372/2001/QĐ-UBND ngày 14/5/2001 của Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lãnh về việc thành lập Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng. Với diện tích là 1.489,34 ha, trong đó có 1.185,44 ha (đã thành rừng 1.170,40 ha, chưa thành rừng 15,04 ha) là rừng tràm trồng (Melaleuca Cajuputi Power), còn lại là diện tích trảng cỏ, kênh mương, đất bờ bao, lung rọc,…
Trước xu thế phát triển chung về du lịch sinh thái (DLST) trong các khu rừng, vườn quốc gia và khu bảo tồn, hoạt động xây dựng đề án “Phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng” là cần thiết và phù hợp với bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế xã hội hiện nay.
Các mục tiêu phát triển chính:
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp cho Rừng tràm Gáo Giồng;
- Đưa ra được các định hướng chiến lược cho việc phát triển du lịch bền vững và trách nhiệm nhất cho Rừng tràm Gáo Giồng;
- Đưa ra được các định hướng, giải pháp phát triển và thu hút đầu tư, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch ở Rừng tràm Gáo Giồng.
- Đưa ra lộ trình phát triển và tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch ở Rừng tràm Gáo Giồng.
- Mở rộng, phát triển các hạng mục, nâng cấp các công trình phục vụ khai thác du lịch tại các điểm, tuyến du lịch.
- Mở rộng và nâng cấp tuyến đường bộ nối liền quốc lộ 30 với Khu du lịch Gáo Giồng để thuận tiện cho việc đi lại của du khách, đồng thời rút ngắn được thời gian di chuyển.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường, đa dạng sinh học;
- Tạo việc làm thường xuyên và thu nhập cao hơn cho người lao động tại địa phương, thu hút được nguồn lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh và giảm áp lực phụ thuộc vào rừng.
Trên cơ sở đáng giá hiện trạng, tiềm năng và các điều kiện phát triển DLST ở Rừng tràm Gáo Giồng, đề án đã đề xuất dự án ưu tiên trong thực hiện phát triển DLST: Khu du lịch sinh thái gắn với bảo tồn phát triển cây tràm, cây tre.
Tổng mức đầu tư của Đề án là: 786.692.600.000 đồng. Trên cơ sở quy mô đầu tư, hạng mục đầu tư, các hạng mục về chi phí đầu tư và các cơ sở tính toán nêu trên, kết quả tính toán tổng mức đầu tư của Đề án (được lập thành bảng tổng hợp chi tiết mô tả ở phần sau của Đề án).
- Phương án huy động vốn:
(i) Kêu gọi đầu tư: Chủ yếu từ hình thức cho thuê môi trường rừng để phát triển DLST.
(ii) Xã hội hóa nguồn vốn: Đây là phương thức huy động chính từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển DLST Rừng tràm Gáo Giồng;
- Chia theo nguồn vốn: Kêu gọi đầu tư, xã hội hóa (chiếm 100 %);
Đề án phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng đưa ra 12 nhóm giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra. Cụ thể bao gồm các giải pháp:
- Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý;
- Nhóm các giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
- Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;
- Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch;
- Nhóm giải pháp đầu tư du lịch;
- Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch;
- Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch;
- Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa;
- Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục;
- Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch;
- Nhóm giải pháp chuyển đổi số hướng đến du lịch thông minh.
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là một trong những loại hình du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam. Trong đó, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là một trong số ít phương thức khai thác tài nguyên trong hệ thống rừng mang lại lợi ích kinh tế, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học của các khu rừng. Du lịch sinh thái, du lịch bền vững hay du lịch dựa vào thiên nhiên là một giải pháp, một phương thức giúp thực hiện các triết lý về bảo tồn và phát triển bền vững trong các khu rừng ở Việt Nam. Phát triển du lịch sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong gìn giữ, cân bằng giữa các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội. Lợi ích của hoạt động du lịch sinh thái mang lại trên nhiều phương diện. Về kinh tế, du lịch giúp gia tăng các chi phí, lợi ích cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển tài nguyên trong các khu rừng. Về xã hội, du lịch giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương, đội ngũ cán bộ của các khu rừng, du lịch sinh thái còn đóng góp tích cực cho công tác giáo dục môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với tự nhiên. Về môi trường, du lịch là một trong những giải pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường, khuyến khích thực hiện các hành vi du lịch có trách nhiệm của các bên liên quan.
Ngày nay, xu hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái đã trở thành mục tiêu, là trách nhiệm của ngành du lịch, của nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Phương thức du lịch sinh thái tại các khu rừng với mục tiêu phát triển bền vững, phát huy các giá trị của đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên kết hợp với giáo dục môi trường. Trước xu hướng tất yếu đó, các chính sách được coi là kim chỉ nam, định hướng trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ ban hành như Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp,…Điều này cho thấy rằng, việc phát triển du lịch sinh thái trong các rừng dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững là hợp lý và cần được các địa phương, các chủ rừng chủ động trong định hướng phát triển các phương án, kế hoạch thực hoạt động du lịch sinh thái.
Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập theo Quyết định số 372/2001/QĐ-UBND ngày 14/5/2001 của Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lãnh về việc thành lập Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng. Với diện tích là 1.489,34 ha, trong đó: diện tích đất có rừng 1.185,44 ha (đã thành rừng 1.170,40 ha, chưa thành rừng 15,04 ha), diện tích khác 303,90 ha (đất trống, mặt nước). Rừng tại đây có nguồn gốc là rừng trồng thuần loài, thực vật đặc trưng ở đây là Tràm (Melaleuca cajuputi) hay còn gọi Tràm ta, ngoài ra còn có 51 loài thực vật thân thảo thuộc loại rừng sản xuất. Đặc biệt có khu rừng Tràm như một sân chim, có rất nhiều loài chim về đây cư trú, trong đó có loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và trong danh lục các loài bị đe doạ của IUCN như Cò Nhạn, Cốc đế, Cổ rắn,… Sự đa dạng về thuỷ sản trong thuỷ vực xác định được 86 loài cá thuộc 26 họ, loài cá đặc trưng nhất là cá Linh,… Để bảo vệ môi trường sinh thái, Rừng tràm Gáo Giồng đã tiến hành trồng rừng, tạo thành quần xã Tràm. Bên cạnh đó, các con kênh đã được đào đắp dẫn nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy và làm cho nguồn lợi thuỷ sản ở khu rừng Tràm Gáo Giồng trở nên phong phú hơn, nhiều loài thực vật thuỷ sinh, phiêu sinh phát triển trong môi trường nước ngọt. Các yếu tố trên hình thành một hệ sinh thái rừng trên đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười và đây là môi trường thích hợp cho nhiều loài động vật hoang dã, nhất là các loài chim nước về đây cư trú.
Nơi đây trở thành một trong những “lá phổi xanh” của vùng Đồng Tháp Mười, giúp điều hoà lũ lụt hàng năm cho khu vực, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng hộ khá giàu cho người dân trong khu vực thông qua việc khai thác các sản phẩm của hệ sinh thái đất ngập nước và các dịch vụ của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Hiện tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng là một trong những điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước, qua đó đã quảng bá hình ảnh của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Do vậy, việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Rừng tràm Gáo Giồng được coi là bước đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường du lịch ngày càng quan tâm hơn đến các giá trị về môi trường, cảnh quan, và bền vững.
Để triển khai thực hiện Phương án quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Rừng tràm Gáo Giồng giai đoạn 2024-2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 581/QĐ-UBND.HC ngày 09/07/2024 của UBND tỉnh Đồng tháp, đồng thời xây dựng các định hướng phát triển phương thức du lịch sinh thái trong Rừng tràm Gáo Giồng, việc xây dựng “Đề án phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng” là rất cần thiết và cấp bách. Đề án giúp Rừng tràm Gáo Giồng từng bước khai thác các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhằm phát huy các lợi thế du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá. Phát huy lợi thế khu vực, mở rộng hạng mục đầu tư về du lịch sinh thái. Qua đó, Đề án góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương, nâng cao đời sống của cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường và gìn giữ văn hoá của địa phương.
- Tuân thủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam (Luật Lâm Nghiệp, Luật đa dạng sinh học, Luật Du lịch,…).
- Phù hợp với các chính sách, định hướng, chiến lược quốc gia, ngành và địa phương về phát triển du lịch; lâm nghiệp, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội.
- Phù hợp với Phương án quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Rừng tràm Gáo Giồng giai đoạn 2024-2030 được phê duyệt theo Quyết định số 581/QĐ-UBND.HC ngày 09/07/2024 của UBND tỉnh Đồng tháp; đầy đủ nội dung theo quy định của Điều 14, 15, 23, 24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Điều 1 Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Tuân thủ các hướng dẫn lập kế hoạch; quy định về sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Hiểu và tôn trọng các giá trị của Rừng tràm Gáo Giồng và các giá trị của thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên liên quan và khuyến khích các bên liên quan tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và các loài động, thực vật hoang dã đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Rừng tràm Gáo Giồng.
- Góp phần vào việc gìn giữ văn hóa địa phương và giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho cộng đồng cư dân xung quanh khu vực từ các hoạt động du lịch sinh thái để khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động bảo tồn thiên nhiên, phát triển rừng, không đánh bắt động vật.
- Mang lại thu nhập bền vững và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và các bên tham gia khác. Mang lại nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các điểm đến du lịch.
- Giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết, khả năng hưởng thụ của du khách và tăng cường sự tham gia của họ vào công tác bảo tồn. Tạo điều kiện cho các bên tham gia một cách công bằng và có trách nhiệm vào phát triển du lịch sinh thái bền vững.
- Có hệ thống giám sát, biện pháp ứng phó và giảm thiểu với các tác động của du lịch về môi trường thiên nhiên, sự tồn tại và phát triển của các loài động, thực vật hoang dã và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loài ngoại lai xâm hại.
1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích
* Về vị trí địa lý
Vị trí: nằm trên địa bàn Ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp Mười là một vùng đồng bằng trũng. Phía Bắc là những dãy đồi phù sa cổ kéo dài từ phía Nam Campuchia, độ cao từ 2m – 4m. Phía Tây và Tây Nam do phù sa sông Tiền bồi lấp tạo thành dải đất có độ cao từ 1,5m – 2m. Trung tâm Đồng Tháp Mười là một lòng máng trũng, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao từ 0,4m – 0,75m. Kế đến là lòng máng trũng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, cao trình mặt đất 0,3m – 0,4m. Để có cái nhìn tổng quát về vùng đất trũng này, tạm chia Đồng Tháp Mười ra 3 vùng:
- Vùng đất giồng ven biển: Bao gồm vùng đất phù sa cổ Ba Giồng và vùng đất phù sa ven sông Tiền, từ Cái Bè (Tiền Giang) đến Hồng Ngự (Đồng Tháp).
Vào mùa nước, vùng đất này ít khi ngập sâu, đất lại màu mỡ, nên được lưu dân chú ý khai phá sớm và trở thành địa bàn trung chuyển khai thác vùng sâu Đồng Tháp Mười.
- Vùng trũng trung tâm: Vùng này chiếm phần lớn diện tích Đồng Tháp Mười, vào mùa nước, thường bị ngập từ 2 - 3m, có năm ngập sâu hơn. Rải rác trong vùng nổi lên một số giồng, gò. Những giồng gò nay đóng vai trò tích cực trong quá trình khai thác Đồng Tháp Mười, dân cư thường tập trung ở đây vào mùa nước. Vào mùa nước kiệt ở đây thiếu nước ngọt, phèn “lừng” lên, nước chỉ còn động lại ở các lung trấp, đìa, bàu… không dùng được, cây cỏ bắt đầu khi rụi. Cuộc sống khó khăn, di chuyển chủ yếu đi bộ hoặc bằng xe trâu.
- Vùng giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây: thuộc huyện Đức Huệ và một phần huyện Thủ Thừa của Long An. Phía Bắc (huyện Đức Huệ) đất cao; phía nam, đất thấp, nhưng nằm giữa hai sông lớn nên ít khi ngập sâu và lâu.
- Xã Gáo Giồng địa hình tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng trũng ngập nước thời gian từ 4-5 tháng/năm.
Vị trí địa lý khu Rừng tràm Gáo Giồng:
Khu Rừng tràm Gáo Giồng nằm cách trung tâm huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khoảng 17km đường bộ và 30 phút đường sông. Nơi đây có 36 ha sân chim với 15 loài chim, cùng hàng trăm loài động thực vật và thủy sản.
Khu Rừng tràm Gáo Giồng chia thành 4 khu với 70 km kênh phân lô, 20km đê bao khép kín.
* Về ranh giới
+ Phía Đông giáp kênh Gáo Giồng;
+ Phía Tây giáp kênh Đường Gạo xã Bình Tấn (huyện Thanh Bình) và kênh Thuỷ lợi xã Phong Mỹ (huyện Cao Lãnh);
+ Phía Nam giáp kênh Bảy Thước xã Phong Mỹ;
+ Phía Bắc giáp kênh An Phong - Mỹ Hoà xã Gáo Giồng.
