Dự án đầu tư khu nhà hàng du lịch nhà hàng sân vườn

Dự án đầu tư khu nhà hàng du lịch nhà hàng sân vườn

Dự án đầu tư khu nhà hàng du lịch nhà hàng sân vườn

  • Mã SP:DADT NH
  • Giá gốc:30,000,000 vnđ
  • Giá bán:30,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư khu nhà hàng du lịch nhà hàng sân vườn

NỘI DUNG

CHƯƠNG I:         GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN........................................... 3

I.1.         Giới thiệu chủ đầu tư........................................................................................................ 3

I.2.         Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình.............................................. 3

I.3.         Mô tả sơ bộ dự án............................................................................................................. 3

I.4.         Cơ sở pháp lý triển khai dự án......................................................................................... 3

CHƯƠNG II:       NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG........................................................ 5

II.1.       TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.............................................................. 5

II.1.1  Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 2011:................................................. 5

II.2.       Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Long An...................................................... 7

II.3.       Thị trường và mật độ dân số các tỉnh miền tây Nam bộ................................................. 9

II.4.       Một số khu du lịch sinh thái điển hình............................................................................ 10

CHƯƠNG III:     SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG................................... 12

III.1.     Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án....................................................... 12

III.2.     Mục tiêu đầu tư Khu nhà hàng sân vườn Đình Ngọc.................................................... 13

III.3.     Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng................................................................................. 13

CHƯƠNG IV:     ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG................................................... 13

IV.1.     Mô tả địa điểm xây dựng............................................................................................... 13

IV.2.     Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 14

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.......................................................................... 16

IV.4.1. Đường giao thông..................................................................................... 16

IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt............................................................................ 16

IV.4.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường................................................... 16

V.4.4. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng......................................................... 16

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng........................................................................ 18

CHƯƠNG V:       QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG..................................................... 18

V.1.       Phạm vi dự án................................................................................................................. 18

V.2.       Lựa chọn mô hình đầu tư............................................................................................... 18

CHƯƠNG VI:     GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ.................................. 19

VI.1.     Các hạng mục công trình............................................................................................... 19

VII.2. Giải pháp thiết kế công trình........................................................................ 19

VII.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án........................................................ 19

VI.2.2. Giải pháp quy hoạch:................................................................................ 20

VII.2.3. Giải pháp kiến trúc:................................................................................ 20

VII.2.4. Giải pháp kết cấu:................................................................................... 20

VII.2.5. Giải pháp kỹ thuật.................................................................................. 20

VII.3. Qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật............................................................. 22

VII.3.1. Đường giao thông................................................................................... 22

VII.3.2. Quy hoạch chuẩn bị đất xây dựng:.............................................................. 22

VII.3.3. Hệ thống thoát nước mặt:......................................................................... 23

VII.3.4. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường:.............................................. 23

VII.3.5. Hệ thống cấp nước:................................................................................. 23

VII.3.6. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng:................................................... 23

CHƯƠNG VII:   PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH....................................... 25

VII.1.   Tiến độ thực hiện - Tiến độ của dự án:.......................................................................... 25

Công tác đào tạo huấn luyện..................................................................................................... 25

1/- Đào tạo huấn luyện:.............................................................................................................. 25

2/- Bảo vệ môi trường dự án:..................................................................................................... 25

VII.2.   Giải pháp thi công xây dựng - Phương án thi công....................................................... 25

VII.3.   Sơ đồ tổ chức thi công.................................................................................................... 26

VII.4.   Thiết bị thi công chính.................................................................................................... 26

VII.5.   Hình thức quản lý dự án................................................................................................. 27

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG......................................... 27

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường....................................................................................... 27

VIII.1.1.                Giới thiệu chung........................................................................................................................................... 27

VIII.1.2.                Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..................................................................................... 27

VIII.1.3.                Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng............................................................................................. 31

VIII.1.4.                Mức độ ảnh hưởng tới môi trường........................................................................................................... 33

VIII.1.5.                Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường................................................ 34

VIII.1.6.                Chương trình giám sát môi trường.......................................................................................................... 35

