Giải pháp thực hiện dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng biến đổi khí hậu

Giải pháp thực hiện dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông cửu long và quy trình thực hiện dự án nông nghiệp

Ngày đăng: 23-11-2022

295 lượt xem

 Giải pháp thực hiện dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông cửu long và quy trình thực hiện dự án nông nghiệp 

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch vùng và tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo các định hướng chuyển đổi bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Rà soát quy hoạch ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt; xác định các nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, thiếu khả thi, đề xuất phương hướng xử lý; kiến nghị nội dung quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của Luật Quy hoạch.

- Rà soát, cập nhật các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai, bố trí lùi vào phía trong bờ biển/bờ sông để đảm bảo an toàn trước các ảnh hưởng của bão, lũ, nước biển dâng, ngập mặn, đặc biệt tập trung vào vùng ven biển.

2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Đối với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ:

- Trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm sẽ xem xét và có kế hoạch cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp vùng và tiểu vùng phù hợp với khả năng ngân sách trung ương và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công.

- Ưu tiên đầu tư hiện đại hóa công trình thủy lợi cấp vùng và tiểu vùng ứng phó với biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, hạ tầng phát triển thủy sản gắn kết chặt chẽ với đầu tư cho hệ thống giao thông; các công trình hạ tầng hỗ trợ phòng chống thiên tai, hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm do thiên tai; các công trình hỗ trợ bảo tồn cảnh quan, môi trường tự nhiên.

b) Đối với nguồn ngân sách địa phương:

- Tiếp tục huy động, sử dụng vốn vay (ODA, vay ưu đãi nước ngoài) để đầu tư phát triển theo quy định hiện hành.

- Ưu tiên đầu tư hiện đại hóa công trình thủy lợi tích hợp của địa phương hỗ trợ vùng nguyên liệu tập trung tại các vùng an toàn và vùng chuyển đổi; xây dựng hạ tầng kết nối cơ bản tới các trung tâm hậu cần, vận chuyển tập trung hàng hóa cho vùng và tiểu vùng tới các khu công nghiệp chế biến sâu sản phẩm và các phụ phẩm tại các thành phố lớn, tới các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực; hạ tầng cơ bản phục vụ đời sống tại các vùng cần di dân, đảm bảo an toàn trước ảnh hưởng của bão, lũ, nước biển dâng, ngập mặn.

c) Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế:

- Huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhất là vốn vay trung và dài hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng đối tượng. Mở rộng các hình thức vay không thế chấp, vay bảo hiểm, vay dưới hình thức cho thuê tài chính.

- Thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với việc xây dựng hạ tầng giao thông huyết mạch (đường bộ, đường thủy, cảng nước sâu); xây dựng hạ tầng các trung tâm hậu cần - vận chuyển; xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp chế biến sâu sản phẩm và các phụ phẩm nông nghiệp tại các thành phố lớn; xây dựng hạ tầng tại các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn, có năng lực quản trị và công nghệ cao, thân thiện với môi trường vào xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp tại các vùng nguyên liệu chủ lực, phát triển các trung tâm hậu cần - vận chuyển, phát triển công nghiệp chế biến sâu tại các thành phố lớn.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp địa phương vào các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực.

- Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng đầu tư vào các sản phẩm đặc sản theo mô hình OCOP gắn với phát triển du lịch, đặc biệt tại các vùng linh hoạt.

3. Đổi mới tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi giá trị

- Thúc đẩy tập trung đất đai, bổ sung xây dựng Chương trình đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu chủ lực tại các vùng an toàn và vùng chuyển đổi.

- Xây dựng lực lượng chuyên gia về tổ chức nông dân và hỗ trợ việc thành lập hợp tác xã tại các địa phương.

- Xây dựng Chương trình thu hút đầu tư phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, thủy sản và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác.

- Tổ chức, kiện toàn hiệp hội/tổ chức doanh nghiệp theo cơ chế hoạt động minh bạch, cạnh tranh công bằng, hành động thống nhất để có đủ năng lực và vị thế để đàm phán và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật từ nước nhập khẩu, từng bước tiến tới thống nhất sản lượng sản xuất của các thành viên trong hiệp hội.

- Phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình thông tin, dự báo và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực của vùng trong bối cảnh ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại, Chương trình đầu tư có trách nhiệm, đảm bảo tính bao trùm, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP tại các địa phương trong vùng, gắn với phát triển khởi nghiệp nông thôn và kinh tế hợp tác, đặc biệt tại các vùng linh hoạt.

- Xây dựng cơ chế cộng đồng đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực nhạy cảm về môi trường và biến đổi khí hậu.

4. Phát triển khoa học công nghệ - Giải pháp thực hiện dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông cửu long và quy trình thực hiện dự án nông nghiệp 

- Tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển các viện nghiên cứu về thủy sản, trái cây, lúa gạo, thủy lợi của vùng theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động gắn với thị trường.

- Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho các ngành hàng với sự tham gia và liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức khuyến nông, doanh nghiệp, hợp tác xã, chính quyền địa phương và các tổ chức, các cá nhân sản xuất:

+ Nghiên cứu phục tráng, tuyển chọn, lai tạo, nhập nội cải tiến hệ thống giống chất lượng cao, thích nghi tốt, tiến tới làm chủ nguồn giống; nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, đạt hiệu quả cao, cải tiến kỹ thuật canh tác hữu cơ, bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với lũ cực đoan và hạn mặn.

+ Nghiên cứu các công thức thức ăn, chế phẩm sinh học cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp hiện có ở đồng bằng sông Cửu Long, hướng tới làm chủ việc sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.

+ Nghiên cứu các đối tượng sản xuất nông nghiệp mới thích nghi tốt tại đồng bằng sông Cửu Long, có thể kết hợp với các hệ thống canh tác lúa, trái cây, thủy sản, rừng ngập mặn hoặc chuyển đổi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp kỹ thuật để phát triển nuôi thủy sản trên biển, ưu tiên các giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng cho người, phương tiện, trang thiết bị nuôi trồng thủy sản khi xảy ra thiên tai.

- Thí điểm và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình về kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, trong quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc và liên kết chuỗi giá trị, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.

- Nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của lũ, hạn, mặn đến các vùng linh hoạt để xác định các hướng chuyển đổi trong dài hạn. Trong ngắn hạn, theo dõi thường xuyên diễn biến lũ, hạn mặn và thị trường, cung cấp thông tin và tư vấn để người dân chủ động linh hoạt sản xuất.

- Nghiên cứu các giải pháp vật liệu xây dựng cho đồng bằng thay thế cho khai thác cát trên sông.

5. Phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng Chương trình đào tạo nông dân chuyên nghiệp, chuyển đổi lao động nông nghiệp và tạo việc làm.

- Xây dựng Chương trình thu hút chuyên gia, trí thức trẻ về nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại từng địa phương.

6. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc, thông tin trực quan hỗ trợ điều hành, vận hành tối ưu các hệ thống thủy lợi điều tiết lũ và mặn, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, tình hình sạt lở ven sông, ven biển để thích ứng với các thay đổi của tự nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng tràm, rừng ngập mặn.

- Điều tra đánh giá và đưa ra giải pháp quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng, triển khai các phương án ứng phó với lũ cực đoan, hấp thu lũ, thoát lũ; xử lý ô nhiễm nước mặt; tái tạo nguồn nước ngầm; cấp nước ngọt; quản lý hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp. Cung cấp thông tin cảnh báo sớm thời tiết, lũ, hạn, mặn và tư vấn nông nghiệp.

7. Rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù - Giải pháp thực hiện dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông cửu long và quy trình thực hiện dự án nông nghiệp 

Rà soát, thể chế hóa và thực thi cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng theo tự nhiên, hội nhập quốc tế:

- Chuyển đổi, sử dụng linh hoạt giữa đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất cho chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch và quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo các điều kiện về môi trường; hỗ trợ chuyển đổi đất lúa, cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần diện tích nhất định để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; tập trung thúc đẩy thị trường thuê đất nông nghiệp; hỗ trợ pháp lý cho người dân liên doanh, liên kết góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, hợp tác xã; tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng cho mua, thuê đất nông nghiệp; khuyến khích cho thuê đất công, đất rừng, bãi bồi, đất ven sông, ven biển gắn với xã hội hóa đầu tư để phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ người dân trồng lúa 3 vụ chuyển đổi canh tác.

- Ưu tiên mở rộng tín dụng và đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp.

- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể và doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị của các sản phẩm chủ lực.

8. Tăng cường liên kết vùng và tiểu vùng

- Thành lập ban điều phối phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu cho từng tiểu vùng có chức năng điều phối liên ngành, liên địa phương, trực thuộc hoặc liên kết chặt chẽ với Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành ban điều phối phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu các tiểu vùng.

- Thử nghiệm một số mô hình liên kết trong mỗi tiểu vùng và toàn vùng, trước mắt tập trung vào quản lý nguồn nước, phát triển liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, phát triển thị trường và thu hút đầu tư nông nghiệp.

9. Hợp tác quốc tế: chia sẻ thông tin, tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật, quản trị; tăng cường điều phối liên ngành, liên vùng trong huy động nguồn lực quốc tế hỗ trợ phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH - Giải pháp thực hiện dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông cửu long và quy trình thực hiện dự án nông nghiệp 

1. Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện Chương trình khoảng 17.500 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước khoảng 5.500 tỷ đồng; vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác 12.000 tỷ đồng.

2. Danh mục một số chương trình, đề án ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn 2020-2030 theo phụ lục kèm theo.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình tổng thể, lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình đầu tư công khác có liên quan; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình tổng thể.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống quan trắc môi trường và tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng Trung tâm dữ liệu tích hợp của Vùng.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hợp tác quốc tế Mê Công, Mê Công - Lan Thương trong quản lý lưu vực sông Mê Công.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi chính sách về đất đai để khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh và hiệu quả cao, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp.

- Tích hợp quy hoạch ngành nông nghiệp nông thôn và các quy hoạch liên quan vào quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách về thuế, tín dụng và bảo hiểm lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chương trình.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com