Bảng 1. Bảng kê tọa độ góc ranh
NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI,
NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ
2.1. Căn cứ xây dựng Đề án
2.1.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10, ngày 29/06/2000; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12, ngày 18/06/2009
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14, ngày 17/6/2020
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017
- Luật Lâm nghiệp 2017, ngày 15/11/2017
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, ngày 24/11/2017
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, ngày 17/06/2020
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17/11/2020
- Luật Đất đai số 31/2024/QH15, ngày 18/01/2024
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP, ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa
- Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch
- Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP, ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, ngày 07/5/2019 của Chính phủ hướng dẫn Luật Quy hoạch
- Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
- Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
- Quyết định số 2227/QĐ-TTG ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
- Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”
- Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL, ngày 03/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững
- Công văn số 1183/TCLN-ĐDPH ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 30/7/2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định quản lý Khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Quyết định số 244/KH-UBND ngày 21/10/2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
- Quyết định số 1511/QĐ-UBND-HC ngày 05/10/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Đề cương Đề án Phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- Quyết định số 322/KH-UBND ngày 03/11/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp kế hoạch chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025
- Quyết định số 211/KH-UBND ngày 07/06/2023 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Quyết định số 261/KH-UBND ngày 31/7/2023 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Nghị Quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 24/3/2022 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Đồng Tháp quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2021- 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Báo cáo, số liệu du lịch tỉnh Đồng Tháp 5 năm gần nhất.
- Phương án quản lý rừng bền vững Rừng tràm Gáo Giồng giai đoạn 2024-2030.
2.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
a. Chiến lược phát triển du lịch tại Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp và Rừng tràm Gáo Giồng
Chiến lược phát triển du lịch tại Việt Nam
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã nêu rõ phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể như sau:
- Đến năm 2025: Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đầu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 -1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77-80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13-14%/năm, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12-14%. Tạo ra khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách du lịch nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12-14%/năm và khách nội địa từ 6-7%/năm.
- Đến năm 2030: Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững. Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.100 – 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 -135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11-12%/năm, đóng góp trực tiếp vào GDP 15-17%. Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8-9%/năm. Về khách du lịch: Phấn đầu đón được ít nhất 50 triệu khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8-10%/năm và khách nội địa từ 506%/năm.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2022, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng vừa qua tăng mạnh với tổng lượt khách đạt gần 1,9 triệu lượt khách, trong đó quý I/2022 đạt 91 nghìn lượt khách; quý II/2022 đạt 511 nghìn lượt khách và quý III/2022 đạt gần 1,3 triệu lượt khách. Đồng thời hoạt động du lịch nội địa đã có bước khởi sắc tích cực. Số lượng khách du lịch nội địa có sự tăng trưởng đột biến, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của 2 lĩnh vực này. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, 9 tháng đầu năm 2022, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 87 triệu lượt khách, vượt xa so với kế hoạch cả năm là 60 triệu lượt khách. Đây cũng là con số ấn tượng nhất của ngành du lịch Việt Nam và phá vỡ cột mốc 85 triệu lượt khách nội địa đạt được năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 400 nghìn tỷ đồng. Dự báo những tháng cuối năm, các ngành thương mại dịch vụ tiếp tục có sự phục hồi mạnh mẽ do Việt Nam đã chủ động và linh hoạt mở cửa trở lại đối với các hoạt động kinh tế, hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ và khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng gia tăng.
Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch và thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch nhưu VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phương, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, VQG Cát Tiên, VQG Phú Quốc, v.v. Du lịch sinh thái đóng góp vai trò trong phát triển kinh tế xã hội, tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đóng góp nỗ lực cho bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010 cũng như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cho thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luôn xác định du lịch sinh thái là một trong những dòng sản phẩm du lịch chính, có sức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới của du lịch Việt Nam.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều xu hướng du lịch mới đã và đang hình thành ở Việt Nam. Trong đó, sự phát triển của thị trường du lịch nội địa với các chương trình du lịch ngắn ngày, hạn chế tiếp xúc tại các điểm đến an toàn sẽ là những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các xu hướng du lịch thông minh; du lịch sáng tạo; du lịch tại chỗ; du lịch chăm sóc sức khỏe; du lịch xanh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và du lịch bền vững sẽ lên ngôi trong bối cảnh tình hình mới. Như vậy, việc thực hiện “Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí trong Rừng tràm Gáo Giồng” là phù hợp với xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay.
Chiến lược phát triển du lịch tại tỉnh Đồng Tháp
Ngành Du lịch phải tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp. Đưa du lịch Đồng Tháp phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và bền vững, phát huy định vị thương hiệu du lịch Đồng Tháp gắn với nâng cao hình ảnh địa phương; nâng tỷ trọng và đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế.
Ngành Du lịch Đồng Tháp tiếp tục triển khai Dự án kết nối giao thông phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển du lịch. Tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch dẫn đến các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh để xây dựng các tuyến du lịch, tour du lịch khép kín. Phát triển hệ thống quầy hàng lưu niệm, sản phẩm OCOP Đồng Tháp tại các khu di tích, điểm du lịch, điểm dừng chân và khu vệ sinh công cộng trên các tuyến đường bộ phục vụ phát triển du lịch.
Đầu tư xây dựng ba bến tàu khách du lịch tại 3 thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự để khai thác loại hình du lịch đường sông. Mời gọi đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, hoạt động trải nghiệm phù hợp tại các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Đồng thời, tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên đặc trưng của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Đồng Tháp. Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP kết hợp trải nghiệm làng nghề; du lịch văn hóa lịch sử kết hợp Lễ hội; du lịch ẩm thực Sen - sự kiện/MICE kết hợp mua sắm; du lịch số; du lịch chăm sóc sức khỏe... Nâng cấp chất lượng các Chương trình du lịch trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Chương trình du lịch trải nghiệm một ngày làm nông dân ở Xẻo Quít, Chương trình du lịch trải nghiệm mỗi ngày một nghề tại thành phố Sa Đéc, Chương trình du lịch đi trong màu xanh của vườn trái cây đặc sản như quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành… Nâng chất lượng các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn, Homestay, Farmstay, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí sản phẩm OCOP hạng 3 sao – 4 sao; triển khai các điểm bán hàng OCOP tại các điểm du lịch cộng đồng của địa phương.
Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khai thác tuyến du lịch mới “Sắc màu vùng biên” (Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang). Phối hợp với tỉnh Long An và Tiền Giang tiếp tục hoàn thiện Chương trình du lịch “Hành trình ba địa phương một điểm đến” nhằm gia tăng tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Phối hợp với An Giang phát triển tuyến du lịch văn hóa tâm linh, văn hóa lịch sử… Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm nhằm lan toả thương hiệu du lịch “Đồng Tháp – Thuần khiết như hồn Sen”. Tăng cường và đa dạng thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế. Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Năm du lịch Quốc gia, hội chợ quốc tế, ngày hội du lịch, hội nghị, hội thảo; các chương trình khảo sát xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm và tour liên kết vùng...
Trong bối cảnh các chính sách, định hướng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp, du lịch sinh thái là một trong những loại hình và sản phẩm du lịch quan trọng. Điều này, cho thấy việc phát triển du lịch sinh thái ở Rừng tràm Gáo Giồng là phù hợp với xu thế và các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Việc phát triển du lịch sinh thái ở Đồng Tháp là một trong giải pháp phát triển du lịch mới, giúp đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh, thay đổi cực phát triển từ du lịch văn hóa lịch sử và tâm linh sang phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp gắn với du lịch văn hóa cộng đồng. Như vậy, việc thực hiện “Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí trong Rừng tràm Gáo Giồng” là phù hợp với xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
Chiến lược phát triển du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng
- Xây dựng hạ tầng khu vực hiện đang tổ chức du lịch hoạt động du lịch sinh thái.
- Xây dựng hạ tầng khu vực dự án Khu bảo tồn cây tre gắn với phát triển Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng.
- Phát triển cơ sở, các điểm và tuyến du lịch kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Xây dựng hệ thống xử lý rác thải.
- Cho thuê dịch vụ môi trường rừng xây dựng các khu điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng theo quy định và được UBND Tỉnh phê duyệt chủ trương.
Rừng tràm Gáo Giồng nơi có đa dạng sinh học cao, đa dạng loài thực vật, động vật quý hiếm. Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng Đồng Tháp Mười. Việc triển khai hoạt động DLST vừa đảm bảo hiệu quả, vừa bảo tồn hệ sinh thái rừng. Như vậy, việc thực hiện “Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí trong Rừng tràm Gáo Giồng” là phù hợp với xu hướng phát triển du lịch của Rừng tràm Gáo Giồng” hiện nay.
b. Các quy hoạch, đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí
Ngày 30/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 470/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, theo đó định hướng về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng: Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du khảo văn hóa; hình thành các cụm du lịch như cửa khẩu biên giới, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc; các khu du lịch như khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu du lịch Xẻo Quít, khu di tích Gò Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim; tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong và ngoài nước tạo các tuyến du lịch liên tỉnh, các tuyến du lịch với các nước.
Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 với mục tiêu:
- Đến năm 2025: Phấn đấu đưa Du lịch Đồng Tháp trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từng bước định hình phát triển Du lịch Đồng Tháp với các nét văn hóa, lợi thế đặc trưng, tạo nên một bức tranh du lịch Đồng Tháp khác biệt, không trùng lắp với các địa phương khác trong khu vực.
- Đến năm 2030: Phấn đấu đưa Du lịch Đồng Tháp phát triển bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, khẳng định được thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương, đóng góp quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có tính cạnh tranh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân.
- Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp – nông thôn, thân thiện với môi trường, gia tăng trải nghiệm cho khách.
- Tăng cường hợp tác, phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước, xây dựng cơ chế thông thoáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và người dan tham gia đầu tư phát triển du lịch.
Quyết định số 1511/QĐ-UBND-HC ngày 05/10/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Đề cương Đề án Phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch số 322/KH-UBND ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Tp.Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2025.
Như vậy, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh đã định hướng phát triển rõ ràng, Rừng tràm Gáo Giồng sẽ là một điểm đến hấp dẫn nếu được đầu tư một cách bài bản, đúng lộ trình. Do đó việc xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí trong Rừng tràm Gáo Giồng là hết sức cần thiết và phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh, của địa phương.
c. Tiềm năng du lịch và nhu cầu phát triển du lịch sinh thái của Rừng tràm Gáo Giồng
- Vị trí của Rừng Tràm Gáo Giồng nằm tiếp giáp những con kênh lớn như kênh An Phong - Mỹ Hoà; kênh Nguyễn Văn Tiếp và giáp đường ĐT 857 đang thi công. Ngoài ra còn kết nối ĐT 846, ĐT 856, ĐT 857 đã kết nối với VQG Tràm Chim, Khu di tích Gò Tháp thuận lợi trong phát triển DLST nghỉ dưỡng, giải trí.
- Khí hậu mát mẻ, rất thuận lợi cho triển khai các hoạt động của BQL, đặc biệt là các hoạt động trồng và khai thác rừng, phát triển DLST nghỉ dưỡng, giải trí.
- Đa dạng thảm thực vật rừng, loài động thực vật hoang dã, đặc biệt là khu hệ chim thúc đẩy du lịch nghiên cứu, đào tạo, khám phá tự nhiên.
- Có dự án sưu tập Tre Việt Nam, phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giáo dục bảo vệ môi trường.
d. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong nước và quốc tế
Kinh nghiệm quốc tế: Việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các VQG, KBT đã và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số quốc gia phát triển mạnh các mô hình du lịch sinh thái hài hoà giữa bảo tồn và thương mại hoá hoạt động du lịch tại Khu bảo tồn thú Shamwari ở Kenya là một trong những mô hình tiêu biểu. Phát triển du lịch với các nguyên tắc “Tư tưởng xanh, , Vận chuyển xanh, Điểm đến xanh, Cộng đồng xanh, Hoạt động xanh, Dịch vụ xanh, Phương pháp tiếp cận xanh là những yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái tại các VQG, KBT ở Thái Lan. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm tại Malaysia, Kenya, Ecuador là những kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch gắn với nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của khách du lịch.
1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở các VQG, Thái Lan
Thái Lan có khoảng 79 VQG, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển DLST theo hướng DLST gắn với tăng trưởng xanh dựa vào 7 yếu tố đó là: (1) “Tư tưởng xanh” - nâng cao nhận thức khách du lịch, cộng đồng về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; (2) “Vận chuyển xanh” - khuyến khích đầu tư, sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường phục vụ cho ngành Du lịch; (3) “Điểm đến xanh”- các điểm đến được quản lý theo nguyên tắc có trách nhiệm và bảo vệ môi trường; (4) “Cộng đồng xanh” - hỗ trợ loại hình du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường, văn hóa truyền thống và phong tục tập quán địa phương; (5) “Hoạt động xanh” - thúc đẩy các loại hình du lịch phù hợp, có sự tham gia của cộng động địa phương; (6) “Dịch vụ xanh” - khuyến khích các bên liên quan trong cung cấp dịch vụ du lịch tạo ấn tượng, truyền cảm hứng thông qua sự tôn trọng, quan tâm và bảo vệ môi trường; (7) “Phương pháp tiếp cận xanh” - tăng cường trách nhiệm xã hội, giảm thiểu các hoạt động gây hại đến môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường.
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn