GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG, ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt

Ngày đăng: 27-05-2022

262 lượt xem

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG, ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Theo nghị định 08 của Chính phủ quy định một sồ điền của luật bảo vệ môi trường ngày 10/01/2022 thì Giấy phép môi trường bắt đầu thi hành từ đầu năm 2022 với nhiều điểm nổi bật trong quá trình thực hiện bảo vệ môi trường và hạn chế được nhiều thủ tục hành chính khác so với trước đây vì giấp phép môi trường sẽ tích hợp các giấy phép môi trường thành phần vào cùng một giấy phép gọi là giấy phép môi trường. Ngoài ra, thời hạn giấy phép môi trường dài do đó tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp thực thi các dự án.

THÀNH PHẦN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012)

Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017)

Đối với khoáng sản: Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010)

Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

1. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm công trình, bao gồm các nội dung sau:

A. Thông tin chung về dự án đầu tư: tên dự án, chủ dự án; địa điểm thực hiện dự án; cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; văn bản thay đổi (nếu có); quá trình thực hiện dự án; quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất, lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến dự án;

B. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

C. Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (công trình được bàn giao, nghiệm thu giữa chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị giám sát thi công theo quy định của pháp luật về xây dựng): các công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại; công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác. Các thông tin chính gồm: quy mô, công suất, quy trình vận hành; hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng để xử lý nước thải; hóa chất, chất xúc tác sử dụng để xử lý bụi, khí thải; các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, thiết bị quan trắc tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) và thiết bị xử lý khác (kèm theo CO/CQ của thiết bị); các thông số kỹ thuật cơ bản; tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.

Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy hại phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom và xử lý chất thải.

Đối với dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ công nghệ sản xuất; điều kiện kho, bãi lưu giữ; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải nêu rõ việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;

D. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

đ) Đề xuất nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) kèm theo đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi này;

E. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;

G. Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả của công trình xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc dự án có công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

H. Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và các nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

2. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

A. Thông tin chung về dự án đầu tư: tên dự án, chủ dự án; địa điểm thực hiện dự án; cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án; quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất, lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến dự án;

B. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

C. Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không phải thực hiện); đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác; đánh giá, dự báo tác động của các nguồn thải, tiếng ồn, độ rung; đánh giá, dự báo tác động của dự án tới đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, dòng chảy, sạt lở, bồi lắng, xâm nhập mặn và xã hội (nếu có);

D. Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng (thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của các công trình bảo vệ môi trường, hạng mục công trình xử lý chất thải, các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, thiết bị quan trắc tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) và thiết bị xử lý khác (kèm theo CO/CQ, nếu có), phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, các công trình lưu giữ chất thải và công trình, thiết bị liên quan; kế hoạch xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì, quản lý hạng mục xả thải và công trình xử lý chất thải, kèm theo dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;

Đ. Các nội dung bảo vệ môi trường đặc thù: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải, trong báo cáo đề xuất phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển, trong báo cáo đề xuất phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật. Đối với dự án đầu tư gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học, trong báo cáo đề xuất phải có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học. Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong báo cáo đề xuất phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;

E. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;

G. Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả của công trình xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc dự án có công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

H. Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

3. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II bao gồm:

A. Thông tin chung về cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp: tên, địa chỉ, địa điểm thực hiện; văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường và giấy phép môi trường thành phần (nếu có); quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất, lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến cơ sở. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ công nghệ sản xuất, điều kiện kho, bãi lưu giữ, hệ thống thiết bị tái chế, phương án xử lý tạp chất và phương án tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương);

B. Sự phù hợp của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

C. Các nguồn chất thải phát sinh, bao gồm: quy mô, khối lượng, chủng loại chất thải rắn; quy mô, lưu lượng, thông số ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung; quy mô, lưu lượng, thông số ô nhiễm nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải; công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã hoàn thành như quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

D. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

Đ Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;

E. Kết quả quan trắc môi trường trong 02 năm trước liền kề đối với trường hợp phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định hoặc kết quả quan trắc mẫu chất thải bổ sung theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp đã có giấy phép môi trường thành phần không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định;

G. Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất, kèm theo các quyết định, kết luận (nếu có);

H. Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

4. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án nhóm III bao gồm:

a) Thông tin chung về dự án đầu tư: tên dự án, chủ dự án; địa điểm thực hiện dự án; quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất, lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến dự án;

b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

c) Mô tả hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không phải thực hiện); mô tả công nghệ sản xuất được đề xuất lựa chọn;

d) Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng (thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của các công trình bảo vệ môi trường, hạng mục công trình xử lý chất thải, các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, thiết bị quan trắc tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) và thiết bị xử lý khác (kèm theo CO/CQ, nếu có), phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, các công trình lưu giữ chất thải và công trình, thiết bị liên quan; kế hoạch xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì, quản lý hạng mục xả thải và công trình xử lý chất thải; biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi;

đ) Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;

e) Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.

5. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III bao gồm:

a) Thông tin chung về cơ sở: tên, địa chỉ, địa điểm thực hiện; các hồ sơ về môi trường liên quan; quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất, lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến cơ sở;

b) Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

c) Các nguồn chất thải phát sinh, bao gồm: quy mô, khối lượng, chủng loại chất thải rắn; quy mô, lưu lượng, thông số ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung; quy mô, lưu lượng, thông số ô nhiễm nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải; công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã hoàn thành như quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;

đ) Kết quả quan trắc môi trường trong 01 năm trước liền kề đối với trường hợp phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định hoặc kết quả quan trắc mẫu chất thải bổ sung theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp đã có giấy phép môi trường thành phần nhưng không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định; kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất, kèm theo các quyết định, kết luận (nếu có);

e) Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.

6. Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với từng đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này được quy định tương ứng tại các Phụ lục VIII, IX, X, XI và XII ban hành kèm theo Nghị định này.

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. (Có thể nó là thay thế cho Giấy phép xả thải, sổ chủ nguồn thải,… của doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý cho hồ sơ này thuộc Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định về các trường hợp phải có giấy phép môi trường

THÀNH PHẦN HỒ SƠ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012). Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017). Đối với khoáng sản: Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010).

ĐỐI TƯỢNG XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO ĐTM

1, Doanh nghiệp thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quyđịnh về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

2, Doanh nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1.

3, Đối tượng quy định tại khoản 1 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

4, Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau: Đơn xin cấp giấy phép về môi trường, Bản kê khai hiện trạng về môi trường, Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các cơ sở phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (đối với cơ sở phải lập bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường), Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp cho cơ sở.

C.      THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐTM

a)      07 năm đối với Doanh nghiệp thuộc nhóm I và Doanh nghiệp đã hoạt động trước khi Luật môi trường 2020 có hiệu lực có tiêu chí như nhóm I.

b)      10 năm đối với doanh nghiệp không thuộc mục a

Lưu ý: Thời hạn giấy phép có thể ngắn hơn mục a, b nêu trên theo đề nghị của Doanh nghiệp

Căn cứ theo điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, thẩm quyền cấp giấy phép là một trong những cơ quan sau

a)      Bộ Tài nguyên và Môi trường: Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ và đứng hồ sơ

b)      Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ và đứng hồ sơ

c)      Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ và đứng hồ sơ

d)      Ủy ban nhân dân cấp huyện: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ và đứng hồ sơ

E.      THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐTM

Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm công trình BVMT đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Doanh nghiệp không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật BVMT 2020. Doanh nghiệp đang thực hiện vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường có thể lựa chọn tiếp tục vận hành sau đó thực hiện giấy phép môi trường hoặc ngưng vận hành để thực hiện giấy phép môi trường trước.

 

Cấp đổi giấp phép môi trường đối với việt thay đổi tên của Doanh nghiệp mà không thay đổi nội dung khác quy định trong giấy phép.

b)      Điều chỉnh giấy phép môi trường khi thay đổi nội dung cấp giấy phép trước đó.

c)      Cấp lại giấy phép môi trường khi:

1.       Giấp phép sắp hết hạn phải gia hạn trước 06 tháng

2.       Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ không thuộc đối tượng làm báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thực hiện giấy phép trước khi việc thực hiện thay đổi, tăng được triển khải. Phát sinh thêm nguồn, thông số, tăng lưu lượng ô nhiễm (nước thải, khi thải, bụi). Thay đổi nguồn tiếp nhận, phương thức xả thải vào nguồn nước. Lưu ý: Thời hạn cấp lại giấy phép môi trường không quá 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, không quá 20 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

G.       PHÍ THẨM ĐỊNH XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

A.      Doanh nghiệp thuộc nhóm I: chi phí 50 triệu đồng/giấy phép.

B.      Doanh nghiệp thuộc nhớm II, hoặc nằm trên địa bàn 2 tỉnh, hoặc vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính:  chi phí 45 triệu đồng/giấy phép.

C.     Phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: chi phí 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha