Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cỏ, qui trình chăm sóc,

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt

  • Mã SP:DA bo
  • Giá gốc:65,000,000 vnđ
  • Giá bán:60,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cỏ, qui trình chăm sóc,

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

Kính gửi:     - UBND tỉnh Quảng Nam;

- Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam.

- Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.

- Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Nam.

- UBND huyện Thăng Bình.

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò thịt hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cỏ, qui trình chăm sóc,

Công ty TNHH Phúc Lâm Hoa (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) kính đề nghị các Cơ quan ban ngành xem xét chấp thuận chủ trương cho phép Công ty chúng tôi được xúc tiến các thủ tục đầu tư dự án với nội dung cụ thể như sau:

I. NHÀ ĐẦU TƯ: Công ty TNHH Phúc Lâm Hoa

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401858980 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 19/10/2017..

- Địa chỉ trụ sở: Số 14A, Đường Hàm Tử, Ph Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.

- Điện thoại: 0903 510 158 - Email: phuclamhoa.thp@gmail.com

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của Nhà đầu tư:

- Họ tên: Phan Thị Nương ; Giới tính: Nữ

- Chức vụ:   CT HĐTV kiêm Giám đốc

- Năm sinh:  01/01/1983  ; Quốc tịch: Việt Nam

- CMND số:  025479934 do Công an Tp HCM cấp ngày 14/9/2011

- Địa chỉ thường trú: 609, Lô B-CC Gò Đậu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, Tp HCM.

- Chỗ ở hiện tại: 609, Lô B-CC Gò Đậu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, Tp HCM.

II. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ DỰ KIẾN THÀNH LẬP (không)

III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên dự án đầu tư: Trang trại nuôi bò thịt công nghệ cao

Nội dung chi tiết theo văn bản đề xuất dự án đầu tư kèm theo

IV. NHÀ ĐẦU TƯ/ TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

V. HỒ SƠ KÈM THEO

- Các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật đầu tư bao gồm:

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Đề xuất dự án đầu tư; 

+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Các hồ sơ liên quan khác:

+ Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò thịt công nghệ cao;

 

+ Bản vẽ sơ đồ vị trí khu đất.

MỤC LỤC

 

 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1

 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư 1

 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1

 I.3. Cơ sở pháp lý 2

 CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 5

 II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án 5

 II.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 5

 II.1.2. Chính sách phát triển 5

 II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án 6

II.2.1. Tình hình chăn nuôi bò ở Quảng Nam 6

 II.2.2. Môi trường thực hiện dự án 7

 II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư 10

 CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 11

 III.1. Vị trí xây dựng 11

 III.2. Địa hình 12

 III.3. Khí hậu 2

 III.4. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án 12

 III.4.1. Hiện trạng sử dụng đất 12

 III.4.2. Hiện trạng thông tin liên lạc 13

 III.4.3. Cấp –Thoát nước 13

 III.5. Nhận xét chung 14

 CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 15

 IV.1. Quy mô dự án 15

 IV.2. Các hạng mục công trình 15

 IV.3. Tiến độ thực hiện dự án 16

 IV.3.1. Thời gian thực hiện 16

 IV.3.2. Công việc cụ th16

 IV.4. Sản phẩm chính 17

 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 18

 V.1. Chăn nuôi bò thịt 18

 V.1.1. Giống bò thịt 18

 V.1.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng 19

 CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG & HẠ TẦNG KỸ THUẬT 31

 VI.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng 31

 VI.1.1 Tiêu chuẩn về khu đất xây dựng. 31

 VI.1.2. Quy hoạch mặt bằng tổng thể khu đất. 31

 VI.1.3 Nội dung công trình và tiêu chuẩn kiến trúc của chuồng trại 32

 VI.2. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kỹ thuật. 34

 VI.3. Giải pháp kỹ thuật 34

 CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 36

 VII.1. Đánh giá tác động môi trường 36

 VII.1.1. Giới thiệu chung 36

 VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 36

 VII.2. Các tác động môi trường 36

 VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh 36

 VII.2.2. Khí thải 37

 VII.2.3. Nước thải 38

 VII.2.4. Chất thải rắn 39

 VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 39

 VII.3.1. Xử lý chất thải rắn 39

 VII.3.2. Xử lý nứớc thải 40

 VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi 41

 VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác 41

 VII.4. Kết luận 41

 CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 42

 VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư 42

 VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư 42

 VIII.2.1. Nội dung 42

 VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư 46

 CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN 48

 IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 48

 IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư 48

 IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn 48

 IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án 49

 IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 52

 IX.2. Tính toán chi phí của dự án 52

 IX.2.1. Chi phí nhân công 52

 IX.2.2. Chi phí hoạt động 53

 CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 57

 X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 57

 X.2. Doanh thu từ dự án 57

 X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 58

 X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 61

 CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH 62

 XI.1. Kết luận 62

 XI.2. Kiến ngh62

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

 

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH PHÚC LÂM HOA

Giấy phép ĐKKD số: 0401858980 do Phòng ĐKKD Tp Đà Nẵng cấp 19/10/2017.

Địa chỉ: Số 14A, Đường Hàm Tử, Ph Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng

Văn phòng chi nhánh: Thôn 3, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0903 510 158 Email: phuclamhoa.thp@gmail.com

Người đại diện theo pháp luật của Công ty:

Ông: Phan Thị Nương Giới tính: Nữ

Chức vụ: Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty

Sinh ngày:     01.01.1983 Quốc tịch:  Việt Nam

Chứng minh nhân dân số:  025479934 do Công an Tp HCM cấp ngày 14/9/2011

Đăng ký hộ khẩu: 609, Lô B-CC Gò Đậu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, Tp HCM

Bằng văn bản này, Công ty TNHH Phúc Lâm Viên kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, UBND Huyện Thăng Bình, UBND xã Bình Giang, cho phép thực hiện dự án với những nội dung dưới đây.

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án trang trai chăn nuôi bò thịt

ü Tên dự án   : Chăn nuôi bò thịt qui mô lớn

ü Địa điểm đầu tư :Thôn Bình Túy, xã Bình Giang, H. Thăng Bình, Quảng Nam

ü Diện tích trang trại   : 05 ha (Năm héc ta)

ü Mục tiêu đầu tư : Xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung.

(Nuôi động vật lấy thịt chính là con bò

và dự kiến nuôi ổn định với số lượng cho mỗi chu kỳ là 300 con)

 Mục tiêu đầu tư      :

- Tổ chức đầu tư Trang trại chăn nuôi bò theo phương châm “Năng suất cao – Chi phí thấp – Phát triển bền vững”.

- Nâng cao chất lượng thịt cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. Xây dựng thương hiệu của công ty lớn mạnh và có tầm cỡ trong nước và trong khu vực.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao, tập trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, giúp ngành chăn nuôi bò thịt phát triển bền vững.

- Xây dựng hệ thống chăn nuôi khép kín, trồng cỏ và sản xuất thức ăn hỗn hợp thô tinh đạt chất lượng cao đủ để cung ứng cho giống cao sản.

ü Mục đích đầu tư      :

- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương;

- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh

ü Hình thức đầu tư   : Đầu tư xây dựng mới

ü  Hình thức quản lý     : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

ü Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, dự kiến từ năm 2020 dự án sẽ triển khai đi vào hoạt động khi có đầy đủ các thủ tục pháp lý

ü Sản phẩm từ dự án   : Bò thịt và các sản phẩm phụ từ chăn nuôi bò

.3. Cơ sở pháp lý - Các văn bản pháp lý

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày ngày 19/11/2018 của Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ NĐ số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

Căn cứ Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định tiêu chí trang trại;

Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ Nghị Quyết của Huyện Ủy, HĐND huyện Thăng Bình về các chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm đến

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt bò trên thị trường ngày càng cao.

Căn cứ vào khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp

 

CHUƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án

II.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn, thách thức ở trong nước và trên thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, an ninh chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp…song, tỉnh Quảng Nam đã tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả khả quan.

Sản xuất nông lâm thuỷ sản năm 2020 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi , tuy nhiên kết quả sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ổn định, có tốc độ phát triển cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chăn nuôi nhìn chung phát triển ổn định và có xu hướng tăng do dịch bệnh cơ bản được khống chế trên gia súc, gia cầm, đồng thời giá bán các sản phẩm từ trâu, bò và gia cầm đang ở mức cao đã khuyến khích người nuôi đầu tư mở rộng sản xuất.

II.1.2. Chính sách phát triển

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các cơ chế, chính sách:

Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Tỉnh Quảng Nam ban hành các cơ chế, chính sách:

Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII, kỳ họp lần thứ IX về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

 Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Các Nghị Quyết của Huyện Ủy, HĐND huyện Thăng Bình về các chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm đến

Môi trường thực hiện dự án

ü Vị trí địa lý của tỉnh/vùng

Nằm chính giữa vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, trung tâm Việt Nam, cách Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 1 giờ bay. Đặc biệt, Quảng Nam cách Đà Nẵng, thành phố trung tâm dịch vụ, du lịch Việt Nam với đầy đủ dịch vụ vui chơi giải trí, hạ tầng đồng bộ về sân bay, cảng biển chỉ chưa đầy 30 phút ô tô.

Là tâm điểm của khu vực ASEAN, nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, thuận lợi trong vận chuyển đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đường biển sang các nước khác.

Trong bán kính 3.200 km, Quảng Nam thuộc trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất khu vực Đông Á như Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 4 giờ bay sẽ tiếp cận đến 12 sân bay lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Hình: Vị trí của tỉnh Quảng Nam

ü Địa hình

Địa hình tỉnh Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên . Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

ü Địa chất: Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam có địa mạo, địa chất phức tạp theo sự thay đổi địa hình từ vùng núi phía Tây sang dải đồng bằng phía Đông

ü Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Quảng Nam có 02 mùa rõ rệt trong năm:

Mùa khô: từ tháng 01 đến tháng 8, có lượng mưa chiếm 20% ÷ 25% lượng mưa trung bình năm, thường xảy ra hạn hán, nắng nóng, giông tố, lốc xoáy và xâm nhập mặn;

- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm khoảng 75% ÷ 70% lượng mưa trung bình cả năm và thường gây ra lũ, lụt.

ü Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bão, giông:

- Nhiệt độ trung bình năm từ 25,60,độ ẩm trung bình 82%, lượng mưa trung bình 2500mm

- Bão ở khu vực Quảng Nam thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11. Các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây ra lũ lụt cho toàn khu vực

ü Điều kiện hải văn

Tỉnh Quảng Nam có 02 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và hệ thống sông Tam Kỳ. Ngoài  02 hệ thống sông chính này, dọc theo bờ biển còn có sông Trường Giang, đây là sông tiêu thoát lũ ở khu vực vùng đồng bằng, nối liền sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ với chiều dài khoảng 70 km.

II.2.3 Thuận lợi của tỉnh và vùng

ü Diện tích của tỉnh:  10.406 km2

ü Dân số của tỉnh:  Dân số tỉnh Quảng Nam khoảng 1,5 triệu người

ü Chỉ tiêu tăng trưởng:

- GDP: 11.376 tỷ đồng

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/người/năm

ü Nhân lực:

Hiện có 02 trường đại học, 06 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp, hơn 40 cơ sở đào tạo nghề với các lĩnh vực đào tạo khác nhau. Ngoài ra, Quảng Nam nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn như Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn,... nên đáp ứng tốt việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

ü Chi phí lao động:

- Lao động phổ thông: 150 USD/tháng

- Cán bộ quản lý: 300-500 USD/tháng

ü Tình hình chính trị xã hội: Tình hình an ninh,  trật tự xã hội ổn định.

II.2.4 Những hạn chế cần khắc phục

Mặc dù quy mô và tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đều tăng; bước đầu đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi, giống nuôi có hiệu quả. Song phương thức chăn nuôi truyền thống hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, đó là chăn nuôi mang nặng tính quảng canh, chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Chính phương thức nuôi này đã khiến cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong công tác giống, chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, công tác phòng bệnh cho vật nuôi chưa được người dân chú trọng. Ngoài ra, hầu hết các chủ vật nuôi chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình phòng chống dịch bệnh như khai báo dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại hoặc sau khi xử lý mầm bệnh, quy trình tiêu độc, khử trùng mầm bệnh không được thực hiện triệt để, thường xuyên; chất thải, nước thải chảy ra môi trường không được xử lý triệt để làm cho mầm bệnh tồn tại, phát tán và lưu hành trong môi trường.

Tuy nhiên, nghề chăn nuôi hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện có khoảng 80% chuồng trại chăn nuôi và lò giết mổ gia súc nằm trong khu dân cư. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là một thực tế không thể tránh khỏi. Các hộ chăn nuôi  đã quan tâm xử lý chất thải bằng công nghệ biogas nhưng tỷ lệ còn thấp. Công tác qui hoạch khu chăn nuôi tập trung hầu như chưa được quan tâm. Tình hình phòng và khống chế dịch bệnh ở gia súc gia cầm vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu. Vấn đề kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được thực hiện nghiêm ngặt. Vùng nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi chưa được quy hoạch. Thị trường tiêu thụ không ổn định. Người chăn nuôi còn thiếu kiến thức trong chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, hoạch toán kinh tế… 

II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư

Quảng Nam có nhiều ưu thế để phát triển đàn bò thịt, dê, nuôi lợn và các loại gia cầm khác. Song có thể nói, tới nay số lượng gia súc và gia cầm của tỉnh vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng tự nhiên cũng như thế mạnh chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi bò cần có vốn đầu tư ban đầu khá cao, có vị trí địa lý thuận lợi về khí hậu, đất đai, nguồn nước… Ngoài ra cần phải có kinh nghiệm và tay nghề kỹ thuật của chuyên gia thú y thì lúc đó mới phát triển bền vững được. Vì vậy sau nhiều năm nỗ lực tăng đàn bò, tỉnh Quảng Nam vẫn chỉ cung cấp được 10% - 25% nhu cầu người tiêu thụ, khiến người dân phải tìm đến các sản phẩm ngoại nhập. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và chế biến thịt tại địa phương cũng như thị trường nội địa.

Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực này, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò thịt thôn Bình Túy, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, một nơi có khí hậu ôn hòa, nguồn nước và đất đai phù hợp trên vùng đất duyên hải miền Trung. Vùng đất này hứa hẹn sẽ là trang trại lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Quảng Nam bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân trong tỉnh cũng như Việt Nam sẽ được hưởng thụ các sản phẩm từ thịt bò mà dự án đem lại với chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhâp̣ và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án đầu tư chăn nuôi bò thịt tập trung là sự đầu tư cần thiết và chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

III.1. Vị trí xây dựng

Dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi bò thịt qui mô lớn được xây dựng tại thôn Bình Túy, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Sơ đồ vị trí của dự án

Xã Bình Giang nằm về phía Đông Bắc huyện Thăng Bình. Cách huyện lỵ khoảng 10 km là một trong những xã thuộc về vùng Đông của huyện; có diện tích 2.260,9 ha, có trục đường chạy qua nối liền trung tâm huyện lỵ và các huyện lân cận như Duy Xuyên, Quế Sơn, Hội An ... Đây là đầu mối giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa, nông sản, phát triển kinh tế văn hóa xã hội gắn với phát triển thương mại dịch vụ. Bình Giang có yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đất đai khá rộng lớn, có sông Trường Giang.