VIII.1.7.                Kết luận.......................................................................................................................................................... 37

CHƯƠNG IX:     TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN....................................................... 38

IX.1.     Cơ sở lập Tổng mức đầu tư............................................................................................ 38

IX.2.     Nội dung Tổng mức đầu tư............................................................................................ 38

X.1.       Nguồn vốn đầu tư của dự án.......................................................................................... 42

X.2.       Phương án hoàn trả vốn ..................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG X:       PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.................. 43

X.1.       Phương án tổ chức kinh doanh....................................................................................... 43

X.2.       Phương án sử dụng người lao động................................................................................ 50

X.3.       Phương án sử dụng lao động địa phương....................................................................... 50

CHƯƠNG XI:     HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN............................. 51

XI.1.     Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội................................................................................... 51

XI.2.     Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................................... 51

XI.4.     Các chỉ tiêu kinh tế của dự án........................................................................................ 58

XI.5.     Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội............................................................................ 58

CHƯƠNG XII:   KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 58

XII.1.   Kết luận.......................................................................................................................... 58

XII.2.   Kiến nghị........................................................................................................................ 59

 GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN đầu tư nhà hàng du lịch 

I.1.       Giới thiệu chủ đầu tư

-          Tên công ty :  Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đình Ngọc

-         Địa chỉ:  Xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An ;

-          Điện thoại       :                             ;  Fax:      

-          Đại diện          :                              ;   Chức vụ: Giám Đốc

I.2.       Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình

-         Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

-         Địa chỉ            : 156 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, Tp.HCM.

-         Điện thoại       : (08) 22142126  ;     Fax:   (08) 39118579

I.3.       Mô tả sơ bộ dự án

-    Tên dự án:     Khu nhà hàng sân vườn Đình Ngọc

-    Địa điểm: Xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

-    Hình thức đầu tư:        Đầu tư xây dựng mới.

I.4.       Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.4.1. Các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư xây dựng

-    Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-    Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.

-    Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

-    Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

-    Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

-    Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

-    Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

-    Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

-    Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16/04/2009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn lực chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất;

-    Căn cứ nghị định số: 61/2010/NĐ- CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

I.4.2. Các tiêu chuẩn, Qui chuẩn xây dựng

1.      Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà hàng sân vườn Đình Ngọc thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

-    Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

-    Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

-    TCVN 2737-1995       : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

-    TCXD 229-1999          : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

-    TCVN 375-2006          : Thiết kế công trình chống động đất;

-    TCXD 45-1978            : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

-    TCVN 5760-1993       : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

-    TCVN 6160 – 1996     : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

-    TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

-    TCVN 4760-1993       : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

-    TCXD 33-1985            : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

-    TCVN 5576-1991:    Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

-    TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

-    11TCN 21-84   :           Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

-    TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;

-    TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-    TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-    TCVN-46-89    : Chống sét cho các công trình xây dựng;

-    EVN       : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

 

       NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1.       TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

 II.1.1  Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 2011:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó, quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010, nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh và giá cả đầu vào tăng cao, nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,2% so với năm 2010, bao gồm: Nông nghiệp tăng 4,8%; lâm nghiệp tăng 5,7%; thuỷ sản tăng 6,1%.

Về trồng trọt, sản lượng lúa cả năm 2011 ước tính đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010, là mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nếu tính thêm 4,6 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 ước tính đạt gần 47 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010.

Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tiếp tục phát triển. Sản lượng chè năm 2011 ước tính tăng 6,5% so với năm 2010; cà phê tăng 5%; cao su tăng 8%; hồ tiêu tăng 3,8%; dừa tăng 2,3%; nhãn tăng 7,4%; vải, chôm chôm tăng 33,4%... Sản xuất lâm nghiệp cũng có bước phát triển khá. Diện tích rừng trồng được chăm sóc năm 2011 đạt 547 nghìn ha, tăng 3,7% so với năm 2010.

Thuỷ sản tiếp tục có bước tăng trưởng khá, sản lượng nhiều loại thuỷ hải sản tăng cao. Sản lượng thuỷ sản năm 2011 ước tính đạt 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2010, trong đó ,sản lượng cá đạt 4050,5 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm đạt 632,9 nghìn tấn, tăng 6,8%. Đặc biệt, sản lượng cá ngừ đại dương năm nay tăng cao, đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục có bước phát triển ấn tượng. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8% so với năm 2010. Một số ngành công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất năm 2011 tăng cao so với năm 2010 là: Sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 139,3%; sản xuất đường tăng 33,7%; đóng và sửa chữa tàu tăng 28,4%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 19,6%. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2011 tăng 15% so với cùng kỳ năm trước...

Nhờ tăng trưởng kinh tế có mức tăng trưởng khá, nền kinh tế vĩ mô dần được ổn định, lạm phát dần được kiềm chế. Kinh tế Việt Nam năm 2011 phụ thuộc vào ba yếu tố chính: tình hình kinh tế thế giới, sức mạnh nội tại và ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và sự điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả ba yếu tố trên. Trong ngắn hạn, năm 2011 sẽ tiếp tục chứng kiến sự phục hồi ở những nền kinh tế trên thế giới. Hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế sẽ được hồi phục nhanh hơn sau khi có sự phục hồi chậm trong năm 2010. Hơn nữa, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn và nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Những điều này tạo ra những ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam để có thể duy trì tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2011. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh hậu khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông, lâm, hải sản.

II.1.2. Tình hình kinh tế xã hội.

Năm 2011 có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, bởi đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011- 2020. Đồng thời cũng là năm tiền đề để Việt Nam chuyển sang thực hiện chương trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, cần có các giải pháp chính sách không chỉ cho năm 2011 mà còn cả trong những năm tiếp theo. Thứ nhất, đặt ưu tiên vào ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiệm vụ điều hành ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới tiếp tục rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi Chính phủ và các cơ quan chức năng phải bám sát tình hình, có những chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời và linh hoạt. Các định hướng chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ trong cả năm cần được công bố ngay từ đầu năm để cho người dân và doanh nghiệp được biết. Những dự kiến thay đổi cụ thể về chính sách ở từng thời điểm cụ thể trong năm chỉ nên công bố khi chắc chắn sẽ thực hiện. Cùng với thông tin về quyết định chính sách, các thông tin kinh tế vĩ mô (như nhập siêu, bội chi ngân sách, dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán, nợ quốc gia…) phải được công khai, minh bạch ở mức cần thiết để người dân và doanh nghiệp tránh bị động trong sản xuất kinh doanh. Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện hơn nữa giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ ngay từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết và đạt được các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ. Chính phủ cũng cần nâng cao năng lực dự báo và tăng cường phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan dự báo và cơ quan giám sát để đảm bảo thống nhất khi công bố.  Thứ hai, đảm bảo ổn định các cân đối vĩ mô. Đối với vấn đề bội chi ngân sách, chính phủ cần xác định rõ lộ trình và giải pháp cho việc giảm bội chi và tiến tới cân đối ngân sách một cách tích cực. Cần cải cách lại cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo chi ngân sách có hiệu quả. Chi ngân sách cần gắn liền với công khai, minh bạch và dân chủ. Xây dựng và áp dụng cơ chế thưởng phạt cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Đối với vấn đề kiểm soát nhập siêu, cần đặt trong tổng thể của tất cả các chính sách từ chính sách tài khóa, tiền tệ đến chính sách tỷ giá, từ việc chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu đến phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ vì nhập siêu bản chất là vấn đề cơ cấu kinh tế. Thứ ba, thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế. Để thực hiện điều này, cần tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNN, theo hướng rà soát lại hệ thống doanh nghiệp DNNN, kiên quyết cắt bỏ các DNNN làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân sách. Nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hướng nguồn lực cần phải được phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng cao. Ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại để giúp họ trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới. Thứ tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Khi cùng chung sống trong một môi trường kinh tế và chính sách kinh tế, các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nước hay ngoài nhà nước cần có được sự bình đẳng như nhau về cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, khi nền kinh tế ngày càng thị trường hóa sâu hơn đòi hỏi phải tách biệt giữa chức năng kinh doanh và chức năng hỗ trợ chính sách kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Điều này sẽ vừa nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp này vừa không gây ra những méo mó trong nền kinh tế. Ở khía cạnh khác, để tạo môi trường đầu tư minh bạch có tính cạnh tranh, cần tách biệt vai trò của chính phủ là chủ sở hữu ra khỏi vai trò điều hành chính sách. Thứ năm, để đảm bảo tăng trưởng trước mắt cũng như lâu dài cần giải quyết các “nút thắt” của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực thấp; hệ thống tài chính còn bất ổn và mang tính đầu cơ; bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc thực hiện các chính sách để giải quyết các “nút thắt” này luôn mang lại những tín hiệu tốt cho dài hạn và không làm méo mó toàn bộ nền kinh tế trong ngắn hạn. Do vậy, một khi nền kinh tế đã phục hồi trở lại, cần chuyển sang ưu tiên tập trung giải tỏa các “nút thắt” trên.                                                                                               

II.2.       Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Long An.

1.      Vị trí địa lý và thuận lợi:

Long An là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm này. Nằm ở vị trí cửa ngõ của TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, phía Đông có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp, cách Biển Đông 15 km, phía Tây có các cửa khẩu sang Campuchia, Long An đã thực sự có được một vị trí chiến lược, một lợi thế không đâu có được, như người ta thường nói: “Tất cả phụ thuộc vào địa điểm, lợi thế”. Nằm ngay ở phía Bắc của sông Mê Kông nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam, Long An có khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ hàng ngày trên 300C/860F quanh năm. Vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) mưa rất lớn. Ở nhiều nơi có bão nhưng Long An không bao giờ bị lũ lụt. Cơ sở hạ tầng ở Long An đang sẵn sàng, đặc biệt tại các khu công nghiệp, đô thị. Sông Mê Kông đã đem lại rất nhiều vẻ đẹp tự nhiên cùng với 2 con sông đi vào lịch sử: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Với những người thích cuộc sống nhộn nhịp của đô thị lớn thì TP Hồ Chí Minh chỉ cách Long An 60 phút xe chạy. Ngoài ra, hiện tỉnh đang qui hoạch phát triển các trung tâm đô thị mang tính cạnh tranh khu vực đảm bảo cho nhu cầu ở của các chuyên gia, nhà đầu tư. Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hóa Óc-eo tại Đức Hòa, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc và nhà trăm gian tại Cần Đước. Long An có tất cả 187 những địa danh như vậy, trong số đó có rất nhiều nơi có kiểu dáng và kiến trúc độc đáo. Các lễ hội là một phần trong văn hóa và đời sống xã hội của Long An như: Kỳ Yên, lễ hội cầu mưa và Tòng Phóng. Du khách sẽ hết sức thú vị với mô hình du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, nghe đờn ca tài tử cải lương – một loại hình dân ca đặc sắc của Nam bộ mà Long An là chiếc nôi của dòng dân ca này. Đất Long An an lành, người Long An mến khách, thế Long An vững chắc, lực Long An dồi dào. Tất cả đều sẵn sàng cho sự thành công của bạn. Nhưng Long An có thể dành cho bạn nhiều hơn thế: môi trường hấp dẫn, thân thiện, nhiều khu công nghiệp và rất nhiều cơ hội đầu tư khác đang chờ bạn.

Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây:
Diện tích     4.491 km2
Đơn vị hành chính 1 thành phố, 13 huyện.
Tốc độ tăng GDP hàng năm     12,4%
Các ngành kinh tế : Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 38,8%; Sản xuất và xây dựng 32,6%; Thương mại và dịch vụ 28,6%.
Vốn đầu tư trung bình vào cơ sở hạ tầng     Chiếm 46% GDP
Tổng kim ngạch xuất khẩu 2006-2010    1.120 triệu USD
Tổng kim ngạch nhập khẩu 2006-2010    562 triệu USD
Thu nhập bình quân đầu người/năm     1.000 USD/người
Tài nguyên lâm nghiệp    60.000 ha với 222 triệu cây
Tài nguyên khoáng sản: 2,5 tấn than đá và đất dành cho sản xuất các sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng.
 Lưu lượng xe buýt 10p/ chuyến đi TP HCM.

2.      Nhân lực
3.1. Tổng số lao động và nguồn lao động phân theo trình độ
Dân số     1,5 triệu
- Tỉ lệ tăng dân số hàng năm     1,1%
- Lực lượng lao động     0,9 triệu
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước                      (42%)
- Tỷ lệ thất nghiệp (%)                                       4,4 
3.2. Cơ sở đào tạo (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trường dạy nghề...):
- Số trường đại học: 1 ; Số trường cao đẳng: 2
- Số trường trung học CN, trung học nghề, trung tâm dạy nghề: 15

3.      Du lịch

Long An là vùng đất có bề dày lịch sử tương đối xa xưa. Nền văn hoá Óc Eo đã hình thành và phát triển tại đây trong một khoảng thời gian dài từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau Công nguyên. Trên địa bàn tỉnh có gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hoá Óc Eo đã được phát hiện. Ngoài ra, Long An có trên 40 di tích lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh quan trọng như: cụm di tích Bình Tả (Đức Hoà), di tích mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An), di tích đồn Rạch Cát, di tích Nhà Trăm Cột… Tỉnh có phần diện tích khá lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, một số khu vực trong đó còn bảo lưu được môi trường sinh thái ngập nước khá nguyên vẹn như: Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hoá; Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hoá, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam; Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lợi và một phần thuộc xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng. Đây là những điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn.

Thời gian qua, ngành du lịch Long An chưa phát huy được tiềm năng vốn có của mình. Số lượng du khách đến Long An còn hạn chế, mặc dù tỉnh nằm giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa tạo được ấn tượng với du khách. Trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, Long An được xác định là một điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch sinh thái của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện ngành du lịch Long An đã có chương trình hợp tác phát triển du lịch vớithành phố Hồ Chí Minh và đang triển khai chương trình hợp tác với các tỉnh Tiền GiangĐồng Tháp và Cần Thơ… Theo đó, Long An sẽ thường xuyên cung cấp các thông tin về các điểm, chương trình du lịch; phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm du lịch; kết nối với các tuyến, điểm du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trong tương lai, một khu phức hợp giải trí có quy mô lớn nhất Việt Nam sẽ được xây dựng trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thông tin được Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn Khang Thông công bố trong cuộc họp báo tổ chức ngày 06-09-2010 tại Hà Nội. Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam được thiết kế cho khoảng 14 triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm, kể từ năm 2014. Dự kiến, dự án khởi công vào tháng 01-2011 và khai trương vào ngày 24-04-2014. Happyland Việt Nam sẽ có đẳng cấp sánh ngang với các công viên giải trí nổi tiếng thế giới như Disneyland, Universal Studio. Tỉnh Long An hy vọng dự án sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng của ngành Thương mại - Dịch vụ lên 36% vào năm 2020.

Hiện tỉnh đang khai thác các tour du lịch chính như:

- Tour du lịch Tân An - Mộc Hoá: tuyến du lịch này có thể tham quan một số điểm như sau: mộ Nguyễn Huỳnh Đức, Bảo tàng Long An, sông Vàm Cỏ Tây, khu Núi Đất, cửa khẩu Bình Hiệp, chùa Nổi, Trung Tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười....

- Tour du lịch Tân An - Cần Giuộc - Cần Đước: phương tiện đi lại là đường bộ hoặc đường thủy với cự ly khoảng 50 km. Tour du lịch này sẽ tham quan một số điểm như sau: mộ Nguyễn Huỳnh Đức, Bảo tàng Long An, Khu lưu niệm Nguyễn Trung Trực, Nhà Trăm Cột....

- Tour du lịch Tân An - Đức Hoà - Đức Huệ: địa điểm tham quan bao gồm: mộ Nguyễn Huỳnh Đức, Bảo tàng Long An, di tích văn hoá Óc Eo, ngã tư Đức Hoà, cửa khẩu Mo Tho...

II.3.       Thị trường và mật độ dân số các tỉnh miền tây Nam bộ.

3.1  Tỉnh Long An

Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người, với mật độ dân số 320 người/km². Tỷ lệ nam/nữ khoảng 49,5/50,5.

3.2 Tỉnh Tiền Giang

Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), mật độ 706 người/km². Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là trung tâm TP Mỹ Tho, TX Gò Công và TT Cai Lậy.

3.3 Tỉnh Bến Tre

Tổng điều tra dân số và nhà ở diễn ra từ ngày 1-4-2009. Kết quả sơ bộ được báo cáo như sau: Qua tổng điều tra, toàn tỉnh có 358.966 hộ với 1.254.589 nhân khẩu.

3.4  Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam BộĐồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người.

3.5 Tỉnh Đồng Tháp

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn.

3.6 Tỉnh Vĩnh Long

Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Vĩnh Long là 1.028.365 người, với mật độ dân số 697 người/km².

3.7 Thành phố Cần Thơ

Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người, với mật độ dân số 854 người/km².

II.4.       Một số khu du lịch sinh thái điển hình.

5.1   Khu du lịch vườn soài

Theo xa lộ Hà Nội, ra khỏi TP. Hồ Chí Minh, đến ngã Ba Vũng Tàu, quẹo phải 7km là đến Khu Du lịch sinh thái Vườn Xoài (114, ấp Tân Cang, Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai). Với diện tích khoảng 30ha trở thành khu du lịch sinh thái tầm cỡ với một hồ bơi trong xanh uốn lượn rộng 1.500m²; một sân quần vợt đôi có thể tổ chức thi đấu chuyên nghiệp; hệ thống ao hồ rộng 7ha phục vụ thú câu cá tao nhã; thuyền độc mộc; các ngôi nhà gỗ cổ kính, trầm tư...

Đây là khu du lịch đúng nghĩa sinh thái, ở đây có con đường để du khách bát bộ với những hàng tre xanh mát hai bên, một rừng xoài cát xanh rì men theo con suối tự nhiên róc rách quanh năm.

5.2   Khu du lịch Bò Cạp vàng

Tên khu du lịch được đặt vì tại nơi đây có cây bò cạp vào khoảng tháng 3, 4 hàng năm trổ hoa vàng rực cả một vùng. Điểm nổi bật của Bò Cạp Vàng là khung cảnh thơ mộng, sông nước hữu tình, đón được nhiều hướng gió trong lành. Nơi đây du khách cũng được thư giãn với nhiều trò chơi: trượt nước, câu cá, bơi thuyền… hoặc tản bộ trong vườn cây ăn trái. Với diện tích gần 4 ha, 200 láng trại nhà sàn, nhà chòi, Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng ngày càng được nhiều người biết đến. Đặc biệt trong những ngày lễ, tết giới trẻ kéo về đây rất đông. Ngày nay, ngoài Bò Cạp Vàng, nhiều khu du lịch mới như: Quê Hương Mới, Sư Tử Vàng, Bằng Lăng Tím, Đảo Hoa Gió, Hương Đồng, Thanh Phú, Dòng Sông Xanh, Đảo Dừa Lửa … thi nhau mọc lên quanh vùng, tạo thành một cụm du lịch sông nước thú vị.

5.3 Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ 

Khu du lịch nằm tại xã Bình Mỹ là xã nông nghiệp ngoại thành, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc huyện Củ Chi. Địa thế thuộc vùng bưng trũng nhiều sông rạch chằng chịt, có diện tích tự nhiên là 2.539,44 ha. xã Bình Mỹ cách trung tâm thành phố 25km, phía đông và bắc giáp tỉnh Bình Dương bởi sông Sài Gòn, phía nam giáp huyện Hóc Môn. Với diện tích trên 4 ha bao gồm : Trang trại  và khu du lịch có được một cảnh quan sinh thái tự nhiên nằm bên  dòng sông Sài Gòn, với những hàng cây cổ thụ cập theo hai bờ biền rạch xanh mát,  một không gian miền quê yên tĩnh, thoáng mát, vẫn còn nguyên vẻ đẹp sinh thái hoang sơ.

Xem thêm dự án đầu tư khu nhà hàng du lịch

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha