Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, dự án khu du lich sinh thái dưới tán rừng và thác nước 7 tầng, thác nàng tiên, kết hợ du lịch cộng đồng cac dân tộc vùng cao. Dự án nông nghiệp kết hợp du lịch và xin cấp phép xây dựng khu du lịch sinh thái
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN 3
I.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án 3
I.2. Thông tin chung về dự án 5
I.3. Căn cứ pháp lý để lập dự án 6
I.3.3. Căn cứ pháp lý của nhà đầu tư 8
I.4. Đối tượng và phạm vi thực hiện dự án 8
I.4.2. Phạm vi thực hiện dự án 9
I.4.3. Thời gian thực hiện dự án 9
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 10
II.1.2. Dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội 14
II.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch 18
II.2.1. Đánh giá tài nguyên văn hóa vật thể của khu vực triển khai dự án 19
II.2.2. Đánh giá tài nguyên văn hóa phi vật thể tại khu vực triển khai dự án 21
II.3. Các giá trị về đa dạng sinh học 22
II.3.1. Tài nguyên thực vật 22
II.3.2. Tài nguyên động vật 23
II.3.3. Các điểm du lịch, điểm tham quan của Dự án 23
II.3.4. Các tuyến du lịch, chương trình du lịch tại huyện Vân Hồ 24
II.3.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng về du lịch tại địa điểm triển khai dự án 25
II.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của tỉnh Sơn La 28
II.5. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức 29
CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN 32
III.2. Dự báo các yếu tố tác động đến dự án 32
III.2.3. Điều kiện thời tiết, biến đổi khí hậu 35
III.2.4. Lượng khách và nguồn khách 36
III.3. Thuyết minh phương án phát triển xây dựng dự án 39
III.3.1. Đầu tư xe điện cho du khách di chuyển hai bên đường 40
III.3.2. Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng sinh thái diện tích 704290m2 42
III.3.3. Lắp đặt một số quầy bán nước tự động tại khu du lịch sinh thái 68
III.3.4. Diện tích, quy mô xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ du lịch sinh thái tại dự án 68
III.3.5. Các tiện ích, công trình phục vụ dự án 68
III.3.6. Quy mô xây dựng công trình chính phục vụ du lịch 70
III.4. Phương thức tổ chức kinh doanh của dự án 72
III.5. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu giải pháp thị trường cho nhà đầu tư……… 72
III.6. Tổ chức giám sát hoạt động của dự án 78
CHƯƠNG IV: NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 79
IV.1. Nhu cầu sử dụng nước của Dự án 79
IV.2. Nhu cầu sử dụng điện cho Dự án 84
IV.3. Nhu cầu nguyên liệu chính phục vụ sản xuất, kinh doanh của Dự án……. 84
IV.4. Hệ thống thoát nước mưa 84
IV.5. Hệ thống thoát nước thải 85
IV.6. Hệ thống thông tin liên lạc 85
CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 86
V.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 86
V.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 87
V.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 88
VI.2. Nguồn vốn đầu tư của dự án 91
VI.3. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án 92
VI.4. Hiệu quả kinh tế xã hội 94
VI.4.1. Các thông số tài chính của dự án 96
CHƯƠNG VII: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN HẠN NHÀ ĐẦU TƯ 99
VII.1. Nghĩa vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Vân Hồ…….. 99
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN PCCC……………. 101
VIII.1. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường 101
VIII.1.1. Giai đoạn chuẩn bị và lắp đặt thiết bị 101
VIII.1.2. Giai đoạn vận hành 103
VIII.2. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 104
VIII.2.1. Giai đoạn chuẩn bị và lắp đặt thiết bị 104
VIII.2.2. Giai đoạn vận hành 105
Tỉnh Sơn La, nằm trên trục đường Quốc lộ 6, cách Hà Nội hơn 300km về phía tây Bắc. Với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Tây Bắc và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, Sơn La đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn là những tiềm năng lớn có thể tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Thực chất việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái là việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái tại điểm có tài nguyên phong phú điển hình như tại xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La với quy mô dự án đầu tư mở rộng lên đến 200ha, nhằm thu hút và kết hợp phục vụ khách du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, nghiên cứu và tận hưởng tài nguyên du lịch sinh thái nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, địa phương và cộng đồng dân cư trên cơ sở bảo tồn những giá trị hiện hữu và phát triển thêm đa dạng dịch vụ tại địa phương huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên, hình thức du lịch này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao để không làm xáo trộn sinh thái tự nhiên mà vẫn mang lại thu nhập cho nhà đầu tư. Do vậy, nó được xem như là một thành phần phụ trong lĩnh vực du lịch bền vững . Để khai thác được tiềm năng của vùng, nghiên cứu giá trị cảnh quan nhằm phát triển du lịch sinh thái là cách tiếp cận có chiều sâu mà đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ.
Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp phát triển nhanh như vũ bão, nạn bùng nổ dân số khắp nơi, vấn đề đô thị hóa tăng mạnh, con người ngày càng có nhu cầu quay về với thiên nhiên nhiều hơn, du lịch sinh thái đã giải quyết được nhu cầu này và trở thành xu hướng du lịch trên thế giới hiện nay. Khách du lịch luôn tìm về những điểm du lịch mới, nơi còn lưu giữ những nét văn hoá truyền thống lâu đời, môi trường trong sạch và nhất là các cảnh quan thiên nhiên, các khu bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn đựợc xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Với địa hình nhiều núi đá vôi, tạo nên hệ thống những hang động kỳ thú như hang Dơi, Ngũ động bản Ôn (Mộc Châu), hang Nhả Nhung, Chi Đảy (Yên Châu), hang Thẳm Tát Tòng (TP Sơn La), hang Hua Bó (Mường La),...Hệ thống sông suối, hồ ở Sơn La hết sức phong phú, dồi dào, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp như Thác Dải Yếm (Mộc Châu), Thác Tạt Nàng (Chiềng Yên, Vân Hồ),... đặc biệt là hệ thống sông Đà tạo nên một nền văn hóa sông nước truyền thống lâu đời. Sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La hình thành, đã tạo nên lòng hồ thủy điện với chiều dài 150km, diện tích khoảng 16.000ha là một tiềm năng lớn cho khai thác phát triển du lịch lòng hồ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có những hồ khác rất có tiềm năng phát triển du lịch Sơn La còn có nguồn tài nguyên suối nước nóng hết sức phong phú như: Suối nước nóng bản Mòng, Hua La, TP Sơn La, suối nước nóng Mước Bú, Ngọc Chiến, Mường La. Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó chiếm đa số là các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Mường. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá có giá trị. Sơn La là vùng đất có lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã góp phần nên những chiến công vang dội cho lịch sử nước nhà, hiện nay, Sơn La có rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 1 di tích đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt – Nhà Tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả, là nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng Việt Nam.
Huyện Vân Hồ nằm ở cửa ngõ của tỉnh Sơn La, thuộc Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu. Đây là vùng có tiềm năng và lợi thế lớn về du lịch sinh thái bởi cảnh quan tự nhiên độc đáo và truyền thống văn hóa tộc người đặc sắc. Với khí hậu mát mẻ vào mùa xuân trên cao nguyên Mộc Châu với những nương đồi hoa mơ, hoa mận,…tạo nên sức lôi cuốn khách du lịch về tụ hội. Huyện Vân Hồ được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, độ che phủ của rừng trên 56%. Nơi đây thường được ví với những điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo hay Đà Lạt. Du khách khi đến với Vân Hồ sẽ cảm nhận được không khí trong lành, với nhiều điểm du lịch cảnh quan đẹp như thác Tạt Nàng, suối nước nóng Chiềng Yên, rừng già Xuân Nha,… Huyện Vân Hồ đặt mục tiêu tăng trưởng du lịch bình quân 10% một năm, đến năm 2025 lượng khách đạt trên 300.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 20.000 lượt, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt trên 250 tỷ đồng/năm. Để đạt được mục tiêu này, huyện Vân Hồ đang tập trung phát triển du lịch cộng đồng, gắn với sản xuất nông nghiệp, nghỉ dưỡng cao cấp. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo quy hoạch để du lịch thực sự phát triển theo hướng bền vững. Địa phương còn nổi bật với những bản làng dân tộc được bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp hùng vĩ, có những thác nước, hang động hoang sơ bí hiểm mang vẻ đẹp kỳ vĩ nhưng thơ mộng. Trong đó, thác Nàng Tiên và thác Chiềng Khoa là một trong những địa điểm dã ngoại không chỉ là điểm đến quen thuộc của người dân bản địa, mà còn là nơi cuốn hút những lữ khách phương xa đến tham quan khám phá Mộc Châu.
Thác Chiềng Khoa còn có tên gọi khác là thác Mây, gắn liền với truyền thuyết của lễ hội Hoa ban Xên Bản – Xên Mường của người dân nơi đây. Thác nước chưa được khai thác du lịch, nên vẫn còn khá hoang sơ và tự nhiên. Du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp của thác giống như một dải mây trắng vờn quanh thung sâu, tung bọt trắng xoá tạo nên những làn sương nhẹ đầy vẻ mờ ảo quyến rũ. Thác Chiềng Khoa có tất cả 7 tầng, mỗi tầng cao khoảng từ 7 đến 10 mét. Dưới chân mỗi tầng thác đều có khoảng rộng tạo thành hồ chứa, làm nơi để du khách thỏa sức bơi lội. Tương phản lại màu trắng tinh khiết của dòng thác là màu xanh đẹp như ngọc của mặt nước hồ dưới chân thác. Cùng với phong cảnh hoang sơ chưa có nhiều dấu chân người khám phá, đây chính là lí do mà người ta gọi Chiềng Khoa là Tuyệt Tình Cốc ở Mộc Châu. Nhờ được bao bọc xung quanh là thảm thực vật và rừng cây rậm rạp, đồng thời là địa điểm còn khá mới mẻ nên hồ nước thác Chiềng Khoa vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ cùng làn nước trong vắt màu xanh ngọc bích vô cùng ấn tượng.
Chỉ cách dòng Thác Chiềng Khoa tầm 2km có một dòng thác khác cũng đang được đông đảo du khách yêu thích đó là Thác Nàng Tiên. Thác nước Nàng Tiên tọa lạc tại địa phận bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa, cách trung tâm huyện Vân Hồ khoảng 7 km về phía Đông Nam. Dòng thác được hình thành từ nguồn nước của dòng suối Tân, hợp lưu lại từ nhánh của bản Suối Lìn, băng qua xã Vân Hồ và bản Suối Khem, xã Phiêng Luông của huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Sự huyền diệu của dòng thác bạc ngàn là nơi giúp du khách tận hưởng bầu không khí trong lành, cho những ngày nghỉ cuối tuần thêm ý nghĩa, chính nơi đây là địa điểm khai thác du lịch với rất nhiều yếu tố nhằm tôn tạo giá trị và vẻ đẹp của thiên nhiên. Mục tiêu làm du lịch của dự án được khai thác chính tại hai khu thác trên đồng thời kết hợp thêm các hạng mục phát triển tận dụng tiềm năng lợi thế sẵn có của khu vực sẽ được dựa trên phương án và tinh thần đó chính là vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn lưu giữ nguyên vẹn giá trị và vẻ đẹp của thiên nhiên, hạn chế mức tác động đến tự nhiên hết sức có thể.
Trong những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và phát triển du lịch nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể nhưng trên thực tế nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của tỉnh. Vói những tiềm năng về tự nhiên và nhân văn phong phú, Sơn La nói chung và huyện Vân Hồ nói riêng có thể phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Theo đó, định hướng phát triển các dòng sản phẩm thế mạnh là du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan, du lịch văn hóa, du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, khám phá,...
Nhận thấy được tiềm năng và cơ hội đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Vân Hồ triển khai đầu tư dự án “Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phức hợp thác Nàng Tiên, thác Chiềng Khoa” tại xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La với quy mô 200ha nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tôn tạo giá trị lịch sử kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÂN HỒ
Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5500633190 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La cấp đăng ký lần đầu ngày 23/04/2021-Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 19/04/2023.
Địa chỉ trụ sở: Nhà điều hành Suối Tân, bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Mã số thuế: 5500633190
Vốn điều lệ công ty : 165.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm sáu mươi lăm tỷ đồng).
Điện thoại: 024.35639353
Thông tin về người đại diện theo pháp luật, gồm:
Họ tên: PHÓ ĐỨC HƯNG ; Chức danh: Giám đốc
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 29/11/1958
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Thẻ căn cước công dân số: 008058000043 ; Ngày cấp: 08/06/2020;
Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH.
Địa chỉ thường trú: Nhà 12B Tập thể đại học thủy lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Chỗ ở hiện tại: Nhà 12B Tập thể đại học thủy lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Tên dự án: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phức hợp thác Nàng Tiên, thác Chiềng Khoa.
- Vị trí thực hiện dự án: xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
- Quy mô dự án: 200ha.
- Tổng vốn đầu tư: 450.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm năm mươi tỷ đồng), tương đương 18.610.422 USD (Bằng chữ: Mười tám triệu, sáu trăm mười nghìn, bốn trăm hai mươi hai đô la Mỹ). Tỷ giá ngoại tệ USD là 24.180 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 05/02/2024, trong đó:
Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn cố định: 440.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi tỷ đồng). tương đương 18.196.857 USD (Bằng chữ: Mười tám triệu, một trăm chín mươi sáu nghìn, tám trăm năm mươi bảy đô la Mỹ).
+ Vốn lưu động: 10.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười tỷ đồng). tương đương 413.565 USD (Bằng chữ: Bốn trăm mười ba nghìn, năm trăm sáu mươi lăm đô la Mỹ).
+ Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (30%): 135.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm ba mươi lăm tỷ đồng), tương đương 5.583.127 USD (Bằng chữ: Năm triệu, năm trăm tám mươi ba nghìn, một trăm hai mươi bảy đô la Mỹ).
+ Vốn vay (70%): 315.000.000.000 đồng. (Bằng chữ: Ba trăm mười lăm tỷ đồng). tương đương 13.027.295 USD (Bằng chữ: Mười ba triệu, không trăm hai mươi bảy nghìn, hai trăm chín mươi lăm đô la Mỹ).
Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho Nhà ngân hàng thương mại theo lãi suất 10%/năm.
- Thời gian thực hiện dự án: 50 năm.
- Tiến độ thực hiện: 2 năm (24 tháng).
- Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017.
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10, ngày 29/06/2000
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12, ngày 18/06/2009.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, tôn tạo các giá trị lịch sử của huyện Vân Hồ, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới cây rừng tự nhiên và các loài động thực vật xung quanh khu vực triển khai dự án.
- Khai thác tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch sinh thái.
- Mang lại nguồn thu bền vững cho các hoạt động bảo tồn và tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho cộng đồng địa phương và tổ chức tham gia hợp tác, liên kết với người dân khu vực trong lĩnh vực hình thành hợp tác xã sản xuất chè, nông sản và ẩm thực vùng miền,….
Dựa vào các yếu tố tự nhiên và nhân văn tại khu vực huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 3 loại hình sản phẩm du lịch có thể phát triển đó là: du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch cộng đồng/làng bản. Nhà đầu tư nắm được yếu tố đó nên đã có phương án lồng ghép phát triển du lịch sinh thái trong một dự án tích hợp được cả ba loại hình trên để du khách có thể được trải nghiệm đa dạng hơn.
I.2. Dự báo các yếu tố tác động đến dự án
- Du lịch được coi là một hoạt động phát triển trọng tâm của Quốc gia và được nhà nước quan tâm và thúc đẩy. Sự quan tâm của Việt Nam đối với phát triển du lịch thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư, Nghị quyết của Trung ương.
- Trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị “Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” có định hướng đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Căn cứ vào các Nghị quyết đó, Quốc hội đã cụ thể hóa thông qua việc ban hành Luật Du lịch (2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
- Cũng dựa vào các Nghị quyết của Trung ương và Luật du lịch, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục phát triển mạnh các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo có lợi thế về tự nhiên và văn hóa, gắn với các khu vực động lực phát triển của du lịch Việt Nam trong đó có du lịch sinh thái” tại Quyết định số 1685/QĐ-TTg, ngày 5/12/2018. Quyết định này nhằm cụ thể hóa các hành đồng của ngành du lịch trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh việc chú trọng phát triển du lịch sinh thái.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV xác định mục tiêu du lịch của tỉnh đến năm 2030 thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để thực hiện điều đó tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh.
+ Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 31/8/2022 về Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2026 với 04 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Chính sách bước đầu đã tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động phát triển du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp, nhân dân tham gia phát triển du lịch Sơn La nhanh, bền vững theo Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
+ Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 31/8/2022 của HĐND tỉnh có nêu điều kiện hỗ trợ là khu du lịch, điểm du lịch theo quy định của Luật Du lịch, được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận; Cộng đồng dân cư tại các thôn, xóm, bản, tiểu khu, tổ dân phố có tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch cộng đồng đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án phát triển du lịch của tỉnh (chỉ áp dụng đối với phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc); Tổ chức, cá nhân có sáng kiến, sáng tạo phát triển loại hình, sản phẩm du lịch được áp dụng hiệu quả trong thực tế, được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh.
+ Hình thức hỗ trợ trực tiếp, mức hỗ trợ: Hỗ trợ khu, điểm du lịch đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tôn tạo cảnh quan, đảm bảo môi trường, phát triển sản phẩm du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số... nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Mức hỗ trợ: 300.000.000 đồng/khu du lịch; 200.000.000 đồng/điểm du lịch; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, gồm: Hỗ trợ khu du lịch, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tại các bản có tiềm năng phát triển du lịch xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) phục vụ khách du lịch thường xuyên tại điểm. Mức hỗ trợ: 70.000.000 đồng/khu, điểm, bản; Hỗ trợ khu du lịch, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tại các bản có tiềm năng phát triển du lịch xây dựng trích đoạn lễ hội truyền thống dân tộc phục vụ khách du lịch thường xuyên tại điểm. Mức hỗ trợ: 90.000.000 đồng/khu, điểm; Hỗ trợ khu du lịch, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tại các bản có tiềm năng phát triển du lịch khôi phục, phát triển nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch. Mức hỗ trợ: 90.000.000 đồng/khu, điểm, bản; Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, sáng tạo phát triển loại hình, sản phẩm du lịch mới, khác biệt, độc đáo, hấp dẫn. Mức hỗ trợ: 90.000.000 đồng/sáng kiến. Ngoài ra còn có chính sách xúc tiến quảng bá du lịch; Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;… Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành.
+ Tỉnh Sơn La có nhiều tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa để phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm... Theo đánh giá của cơ quan quản lý du lịch tại địa phương, phát triển du lịch cộng đồng tuy đã được xây dựng, hình thành trong cộng đồng dân cư nhưng rõ ràng còn thiếu tính hệ thống, đồng bộ, chưa có chiều sâu. Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là loại hình du lịch thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế và được nhiều người ưa chuộng; là lợi thế của ngành du lịch nước ta. Do đó với các chính sách phù hợp sẽ góp phần cộng hưởng, đa dạng, phong phú bức tranh du lịch, tăng thu cho lĩnh vực du lịch vốn được coi là mũi nhọn kinh tế được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan tự nhiên, khí hậu, địa chất, sinh vật... Tỉnh Sơn La đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng một số chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển ngành du lịch nói riêng.
Việc tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay không chỉ là giải pháp kinh tế - xã hội mà còn thể hiện sự quan tâm kịp thời, khẳng định những nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh nhằm khôi phục nền kinh tế; thể hiện tầm nhìn và những hướng đi mới cho ngành du lịch địa phương; đồng thời cũng đưa ra những yêu cầu phải đổi mới cách làm, nâng tầm nhìn và thực sự đột phá hơn nữa đối với các cơ quan quản lý du lịch ở địa phương. Phấn đầu hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV ngày 24/9/2020 là tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển ngành du lịch; bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, phấn đấu đến năm 2025, được công nhận là Khu du lịch quốc gia, trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Định hướng xây dựng quy hoạch du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch quốc gia. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng trọng tâm, trọng điểm, kết nối phát triển du lịch với các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào. Với những mục tiêu, giải pháp và lộ trình cụ thể được triển khai kỳ vọng tỉnh Sơn La sẽ sớm được như một số tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc, là điểm sáng trong phát triển du lịch tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương theo hướng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, môi trường.
Huyện Vân Hồ nằm ở cửa ngõ của tỉnh Sơn La, thuộc Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu. Đây là vùng có tiềm năng và lợi thế lớn về du lịch sinh thái.
- Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Vân Hồ là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, Vân Hồ là cửa ngõ kết nối các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua Quốc lộ 6.
- Thứ hai, Vân Hồ là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên Quốc lộ 6, từ Vân Hồ có thể kết nối thuận lợi với huyện Mộc Châu, thành phố Sơn La, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu.
- Về mặt địa lý, huyện Vân Hồ chỉ cách Thủ đô Hà Nội 170km về phía Tây Bắc, đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại.
Hình 3. Vị trí huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La triển khai dự án
Vân Hồ có điều kiện khí hậu đa dạng đặc trưng, nền nhiệt độ thấp, có điều kiện khí hậu tương tự các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như: Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã,... Vân Hồ có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của huyện, góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào hoà bình - hữu nghị và hợp tác.
Đặc điểm khí hậu ở huyện Vân Hồ là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình DLST, nghỉ dưỡng, giải trí.
Dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng tại huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La
Khi dự án đi vào hoạt động, Nhà đầu tư cam kết sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại khu vực xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ của địa phương. Các lao động ở địa phương được sử dụng tại các vị trí tùy thuộc vào nhóm tuổi và trình độ văn hóa của người dân khu vực. Nhà đầu tư sẽ bố trí nhân sự lao động ở tất cả các trình độ từ cao đến thấp nhằm tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân khu vực lân cận dự án.
Hướng dẫn viên du lịch: một nghề mới được nhiều bạn trẻ ở các địa phương lựa chọn, trình độ từ trung cấp và cao đẳng, được Sở Du lịch bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp thẻ hướng dẫn viên tại điểm, độ tuổi từ 20-35 tuổi. Nghề hướng dẫn viên ngoài phần kiến thức tốt về văn hóa, lịch sử và con người của vùng đất Vân Hồ, những giá trị nổi bật và cần thông thạo ít nhất một ngoại ngữ.
Nhân viên kinh doanh quầy hàng, đồ lưu niệm: Tuyển chọn nhân sự cho dự án phục vụ du khách có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, ưu tiên nhân sự nhanh nhẹn, linh hoạt và có khả năng tiếp thị, bán hàng,…
Nhân viên phục vụ: Tuyển chọn nhân sự xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ không yêu cầu bằng cấp, độ tuổi chỉ yêu cầu chịu khó, thái độ làm việc nghiêm túc, lịch sự với khách hàng.
Nhân viên bảo vệ: Tuyển chọn nhân sự tại địa phương gần xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Tất cả nhân sự bảo vệ sẽ được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ bảo vệ và bảo vệ di sản. Hiện nay, ngoài nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn trong khu du lịch, nhân sự bảo vệ còn có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ di sản, giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu du lịch sinh thái.
Tài xế lái xe: Tuyển chọn nhân sự khu vực dự án có bằng lái xe, kinh nghiệm lái xe trên 3 năm, yêu cầu có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
Ngoài ra còn tuyển thêm các nhân sự khu vực dự án cho các vị trí: Lễ tân, nhân viên kỹ thuật, lao công,...
Tất cả các nhân sự sẽ được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ công việc, về bảo tồn, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh cho khu vực triển khai dự án.
Đẩy mạnh du lịch an toàn, Sơn La kỳ vọng đạt doanh thu nghìn tỷ trong năm nay. Sơn La vẫn đang tiếp tục chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch, Sơn La phấn đấu đón khoảng 3,2 triệu lượt khách trong năm nay. Hiện Sơn la đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông du lịch an toàn, tổ chức xúc tiến kích cầu du lịch nội địa và ưu tiên kết nối với các địa phương, phấn đấu đón và phục vụ khoảng 3,2 triệu lượt khách trong năm nay, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 2.800 tỉ đồng, tăng hơn 2.000 tỉ đồng so với năm trước.
Theo Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La để thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến với địa phương, ngoài đẩy mạnh nâng cao chất lượng đón tiếp và phục vụ tại 540 cơ sở lưu trú du lịch hiện có, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành liên kết với các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ để tổ chức chương trình du lịch an toàn, khép kín, Sơn La cũng tiếp tục chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch. Tổng lượng khách đến Sơn La năm 2022 ước đạt 3.200 nghìn lượt người, bằng 3,51 lần; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.800 tỷ đồng, bằng 3,29 lần so với cùng kỳ năm trước.
Với quan điểm phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/01/2021 về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó những định hướng trọng tâm được xác định là:
Phấn đấu đến năm 2025, Sơn La đón 5,2 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 5.800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15-20%/năm. Du lịch Sơn La sẽ tích cực tập trung xây dựng quy hoạch về phát triển du lịch, trong đó có quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sản phẩm,... và để phát triển du lịch Sơn La đi đúng định hướng và có những sản phẩm du lịch tốt thì tỉnh đang quyết tâm đẩy mạnh đầu tư từng ngày.
"Vừa qua, du lịch Sơn La đã được vinh danh là điểm đến du lịch thiên nhiên hàng đầu Việt Nam và hàng đầu Châu Á. Đây vừa là lợi thế, nhưng cũng là bài toán đặt ra cho các nhà đầu tư khi phải xây dựng những sản phẩm du lịch khác biệt. Đồng thời cần phải bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên quý giá của thiên nhiên. Bên cạnh đó, du lịch Sơn La phải đặt mục tiêu đa dạng hoá những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc để phục vụ cho du lịch trọng điểm".
Việc phát triển du lịch Sơn La đặc biệt là du lịch cộng đồng cần phải bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời phải am hiểu pháp luật để thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về luật đất đai, về xây dựng, về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa hay là bảo vệ môi trường.
Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Sơn La đang thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp như: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch; xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Sơn La; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch; tập trung xây dựng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án, đề án phát triển hạ tầng du lịch và các đề án chi tiết phát triển du lịch tại KDL quốc gia Mộc Châu, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành KDL cấp tỉnh và định hướng đưa vào danh mục quy hoạch du lịch quốc gia... Tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; phát triển sản phẩm, khu, điểm du lịch, du lịch cộng đồng; du lịch nông nghiệp, du lịch gắn với phát triển nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch,...
Theo đó, quan điểm và mục tiêu phát triển của Quyết định số 3586/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là :
- Khách du lịch: Phấn đấu năm 2020 đạt 2,1 triệu khách du lịch; năm 2025 đạt 3,2 triệu khách; năm 2030 đạt 4 triệu khách.
- Tổng thu từ khách du lịch: Phấn đấu năm 2020 đạt 2.000 tỷ đồng; năm 2025 đạt 4.400 tỷ đồng; năm 2030 đạt 7.300 tỷ đồng.
- Đóng góp du lịch trong GDP: Năm 2020 GDP du lịch đóng góp 2,38% GDP toàn tỉnh; năm 2025 là 3,62%; năm 2030 là 4,11%.
- Số lượng cơ sở lưu trú cần có: Năm 2020 cần 4.600 buồng khách sạn; năm 2025 cần 7.600 buồng; năm 2030 cần 11.000 buồng.
- Số lượng lao động cần có: Năm 2020 cần 18.500 người; năm 2025 cần 30.900 người; năm 2030 cần 45.000 người.
- Về nhu cầu đầu tư: Tổng mức đầu tư khoảng 16.560 tỷ đồng, giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần đầu tư gần 3.500 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2020 cần đầu tư khoảng 13.060 tỷ đồng.
Bảng 6. Dự báo lượt khách, doanh thu du lịch Sơn La đến năm 2030
Hạng mục |
Đơn vị |
2013 (*) |
2015 |
2020 |
2025 |
2030 |
|
Tổng số lượt khách đến |
Nghìn |
1.215 |
1.465 |
2.187 |
3.234 |
4.077 |
|
Tổng số lượt khách trong ngày |
Nghìn |
615 |
691 |
925 |
1.185 |
1.448 |
|
Tổng số khách lưu trú, trong đó |
Nghìn |
600 |
774 |
1.262 |
1.949 |
2.629 |
|
Khách quốc tế |
Tổng lượt khách |
Nghìn |
43 |
50 |
97 |
156 |
229 |
Ngày lưu trú trung bình |
Ngày |
1.7 |
2.0 |
2.2 |
2.4 |
2.4 |
|
Tổng số ngày khách |
Nghìn |
73 |
100 |
212 |
373 |
548 |
|
Khách nội địa |
Tổng lượt khách |
Nghìn |
557 |
724 |
1.166 |
1.794 |
2.400 |
Ngày lưu trú trung bình |
Ngày |
2.0 |
2.0 |
2.1 |
2.3 |
2.4 |
|
Tổng số ngày khách |
Nghìn |
1.114 |
1.448 |
2.448 |
4.126 |
5.760 |
Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, dự án khu du lich sinh thái dưới tán rừng và thác nước 7 tầng, thác nàng tiên, kết hợ du lịch cộng đồng cac dân tộc vùng cao. Dự án nông nghiệp kết hợp du lịch và xin cấp phép xây dựng khu du lịch sinh thái
Tại khu vực này chủ dự án sẽ dành ra một khu vực để tổ chức họp chợ đêm, hình thành hợp tác xã cộng tác để người dân có thể đem những loại sản phẩm thực phẩm hàng hóa lưu niệm bán cho khách du lịch, chủ đầu tư sẽ thu phí quản lý và mặt bằng. Đây cũng là một thế mạnh thu hút du khách vì không những thuận tiện nằm ngay trong khu vực dự án mà còn là nơi để du khách gần xa ghé tham quan mua sắm mang không khí tấp nập đông vui. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để du khách không chỉ có cơ hội thưởng thức văn hóa-ẩm thực địa phương mà còn có thể tản bộ dọc theo những con đường giao thông nội bộ trong khu vực dự án để khám phá vẻ đẹp của nơi đây khi đã lên đèn. Bên cạnh đó, chợ đêm cũng là không gian đề hợp tác xã người dân địa phương bày bán rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, mang đậm dấu ấn của đời sống văn hóa dân tộc vùng cao như các nhạc cụ hoặc trang sức,... Ngoài ra còn có các mặt hàng thổ cẩm như trang phục truyền thống,, mũ,.. được làm nên vô cùng khéo léo và chỉnh chu đến từng chi tiết. Mọi thứ đều sẽ dược chủ đầu tư quy định bán với giá phải chăng, thích hợp để mua về làm quà lưu niệm hoặc để tặng người thân và bạn bè.
Để bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên mà huyện Vân Hồ đã ban tặng, dự án đã tận dụng nguồn nước ngầm, dòng suối mở đường dẫn nước xây dựng thành khu lòng hồ tạo mỹ quan khu dự án.
Khu lòng với làn nước trong veo, phẳng lặng, in bóng núi, cây rừng, cảnh quan sinh thái. Trên lòng hồ có những cây cầu bằng bắc ngang nối nhịp qua những ”ốc đảo” bằng đá giữa hồ.
Trong lòng hồ có thể đặt những khối đá lớn nhỏ, nhô lên mặt nước. Khi nước bên ngoài khô hạn, hồ vẫn giữ được màu nươc xanh, trong vắt quanh năm và không bao giờ cạn. Đến đây, du khách có thể đạp vịt, bơi xuồng len lỏi vào các ngóc ngách của hang động, xuyên qua những hang đá, đường hầm trong lòng núi để đi từ hồ này sang hồ khác như đi qua những hang động thiên nhiên. Khung cảnh lòng hồ với sự kết hợp giữa ”non” và ”nước” đã tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Ngoài tính thẩm mỹ cho khu vực thực hiện dự án, hồ cảnh quan còn trữ nước cho các hoạt động cần đến nước trong khu vực dự án.
Kỹ thuật thi công:
Tùy điều kiện, địa chất, đặc điểm của từng loại hồ cảnh quan mà chúng ta thiết kế và có biện pháp thi công cho phù hợp. Tuy nhiên sẽ tuân thủ theo các bước công việc như sau:
Bước 1: Đào đất tạo hình dáng cao độ theo thiết kế
Bước 2: Dựa vào đặc điểm tính chất và quy mô của hồ mà trong thiết kế mà ta có biện pháp gia cường móng và thành hồ bằng, bê tông đá, bê tông cốt thép, hay cán hàn bạt HDPE với các độ dày của bạt khác nhau.
Bước 3: Lắp đặt các hệ thống, thiết bị tạo dòng chảy, máy oxy, pet phun đài nước, âm thanh ánh sáng và các hệ thống lọc nếu có cho quá trình vận hành sử dụng hồ.
Bước 4: Hoàn thiện cây cỏ thủy sinh, trang trí rãi sỏi, đặt đá cảnh quan tự nhiên, đổ nước vận hành.
Dự án được triển khai xây dựng theo phương án ngay từ bước đầu là phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn rừng, bào vệ nguồn nước và môi trường tự nhiên theo hiện trạng vốn có do đó dự án không chặt phá xâm lấn đến hiện trạng mà thay vào đó là bảo tồn giữ nguyên và các khu vực trên góp phần tạo cảnh quan cho du khách tham quan.
I.1.1.3. Bãi đậu xe ( 4 bãi) diện tích 4000 m2
Xây dựng bãi đậu xe có kết hợp khu vực rửa xe tổng trong khu vực dự án là 4 bãi được bố trí rải rác khắp các hướng đi lên để du khách đảm bảo được thuận tiện, rộng rãi và an toàn khi di chuyển lên khu du lịch.
Chòi nghỉ sẽ được thiết kế và xây dựng bằng vật liệu thông dụng: gạch, cát đá, xi măng hoặc bằng gỗ chòi nghỉ vừa có tác dụng để che chắn và nghỉ ngơi dọc đường tham quan cho du khách vừa giúp du khách tận hưởng không khí mát mẻ với cây xanh bao quanh khu vực.
Khu vực văn hóa chè sẽ được gọi với tên thân thuộc là bảo tàng trà, nhà đầu tư sẽ triển khai nơi đây là địa điểm để lưu giữ những tài liệu và hiện vật liên quan đến trà theo dòng chảy lịch sử tại địa bàn tỉnh Sơn La, đồng thời tôn vinh và thúc đẩy nghề trồng chè phát triển lồng ghép cùng với hạng mục tích hợp tại khu vực trồng chè của dự án. Trên diện tích 1,2 ha không gian văn hóa Trà bao gồm: Nhà trưng bày, lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà, không gian thưởng trà và sân lễ hội ngoài trời. Tại khu vực khu văn hóa chè sẽ tổ chức sưu tầm, trưng bày các tài liệu hiện vật về chè, nét văn hóa trà, tổ chức đón tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu lịch sử, sự phát triển của cây chè cũng như nét văn hóa trà độc đáo ở Sơn La. Đồng thời sẽ tổ chức các lễ hội: múa lân và chương trình văn nghệ đặc sắc, thi hái chè nhanh, thi sao chè ngon bằng phương pháp thủ công truyền thống, thi văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống (ném còn, kéo co, bóng chuyền,…). Bên cạnh các phần thi, không gian lễ hội tại khu văn hóa chè còn thu hút du khách bởi các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm chè của khu vực hợp tác xã. Với mong muốn đón tiếp và phục vụ tốt nhất du khách tham quan, đơn vị sẽ nỗ lực xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn nhằm gửi tới du khách những trải nghiệm tuyệt vời khi tham quan tại đây.
Hình 18. Minh họa du khách trải nghiệm tại vùng chè đặc sản Sơn La
Sau khi tham quan không gian Văn hóa Trà, du khách còn có dịp tỏa đi các ngả đường tham quan các đồi chè san sát như bát úp nối tiếp nhau trùng điệp của vùng trung du, được chiêm ngưỡng những luống chè xanh mướt, cũng như tìm hiểu đời sống vật chất, trải nghiệm văn hóa của người trồng chè địa phương. Ngoài ra du khách còn được trải nghiệm hái, sao chè và thưởng thức sản phẩm mình làm ra tại khu vực du lịch sinh thái cộng đồng của dự án,…
- Móng BTCT, cột thép - cao 9 – 10 m.
- Tường xây gạch cao 4,5 m, bên trên ốp tole.
- Toàn bộ nền khu xưởng sơn epoxy hoặc lát gạch ceramic 600 x 600.
- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa cuốn, xung quanh nhà xưởng có bố trí các cửa thoát hiểm.
Khu văn phòng hợp tác xã bao gồm:
Khối nhà văn phòng diện tích đất: 200m2
Bố trí đầy đủ các bộ phận, sảnh chính, khu làm việc chung, phòng họp, phòng lãnh đạo, nhà xe ban lãnh đạo, phòng kt điện...
- Cột BTCT cao 4 m.
- Tường xây bằng gạch dày 200.
- Tất cả tường trong và ngoài trát mastic sơn nước.
- Toàn bộ nền được lát gạch ceramic 600 x 600.
- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa kính khung nhôm.
Hình 19. Minh họa quầy bán nước tự động sẽ được lắp đặt rải rác khu vực dự án
- Xây mới các nhà vệ sinh công cộng tại các điểm tập trung du khách và các điểm phù hợp để lắp đặt.
- Lắp đặt thêm khoảng 10 nhà vệ sinh với các tiêu chí như sau:
+) Mô hình nhà vệ sinh kín đáo nhưng “mở” ra thiên nhiên, sử dụng vật liệu bền nhưng thân thiện, tiết kiệm, dễ thi công, lắp đặt, phía ngoài trồng nhiều cây xanh để che bớt, đảm bảo tính thẩm mĩ, hòa hợp với môi trường theo tổng thể hệ thống.
+) Dự kiến: Xây dựng mô hình Nhà vệ sinh công cộng tự động Smart 4G MC810 sử dụng bể chứa tự hoại BIOFAST Series V, là sản phẩm Bể tự hoại 8 ngăn tự động của Petech Corp (Đã đăng ký sáng chế độc quyền).
Bể chứa tự hoại Biofast:
• Kích thước: 1600 x 1600 x 600 (mm).
• Vật liệu: Thép không gỉ (inox) SUS 304, dày 1,0mm.
• Chu kỳ lấy thải (hút bùn): khoảng 120.000 lượt sử dụng.
• Tuổi thọ: trên 20 năm
• Công nghệ xử lý thải: Sử dụng men vi sinh đa dòng (PE-Biophot) và công cụ hóa lý, hoàn toàn tự động và tự hoại.
• Đảm bảo nước thải đạt chuẩn QCVN và các tiêu chuẩn Quốc tế về nhà vệ sinh công cộng.
Các công năng của nhà vệ sinh Smart 4G nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của một NVS thông minh, thay thế con người đảm đương các công việc nhọc nhằn và mang tính lây nhiễm, gồm:
• Dội nước tiêu/tiểu tự động siêu bền – Sensor cảm biến.
• Cấp khí sạch cho người sử dụng. Tự động khử mùi và tiệt trùng bên trong nhà vệ sinh.
• Hệ thống đèn chiếu sáng tự động tắt/ mở để tiết kiệm điện - Led.
• Lavabô cấp nước rửa tay, tự động tiết kiệm nước và bộ sấy tay tự động
Hình 20. Nhà vệ sinh
- Bố trí khoảng 50 thùng chứa rác tại các khu vực phát sinh như: Các trạm nghỉ, khu vực dịch vụ,....
- Bố trí 02 hệ thống xử lý nước thải bằng hệ container di động của Đức với công suất 50m3/ ngày đêm. Bố trí mỗi hệ thống tại 2 khu vực: thác Nàng Tiên và thác Chiềng Khoa.
Nguồn cung cấp nước từ nguồn hiện trạng của khu vực xã Chiềng Khoa, dự án sẽ đầu tư lắp đặt các đường ống nước đến các khu vực quầy hàng dịch vụ, nhà vệ sinh,...
- Nguồn cấp: từ hệ thống điện hiện hữu của xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ.
- Quy hoạch hệ thống cấp điện: Xin đấu nối từ hệ thống điện của xã Chiềng Khoa.
- Nguồn nước: Nhà máy nước thủy cục của khu vực.
- Quy hoạch cấp nước: Đầu tư mới 2 trạm bơm tăng áp và 1 trạm cấp nước cho khu vực dự án.
- Lắp đặt các đường ống thu gom từ khu nhà vệ sinh, khu dịch vụ về hệ thống xử lý nước thải. Đường ống thoát nước thải sau xử lý xả vào nguồn tiếp nhận khu vực.
Lắp đặt 01 hệ thống thu phát sóng BTS để thu phát sóng di động.
Vị trí, quy mô xây dựng lắp đặt công trình như sau:
BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT |
|||
STT |
LOẠI ĐẤT |
DIỆN TÍCH (m2) |
TỶ LỆ (%) |
1 |
Đất xây dựng khu du lịch sinh thái |
25,200 |
1.03% |
2 |
Đất xây dựng nhà xưởng |
18,200 |
0.75% |
3 |
Đất cây xanh cảnh quan khu du lịch |
630,000 |
25.82% |
4 |
Đất giao thông nội bộ - hạ tầng kỹ thuật |
30,000 |
1.23% |
5 |
Đất rừng bảo tồn cây rừng hiện hữu |
1,727,000 |
70.77% |
6 |
Đất trồng cây nông nghiệp công nghệ cao |
10,000 |
0.41% |
|
TỔNG CỘNG |
2,440,400 |
100% |
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái cao cấp
65,000,000 vnđ
62,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái Lam Thành dưới tán rừng
12,000,000 vnđ
11,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trang trai trồng hoa lan
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu du lịch vườn quê homestay
45,000,000 vnđ
40,000,000 vnđ
Dự án khu du lịch sinh thái Xuân Giang
40,000,000 vnđ
35,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu nhà hàng du lịch nhà hàng sân vườn
30,000,000 vnđ
30,000,000 vnđ
nguyenthanhmp156@gmail.com
Giới thiệu về công ty: lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh ...
Hướng dẫn tư vấn lập dự án đầu tư
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc moitruongkinhdoanh.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn