Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ và quy trình lập dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, báo cáo đánh giá tác động môi trường khi làm dự án du lịch sinh thái thuê môi trường rừng.

Ngày đăng: 14-10-2024

109 lượt xem

TỜ TRÌNH

Thẩm định, phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhgiai đoạn 2024-2030

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ và quy trình lập dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, báo cáo đánh giá tác động môi trường khi làm dự án du lịch sinh thái thuê môi trường rừng.

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Căn cứ Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018

Căn cứ Công văn số 3638/SNN-KL ngày 18/9/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tham mưu thẩm định, phê duyệt Đề án Phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng;

Xét Tờ trình số 210/TTr-RTGG ngày 03/10/2024 của Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvề việc phê duyệt đề án Phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng;

Uỷ ban nhân dân Huyện trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án Phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Sự cần thiết của Đề án

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý rừng bền vững Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhgiai đoạn 2024 - 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 581/QĐ-UBND.HC ngày 09/07/2024 của UBND tỉnh Đồng Tháp; khai thác tiềm năng, lợi thế đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, xây dựng các định hướng phát triển du lịch sinh thái trong Rừng tràm Gáo Giồng, việc xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhgiai đoạn 2024-2030 là rất cần thiết và cấp bách. Đề án giúp Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhtừng bước khai thác các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, các lợi thế trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá bản địa. Phát huy lợi thế khu vực, mở rộng hạng mục đầu tư về du lịch sinh thái. Qua đó thúc đẩy kinh tế, xã hội, tạo việc làm nâng cao đời sống của cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường và gìn giữ văn hoá của địa phương.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ và quy trình lập dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, báo cáo đánh giá tác động môi trường khi làm dự án du lịch sinh thái thuê môi trường rừng.

II. Hiện trạng rừng, khả năng tổ chức thực hiện và các loại sản phẩm, dịch vụ du lịch

1. Hiện trạng rừng

a) Tổng diện tích rừng và diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp (theo nguồn gốc hình thành, mục đích sử dụng)

Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp do Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhquản lý tại thời điểm tháng 12 năm 2022 như sau:

Bảng: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2022

ĐVT: ha

TT

Phân loại rừng

Tổng cộng

Rừng sản xuất

 
 

 

TỔNG CỘNG

1.489,34

1.489,34

 

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC

1.040,40

1.040,40

 

1

Rừng tự nhiên

 

 

 

2

Rừng trồng

1.040,40

1.040,40

 

-

Trồng mới trên đất chưa có rừng

1.040,40

1.040,40

 

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

1.040,40

1.040,40

 

1

Rừng trên núi đất

 

 

 

2

Rừng trên núi đá

 

 

 

3

Rừng trên đất ngập nước

 

 

 

-

Rừng ngập mặn

 

 

 

-

Rừng ngập phèn

1.040,40

1.040,40

 

III

RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

 

 

 

1

Rừng gỗ tự nhiên

 

 

 

IV

RỪNG GỖ TỰ NHIÊN THEO TRỮ LƯỢNG

 

 

 

V

DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG

448,94

448,94

 

1

Diện tích đã trồng trên đất ngập phèn

95,70

95,70

 

2

Diện tích ngập nước phèn

270,34

270,34

 

3

Diện tích khác

82,89

82,89

 

-

Diện tích có mặt nước

82,89

82,89

 
 

Số liệu từ bảng trên cho thấy, tổng diện tích của Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhquản lý là 1.489,34 ha, toàn bộ là thuộc đối tượng là rừng sản xuất (Trong đó, rừng trồng là 1.040,40 ha; Diện tích chưa thành rừng là 448,94 ha).

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ và quy trình lập dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, báo cáo đánh giá tác động môi trường khi làm dự án du lịch sinh thái thuê môi trường rừng.

b) Hiện trạng theo các phân khu chức năng/ phân chia theo kiểu rừng

Bảng: Trữ lượng gỗ các loại rừng

ĐVT: m3

TT

Phân loại rừng

Tổng cộng

Rừng sản xuất

 
 

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC

95.978 

95.978 

 

1

Rừng tự nhiên

 

 

 

-

Rừng thứ sinh

 

 

 

2

Rừng trồng

95.978 

95.978

 

-

Trồng mới trên đất chưa có rừng

95.978 

95.978

 

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

95.978 

95.978 

 

1

Rừng trên núi đất

 

 

 

2

Rừng trên núi đá

 

 

 

3

Rừng trên đất ngập nước

95.978 

95.978

 

 

Rừng ngập mặn

 

 

 

 

Rừng ngập phèn

95.978 

95.978

 
 

(Nguồn: Diễn biến rừng năm 2021)

Số liệu từ bảng trên cho thấy, tổng trữ lượng của Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhquản lý là 95.978 m3, toàn bộ là thuộc đối tượng là rừng sản xuất (Trong đó, rừng trồng là 95.978 m3).

c) Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ

Hiện tại khu vực lập đề án trên sinh cảnh chủ yếu là rừng tràm trồng, tràm tái sinh, mặt nước,… Vì vậy, khu vực có một số loài lâm sản ngoài gỗ đặc trưng cho hệ sinh thái ngập phèn như rau choại và các loài rau khác, mật ong,…. Tuy nhiên, trữ lượng các loài lâm sản ngoài gỗ rất ít. Quá trình khảo sát thấy được, tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ (chủ yếu là cây dược liệu) trên các bờ kênh, rạch ở khu vực này là rất tốt, cần được xem xét trong kế hoạch tới.

2. Hiện trạng khả năng tổ chức thực hiện và các loại sản phẩm, dịch vụ du lịch

Đến nay Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhchỉ đầu tư được Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đa dạng:

 

Bảng: Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng

STT

Tên Tài sản/Công trình

Năm đưa vào sử dụng

Số lượng

 
 

1

Cầu dẫn qua nhà đón tiếp

2017

1

 

2

Nhà vệ sinh hình chóp

2017

1

 

3

Nhà điều hành đón tiếp

2017

1

 

4

Công trình Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng:

2021

1

 

a

Cổng khu biểu diễn ẩm thực, hệ thống điện, bến xuồng

 

 

 

b

Bảng chỉ dẫn, trang trí cảnh quan phủ xanh

 

 

 

c

Nhà đón tiếp + hệ thống điện, cổng phụ, quầy vé, quầy lưu niệm, cầu dẫn, phá dở cầu hiện trạng

 

 

 
 

Đến nay Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhchưa khai thác và đầu tư hết tiềm năng vốn có do chưa thu hút được nguồn đầu tư bên ngoài. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có như sau:

Du lịch sinh thái rừng: Sản phẩm du lịch chủ yếu là trải nghiệm các hoạt động ngoài trời như đi bộ hoặc đạp xe đạp dọc tuyến đường trục chính của BQL; đi xuồng ba lá dọc tuyến kênh mương ngắm chim trời, sen, súng; bơi xuồng ba lá trên dọc kênh; Dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, đa dạng sinh học, khu Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđã phát triển loại hình du lịch sinh thái, chủ yếu tập trung vào khu vực sân chim và rừng tràm. Các hoạt động du lịch sinh thái được tổ chức như cung cấp dịch vụ bán vé, dịch vụ tham quan, khám phá hệ sinh thái rừng tự nhiên, ngắm cảnh, tìm hiểu về môi trường, hệ sinh thái, v.v. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung khai thác hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái rừng tràm ở những khu vực nổi bật, các khu vực, điểm du lịch tiềm năng khác đang bị bỏ quên và chưa được khai thác hiệu quả.

* Dịch vụ vận chuyển

Chương trình trải nghiệm khám phá hệ sinh thái rừng tràm, khám phá các danh lam thắng cảnh, kênh nước,…tại khu vực sân chim, rừng tràm, bộ sưu tập tre-sen-súng di chuyển bằng xuồng ba lá.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc khai thác sản phẩm du lịch cho du khách di chuyển tham quan bằng xuồng ba lá còn ở mức chưa tiềm năng nhiều, chưa khai thác và phát huy các lợi thế của tài nguyên thiên nhiên, nhiều địa điểm, nhiều sản phẩm còn chưa được khai thác.

*Tham quan chụp ảnh và bán sản phẩm lưu niệm làm quà

Hiện tại chưa có xây dựng một khu vực chuyên bán đặc sản địa phương và hàng lưu niệm cho du khách, chỉ kết hợp tại quầy của khu vực nhà hàng ăn uồng. Đồng thời khu vực check in chỉ chủ yếu là chụp cảnh quan tự nhiên, rừng tràm, tre, sông nước, khu vực chưa đầu tư các điểm check in nổi bật như vườn hoa, công trình văn hóa biểu tượng đặc trưng vùng miền,…

* Dịch vụ đạp xe trải nghiệm

Hiện tại khu vực có cho thuê xe đạp để du khách trải nghiệm ngắm cảnh dọc các con đường từ cổng khu Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà các tuyến đường mòn.

* Dịch vụ ăn uống

Hiện tại ở khu vực chỉ đang phục vụ du khách một số món đặc sản cơ bản vùng miền chưa thật sự đầu tư về mặt hình ảnh, quy mô sức chứa, sự đa dạng trong ẩm thực do đó còn hạn chế về mặt chuyên nghiệp và thời gian tới cần có giải pháp mở rộng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất nhà hàng, sản phẩm dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch của khu vực và thu hút nhiều lượt khách lớn từ các địa phương khác đổ về và du khách quốc tế.

Việc phát triển du lịch sinh thái tại rửng tràm Gáo Giồng còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao trong cung cấp các dịch vụ, nhân lực còn hạn chế, hạ tầng du lịch như nhà hàng, cơ sở lưu trú bị xuống cấp, nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả dẫn việc hoạt động du lịch sinh thái chưa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.

II. Định hướng phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng

1. Quan điểm

- Phát triển du lịch phải dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học trong Rừng tràm Gáo Giồng.

- Chỉ phát triển các điểm tham quan, trải nghiệm ở các khu vực có thắng cảnh đẹp, dễ tiếp cận, an toàn cho du khách và đảm bảo tính yên tĩnh toàn vẹn của thiên nhiên, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến hệ sinh thái tự nhiên, các loài động, thực vật trong Rừng tràm Gáo Giồng.

- Phát triển du lịch sinh thái Gáo Giồng phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhcũng như kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học chung của tỉnh Đồng Tháp.

- Phát triển du lịch phải nằm trong chuỗi liên kết vùng, đặc biệt là liên kết với các trung tâm du lịch của tỉnh Đồng Tháp và chuỗi liên kết vùng với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Gò Tháp, Xẻo Quýt nhằm đa dạng sản phẩm du lịch, nâng cao nhận thức về rừng, góp phần tăng nguồn thu cho công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học tại các rừng trong tỉnh.

2. Định hướng phát triển

a. Định hướng phát triển không gian du lịch

Nhằm quản lý tốt các điểm tham quan, du lịch trong Rừng tràm Gáo Giồng, việc quy hoạch phát triển không gian cần tuân thủ các nguyên tắc chính như:

- Tuân thủ quy định của pháp luật, đáp ứng các yêu cầu quản lý và bảo vệ rừng phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhgiai đoạn 2024 - 2030.

- Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong Rừng tràm Gáo Giồng.

- Quy hoạch và phát triển hạ tầng du lịch hài hoà với thiên nhiên, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, không tạo phát thải.

b. Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

Với tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường dự kiến các nhóm sản phẩm du lịch chính ở Rừng tràm Gáo Giồng, gồm có:

- Du lịch sinh thái rừng: Nhóm sản phẩm này tiếp cận những khách hàng ưa thích tìm kiếm thiên nhiên và phiêu lưu, có động lực mạnh mẽ gần gũi với thiên nhiên, trải nghiệm, khám phá những điều chưa biết; Sản phẩm du lịch chủ yếu là trải nghiệm các hoạt động ngoài trời như đi bộ hoặc đạp xe dọc tuyến đường trục chính của Rừng tràm Gáo Giồng; đi xuồng ba lá dọc tuyến kênh mương ngắm chim trời, sen, súng; câu cá trên thuyền,…

- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Sản phẩm tập trung chủ yếu vào nghỉ dưỡng và tận hưởng không gian yên tĩnh với các khu nghỉ dưỡng kết hợp những nét sinh thái, hài hoà với thiên nhiên trong rừng cây, bên bờ các ao, hồ trong rừng.

- Du lịch giáo dục về môi trường: Hướng đến đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên hoặc các nhóm quan tâm đến tham quan học tập và nghiên cứu, sinh thái môi trường rừng.

- Du lịch ẩm thực: Chủ yếu là nhà hàng, dịch vụ ăn uống.

- Du lịch mua sắm: Tại các cửa hàng, quầy lưu niệm.

- Ngoài ra, phẩm khác bao gồm các dịch vụ giải trí cung cấp các môn thể thao ngoài trời: tham quan bằng xe đạp, chèo thuyền và các loại hình thể thao phù hợp khác.

c. Định hướng không gian, địa điểm xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

- Xây dựng hạ tầng khu vực hiện đang tổ chức du lịch hoạt động du lịch sinh thái.

- Xây dựng hạ tầng khu vực dự án Khu bảo tồn cây tre gắn với phát triển Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng.

- Phát triển cơ sở, các điểm và tuyến du lịch kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển các công trình hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí như đường giao thông, bãi đậu xe, khu vệ sinh công cộng, khu vui chơi giải trí, mua sắm bán đặc sản địa phương.

- Việc đầu tư phát triển các công trình hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật này cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, hình thức. Cần ưu tiên phát triển các công trình tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch và sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

- Xây dựng hệ thống xử lý rác thải.

- Cho thuê dịch vụ môi trường rừng xây dựng các khu điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng theo quy định và được UBND Tỉnh phê duyệt chủ trương.

d. Định hướng về thị trường khách du lịch

Phát triển đa dạng các thị trường bao gồm thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Mỗi đối tượng khách du lịch có nhu cầu trải nghiệm sinh thái khác nhau và khả năng chi trả khác nhau. Do đó, Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđịnh hướng cụ thể khách nội địa và khách quốc tế tại các Bảng dưới đây:

Bảng: Thị trường khách du lịch nội địa

TT

Thị trường

Đặc điểm

1

Gia đình có con nhỏ

Quy mô 5-7 người, thường tự đi. Mục đích cho con trẻ học tập và khám phá thiên nhiên. Khách có xu hướng đi lại nhiều lần.

2

Gia đình trung, cao tuổi nghỉ dưỡng

Tìm tới thiên nhiên với mục đích nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe. Thường là khách lớn tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Có xu hướng đi lại nhiều lần nếu thấy hài lòng. Thường có quy mô nhỏ.

3

Nhóm bạn nghỉ dưỡng

Nhóm 5-7 người, có độ tuổi ngoài 30 trở lên, có nhu cầu nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe, không có nhiều nhu cầu về học tập, tìm hiểu về thiên nhiên. Một số nhóm có nhu cầu tiêu dùng cao.

4

Học sinh sinh viên

Đi theo lớp học theo các chương trình học tập. Các trường học quốc tế có nhu cầu đi dài ngày với điều kiện dịch vụ tốt hơn.

5

Khám phá, học tập thiên nhiên

Khách ưa thích thiên nhiên, muốn tìm tới và khám phá, tìm hiểu, học tập về thiên nhiên, có thể có những sở thích cụ thể (chụp ảnh, xem chim…). Khách có xu hướng đi lại nhiều lần, cùng vợ/chồng hoặc nhóm nhỏ.

6

Mạo hiểm thiên nhiên

Rất yêu thiên nhiên và muốn mạo hiểm khám phá thiên nhiên. Thích hợp với những hoạt động du lịch mạo hiểm, trekking rừng dài ngày, thường là trẻ tuổi và trung niên và đi nhóm nhỏ.

7

Khách MICE

Khách đi theo công ty (thường có công ty lữ hành tổ chức). Hoạt động du lịch kết hợp với các hoạt động tập thể, khuyến thưởng. Khách có nhu cầu tiêu dùng cao, đa dạng dịch vụ. Một số nhóm khách nhỏ khách chi trả cao, có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm độc đáo.

8

Khách đi tự do

Đối tượng các bạn trẻ đi theo nhóm tự do, thường là đi bằng xe máy, không có nhu cầu khám phá và tìm hiểu thiên nhiên nhiều mà chủ yếu chỉ là đến cho biết và “check-in”chụp ảnh, có nhu cầu chi tiêu thấp.

 

Bảng : Thị trường khách du lịch quốc tế

TT

Thị trường

Đặc điểm

1

Khách yêu thiên nhiên phổ thông

Gia đình, khách đi theo nhóm; khách tự đi hoặc đi theo tour của công ty lữ hành. Thường có thời gian lưu lại nhiều đêm. Ưa khám phá, trải nghiệm và học tập thiên nhiên

2

Khách đi nghỉ dưỡng

Tìm tới thiên nhiên với mục đích nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe. Thường là khách lớn tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Khách tự đi.

3

Học sinh sinh viên

Đi theo lớp học theo các chương trình học tập, có thể lấy Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhlà nơi đến 1-2 đêm trong một hành trình du lịch nhiều ngày tại Việt Nam.

4

Khách tự đi tầm trung

Muốn tìm tới, khám phá và học hỏi thiên nhiên, quan tâm cả khía cạnh thiên nhiên và văn hóa, có khả năng chi trả trung bình, thường có các chuyến đi trung bình.

5

Khách tự đi chi trả thấp

Muốn tìm tới, khám phá và học hỏi thiên nhiên, quan tâm cả khía cạnh thiên nhiên và văn hóa, chi tiêu tiết kiệm tối đa, thường có chuyến đi dài ngày.

6

Khách du lịch chuyên đề

Tìm hiểu thiên nhiên theo một chuyên đề cụ thể (như khách xem chim, tìm hiểu về cây tràm,…). Khách đi theo nhóm, lưu trú dài ngày theo một chủ đề nhất định.

Từ việc quan điểm, định hướng thị trường khách nội địa và khách quốc tế Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhsẽ xây dựng chiến lược phát triển du lịch cụ thể và định hình các điểm du lịch, điểm tham quan phù hợp với với các đối tượng khách.

 

e. Định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđược xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm. Vì vậy, trong giai đoạn tới việc đầu tiên sẽ được thực hiện chính là xây dựng các chiến lược xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của Rừng tràm Gáo Giồng. Trong quá trình thực hiện xúc tiến, quảng bá, cần xác định rõ thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng. Cụ thể thị trường khách du lịch cần được xác định như:

- Thị trường khách du lịch nội địa:

+ Đối tượng khách du lịch trong độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, sống tại khu vực đô thị, đi du lịch theo gia đình, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ, có sở thích khám phá thiên nhiên kết hợp nghỉ dưỡng; đi du lịch vào dịp nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ. Đối tượng khách du lịch tiềm năng và cần đẩy mạnh khai thác là khách du lịch đến từ các đô thị.

+ Đối tượng khách trung niên: Thường đi du lịch theo nhóm, có sở thích chụp ảnh check-in, nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

+ Đối tượng học sinh, sinh viên: thường kết hợp với các chương trình tham quan, giáo dục trải nghiệm của trường, có xu hướng sử dụng các dịch vụ diễn giải, vui chơi giải trí.

- Thị trường khách quốc tế: Châu Âu (Đức, Pháp), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Châu Úc (Úc, New Zealand)…

+ Khách có độ tuổi dưới 40: có sở thích khám phá và nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa dân tộc thiểu số; đi cùng nhóm bạn nhỏ, kết hợp đi du lịch dài ngày khám phá Việt Nam.

+ Khách trong độ tuổi trên 41: có sở thích nghỉ ngơi tại không gian trong lành, tham quan thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa; có xu hướng du lịch cùng gia đình trong dịp lễ, nghỉ đông.

Nhằm thúc đẩy công tác xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả trong giai đoạn tới, Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhcần tổ chức các hội thảo chuyên đề về DLST để mời đại diện sở du lịch, các công ty du lịch, đơn vị lữ hành, cộng đồng cùng tham gia với mục đích góp ý trực tiếp các hoạt động du lịch, các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch. Qua hội thảo, hội nghị chuyên đề cũng là cơ hội để các sở, ngành, công ty biết đến hoạt động du lịch của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà tạo ra cơ hội kết nối để quảng bá hoạt động du lịch, phối hợp tổ chức các chương trình trải nghiệm cho du khách.

f. Định hướng phát triển hoạt động du lịch nâng cao lợi ích cộng đồng

- Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm du lịch cho Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh(đồ lưu niệm, thực phẩm, biểu diễn văn nghệ, v.v.) trong rừng.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để người dân tham gia vào công tác hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch đến tham quan và làm việc tại Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhthông qua các hoạt tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân địa phương.

- Tăng cường trao đổi và liên kết với địa phương trong việc phát triển các hoạt động du lịch của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhgắn kết với hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương như Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhgiới thiệu khách đến lưu trú tại các cơ sở lưu trú cộng đồng, tổ chức các hội nghị, hội thảo về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và tổ chức các chuyến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm.

III. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

Phát triển mô hình vừa khai thác tiềm năng du lịch vừa bảo tồn phát triển hệ sinh thái động thực, tràm, tre, bộ sưu tập sen, súng,… giữ vững giá trị làm du lịch theo hướng bền vững và cung cấp địa điểm tham quan trải nghiệm, nghỉ dưỡng cho du khách đến địa phương tỉnh Đồng Tháp và khắp các nơi đổ về. Đồng thời cung cấp các sản phẩm bungalow nghỉ dưỡng, chòi câu cá, nhà hàng ẩm thực, chòi vọng cảnh,… đặc sắc để phục vụ du lịch, không ngừng phát triển và giữ vững hệ sinh thái tự nhiên vốn có của rừng tràm Gáo Giồng. 

2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp cho Rừng tràm Gáo Giồng.

- Định hướng chiến lược cho việc phát triển du lịch bền vững và trách nhiệm nhất cho Rừng tràm Gáo Giồng.

- Các định hướng, giải pháp phát triển và thu hút đầu tư, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch ở Rừng tràm Gáo Giồng.

- Lộ trình phát triển và tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch ở Rừng tràm Gáo Giồng.

- Thúc đẩy các hoạt động du lịch cộng đồng ở khu vực, thu hút được lao động địa phương tham gia thực hiện qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống,  ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

3. Các chỉ tiêu phát triển

* Đến năm 2026:

- Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư tiềm năng, có trách nhiệm tham gia hoạt động du lịch ở Rừng tràm Gáo Giồng.

- Lượt khách đến Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhước tính đạt trên 30.000 lượt (lượt khách tham quan) doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch trên 20 tỷ đồng; lao động trực tiếp trên 500 người. Trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất triệu đồng.

- Hoàn thành cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; thiết lập các tuyến du lịch, tạo dựng các điểm đến hấp dẫn.

 

* Đến năm 2030:

- Lượt khách đến Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđạt trên 50.000 lượt, trong đó khách lưu trú đạt trên 12.000 lượt (khách quốc tế 30%); doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch trên 50 tỉ đồng; lao động trực tiếp trên 1.000 người. Trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 1 tỉ đồng.

- Du lịch trở thành một trong các nguồn thu chính cho Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà là nguồn tái đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo tồn thiên nhiên và phục hồi các loài, hệ sinh thái bị suy thoái.

- Thu hút ít được ít nhất 5 nhà đầu tư bao gồm cả các nhà đầu tư con có trách nhiệm tham gia đầu tư, phát triển du lịch sinh thái và các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho du lịch ở Rừng tràm Gáo Giồng.

IV. Nội dung phát triển các địa điểm, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí giai đoạn 2024 - 2030

1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khu Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhtheo phương án quản lý rừng bền vững

Định hướng các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo từng khu làm cơ sở để triển khai hoạt động du lịch vừa đảm bảo hiệu quả, vừa bảo tồn hệ sinh thái rừng, gồm:

+ Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng hiện hữu.      

+ Khu vực sân chim, cò thuộc khu A - Đội I.

+ Khu bảo tồn tràm, tre gắn với du lịch sinh thái Gáo Giồng.

+ Khu rừng tràm sản xuất cho thuê dịch vụ môi trường rừng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuộc khu A, khu B - Đội II.

+ Khu rừng tràm sản xuất thuộc khu C - Đội II.

+ Khu rừng tràm sản xuất thuộc khu Mười Tạ - Đội II.

+ Khu rừng sản xuất thuộc khu B - Đội I.

2. Định hướng các tuyến du lịch trong Rừng tràm Gáo Giồng

- Dựa trên các điều kiện tiềm năng trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Rừng Tràm Gáo Giồng, các tuyến du lịch được đề xuất như sau:

(1) Tuyến du lịch 1: Di chuyển bằng xuồng ba lá với chiều dài tuyến 3,3 km, diện tích khai thác tuyến là 42.5 ha, thời gian tham quan là khoảng 100 phút sẽ đến điểm du lịch Ao trữ cá thiên nhiên. Dọc tuyến tham quan sinh thái rừng Tràm kết hợp ngắm các loài chim trời. Đồng thời sẽ kết hợp trải nghiệm tham gia các trò chơi giải trí. Khu vực khai thác tuyến du lịch 1: Đi dọc tuyến kênh bao quanh Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã thuộc Khu L.

(2) Tuyến du lịch 2: Di chuyển bằng xuồng ba lá với chiều dài tuyến 3,3 km, diện tích khai thác tuyến là 36 ha, thời gian tham quan là khoảng 100 phút. Chiêm ngưỡng tập tính sinh sống, nơi sinh sống của các loài chim, kết hợp ngắm sen, súng dọc tuyến du lịch ( Tuyến du lịch 2 gồm các khu vực: kênh Trung tâm khu B - Đội I và kênh tuyến Giữa – Đội I). Đồng thời sẽ kết hợp trải nghiệm tham gia các trò chơi giải trí. Khu vực khai thác tuyến du lịch 2: Đi vòng quanh khu phát triển hệ sinh thái thuộc khu N.

(3) Tuyến du lịch 3: Với tổng chiều dài tuyến là 2,7 km, diện tích khai thác tuyến là 2.45 ha, thời gian tham quan là khoảng 45 phút du khách sẽ đi bộ hoặc xe đạp giữa 2 hàng tre tuyệt đẹp giúp thư giãn và giải tỏa tâm lý sau những ngày làm việc, học tập vất vả (Tuyến du lịch 3 gồm các khu vực: tuyến đường cầu Bà chủ - cổng vào Khu du lịch hiện hữu). Khu vực khai thác tuyến du lịch 3: Dọc tuyến đường bờ đông kênh Bà Bạch.

(4) Tuyến du lịch 4: Di chuyển bằng xe hoặc đi bộ với chiều dài 2,3 km và di chuyển bằng thuyền với chiều dài 6,1 km, diện tích khai thác tuyến là 149.5 ha, thời gian tham quan là khoảng 120 phút, cũng là tuyến đầu tư nhiều nhất trong đề án. Du khách ngắm hoa sen, hoa súng dọc tuyến Kênh máy bơm. Đi bộ hoặc đi xe điện đến các phân khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và giải trí tại Khu B, B1, C, D, E. Đồng thời sẽ kết hợp trải nghiệm tham gia các trò chơi giải trí. Khu vực khai thác tuyến du lịch 4: Dọc tuyến đường số 3, đường số 6 bao quanh Khu C, D,E; đi xuồng hoặc thuyền xuyên qua hồ Khu B1.

- Ngoài ra, để kết nối phát triển các tuyến du lịch đặc trưng hấp dẫn với các khu, điểm du lịch lân cận trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp cụ thể như sau:

+ Tuyến 1: Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh– Vườn quốc gia Tràm Chim (2 ngày 1 đêm).

+ Tuyến 2: Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh– Bảo tàng Đồng Tháp – Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc – Khu du lịch sinh thái Mỹ Phước Thành (2 ngày 1 đêm/ 3 ngày 2 đêm).

+ Tuyến 3: Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh– Khu di tích Xẻo Quít  (2 ngày 1 đêm).

+ Tuyến 4: Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh– Khu du lịch văn hóa Phương Nam (2 ngày 1 đêm).

+ Tuyến 5: Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh– Khu du lịch sinh thái Đồng Sen Tháp Mười (2 ngày 1 đêm).

+ Tuyến 6: Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh– Khu du lịch rừng Tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) (3 ngày 2 đêm/ 4 ngày 3 đêm).

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ và quy trình lập dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, báo cáo đánh giá tác động môi trường khi làm dự án du lịch sinh thái thuê môi trường rừng.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ và quy trình lập dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, báo cáo đánh giá tác động môi trường khi làm dự án du lịch sinh thái thuê môi trường rừng.

*Các công trình xây dựng được bố trí tại các vị trí: trên trảng cỏ, đất có cây bụi, ở những nơi đất trống được tính theo độ tàn che của cây rừng;

* Được xây dựng, lắp dựng công trình nghỉ dưỡng, lưu trú bằng vật liệu, cấu kiện lắp ghép, dễ tháo dỡ dưới tán rừng, nổi trên mặt nước, đảm bảo không tác động tiêu cực đến sinh trưởng, phát triển và phục hồi tự nhiên của cây rừng, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.

* Tổng diện tích công trình xây dựng của Đề án chiếm khoảng 2,53% tổng diện tích đất cả đề án.

- Tính khả thi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

+ Giao thông: Hệ thống đường giao thông trong khu vực được đầu tư xây dựng; các đường liên xã, đường dân sinh cơ bản đã được bê tông hoá tạo thuận lợi trong di chuyển, vận chuyển hàng hoá, phát triển du lịch sinh thái. Các tuyến đường trong khu vực rừng được đầu tư, nâng cấp, để tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, tuần tra quản lý bảo vệ rừng, thuận lợi cho du khách tham quan du lịch. Hệ thống giao thông thuỷ có nhiều kênh lớn bao bọc xung quanh đã góp phần hạn chế các tác động trái phép, hạn chế cháy rừng và thuận lợi cho du khách tham quan du lịch bằng đường thủy.

+ Hệ thống thoát nước mưa, nước thải: có đường ống thu gom từ khu nhà tắm, nhà vệ sinh, khu dịch vụ bếp ăn về hệ thống xử lý nước thải.

+ Hệ thống cấp điện: nguồn cấp từ hệ thống điện hiện hữu của Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh

+ Hệ thống cấp nước: có nguồn nước mặt dồi dào do tiếp giáp với các kênh Đường Gạo, kênh Bảy Thước, kênh An Phong.  

+ Hệ thống viễn thông : có 01 hệ thống thu phát sóng BTS để thu phát sóng di động.

+ Hệ thống PCCC : Đầu tư mua sắm máy móc, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ rừng, PCCCR gồm: máy móc, thiết bị PCCCR; dụng cụ bảo hộ cho lực lượng tham gia PCCCR; dụng cụ, các loại công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho phòng cháy và chữa cháy. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện thiết bị hàng năm.

4. Thời gian thực hiện:

+ Năm 2024 -2026: Xây dựng và hoàn thiện tuyến du lịch số 1, số 2, số 3.

+ Năm 2027 -2023: Xây dựng và hoàn thiện tuyến du lịch số 4.

6. Phương thức tổ chức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.

Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.

Thời gian thuê: 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê.

7. Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của Đề án là: 621.589.000.000 đồng, bao gồm nguồn vốn kêu gọi đầu tư xã hội hóa trong giai đoạn từ 2024-2030.

- Phương án huy động vốn: Kêu gọi đầu tư: Chủ yếu từ hình thức cho thuê môi trường rừng để phát triển DLST.

- Chia theo phân kỳ đầu tư:

(i) Giai đoạn 2024-2026: 124.317.802.000 đồng chiếm 20% tổng mức đầu tư;

(ii) Giai đoạn 2027-2030: 497.271.206.000 đồng chiếm 80% tổng mức đầu tư

- Chia theo nguồn vốn:

- Kêu gọi đầu tư, xã hội hóa: 621.589.000.000 đồng (chiếm 100%).

8. Giải pháp thực hiện Đề án

8.1. Giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng

- Mục tiêu: Nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch và khách du lịch tới tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Rừng tràm Gáo Giồng. Với sự phát triển của hoạt động du lịch, các giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng, sinh cảnh hiện có, phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương, chính quyền, du khách, lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức cho du khách và cộng đồng thông qua giáo dục môi trường, diễn giải môi trường của Rừng tràm Gáo Giồng.

- Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát các tuyến đường, tuyến du lịch trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđể kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm đến rừng và đất rừng, các loài động vật hoang dã, thuỷ sản trong lâm phần của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhbao gồm các hoạt động du lịch và hoạt động của du khách.

- Tăng cường công tác giám sát các hoạt động du lịch có sự phối hợp với lực lượng kiểm lâm đưa ra các quy định về hoạt động tham quan, hoạt động lưu trú, đi lại tự do và các khu vực cấm, thời gian của các hoạt động tại khu vực lưu …đảm bảo không ảnh hưởng tới hệ sinh thái và hệ động thực vật tại khu vực.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, định kỳ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng cũng như đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới môi trường rừng để các đối tượng như cộng đồng địa phương, khách du lịch nhận thức và nâng cao trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, tiếp tục vận động và tuyên truyền cho người dân khu vực cam kết không khai thác lâm sản trái phép, các loài động vật hoang dã, thuỷ sản trong Rừng tràm Gáo Giồng.

- Tổ chức các chương trình du lịch, các tour du lịch theo các chủ đề trong đó nhấn mạnh đến công tác giáo dục môi trường, diễn giải môi trường nhằm nhấn mạnh vai trò của rừng và trách nhiệm của khách du lịch và cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ tài nguyên rừng tại Rừng tràm Gáo Giồng.

Trồng mới rừng

- Thực hiện trồng rừng mới nhằm tăng độ che phủ rừng, phục hồi các hệ sinh thái rừng bị suy thoái. Đồng thời trồng thay thế diện tích rừng đã khai thác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng. Tạo ra các sinh cảnh cho các loài động vật sinh sống và phát triển vừa đảm bảo tính đa dạng sinh học vừa đảm bảo phát huy tốt chức năng bảo tồn đa dạng sinh học của rừng.

- Thực hiện trồng lại rừng trên diện tích sau khi khai thác nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng, tạo độ che phủ, không để đất trống hoang hoá.

Phòng cháy chữa cháy rừng

Phương châm đưa ra phòng cháy rừng là chính, chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, triệt để và an toàn với nguyên tắc bốn tại chỗ gồm (1) chỉ huy tại chỗ, (2) lực lượng tại chỗ, (3) phương tiện tại chỗ và (4) hậu cần tại chỗ.

Yêu cầu chung là:

  • Hạn chế đến mức thấp nhất và chấm dứt nguồn lửa gây cháy rừng.
  • Hạn chế khả năng bén lửa của vật liệu cháy.
  • Dập tắt kịp thời đám cháy ngay khi mới phát sinh.
  • Hạn chế và chấm dứt nhanh sự lan tràn của đám cháy.
  • Đảm bảo an toàn cho lực lượng và phương tiện chữa cháy.

Thiết kế băng cản lửa và các công trình hồ, kênh mương phục vụ công tác chữa cháy rừng, các kênh mương giữ nước, cung cấp độ ẩm và phục vụ chữa cháy cho rừng tràm. Băng cản lửa gồm 2 loại: băng trắng và băng xanh.

(a). Băng trắng là những dãy trống đã được chặt trắng, thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngăn cản lửa cháy lan trên mặt đất rừng. Khi thiết kế băng trắng, cần lợi dụng tối đa các đặc điểm tự nhiên như hồ nước, đường dòng và những công trình có sẵn như đường giao thông, đường phân lô, phân khoảng; đường vận xuất, vận chuyển.

(b). Băng xanh là những băng được trồng cây hỗn giao, nhiều tầng nhằm mục đích ngăn chặn cháy lan mặt đất. Nhược điểm của băng xanh là khi cây trồng đai xanh chưa phát huy tác dụng thì cháy rừng vẫn có thể lan tràn. Cũng có thể cải tạo một phần rừng sẵn có thành đai xanh bằng cách tỉa thưa cây và tỉa cành thích hợp.

Ngoài ra, có thể thiết lập các đai cây phòng cháy dọc theo các đường băng cản lửa, đường sắt, đường ô tô, xung quanh các điểm dân cư, những vùng đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kho tàng, cơ quan nằm trong rừng và ven rừng. Đai cây xanh này có chiều rộng từ 20 – 30m, nếu cây dựng theo đường phân khoảng thì chỉ cần rộng 15 – 20m là đủ.

Chòi canh:

Hệ thống chòi canh lửa có tác dụng phát hiện được sớm các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý, dập tắt đám cháy giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất, đồng thời còn là phương tiện để quản lý, ngăn chặn và giám sát mọi người vào rừng trong mùa cao điểm cháy rừng.

Chòi canh được làm bằng vật liệu bền chắc, tốt nhất là bằng kim loại như sắt. Phải có hệ thống chống sét để bảo vệ chòi canh và các thiết bị điện. Chòi canh thường được đặt ở những nơi hay xảy ra cháy rừng và có tầm nhìn xa nhất (10 – 15km), phạm vị quan sát khoảng 1.000ha.

Để đạt hiệu quả cao trong việc quan sát, nên bố trí chòi chính (cao 30 – 40m) và các chòi phụ (cao hơn tán rừng 1 – 2m) theo lưới tam giác đều. Đặt chòi chính tại giao điểm 3 đường trung trực, chòi phụ đặt ở các đỉnh tam giác. Trên mỗi chòi canh cần trang bị địa bàn, ống nhòm, bản đồ khu vực, vô tuyến điện (2 chiều, để liên lạc với trung tâm chỉ huy), radio và một số tín hiệu như cờ màu, pháo lệnh, bóng màu, kính báo hiệu,…

Vào thời kỳ cao điểm của mùa cháy rừng, chòi canh phải có người làm việc liên tục 24/24h trong ngày (3 ca trực).

Báo động khi xảy ra cháy rừng:

Khi phát hiện ra đám cháy, người quan sát phải định rõ tọa độ (trước mắt là định rõ lô, khoảnh, tiểu khu rừng), tọa độ chính xác có thể được xác định lại bằng máy định vị GPS khi lập các hồ sơ hiện trường của vụ cháy rồi báo về trung tâm chỉ huy.

Sau khi nhận và kiểm tra nguồn tin, trung tâm chỉ huy xác định tọa độ cháy trên bản đồ và nhanh chóng ra lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy tùy mức độ cháy.

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng, trách nhiệm của nhà đầu tư khi khai thác sản phẩm du lịch trong khu Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh

Để công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đạt hiệu quả cao, các nhà đầu tư khi đưa các hoạt động khai thác du lịch sinh thái vào cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống trách nhiệm của nhà đầu tư chung sức thực hiện một số giải pháp sau:

 Một là, chủ đầu tư thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

 Hai là, chủ đầu tư tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy, tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao.

Ba là, chủ đầu tư chủ động và khẩn trương rà soát kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương với phương châm “bốn tại chỗ”; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo hiệu quả, an toàn; tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng chống khói độc, công tác hậu cần, lương thực, thực phẩm, nước uống, vật tư y tế phục vụ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng.

 Bốn là, chủ đầu tư phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất.

 Năm là, chủ đầu tư kết hợp với Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhcó phương án, kế hoạch di dời người dân, tài sản của nhân dân, nhà nước và doanh nghiệp ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra; có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối và có chính sách phù hợp, hiệu quả cho các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Sáu là, chủ đầu tư thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; kịp thời thông tin, báo cáo ngay khi có cháy rừng; đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng từ các địa phương khác khi cần thiết./.

 Có phương án thực hiện đầy đủ các pháp lý về môi trường và dịch vụ hệ sinh thái khi đầu tư lĩnh vực du lịch tại khu vực

Theo quy định pháp luật về môi trường hiện hành, tổ chức hoặc cá nhân khi tham gia đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái trên khu vực Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhsẽ phải thực hiện đầy đủ các pháp lý về môi trường và chi trả dịch vụ hệ sinh thái để bảo vệ và duy trì, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Có phương án quản lý rác thải và nước thải cho tất cả các điểm, tuyến du lịch và có biện pháp thu gom và xử lý đúng theo quy định

- Ban quản lý có kế hoạch giám sát và đánh giá dài hạn để đảm bảo giám sát và giảm thiểu được các tác động tới môi trường từ khi lập kế hoạch, đầu tư và khai thác.

- Xây dựng hệ thống biển báo, tờ rơi... nhằm tuyên truyền cho du khách chấp hành nghiêm chỉnh Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường và các quy chế của BQL khi tham gia du lịch.

- Quản lý rác thải chú trọng phân loại từ nguồn dựa trên nguyên tắc giảm thải, tái sử dụng, tái chế nếu có thể. Bố trí linh hoạt các điểm thu gom rác ở những vị trí hợp lý để du khách và nhân viên có thể vứt rác đúng chỗ để trong quá trình thu gom và phân loại rác được dễ dàng hơn. Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được chi phí, dễ tái chế và tái sử dụng.

Giảm thiểu chất thải và xử lý nước thải:

+ Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện pháp giảm thiểu chất thải hiệu quả. Vì thế cần tuyên truyền du khách, quán triệt nhân viên nên tránh dùng các túi đựng, sử dụng một lần như: Hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa, bì ni lông… Khi đi du lịch nên mang túi riêng đi đựng để bảo vệ môi trường hoặc sử dụng các sản phẩm có thể tái chế sử dụng.

+ Mỗi khu vực, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra cống xả nước chung. Phải xây dựng và tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý nước thải ra môi trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp nguồn nước sinh hoạt ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.

Tiết kiệm nước và năng lượng

+ Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sử dụng. Cụ thể: tuyên truyền nâng cao nhận thức việc tắt vòi nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ xong. Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh bị thất thoát nước sạch ra ngoài. Đặc biệt, khi trời có mưa, nên sử dụng thùng đựng nước mưa để tận dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây. Vừa tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí. Ngoài ra cần sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm nước.

+ Tiết kiệm năng lượng đối với các cơ sở lưu trú, đối với các trang thiết bị văn phòng phục vụ du lịch bằng cách: Thiết kế hạ tầng lưu trú theo hướng thân thiện với môi trường, lấy ánh sáng tự nhiên; Sử dụng các trang thiết bị văn phòng hiện đại, tiết kiệm năng lượng; Ưu tiên sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió; Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị để tiết kiệm điện; Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên và khách du lịch với phương châm “Tắt khi không sử dụng” đối với các trang thiết bị không cần thiết. Đối với phương tiện đưa đón, di chuyển khách du lịch: ưu tiên sử dụng các phương tiện hiện đại, thân thiện với môi trường như: xe đạp,…

8.2. Giải pháp về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Mục tiêu: Nhằm bảo tồn, phát triển, theo dõi, giám sát và phát triển các loài động thực vật đặc biệt là các loài động thực vật nguy cấp, bị đe doạ, các loài động thực vật đặc hữu, quan trọng của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhthông qua những đóng góp của hoạt động du lịch sinh thái.

- Điều tra, cập nhật danh lục thực vật rừng trong BQL. Phạm vi được thực hiện trên toàn bộ diện tích của BQL. Nội dung chủ yếu là kế thừa danh lục thực vật rừng đã xác định, tiến hành rà soát, cập nhật để bổ sung những loài mới, đồng thời loại ra khỏi danh lục những loài không còn xuất hiện để xây dựng danh lục thực vật đầy đủ nhất của BQL.

- Điều tra, cập nhật danh lục động vật rừng trong BQL. Phạm vi được thực hiện trên toàn bộ diện tích của BQL. Nội dung chủ yếu là kế thừa danh lục động vật rừng đã xác định, tiến hành rà soát, cập nhật để bổ sung những loài mới, đồng thời loại ra khỏi danh lục những loài không còn xuất hiện để xây dựng danh lục động vật đầy đủ nhất của BQL.

-  Điều tra, cập nhật danh lục động, thực vật thuỷ sinh và các loài cá. Nội dung chủ yếu là tiến hành rà soát, cập nhật để bổ sung những loài mới, đồng thời loại ra khỏi danh lục những loài không còn xuất hiện để xây dựng danh lục đầy đủ nhất của BQL.

-  Xây dựng phương án bảo tồn loài chim. Nội dung chủ yếu là rà soát, cập nhật danh lục các loài chim quý, hiếm hoặc đang bị đe dọa từ đó có biện pháp bảo tồn hiệu quả.

-  Xây dựng phòng trưng bày các mẫu tiêu bản động, thực vật tại khu vực phục vụ hoạt động DLST. Mục đích phục vụ cho tham quan, nghiên cứu, bảo tồn các động, thực vật quý hiếm phục vụ cho tham quan DLST nghỉ dưỡng, giải trí. Ngoài ra, còn bảo tồn lại phục vụ cho thế hệ sau này.

- Giám sát biến động các loài chim theo chu kỳ.

- Thiết lập các ô định vị nghiên cứu sinh thái để theo dõi, giám sát quá trình phục hồi rừng tự nhiên của rừng trong BQL.

- Phối hợp, hợp tác với các tổ chức cứu hộ động vật hoang dã, các tổ chức về bảo tồn thiên nhiên trong nước và quốc tế thiết lập các trung tâm cứu hộ động thực vật nguy cấp, cứu hộ và phát triển các loài động thực vật đặc hữu của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhnhằm góp phần trong việc diễn giải môi trường, phát triển du lịch sinh thái tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Tăng cường chiến dịch vận động, gây quỹ từ các cá nhân, tổ chức cho hoạt động cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã.

- Xây dựng các chương trình du lịch tham quan, xem động vật hoang dã, các chương trình tìm hiểu về hệ thống thực vật đặc trưng của Rừng tràm Gáo Giồng. Các chương trình tham quan này cần có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng hướng dẫn viên, kiểm lâm viên nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch và các loài động thực vật, đảm bảo không ảnh hưởng đến tập tính của các loài động vật hoang dã.

8.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch

- Mục tiêu: Hạn chế các tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tại Rừng tràm Gáo Giồng, đảm bảo bảo vệ môi trường nhằm phát triển các hoạt động du lịch sinh thái.

- Phát triển các chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. Các chiến lược và kế hoạch này cần được xây dựng với các định hướng, giải pháp nhằm đảm bảo bảo vệ môi trường và phát triển du lịch một cách bền vững, hạn chế các tác động đến môi trường.

- Xây dựng các quy định trong việc hạn chế sử dụng rác thải, chất thải trong khu vực của Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhnhư hạn chế sử dụng túi ni lông, chai nhựa, các loại rác khó phân huỷ trong phạm vi của Rừng tràm Gáo Giồng.

- Xây dựng các quy định về sử dụng các nguồn tài nguyên như điện, nước một cách hiệu quả, tiết kiệm. Chú trọng sử dụng các loại năng lượng tái tạo, năng lượng xanh nhằm bảo vệ môi trường và tạo nên sự khác biệt, điểm nhấn cho hoạt động du lịch sinh thái tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Tuyên truyền vận động người dân và khách du lịch trong việc sử dụng bền vững, không phát thải, xả rác bữa bãi tại các tuyến điểm du lịch, kèm theo đó là việc bố trí hệ thống thùng rác, thu gom rác thải có sự phân loại nhằm tránh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

- Thiết lập hệ thống bảng biển diễn giải môi trường về phân loại rác và thu gom rác thải để giảm thiểu ô nhiễm và giữ gìn môi trường, đảm bảo phát triển du lịch sinh thái bền vững.

- Duy trì trích nguồn ngân sách từ hoạt động du lịch sinh thái cho công tác bảo vệ môi trường.

- Xây dựng điểm đến xanh, điểm đến bền vững với môi trường du lịch xanh, bền vững.

8.4. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý

- Mục tiêu: Xây dựng các cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm tạo điều kiện phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Chủ động đề xuất xây dựng, điều chỉnh cơ chế chính sách và các thủ tục hành chính để chủ động trong công tác quản lý và phát triển nhân lực du lịch, quản lý thu chi, phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng cơ sở vật chất liên quan đến du lịch của Rừng tràm Gáo Giồng.

- Thúc đẩy xây dựng chính sách về cho thuê môi trường rừng tạo điều kiện phát triển du lịch bằng hình thức cho thuê môi trường rừng tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Xây dựng chính sách khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhtheo hướng cho thuê môi trường rừng

- Phân bố nguồn kinh phí hiệu quả thực hiện các chương trình phát triển hạ tầng, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

- Thực hiện  đúng các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc quản lý, phát triển hoạt động du lịch sinh thái trong rừng.

- Về hình thức quản lý: tổ chức, cá nhân được thuê môi trường rừng, đất rừng để đầu tư du lịch sinh thái hoặc liên doanh, liên kết với Ban quản lý trên cơ sở đề án phát triển du lịch sinh thái đã được thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Loại hình đầu tư phát triển du lịch sinh thái: được thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái có thể là các danh thắng có giá trị văn hóa lịch sử, có khu hệ thực vật rừng, động vật hoang dã phong phú, đa dạng; Hệ sinh thái có khả năng phục vụ một số lượng khách tham quan nhất định, không tồn tại những mối đe dọa với văn hóa bản địa, an toàn cho du khách, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch sinh thái phải ưu tiên cộng đồng dân cư ở địa phương tham gia vào hoạt động này, tạo công ăn, việc làm, từng bước nâng cao đời sống người dân địa phương.

Thời gian cho thuê môi trường rừng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái không quá 30 năm, sau mỗi chu kỳ 10 năm sẽ xem xét quyết định tiếp tục hợp đồng dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường của hoạt động cho thuê môi trường.

8.5. Nhóm giải pháp về vốn, nguồn lực đầu tư

- Tổng vốn đầu tư của Đề án là: 621.589.000.000 đồng, trong đó:

 (i) Giai đoạn 2024-2026: 124.317.802.000 đồng chiếm 20% tổng mức đầu tư;

(ii) Giai đoạn 2027-2030: 497.271.200.000 đồng chiếm 80% tổng mức đầu tư

- Chia theo nguồn vốn:

- Kêu gọi đầu tư, xã hội hóa: 621.589.000.000 đồng (chiếm 100%);

- Giải pháp về vốn đầu tư:

+ Vốn thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

+ Vốn liên kết với các công ty kinh doanh du lịch

+ Vốn từ các nguồn thu dịch vụ Đơn vị tái đầu tư lại.

*Giải pháp huy động nguồn vốn, nguồn lực đầu tư

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhsẽ xây dựng quy định đầu tư cụ thể, rõ ràng, đúng quy định pháp luật. Xác định đầu mối chính đối với quy trình thủ tục hành chính để nhà đầu tư được thực hiện đầu tư là BQL và nhà đầu tư là đơn vị phối hợp, xác định cụ thể về trình tự, thời gian hoàn thiện các thủ tục để nhà đầu tư yên tâm.

- Hoàn thiện chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư: Sau khi Đề án được phê duyệt Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhsẽ đề xuất UBND tỉnh Đồng Tháp cùng các cơ quan ban ngành có các chính sách ưu tiên đặc thù về thuế, đất đai, tín dụng đối với nhà đầu tư thực sự tâm huyết. Các chính sách ưu tiên phải phù hợp với thực tế phát triển du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng, đồng thời phải tuân thủ quy định hiện hành của nhà nước.

- Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch: Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhsẽ chủ động và phối hợp với các cơ quan ban ngành có cơ chế đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương chuyên môn về du lịch, để nhà đầu tư yên tâm về nguồn lực, nhân sự.

- Tăng cường công tác quy hoạch, dự báo: Ban quản lý Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhsẽ đồng bộ các quy hoạch, tránh gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư. Đưa ra các dự báo về lượng khách, khả năng chi tiêu của khách du lịch trong khu vực,… Để nhà đầu tư có phương án đầu tư cụ thể, phù hợp.

8.6. Nhóm các giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Các giải pháp nâng cao nhận thức

+ Thực hiện công tác diễn giải môi trường và giáo dục môi trường thông qua các chương trình du lịch, chương trình tham quan nhằm nâng cao nhận thức của du khách về bảo vệ môi trường tự nhiên.

+ Lồng ghép nội dung tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường rừng trong các đợt tuyên truyền về văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng.

+ Phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại Rừng tràm Gáo Giồng, thực hiện cam kết giữa Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà các hộ gia đình, UBND các xã về gìn giữ cảnh quan môi trường sinh thái, không xâm phạm, gây ảnh hưởng đến tài nguyên và hệ sinh thái rừng tại Rừng tràm Gáo Giồng. Ngoài ra, cần phối hợp với UBND các xã trong ban hành các quy định về bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch nhằm bảo vệ các điểm du lịch trong khu vực và trong Rừng tràm Gáo Giồng.

+ Khuyến khích các cộng đồng địa phương tham gia vào việc quy hoạch và quản lý các hoạt động bảo tồn và hoạt động du lịch. Giúp cộng đồng địa phương lập kế hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm một cách bền vững.

+ Tạo cơ hội việc làm và giúp tăng thu nhập trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động du lịch sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát triển rừng.

+ Xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, được đào tạo chính quy về du lịch.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và văn hóa giao tiếp, ứng xử đối với du khác cho các cán bộ, hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại chỗ, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về vệ sinh và an toàn thực phẩm, các kỹ năng đón, chăm sóc khách du lịch. Cử cán bộ có đủ điều kiện tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ Du lịch, quản lý Du lịch và đăng ký xin cấp thẻ hướng dẫn viên cho các bộ liên quan bao gồm cả cộng tác viên cộng đồng. Hoạt động đào tạo cần ưu tiên cho các thôn/bản có các hoạt động hoặc dự kiến sẽ là điểm lưu trú cộng đồng.

+ Sử dụng các cộng tác viên là người địa phương hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch.

- Các giải pháp phát trin nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng:

 + Thường xuyên rà soát, đánh giá năng lực của nhân viên để làm căn cứ bồi dưỡng, đào tạo góp phần nâng cao năng lực, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của Rừng tràm Gáo Giồng.

+ Liên kết với các tổ chức/doanh nghiệp mở các lớp đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và điều hành du lịch cho cán bộ, viên chức trong BQL Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhnhằm đáp ứng nhân sự khi các điểm tham quan/du lịch được đề xuất đi vào hoạt động.

+ Tăng cường hoạt động tuyển tình nguyện viên là học sinh, sinh viên thực tập có kiến thức chuyên môn, đảm nhận công việc liên quan như hướng dẫn viên, nhân viên Khu cứu hộ, trung tâm du lịch thay vì tuyển thêm nhân lực mới.

 + Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ du lịch - tổng quan du lịch và chuyên ngành theo từng cụm nghề chuyên biệt (đặc biệt quan tâm đến lực lượng Hướng dẫn viên - người truyền tải kiến thức và tình yêu thiên nhiên đến với du khách), kiến thức về đa dạng sinh học, bảo vệ bền vững môi trường rừng, an toàn lao động, ngoại ngữ... giúp nhân viên tại khu vực triển khai đề án và cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch trang bị đủ kiến thức, kỹ năng và hành vi chuẩn mực phục vụ khách du lịch.

+ Tổ chức các hoạt động tham quan, học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về du lịch sinh thái (cho cán bộ quản lý) với các khu rừng trong nước và khu vực Đông Nam Á.

+ Tổ chức thực hiện hoạt động nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ BQL Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhthông qua các dự án do các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ.

+ Tuyển dụng mới cán bộ, viên chức đủ về số lượng, có trình độ phù hợp với các chức danh công việc và có cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc lâu dài cho BQL Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhđể tạo ra đột phá phát triển du lịch sinh thái.

+ Ưu tiên xem xét tuyển dụng lao động địa phương tham gia các hoạt động du lịch phù hợp như khuân vác hành lý, hướng dẫn viên du lịch.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng đối với cán bộ điều hành, đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác dịch vụ, du lịch sinh thái để đáp ứng tốt công việc trong thời đại công nghệ 4.0.

+ Liên kết đào tạo mở rộng cho cán bộ khu bảo tồn và cộng đồng địa phương những nội dung nâng cao (đào tạo theo nhu cầu) như: kỹ năng tiếp cận khách hàng mục tiêu; kỹ năng ứng dụng công nghệ trong liên lạc, quảng bá hình ảnh, marketing online… Lưu ý đa dạng hóa các hình thức đào tạo như: đào tạo từ xa, đào tạo trực tiếp, đào tạo thông qua học tập thực tế…

+ Phối hợp các trường đại học/cao đẳng xây dựng các chương trình thực tập dành cho sinh viên du lịch/lâm nghiệp theo hình thức không phí/có trả phí để tăng cường thu hút nhân lực du lịch cho khu bảo tồn.

8.7. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Lập kế hoạch tổng thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch theo các hạng mục được đề xuất trong đề án.

- Gắn kết việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

- Trên cơ sở đề án, khuyến khích các cá nhân, tổ chức lập dự án thuê môi trường rừng, liên kết, nhận khoán kinh doanh dịch vụ du lịch để đầu tư các công trình phục vụ du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Thực hiện báo cáo tác động môi trường của tất cả các tuyến, điểm thăm quan du lịch và cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch mới.

- Đối với các dự án có sử dụng đất rừng đặc dụng, các doanh nghiệp, chủ đầu tư phải lập các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện các trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Xây dựng các mô hình chụp ảnh độc đáo, khuyến khích sử dụng nguyên liệu tự nhiên như: gỗ tận dụng, gạch tái chế… giúp hấp dẫn khách du lịch và nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường.

8.8. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

- Thực hiện việc nghiên cứu thị trường (thu thập phản hồi của khách du lịch thường xuyên), làm việc với các bên liên quan, nhất là các công ty lữ hành để xác định đặc điểm nhu cầu và trải nghiệm của các đối tượng khách du lịch với các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch trong BQL Rừng tràm Gáo Giồng.

- Phối hợp với doanh nghiệp du lịch lữ hành và các bên liên quan trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

- Hàng năm tổ chức Hội nghị khách hàng với những công ty du lịch và khách hàng chính để lấy ý kiến phản hồi về các tuyến, điểm, dịch vụ du lịch để phát triển, cải thiện và hoàn thiện các sản phẩm du lịch.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch làm quen (farm trip) với các công ty du lịch, các đối tác chính để phát triển ý tưởng và xây dựng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch mới, cũng như để hoàn thiện các loại hình, sản phẩm du lịch hiện có.

- Đầu tư kinh phí cho nhiệm vụ phát triển và hoàn thiện các loại hình du lịch, các tuyến, điểm du lịch.

- Xây dựng các sản phẩm kết nối với các điểm trong Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvới các điểm tham quan, du lịch tại khu vực.

8.9. Nhóm giải pháp đầu tư du lịch

- Phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh như: UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở VHTT và Du lịch, Trung tâm xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổ chức các buổi tọa đàm, xúc tiến đầu tư kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc phát triển du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Thu hút đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển du lịch sinh thái tại Rừng tràm Gáo Giồng. Tiếp tục hợp tác và cho thuê MTR trong việc đầu tư phát triển du lịch.

- Chủ động tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư, liên kết du lịch được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp và các địa phương với mục tiêu kết nối và tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng, đầu tư vào hoạt động du lịch tại Rừng tràm Gáo Giồng.

- Phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh như: Sở VHTT và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… nhằm liên kết phát triển du lịch với các địa phương

- Xây dựng bộ tiêu chí chọn nhà đầu tư nhằm chọn lọc các nhà đầu tư chất lượng, giàu kinh nghiệm và có định hướng phát triển phù hợp với Rừng phòng hộ và rừng nguyên sinhvà cộng đồng địa phương, đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

Với các hạng mục nằm trong đề án, cần thực hiện các bước trong kêu gọi đầu tư như:

+ Chuẩn bị thông cáo về hạng mục kêu gọi đầu tư. Ước lượng giá trị đầu tư và chuẩn bị hợp đồng.

+ Đăng tin và phát hành thông cáo về hạng mục đầu tư kèm mẫu đăng ký.

+ Đánh giá và lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp theo các hạng mục thiết kế, mô hình kinh doanh, tác động xã hội, môi trường và lợi ích kinh tế, cộng đồng mà dự án đem lại cũng như tầm ảnh hưởng của quảng bá.

Xem thêm dự án khu du lịch sinh thái dưới tán rừng và cho thuê môi trường rừng.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com