Đất nông nghiệp 1860,4 ha, trong đó đất lúa 600,2 ha, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu 183,3 ha;  đất lâm nghiệp 820 ha;....

Về chăn nuôi:  Ðàn bò 810 con, trâu 324 con, trong đó, chăn nuôi theo hình thức hộ 1.144 con. Tổng đàn gia cầm có 50.100 con (gà 45.100 con); quy mô nuôi theo hộ gia đình chiếm 100%, hình thức chăn nuôi thả vườn chiếm 100%,.

Việc phát triển đàn gia cầm tại địa phương vẫn còn nhỏ lẻ, theo hướng tự phát, chưa có tính liên kết ổn định nên sản lượng gia cầm không ổn định, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá trị gia cầm không được ổn định.

III.2. Địa hình

Khu vực xây dựng dự án có độ cao trung bình 5m so với mặt nước biển và tương đối bằng phẳng.

III.3. Khí hậu

Dự án thuộc huyện Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt quá 80%, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 và kết thức vào tháng 8. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, là ưu điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò.

III.4. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án

III.4.1. Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất xây dựng cơ sở chăn nuôi bò thịt là khu đất cát, bằng phẳng chưa sử dụng, do UBND xã quản lý và là khu đất đã được qui hoạch khu chăn nuôi tập trung theo qui hoạch nông thôn mới của xã Bình Giang theo quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND huyện Thăng Bình và hiện nay đã có 01 doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi heo.

Vị trí chăn nuôi cách xa nguồn cấp nước sinh hoạt, cách xa khu dân cư, không gần đường quốc lộ, tỉnh lộ.

Hình : Khu đất thực hiện dự án

III.4.2. Hiện trạng thông tin liên lạc

Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia, có mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong xã, các điểm bưu điện văn hóa đều có kết nối internet.

III.4.3. Cấp –Thoát nước

Nguồn cấp nước: Xúc tiến đầu tư xây dựng công trình hệ thống nước sạch.

Nguồn thoát nước: Có mương thoát nước gần địa điểm thực hiện dự án, sẽ được đầu tư xây dựng bổ sung trong quá trình xây dựng dự án.

III.5. Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trang trại bò thịt tập trung.

 

 

CHUƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

IV.1. Quy mô dự án:

Diện tích: 05 ha. Trong đó có 2 ha trồng cỏ. Dự kiến chủ đầu tư sẽ xin thuê thêm đất hoặc hợp đồng với nông dân trồng cỏ, cung ứng cỏ ở vị trí khác khoảng 20ha trồng cỏ để đáp ứng đủ số lượng thức ăn cho đàn vật nuôi, Công ty cung cấp giống cỏ, phân bón và tư vấn kỹ thuật trồng và thu hoạch bằng cơ giới chuyên dùng.

Kế hoạch của dự án: Khi trang trại định hình sẽ đầu tư vật nuôi chính là con bò thịt, Khi đi vào hoạt động, năm đầu tiên nuôi 100 con bò thịt, Khi trang trại định hình sẽ đầu tư tập trung nuôi 300 con bò/Chu kỳ nuôi).

IV.2. Các hạng mục công trình:

Hạng mục

Số lượng

Đơn Vị

Hệ thống chuồng trại cơ bản

5.000

m2

+ Chuồng nuôi bò thịt

5.000

m2

Hệ thống đồng cỏ (Cỏ dược liệu)

20.000

m2

Hệ thống cung cấp thức ăn, chứa phân bón, vật tư

3.000

m2

+ Kho chứa thức ăn

2.000

m2

+ Kho chứa phân bón, vật tư

1.000

m2

Hệ thống cấp nước

1.900

m2

+ Máng ăn

200

m2

+ Giếng khoan

 

4 cái

+ Bể chứa nước

100

m2

+ Đường ống cấp nước

1.000

m2

+ Máng uống tự động

600

m2

Nhà chứa thức ăn

600

m2

+ Nhà chứa thức ăn thô

200

m2

+ Nhà chứa thức ăn tinh

100

m2

+ Nhà ủ thức ăn

300

m2

Hệ thống chăm sóc và quản lý bò

10.000

m2

+ Sân vận động thả bò vận động và tắm nắng

9.000

m2

+ Đường đi nội bộ

1.000

m2

Hệ thống xử lý nước thải

4.000

m2

+ Rãnh thoát nước

2.500

m2

+ Hệ thống ao lắng, ao lưu

1.000

m2

+ Khu vực sử dụng nước thải

1.500

m2

Hệ thống xử lý phân

2.500

m2

+ Nhà chứa phân

500

m2

+ Khu vực ủ phân

500

m2

+ Sân phơi phân

1.000

m2

+ Hầm biogas

500

m2

Khu vực quản lý kinh doanh

800

m2

+ Nhà văn phòng

200

m2

+ Nhà ở công nhân

200

m2

+ Nhà ở chuyên gia

100

m2

+ Nhà ăn + bếp

100

m2

+ Nhà nghiên cứu

50

m2

+ Nhà đặt máy phát điện+ dụng cụ

100

m2

+ Tháp nước sinh hoạt

50

m2

Khu vực trồng cây xanh

4.000

m2

Khu vực để xe

200

m2

Khu vực bố trí MMTB

200

m2

Hệ thống cổng + tường rào

 800

 

m2

Hệ thống đường điện

m2

Tổng Diện tích

50.000

m2

IV.3. Tiến độ thực hiện dự án

IV.3.1. Thời gian thực hiện

Dự án chăn nuôi bò thịt qui mô lớn thực hiện tại thôn Bình Túy, xã Bình Giang, sau khi được các cấp phê duyệt và cho phép thực hiện, dự kiến sẽ xây dựng trong vòng 1 năm thì hoàn thành, định hình và tổ chức sản xuất. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, từ  năm 2020 trở đi.

Các giai đoạn đầu tư phát triển dự án:

ü Giai đoạn 1: Quý III/ 2020 : Nhận đất, san lấp mặt bằng, thiết kế trang trại.

ü Giai đoạn 2: Từ quý IV/ 2020 đến quý II/ 2021: Thiết kế, xây dựng các hạng mục công trình, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi, trồng cây giữ đất, trồng cây bảo vệ trang trại.

ü Giai đoạn 3: Từ quý III/2021 đến quý IV/2021: Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình, mua máy móc thiết bị, chọn mua và đưa con giống vật nuôi vào trang trại.

IV.3.2. Các phân kỳ thực hiện dự án

- Điều tra thị trường; Khảo sát mô hình các trang trại điển hình.

- Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước.

- Tìm hiểu nguồn giống.

- Đánh giá chất lượng đất.

- Điều tra về điều kiện tự nhiên.

- Lâp̣ báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư

- Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư

- Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch.

- Khảo sát hạ tầng kỹ thuật (điện, nước).

- Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án.

- Nhận quyết định phê duyệt của tỉnh, Huyện

- Nhận bàn giao mặt bằng

- Bàn giao mốc giới

- Đánh giá tác động môi trường

- Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịch bệnh.

- Quy hoạch xây dựng; San lấp mặt bằng; Cải tạo đất.

- Khởi công xây dựng.

+ Xây dựng khu vực trồng cỏ: Lựa chọn giống cỏ, trồng cỏ

+ Xây dựng hệ thống đường nội bộ liên hoàn cho toàn bộ khu vực trang trại

+ Xây dựng chuồng traị cho bò: Đầu tư thiết bị, công nghệ; Đào taọ Cán bô ̣ quản lý kỹ thuật, công nhân; Nhập, lắp đặt thiết bị; Lựa chọn phôi bò giống, bò cái; Vệ sinh chuồng trại;

+  Xây dựng nhà văn phòng điều hành, nhà ở cho công nhân viên, kho chứa thức ăn, kho chứa vật tư, phân bón, khu bảo vệ, trạm biến thế điện và trạm xử lý phân gia súc.

+ Xây dựng công trình ao hồ sinh thái, trồng cây xanh cao tầng tạo cảnh quan và tạo bóng mát cho gia súc nghỉ ngơi.

+ Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống tưới cỏ bét phun.

+ Xây dựng rào lưới B40 giữa các phân khu nuôi bò.

+ Xây dựng rào lưới B40 bao quanh khu Trang Trại, cách ly với ruộng vườn của dân

- Cập nhật, cải tiến chuồng trại, đồng cỏ theo mô hình công nghệ cao ...

- Nâng số lượng chăn nuôi bò và diện tích trồng cỏ.

IV.4. Sản phẩm chính:

Sản phẩm từ dự án: Bò thịt

Sản phẩm phụ từ dự án: Phân bò

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

V.1. Động vật được nuôi

Các loài động vật được nuôi trong trang trại: Bò lấy thịt. Trong 2 năm đầu nuôi thử nghiệm từ 100- 200 con bò, do đó nội dung dự án sẽ tập trung phân tích kỹ thuật chăn nuôi bò thịt.

V.2. Chăn nuôi bò thịt

* Qui trình kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo, giống bò lai

I. Giống và cách chọn bò giống nuôi thịt

1. Giống bò lai Blanc Bleu Belge

Giống bò lai BBB (Belanc Bleu Belge) hướng thịt, là kết quả của lai tạo giống bò thịt chất lượng cao từ bò lai Zêbu với bò lai xanh trắng Bỉ (BBB) và được ứng dụng trong chăn nuôi bò thịt; Dùng tinh bò BBB (nhập nội) phối giống cho đàn bò cái nền lai Zebu đã được bình tuyển, chọn lọc tạo ra giống bò thịt, có năng suất cao và khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi ở Quảng Nam.

Bò F1 BBB có cơ bắp phát triển siêu trội (hệ thống cơ đôi), tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao hơn so với bò lai khác và bò nội thông thường. Giống bò này có 3 màu lông cơ bản là trắng, đen và nâu nhạt. Trọng lượng sơ sinh bình quân 25-30 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 180-250 kg và đạt 300÷360 kg sau 1 năm tuổi; đến khi 18 tháng tuổi, bò đạt trọng lượng từ 500-550 kg/con. Khi được 32 tháng tuổi, bò cái chửa lứa đầu, thời gian mang thai 280 ngày (9 tháng, 10 ngày), khoảng cách các lứa đẻ 14 tháng. Hệ số sử dụng thức ăn từ 5,5÷7 kg/1 kg tăng trọng. Tỷ lệ thịt xẻ (đã loại bỏ nội tạng, đầu và 4 chân) đạt từ 59÷61%.

2. Chọn bò giống

Trong thực tiễn chăn nuôi bò thịt hiên nay, những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá con giống tốt xấu là: năng suất, khối lượng, ngoại hình và khả năng tăng trọng, vỗ béo; tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của con vật. Chọn giống theo ngoại hình rất cần thiết vì khả năng sản xuất thịt của bò được thể hiện rất rõ ở hình dạng cơ thể: cân đối, tầm vóc mập mạo, ngực sâu rộng, da mỏng. Giống bò chuyên thịt có hình dạng đặc biệt giống khối hộp chữ nhật, trong đó chiều dài thân mình gấp đôi chiều rộng. Bò chuyên thịt nhìn chung có ngoại hình phát triển cân đối, chắc chắn, thân rộng vạm vỡ, mình dày, bộ xương kết cấu không thô, thường đầu cổ không lớn, ngắn và rộng, chân ngắn, các cơ bắp của mông đùi phát triển, ngực nở tròn, ức xệ xuống, khả năng tăng trọng cao trong thời gian vỗ béo. Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao, chất lượng thịt mềm, ngon.

Để chọn bê lai BBB nuôi thịt, thường chọn những con có khối lượng sơ sinh lớn, có tốc độ sinh trưởng cao; phàm ăn, khả năng sử dụng thức ăn cao; các cơ bắp trên mình nổi rõ; cơ thể phát triển cân đối, đầy đặn; được sinh ra từ bố mẹ có năng suất cao.

II. Chuồng trại

Chuồng trại ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Vì vậy, chuồng bò phải xây dựng đảm bảo che mưa nắng, chống nóng, chống rét cho bò, trên nguyên tắc đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông; luôn khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng. Tùy từng điều kiện cụ thể của từng gia đình, từng vùng có thể sử dụng các vật tư sẵn có như tre, gỗ, lá…làm chuồng trại  cho bò để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trong trường hợp có điều kiện thì nên xây dựng chuồng nuôi kiên cố để chăn nuôi thâm canh lâu dài.

1. Địa điểm: Chuồng xây dựng khu cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt, nên làm xa nhà ở, còn nếu điều kiện đất đai chật hẹp cần bố trí chuồng trại hợp lý để có thể quản lý, chăm sóc bò được tốt, dễ dàng thu dọn vệ sinh vừa đảm bảo môi trường sinh thái.

2. Hướng chuồng: Xây chuồng quay về hướng Đông nam hoặc hướng Nam, tránh được gió mùa Đông bắc, đồng thời đảm bảo ánh sáng cũng như sự thông thoáng của chuồng.

3. Nền chuồng: Nền phải cao hơn mặt đất bên ngoài và làm bằng xi măng có kẻ chỉ chống trơn trượt, độ dốc 2% về phía sau, xây hố ủ phân để ủ phân và rác thải. Chuồng có rãnh thoát nước về hố chứa phân và nước tiểu. Nếu có điều kiện nên xây hầm biogas để vừa lấy khí đốt đun nấu, lại vừa đảm bảo vệ sinh chuồng trại, môi trường.

4. Mái chuồng: Mái có thể lợp bằng lá cọ, lá dừa, cỏ tranh, fibro xi măng, tôn, ngói…Thiết kế mái dạng hai tầng để tăng khả năng đối lưu không khí, giảm độ ẩm trong chuồng; độ cao của mái trên 3m.

5. Diện tích: chuồng nuôi cho bò được phân chia theo từng loại

Loại bò

Diện tích ở

(m2)

Diện tích sân chơi

(m2)

Diện tích xây dựng

(m2)

Bê sơ sinh - 6 tháng

1

4

5

Bò hậu bị

3

5

8

Bò cái sinh sản

5

5

10

Bò đực giống

5

10

15

Bò vỗ béo

3

-

3

 

Chuồng cần có máng ăn, máng uống cho bò để đảm bảo vệ sinh và ít bị thất thoát thức ăn, không để vướng vải rải rác khắp chuồng. Máng ăn, máng uống xây bằng gạch láng xi măng, các góc máng phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc vệ sinh. Chuồng trại được dọn vệ sinh sạch sẽ ít nhất mỗi ngày một lần, tổng vệ sinh sát trùng 3 tháng một lần. Chuồng nuôi nên có một gian bên cạnh để dự trữ thức ăn, hoặc chế biến thức ăn trước khi cho ăn.

III. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc bò thịt qua các giai đoạn

1. Chăm sóc từ sơ sinh đến cai sữa

1.1. Đỡ đẻ và chăm sóc bê sơ sinh

 Căn cứ vào ngày phối giống để dự kiến ngày đẻ cho bò mẹ. Bố trí người trực, đỡ đẻ kịp thời, cụ thể: Khi bò đẻ sẽ vỡ ối, ta hứng lấy nước ối; cắt dây rốn dài khoảng 10 - 12cm (không cần buộc dây rốn) sát trùng bằng cồn Iod 5%; lau rớt rãi trong mũi, mồm; để bò mẹ tự liếm con, nếu không liếm ta phải lau khô; "Bóc móng" để bê con đỡ trơn trượt khi mới tập đi; cân trọng lượng bê; vệ sinh phần thân sau và bầu vú của bò mẹ; cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm; cho bê con bú - ghi sổ sách theo dõi.

Bò đẻ vào mùa nóng nên giữ chuồng thoáng mát, bò đẻ vào mùa mưa rét nên cho vào ổ rơm, ngăn gió lùa để chống lạnh cho bê.

Trong vài tuần lễ đầu bê con rất yếu, không nên chăn thả, cần tạo điều kiện cho bê bú nhiều lần trong ngày. Cho bê ra sân vận động 3-4 giờ/ngày để tập làm quen với điều kiện sống mới. Cho bò mẹ, bê uống nước sạch.

Thức ăn chính trong giai đoạn này của bê là sữa mẹ, nên cần nuôi bò mẹ tốt để có đủ sữa cho bê bú bằng cách ngoài thời gian chăn thả ngoài đồng, cần bổ sung cỏ và thức ăn tinh tại chuồng.

1.2. Chăm sóc bê từ 3 đến cai sữa

Từ tuần thứ 3 trở đi có thể cho bê theo mẹ ra bãi chăn lúc trời mát. Khi về chuồng nên bổ sung thức ăn tinh, xanh và cho uống nước đầy đủ.

Dựa vào nhu cầu của bò mẹ và khả năng cung cấp thức ăn ngoài bãi chăn để bổ sung lượng thức ăn thích hợp. Tiêu chuẩn cho bò mẹ: 14.250 - 15.500Kcalo với lượng thức ăn thô 30 - 40 kg, có thể bổ sung thêm 0,5 kg thức ăn tinh.

Lượng sữa của bò mẹ giảm dần theo tháng tuổi của bê lai BBB, để đáp ứng nhu cầu phát triển của bê lai và tạo cho việc cai sữa nên tập cho bê ăn sớm, kết hợp với bổ sung cho bò mẹ bằng thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein 100 g/đơn vị thức ăn, thức ăn xanh, cỏ khô loại tốt từ tháng thứ 4 trở đi.

1.3. Khẩu phân thức ăn cho bê từ sơ sinh đến cai sữa

Tháng tuổi

Sữa mẹ

Thức ăn tinh

(kg)

Thức ăn thô

(kg)

0 - 1

-

-

-

1 - 2

-

-

-

2 - 3

-

-

-

3 - 4

-

-

-

4 - 5

-

0,4

5

5 - 6

-

0,5

8 - 10

Thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, ngoài ra cung cấp nước sạch đầy đủ tại chuồng.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng bò cái tơ

Sau khi cai sữa, chọn những con bê cái tốt nhất để làm giống và nuôi tách riêng, gọi là thời kỳ nuôi hậu bị. Thời kỳ này kéo dài từ lúc bê cai sữa cho đến lúc phối giống có chửa và được chia làm 2 giai đoạn.

2.1. Giai đoạn 7-12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê lai BBB vì sữa của bò mẹ bị cắt hoàn toàn, bê tự tìm kiếm ăn trên đồng cỏ, khả năng sử dụng thức ăn còn kém.

Là giai đoạn chuyển chế độ dinh dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn thô xanh, tinh, cho nên cần đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho bê để chúng không bị còi cọc, bệnh tật ảnh hưởng đến giai đoạn sau. Do vậy ngoài thời gian chăn thả trên đồng cỏ cần bổ sung thêm thức ăn tinh có hàm lượng protein 80 gam/đơn vị thức ăn hỗn hợp sau:

       - Cám gạo: 40%

       - Bột ngô: 40%

- Bột sắn: 15%

- Bột cá:   5%

Khẩu phần ăn cho bê từ 7 - 12 tháng tuổi

Tháng tuổi

Thức ăn tinh (kg)

Thức ăn thô (kg)

Muối (gam)

Ca

(gam)

P

(gam)

6 - 8

1,0

15

20

-

-

8 - 10

-

22

20

25

20

10 - 12

-

25

25

30

20

2.2. Giai đoạn 13-24 tháng tuổi

Giai đoạn này bê đã sử dụng tốt thức ăn thô xanh, khả năng thu nhận thức ăn tốt. Ngoài việc chăn thả, cần bổ sung cho bê ăn thức ăn ủ xanh, cỏ khô, rơm ủ urê và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Dựa vào nhu cầu tăng trọng của bê và khả năng thu nhận thức ăn trên đồng cỏ mà quy định số lượng thức ăn bổ sung tại chuồng.

Khẩu phần thức ăn cho giai đoạn hậu bị

Lứa tuổi

(tháng)

Cỏ tươi

(kg)

Thức ăn hỗn hợp

(kg)

7 - 12

15 – 20

1,0

13 - 18

20 – 25

1,5

18 - 24

30 - 35

2,0

3. Nuôi dưỡng bê từ sau cai sữa đến giết mổ

Những bê đực, bê cái lai BBB không để làm giống, sau khi cai sữa đưa vào nuôi lấy thịt. Trong thời kỳ nuôi lớn, tốt nhất là nuôi dưỡng theo phương thức chăn thả kết hợp với cho ăn tại chuồng bằng các phụ phế phẩm nông - công nghiệp như rơm rạ ủ Ure, cây ngô sau khi thu bắp, các loại bầu bí, khô dầu, bã dứa…

Thời kỳ này cũng chia làm 2 giai đoạn như nuôi bê cái hậu bị; khẩu phần ăn để nuôi bò giai đoạn này:

Tháng tuổi

Thức ăn tinh (kg)

Thức ăn thô (kg)

Muối

(gam)

6 – 8

2,0

15

20

8 – 10

2,2

22

20

10 – 12

2,4

25

25

12 – 15

2,5

29

30

15 – 18

3

34

35

18 – 21

3

37

40

21 – 24

3

39

45

4. Kỹ thuật vỗ béo bò thịt

Đối với bò sau giai đoạn nuôi lớn (20-21 tháng tuổi) thì chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ béo; nên nuôi vỗ béo trước khi giết mổ đối với bò gầy, bò hết khả năng sinh sản, hoặc bò lại thải. Thời gian nuôi vỗ béo kéo dài 60-90 ngày.

Trong giai đoạn nuôi vỗ béo, cần tăng dần khẩu phần thức ăn tinh giàu năng lượng, đồng thời hạn chế bò vận động nhất là vào cuối giai đoạn.

 Trước khi đưa vào vỗ béo, bò cần được diệt ngoại ký sinh trùng; tẩy giun sán, đồng thời phải tập cho bò ăn khẩu phần vỗ béo để quen dần, tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Quy trình nuôi vỗ béo

- Tẩy giun sán.

- Nuôi nhốt, giảm vận động, không chăn thả.

- Tuần 1: 25 kg cỏ tươi + 2 – 2,5 kg thức ăn tinh (cho ăn tăng dần);  Tuần 2: 20 kg cỏ tươi + 2,5 – 3 kg thức ăn tinh (cho ăn tăng dần); Tuần 3: 15 kg cỏ tươi + 2,5 – 3kg thức ăn tinh (cho ăn tăng dần); Tuần 4 trở đi: 15 kg cỏ tươi + thức ăn tinh tự do.

- Cung cấp nước sạch cho bò uống tự do. Sau 90 ngày bò đã béo thì dừng.

- Một số công thức phối hợp thức ăn tinh cho bò

 

Nguyên liêu

(%)

Công thức

I

II

III

Bột sắn

80

60

39

Bột ngô

-

25

50

Khô dầu

11

6

-

Rỉ mật

5

5

5

U rê

1,5

1,5

1,5

Muối ăn

1

1

1

Bột xương

1,5

1,5

1,5

Tổng số

100

100

100

IV. Phòng trị một số bệnh thường gặp

1. Bệnh lỡ mồm long móng

- Nguyên nhân: Bệnh Lỡ mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có tính chất lây lan nhanh và mạnh, gây thiệt hại rất lớn.

- Triệu chứng: Con vật mệt mỏi, ủ rũ, lông dựng, mũi khô, da nóng sốt cao 40 - 420C kéo dài, kém ăn hoặc bỏ ăn, chảy nhiều nước dãi. Xuất hiện mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, chân và những vùng da mỏng. Sau đó các mụn nước này vỡ ra tạo thành các vết loét đỏ, nếu không bị nhiễm tạp khuẩn, những vết loét này sẽ thành sẹo sau 2 - 3 ngày. Còn trong điều kiện vệ sinh kém, vết loét có thể bị nhiễm trùng sinh mủ tạo những ổ loét sâu, nếu ở móng chân có thể gây rụng móng.

- Phòng và điều trị: Bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đặc điểm của bệnh, nếu giữ vệ sinh tốt không để nhiễm trùng kế phát thì bệnh sẽ tự khỏi. Vì vậy, cách điều trị là khắc phục triệu chứng, chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng của ơ thể, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các thuốc sát trùng để rửa và bôi vào mụn loét. Phương pháp phòng tốt nhất là tiêm phòng vaccine LMLM định kỳ 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha