BIỆN PHÁP THI CÔNG

Sau khi ký hợp đồng và nhận mặt bằng thi công, lập biện pháp thi công, cần thống nhất khuôn viên công trường, các mốc ranh giới, cao độ và tiến hành thi công ngay.

Ngày đăng: 11-11-2016

6,719 lượt xem

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG
THÔNG TIN VỀ GÓI THẦU

Mô tả tóm tắt gói thầu:
Tên gói thầu xây lắp :
- Tên gói thầu: Xây móng máy và cải tạo bề mặt nền, tường, mái nhà xưởng.
- Tên dự án: Đầu tư chiều sâu - nâng cao năng lực sản xuất Động cơ Diesel và máy kéo cỡ nhỏ.
Phần xây dựng bao gồm 3 phần là: Phần xây dựng bao gồm móng cột đà kiềng, nền nhà xưởng, sơn, sửa tường bao , tháo dỡ và lợp lại mái tôn và các công tác hoàn thiện khác cho nhà xưởng.
Kết cấu chịu lực chính: Móng máy bê tông cốt thép đá 1x2 M200, cọc BTCT 250x250 đá 1x2 ,M300,
Trang trí hoàn thiện: Tường bả matit, sơn nước. Nền BTCT xoa phẳng và được xử lý bê tông lần cuối bằng phụ gia.

TỔ CHỨC NHÂN SỰ CÔNG TRƯỜNG

- Nhà thầu là đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng nhận thầu xây dựng với chủ đầu tư và chiụ trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động tại công trường (chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động) trước chủ đầu tư, có trách nhiệm giám sát ban chỉ huy công trường, thi công đúng tiến độ thi công đúng qui trình, qui phạm,đúng thiết kế đã được duyệt, đảm bảo chất lượng công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật.
- Tại công trường Công ty thành lập một ban chỉ huy công trường gồm các chuyên viên, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm quản lý công trường và trực tiếp thi công tại hiện trường…
1.   BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG GỒM:
Chỉ huy trưởng công trường: 1 Người
Kỹ thuật thi công : 2 Người
Kế toán công trường : 1 Người
Thủ kho : 1 Người
Cung ứng vật tư :1 Người
Bảo vệ: 2 Người
Quyền hạn và trách nhiệm:
- Chỉ huy trưởng công trường trực tiếp điều hành mọi công tác trên công trường và chịu trách nhiệm về các công việc thi công tại công trường trước Giám đốc Công ty và Chủ đầu tư.
- Quản lý kỹ thuật chiụ trách nhiệm về công tác kỹ thuật thi công trên công trường phản ánh kịp thời các trường hợp bất thường xảy ra trên công trường.Tổ chức nghiệm thu, thí nghiệm, lập hồ sơ hoàn công theo đúng qui trình qui phạm.
- Kế toán công trường chịu trách nhiệm lập phiếu thanh toán A-B theo từng thời điểm cũng như từng điểm dừng qui ước đã đề ra trong hồ sơ dự thầu. Theo dõi việc xuất nhập vật tư, nhân công trên công trường.
2.   CÁC ĐỘI THI CÔNG:
- Công ty sẽ thành lập các đội thi công, trong mỗi đội sẽ có từng tổ thợ, từ 7 đến 15 người có cả tổ trưởng, thợ chính và thợ phụ. Các tổ thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy công trường.
- Trên công trường dự kiến thành lập: 3 đội thi công.Mỗi đội sẽ thi công trực tiếp từng hạng mục.
- Đội điện, nước thi công phần điện và cấp thoát nước các hạng mục công trình xây dựng. Trực điện nước tại công trình để sử lý kịp thời khi có sự cố.
- Về xây dựng gồm 2 đội được bố trí như sau:
+ Tổ bê tông:     01 tổ (5 đến 10 người)
+ Tổ coffa + mộc:    01 tổ (7  đến 10 người)
+ Tổ gia công cốt thép:   01 tổ (8 đến 12 người)
+ Tổ nề và hoàn thiện:   02 tổ (mỗi tổ 5 đến 10 người)
+ Tổ máy thi công:    01 tổ (2 người)
- Đội phụ trợ: đào đất, lợp mái tôn.
Dự kiến nhân lực
- Trung bình trên công trường có 45 công nhân làm việc lúc cao điểm có thể lên đến 60 công nhân.
- Thời gian làm việc 1 ca (ngày). lúc cao điểm có thể làm 2 ca (ngày, đêm)
- Lực lượng lao động, thời gian làm việc sẽ được phân chia cụ thể tùy theo từng giai đoạn, đơn vị thi công có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, kèm theo danh sách cán bộ, công nhân theo từng nghề để báo cáo, thống nhất với chủ đầu tư, cùng kết hợp tổ chức quản lý.
- Các công nhân trên tăng giảm phụ thuộc vào  công việc, tiến độ thi công trên công trường.


TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG - THEO BIỆN PHÁP THI CÔNG
(Kèm theo bản vẽ tổng mặt bằng công trường)

Khu vực xây dựng phải cách ly với bên ngoài bằng hàng rào bằng biển báo rào chắn, cổng ra vào cũng bọc tôn chỉ được mở ra khi xe vận chuyển vật tư đến và đi, cũng như công nhân đến làm việc và ra về khi hết giờ làm việc.
Trên mặt bằng thi công được bố trí:
- 1 khu vực kho chứa xi măng và các vật dụng khác.
- 1 khu vực và 1 nhà xưởng để tập kết và gia công cốt thép.
- 1 khu vực tập kết và gia công coffa, cây chống.
- Lắp đặt 1 hệ thống điện bằng cáp bọc cao su và tủ cầu giao phục vụ điện thi công.
- Lắp đặt 1 hệ thống cấp nước và vanh đảm bảo nước thi công và bảo dưởng bê tông.
- Lắp đặt 1 hệ thống thoát nước tạm thời đảm bảo thoát nước trong mùa mưa và sau từng cơn mưa.

BIỆN PHÁP THI CÔNG

1.BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ:
Sau khi ký hợp đồng và nhận mặt bằng thi công, bên nhà thầu cần thống nhất khuôn viên công trường, các mốc ranh giới, cao độ và tiến hành thi công ngay. Để tiến kịp tiến độ thi công nhà thầu sẽ tập trung các thiết bị máy móc cần thiết để thi công trong thời gian ngắn nhất (khoảng 2 - 5 ngày). Sau khi được bàn giao mặt bằng nhà thầu sẽ tiến hành ngay lập hàng rào tạm bao quanh công trường bằng khung gỗ bọc tole có cổng cho xe ra vào. Trong thời gian này sẽ đông thời tiến hành chuẩn bị mặt bằng thi công như: dựng nhà ban chỉ huy công trường, nhà ở công nhân, bếp, kho, xưởng gia công coffa sắt thép , lắp đặt hệ thống điện, nước đến các vị trí cần thiết trên công trường, thiết lập hệ thống thoát nước mặt,…
Sau khi kết thúc phần thử tĩnh cọc và các công tác chuẩn bị cần thiết nhà thầu sẽ tiến hành tập trung nhân lực triển khai công các hạng mục của công trình một cách đồng bộ và hợp lý. Lực lượng nhân công dự kiến khoảng 40 người, lúc cao điểm có thể lên dến 60 người:
Trong quá trình thi công luôn có kế hoạch cung cấp và dự trữ vật tư, nguyên vật liệu cần thiết để không xảy ra trường hợp công việc thi công bị gián đoạn do thiếu vật tư.
Ban chỉ huy công trường luôn có mặt tại công trường 24/24 giờ trong thời gian thi công để đôn đốc, nhắc nhở công nhân và kiểm tra, chỉ đạo công nhân thi công đúng yêu cầu về kỹ, mỹ thuật của chủ đầu tư. Đồng thời Ban lãnh đạo Công ty cũng luôn theo dõi, kiểm tra, giải quyết những vướng mắc xảy ra trong quá trình thi công để công trình hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT:
Thiết lập hệ thống trắc đạc công trình:
  Song song việc chuẩn bị công trường, kết hợp các trục tọa độ, cao độ chuẩn mà chủ đầu tư đã giao, nhà thầu phải tiến hành thiết lập hệ trục chuẩn thi công công trình.
Hệ trục chuẩn và cao độ chuẩn phải được bảo quản kỹ lưởng để phục vụ thi công và kiểm tra trong quá trình thi công công trình.
Trên cơ sở hệ trục chuẩn và cao độ chuẩn nhà thầu tiến hành giác trục công trình, và giác móng để thi công phần ép cọc và móng công trình.
Chuẩn bị mặt bằng:
Di chuyển các chướng ngại vật ra khỏi phạm vi công trình để không làm trở ngại thi công.
Tháo dỡ công trình cũ:
Khi thi công đào cắt nền bê tông cũ bị cắt bỏ và đất đào hố móng được loại bỏ và vận chuyển ra khỏi nhà máy bằng xe tải và đổ vào bãi rác theo quy định.
Thi công phần mái: Mái tôn cũ được tháo đỡ do cũ và mục nát cũng được vận chuyển ra khỏi nhà máy tới bải rác thải theo quy định.
Thi công ép cọc:
Khi thử tĩnh cọc đạt theo đúng yêu cầu thiết kế. Nhà thầu sẽ tiến hành ép cọc đại trà theo thiết kế.
Nhà thầu sẽ dùng 1 dàn máy ép song song ép cọc. Thiết bị ép cọc được cân chỉnh chính xác để các dường trục khung máy, đường trục kích và đường trục cọc thẳng đứng bằng cách sử dụng một máy kinh vĩ đặt ở 2 phương vuông góc với nhau.
Khi chạy thử máy ép để kiểm tra tính ổn định của thiết bị (không tải và có tải), kiểm tra và vận chuyển cọc vào vị trí trước khi ép.
Lắp dựng đoạn cọc đầu tiên phải cân chỉnh và dựng lắp cẩn thận, chính xác, trục cọc phải trùng với trục kích đi qua điểm định vị cọc, độ sai lệch không quá 1cm.
Đầu trên của cọc phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.
Khi ép cần chú ý những giây đầu tiên áp lực nên tăng và chậm đều để cọc cắm sâu dần vào mặt đất với vận tốc 1mc/s.
Gia tăng lên cọc một lực tạo tiếp xúc khoảng 3-4kg/cm2 rồi mới tiến hanh hàn nối cọc theo quy định thiết kế.
Sau khi ép xong cọc bê tông thì lắp thêm một đoạn cọc thép để ép cọc BT đúng thiết kế.
Để đảm bảo việc thi công được liên tục và yêu cầu về kỹ thuật của công trình việc đào đất luôn phải kết hợp với công tác thoát nước.
Bố trí các loại máy thi công phù hợp với từng vị trí cụ thể, tuỳ thuộc vào khối lượng đất đào, cơ cấu đất.
Khi đào đất phải chừa lớp đất bảo vệ giữ cho cấu trúc địa chất đáy móng không bị biến dạng hoặc phá hoại. Bề dày của lớp bảo vệ tối thiểu 10cm, sau đó đào bằng thủ công cho đến khi đạt cao trình thiết kế.

Thi công nền móng:
Sau khi giác móng, tiến hành đào móng công trình. Sử đào móng bằng thủ công sửa hố móng đúng thiết kế, kết hợp  việc đào móng đồng thời chuyển đất thừa ra khỏi công trình để mặt bằng công trường luôn luôn thoáng gọn.
Sau khi đào xong hố móng đúng kích thước, cao độ thiết kế và nghiệm thu hố móng cần tiến hành dùng đầm cóc đầm chặc đáy móng trước khi tiếnn hành đổ bê tông lót.
Khi đã đổ bê tông lót được 1 dãy hố móng hoặc 1 đoạn các hố móng cần định vị lại móng rồi tiến hành lắp đặt cốt thép, coffa móng, nghiệm thu và đổ bê tông móng. Lưu ý công trình có thể được thi công trong mùa mưa bảo do đó việc thi công móng cần tiến hành làm dứt điểm từng dãy móng, để đảm bảo mưa bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng móng. Chuẩn bị đầy đủ máy bơm để bơm nước khi thi công móng nếu cần thiết, không để nước ảnh hưởng đến chất lượng bê tông khi đang đổ.
Bê tông móng, đà kiềng móng bằng bê tông M200, bê tông lót móng M100, được trộn trực tiếp bằng máy trộn tại hiện trường.
Bê tông móng được đầm đúng qui phạm bằng đầm dùi rung chạy điện để đảm bảo độ chặt và đồng nhất cuả bê tông.
Mạch ngừng bê tông móng phải tuân theo đúng qui trình, qui phạm kỹ thuật.
Sau khi đổ bê tông móng được 48 tiếng đồng hồ tiến hành tháo coffa thành và lấp hố móng. Công tác lấp hố móng được tiến hành đắp theo từng lớp dày  20  25 cm, dùng đầm cóc đầm chặt từng lớp mới được đắp lớp kế tiếp (cần lưu ý phải dọn sạch gỗ, cây chống….và đảm bảo sạch nước dưới hố móng mới được tiến hành lấp hố móng). Cát hoặc đất lấp hố móng phải đúng yêu cầu và độ ẩm ổn định, nếu đất bảo hoà nước không được lấp hố móng.
Để đảm bảo tiến độ thi công, công tác thi công móng phải thực hiện theo biện pháp cuốn chiếu, thi công theo từng dãy móng hoặc từng giai đoạn.
Thi công bê tông cốt thép:
Cốt thép được gia công tại xưởng ở hiện trường và lắp đặt đúng vị trí kết cấu. Cốt thép được liên kết bằng kẽm luộc hoặc mối hàn, chiều dài mối nối đúng qui phạm mối nối thép. Lớp bảo vệ cốt thép đúng qui phạm, lớp bảo vệ ở móng và giằng móng là 30mm, và trên cột là 25 mm.
Coffa sử dụng là coffa gỗ, ván dày 30 mm, Sắt định hình, cây chống sử dụng tre, gỗ hoặc chống sắt.
Bê tông sử dụng thi công cột, tường, đà, sàn mái được cấp phối, trộn tại chổ và vận chuyển bằng thủ công hoặc xe rùa hoặc có thể sử dụng bê tông tươi của nhà máy. Để đảm bảo độ chặt và độ đồng nhất bê tông cần sử  dụng đầm dùi để đầm bê tông.
Công tác bảo dưỡng bê tông được thực hiện đúng qui phạm, tưới nước liên tục bảo đảm bảo dưỡng tốt bê tông chống hiện tượng co ngót đột ngột sinh ra vết nứt.
Tháo coffa đúng qui định; coffa cột, thành đà, đà giằng tháo sau 24 giờ; coffa đáy đà, sàn, ô văng, sênô cho phép tháo sau 21 ngày (tức là lúc bê tông đạt cường độ 85-90% cường độ thiết kế).
Biện pháp xây tô:
Công Tác xây phải thực hiện đúng qui phạm, đúng thiết kế,
Hồ xây tô phải được trộn đúng mác yêu cầu, cát được sàn lọc đúng qui định, sạch và không lẩn tạp chất, đều hạt, xi măng tốt không để quá lâu trong quá trình xây tô làm giảm chất lượng và không vón cục. Hồ trộn xong phải xây, tô ngay không để lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng của hồ.
Khối tường xây phải được liên kết vào cột bằng thép chờ khoảng 30 - 35 cm.
Tô đảm bảo độ dày qui định có lưới thép để tránh nứt giữa dầm và tường lớp tô phải dùng thước dài và xoa hoàn thiện thật phẳng, nhẵn đúng yêu cầu kỹ, mỹ thuật cuả mặt tô.
Biện pháp trát:
Trước khi trát bề mặt phải sạch tưới nước cho ẩm và phải gém phẳng mặt. Chiều dày lớp vữa trát là 15mm.
Mặt tường sau khi trát bề  mặt phải phẩng theo yêu cầu của thiết kế, phải bão dưỡng tránh rạn chân chim, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
Độ sai cho phép là 0.5% theo chiều thẳng đứng và 0.8 theo chiều ngang.
Biện pháp hoàn thiện:
Công tác sơn sẽ được nhà thầu thực hiện sau cùng.Nhà thầu sẽ không thực hiện công tác sơn khi bề mặt cấu kiện có độ ẩm vượt quá độ ẩm cho phép.
Vật liệu sơn phải được đóng gói cẩn thận và còn nguyên nhãn hiệu của nhà sản xuất. Khi gói bị hư hỏng hoặc mất nhãn hiệu hoặc có sự nghi ngờ về chất luợng thì nhà thầu sẽ kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng cho công trình:
Kiểm tra và sửa chữa những khiếm khuyết trên bề mặt cần sơn
Bề mặt cấu kiện trước khi sơn phải sạch bụi. Trước khi sơn phải trét lớp matit.
Công tác sơn thực hiện theo chủng loại và độ dày theo yêu cầu của thiết kế và có nghiệm thu. Chỉ được thực hiện lớp sơn kế tiếp sau khi có sự đồng ý của chủ đầu tư.
Bề mặt sơn phải cùng màu, mịn, bóng và không lộ lớp sơn bên trong.
Sơn hoàn thiện bằng 2 lớp sơn đạt tiêu chuẩn TCVN, màu sơn theo thiết kế chỉ định.
Biện pháp thi công tháo dỡ và lắp đặt mái tôn:
Thi công tháo đỡ và lắp đặt mái tôn: Kiển tra an toàn trước khi tháo dỡ, công nhân tham gia tháo dỡ phải được trang bị bảo hộ và đeo dây an toàn.
Dùng tời để vận chuyển tôn lên vị trí lắp đặt và đưa tôn cũ xuống đất.
Hệ thống điện:
Hệ thống cung cấp chính : Dây dẫn bọc ống và chôn nghầm dưới đất. Điểm nối với hệ thống nội bộ công trình phải có hộp nối.
Các hộp nối, hộp âm tường phải được đặt theo đúng cao độ hồ sơ thiết kế. Toàn bộ dây dẫn trong nội bộ công trình là dây Cadivi, được bọc trong ống bọc của Clipsal và đặt ngầm tường. Dây chỉ được nối tại các hộp nối.
Lắp đặt đầu báo theo TCVN 5738:1993, chỉ sử dụng 80% mức tối đa của tiêu chuẩn cho phép.

 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Để quản lý chặt chẻ chất lượng công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư tại công trường nhà thầu phải có chuyên viên  chuyên kiểm tra nghiệm thu và kiểm định công trình, chuyên viên này có trách nhiệm:
Kiểm tra, kiểm định tất cả các vật tư thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình.
Có quyền thay mặt nhà thầu kiểm tra các cơ sở sản xuất, gia công …
Có trách nhiệm kết hợp với kỹ sư thi công nghiệm thu và lập biên bản tất cả các công việc trên công trường nhất là các công việc như:
Nghiệm thu công tác coffa, cốt thép trước khi đổ bê tông.
Kiểm tra nghiệm thu các hệ thống kỹ thuật điện ,nước…
Có quyền nghiệm thu các công việc vừa hoàn thành để cho phép tiến hành công việc tiếp theo.
Hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng lập báo cáo đánh giá chất lượng trên toàn công trình để Giám đốc nhà thầu biết và có biện pháp xử lý.
Để đảm bảo công trình được xây dựng đúng với hồ sơ thiết kế đồi hỏi nhà thầu phải xác lập các mốc, trục định vị chính xác và những mốc Chủ đầu tư giao phải được bảo quản bằng rào thép, tránh mọi va chạm ảnh hưởng đến độ chính xác của mốc chuẩn.
Quản lý về tim mốc toạ độ:
Từ mốc chuẩn sẽ xác định được hệ mốc công trình và từ đó mới có thể tiến hành giác móng cho công trình vì vậy các mốc trục định vị đòi hỏi độ chính xác cao. Phải đóng gabari trục và cao độ để dể dàng kiểm tra trục trước khi thi công.
Dùng máy kinh vĩ có độ chính xác 0,1mm và máy thủy bình để thường xuyên kiểm tra trục  và định vị cho từng hạng mục công trình, kích thước và vị trí cốt thép cột móng phải được kiểm tra và nghiệm thu tim trục chính xác mới được đổ bê tông móng, cổ móng.
Kỹ thuật trắc đạc hiện trường phải có kinh nghiệm tay nghề cao và tính cẩn thận. Máy đo đạc tại hiện trường phải được kiểm tra hiệu chỉnh trước khi sử dụng và được thường xuyên cân chỉnh để bảo đảm độ chính xác cao.
Quản lý về chất lượng vật tư:
Tất cả các vật tư đưa vào thi công cho công trường đều phải được kiểm tra đúng chất lượng và phải có giấy kiểm định của các cơ quan kiểm định thì mới được cho phép thi công.
+ Cát đá phải có chứng chỉ thí nghiệm .
+ Sắt thép phải có thí nghiệm mẫu .
+ Các vật tư khác phải có xác nhận đúng tính năng và chất lượng theo thiết kế.
Cốt thép cho bê tông phải đúng chủng loại và chất  lượng theo thiết kế, phải có chứng chỉ của lô hàng đưa về cho công trường, hoặc lấy mẫu thí nghiệm kéo thép để xác định cường độ lô hàng, đúng thiết kế mới được sử dụng. Thép xây dựng không được rỉ đóng vẩy, và được bảo quản đúng qui định. Khi gia công phải cắt uốn đúng qui phạm thiết kế
Công tác quản lý chất lượng thi công bê tông rất quan trọng, tỷ lệ cấp phối trước khi đưa vào sử dụng tại công trường phải có thiết kế cấp phối. Khi trộn phải đúng cấp phối đã được duyệt hoặc thiết kế qui định. Khi đổ bê tông phải kiểm tra độ sụt , độ dẻo tại hiện trường, tổ chức lấy mẫu theo qui phạm qui định
Công tác tổ chức quản lý chất lượng
Tại hiện rường ban chỉ huy công trường phải tổ chức một nhóm quản lý chất lượng công trình với nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, kiểm tra đo đạc định vị , kiểm tra chất lượng bê tông và thường xuyên lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra và đánh giá chất lượng từng bộ phận công trình, đồng thời có trách nhiệm thường xuyên thông báo, phối hợp với giám sát A tổ chức nghiệm thu lập biên bản theo qui định cho phần việc công trình hoàn thành trước khi triển khai các phần việc tiếp theo.
Chủ trì cùng kỹ thuật thi công lập hồ sơ hoàn công từng giai đoạn của công trình và hoàn tất hồ sơ hoàn công khi bàn giao công trình cho đơn vị chủ quản sử dụng .

BIỆN PHÁP THI CÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.

Công tác an toàn lao động:
Công nhân được trang bị đầy đủ dụng cụ lao động như: giày, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng, quần áo bảo hộ và phải được học các biện pháp về an toàn lao động.Tất cả các công nhân trên công trường phải biết cách phối hợp giữa xe máy và thủ công trước khi thi công.
Bố trí người chỉ huy đổ vật liệu gọn gàng.Các thiết bị thi công ban đêm phải có đầy đủ các đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn.
Sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề.
Công tác đảm bảo vê sinh môi trường:
Các loại xe chở vật liệu của công trường phải dùng bạt che đậy cẩn thận, tránh tình trạng rơi bụi bẩn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Trên các đoạn đường xe vận chuyển đất phải đước thường xuyên tưới nước.
Giáo dục thường xuyên cho cán bộ, công nhân toàn công trường có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường của địa phương, không chặt phá bừa bãi cây cối, phá hoại cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Bố trí người làm công tác Y tế  để kiểm tra nhắc nhở và có kế hoạch đảm bảo vệ sinh trên công trường và nhà ở.
Sử dụng các thiết bị thi công có giới vào những thời gian hợp lý để hạn chế tối đa ách tắc giao thông, gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi đến môi trường xung quanh.
Tất cả các chất thải trên công trường phải có biện pháp thu gom, xử lý đúng quy định.
Hoàn trả mặt bằng công trường :
Sau khi đã thi công hoàn thành các hạng mục công trình, công trường sẽ tiến hành hoàn trả mạt bằng công trường, bao gồm các công việc như san dọn mặt băng thi công, tháo dỡ công trình tạm, di chuyển nguyên vật liệu, thiết bị thi công ra khỏi pham vi công trình, xử lý chất thải vệ sinh khu vực công trường. Bàn giao kiện trường hoàn trả lại tốt hơn so với ban đầu.
Công tác hoàn công:
Nhật ký thi công được Nhà thầu chúng tôi đóng sổ bìa cứng, ghi chép đầy đủ quá trình diễn biến của từng hạng mục công trình do cán bộ kỹ thuật ghi. Tất cả các công việc thi công trên công trường đều được phản ảnh trong Nhật ký. Tất cả hạng mục của công trình khi chuyển bước thi công đều phải được đơn vị thi công kết hợp với cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư kiểm tra nghiệm thu, lập biên bản cho từng phần việc cụ thể, để làm cơ sở cho việc tổng nghiệm thu công trình sau này. Nếu công trình có các công việc phát sinh ngoài khối lượng dự thầu phải được thống nhất giữa các bên gồm: Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và đơn vị thi công, cùng lập biên bản ký kết gửi các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Tại công trường có một cuốn sổ nhật ký A -B -TK ghi các biên bản hoặc đề xuất thay đổi ở công trường, những sai sót do đơn vị thi công gây ra trong quá trình thi công, những nhắc nhở đối với đơn vị thi công, với mục đích đảm bảo chất lượng thi công công trình. Các biên bản nghiệm thu sẽ được Nhà thầu lưu đầy đủ để sau này phục vụ cho công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng và làm Hồ sơ hoàn công.
 Hồ sơ hoàn công gồm có:
 Thuyết minh hoàn công.
 Các văn bản pháp lý liên quan đến công trình.
 Nhật ký thi công.
 Các biên bản bàn giao tim mốc từng hạng mục.
 Các biên bản kỹ thuật từng phần viêc trong thi công.
 Biên bản phát sinh khối lượng nếu có.
 Biên bản nghiệm thu chi tiết, nghiệm thu tổng thể.
 Hồ sơ kết quả kiểm tra chất lượng công trình như độ chặt của nền đất đắp, chất lượng của vật liệu đất được sử dụng,...
 Các bản vẽ thiết kế và bản vẽ thi công các hạng mục.
 Các văn bản khác liên quan đến công trình.
Trong những năm vừa qua Nhà thầu đã thi công nhiều công trình có qui mô tương tự, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Hiện nay với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, công nhân lành nghề, thiết bị xe máy đầy đủ sẵn sàng điều động bất cứ lúc nào, nếu được trúng thầu Công ty chúng tôi sẽ hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, sớm đưa công trình vào sử dụng.
    

Xem thêm biện pháp thi công

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha