Dự án nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới sông trong ao

Dự án nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới sông trong ao để nuôi cá theo quy mô công nghiệp

Ngày đăng: 23-04-2022

595 lượt xem

Dự án đầu tư Khu nuôi trồng thủy sản theo mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1. Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản:

II.2. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

II.3. Mô hình đầu tư khu nuôi trồng thủy sản

II.4. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

III.1. Mô tả địa điểm xây dựng

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1.1. Điều kiện về địa lý và địa chất

1.1.1.1. Đặc điểm địa hình

1.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn

1.1.2.1. Về khí tượng

IV.3.1. Đất tại khu vực dự án

IV.3.2. Công trình kiến trúc khác

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

IV.4.1. Đường giao thông

IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng

CHƯƠNG IV:  QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

IV.1. Phạm vi dự án

IV.2. Lựa chọn mô hình thiết kế xây dựng công trình

CHƯƠNG V: QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ SÔNG TRONG AO

V.1. Kỹ thuật nuôi cá sông trong ao

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VI.1. Phương án hoạt động và sử dụng người lao động

VI.2. Phương án sử dụng lao động địa phương

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

VII.1. Tiến độ thực hiện - Tiến độ của dự án

2/- Dự trù tiến độ kinh doanh:

VII.2. Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VIII.1. Nội dung Tổng mức đầu tư

VIII.1.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

VIII.1.2. Chi phí thiết bị

VIII.1.3. Chi phí quản lý dự án:

VIII.1.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm

VIII.1.5. Chi phí khác

VIII.1.6. Dự phòng phí:

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

X.1. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

X.2. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

X.3. Tính toán chi phí

X.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

X.5. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI.1. Kết luận

XI.2. Kiến nghị

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN Dự án nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới sông trong ao để nuôi cá theo quy mô công nghiệp

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư - Dự án đầu tư Khu nuôi trồng thủy sản theo mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao

- Tên công ty :  Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Ocean Bay

- Địa chỉ:  118/165 đường số 8, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân,Thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam

-  Giấy phép KD : số  0317225997 do Sở kế hoạch-Đầu tư TP. HCM cấp ngày 19/4/2012;

-  Điện thoại         :                          -         Fax:   

-  Đại diện          :      Ông Phan Công Nhật   ;   Chức vụ: Giám Đốc

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Ocean Bay có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình nuôi cá sông trong ao..

I.2. Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ : 28B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại : (08) 22142126  ;  Fax: (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 

- Tên dự án:     Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao

- Địa điểm: Tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.

Dự án sẽ bao gồm các hạng mục sau :

- Khu ao nuôi thủy sản :  1.17 ha bao gồm 02 máng nước chảy nuôi cá ; (25mx5mx2m);

- Hệ thống nương cấp nước sạch đã qua xử lý (cống điều tiết, cống ngầm, kênh mương, trạm bơm, máy phát điện, máy sục khí, đường ống cấp nước) 

- Hệ thống nương thoát nước (cống điều tiết, cống ngầm, kênh mương, trạm bơm, đường ống thoát nước) 

- Hệ thống đường giao thông, đê bao, đường nội vùng 

- Khu nhà điều hành, kho chế biến và kho chứa thức ăn 

- Hệ thống điện, hệ thống chống sét,….

- Nguồn vốn đầu tư:

Vốn đầu tư: 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng).

- Vốn tự có (30%) : 2.400,000,000 đồng

- Vốn vay và huy động (70%)  : 5,600,000,000 đồng.

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.4.1. Các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư xây dựng

- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 21/9/2021 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16/04/2009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn lực chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất;

- Căn cứ nghị định số: 61/2010/NĐ- CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

- Các văn bản quy phạm Pháp luật liên quan đến định hướng hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương tỉnh Quảng Nam ;

I.4.2. Các tiêu chuẩn, Qui chuẩn xây dựng

1. Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án đầu tư xây dựng Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

- TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

- TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5576-1991:    Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;

- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ  - Dự án đầu tư Khu nuôi trồng thủy sản theo mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao

II.1.  Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản:

Góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn Công nghiệp hóa và thương mại hóa ngành thủy sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tăng thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng quy hoạch chi tiết Khu nuôi cá ứng dụng công nghệ sông trong ao trong điều kiện cụ thể của vùng dự án mang tính đồng bộ về mô hình, quy trình công nghệ đạt yêu cầu kỹ thuật theo hướng có lợi nhất về kinh tế, đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Góp phần tăng nguồn nguyên liệu thủy sản cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, giảm áp lực khai thác bảo vệ nguồn hải sản. Mục tiêu quan trọng là tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm dồi dào trong nông nghiệp làm nguyên liệu cho việc nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Tận dụng những lợi thế của địa điểm xây dựng một dư án nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; Khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tiềm năng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Áp dụng qui trình kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn Quốc tế nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.

II.2. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

Xuất phát từ thực tế yêu cầu đầu tư dự án Khu nuôi trồng thủy sản theo mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao, tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Duy Xuyên trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và người dân xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư. Để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu nuôi trồng thủy sản. Chủ đầu tư đã hoàn thiện phương án đầu tư dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn và trả lãi ngân hàng, trình UBND xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cùng các Sở, Ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án.

II.3.   Mô hình đầu tư khu nuôi trồng thủy sản

Mô hình nuôi cá “sông trong ao” hiện đang được áp dụng ở nhiều địa phương và được xem là một giải pháp công nghệ mới, mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho người nuôi thuỷ sản.

“Sông trong ao” hay “mương trong ao" là cách gọi của một hệ thống công nghệ nuôi cá có tên tiếng Anh In pond raceway system (IPRS). Hệ thống này có xuất xứ từ Mỹ, được phát triển bởi GS.Jesse Chappell thuộc Trường Đại học Auburn và được USSEC (Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ) giới thiệu vào Việt Nam. IPRS là hệ thống nuôi cá bằng máng nước chảy đặt trong ao.

Theo IPRS, sông trong ao là cách giúp tập trung cá và cho cá ăn trong các ô hoặc “mương” ở ao nuôi. Hệ thống cung cấp cho chúng sự tuần hoàn nước liên tục để duy trì chất lượng nước tối ưu và cải thiện việc quản lý thức ăn. IPRS cũng có khả năng giảm tải chất thải rắn trong ao bằng cách tập trung và loại bỏ chất thải này từ cuối hạ lưu của các đơn vị ao/mương. Bà con cần kiểm soát chất lượng nước trong ao, tránh những nơi nước nhiễm phèn, nếu bị nhiễm rồi cần xử lý ngay để tránh những hậu quả xảy ra.

II.4.   Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng 

Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao nằm tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam còn có tính khả thi bởi các yếu tố sau:

Thực hiện chiến lược phát triển Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Nam đưa ra. Xây dựng một vùng nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, thân thiện với môi trường. Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào qui trình kỹ thuật nuôi làm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và nuôi trồng thủy sản, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân ở địa phương, tạo động lực phát triển cho nghề nuôi thủy sản. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển du lịch, kinh tế địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

II.5.  Công nghệ nuôi cá sông trong ao

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao" dựa trên nguyên lý cơ bản là tạo môi trường nước trong sạch và dòng chảy liên tục trong ao bằng hệ thống máng nuôi với thiết bị thổi khí nén, thiết bị đảo nước tạo oxy..., đặc biệt là hệ thống thu gom phân, chất thải của cá được lắp đặt ở vị trí cuối máng nuôi. Ao nuôi phù hợp để áp dụng công nghệ này có diện tích khoảng 10.000 m2, đáy ao bằng phẳng, độ sâu mực nước là 2 m, đảm bảo tổng thể tích nước trong ao luôn duy trì ổn định khoảng 20.000 m3. Với thiết kế ao nuôi như trên có thể xây dựng được 2 máng nuôi cá với thể tích 250m3/máng (kích thước: 25 x 5 x 2 m). Tùy theo diện tích và độ sâu mực nước cụ thể của ao mà thiết kế số máng nuôi phù hợp, thể tích nước ao bên ngoài quyết định số máng nuôi, yêu cầu tối thiểu 10.000 m3/máng. Máng nuôi cá được xây bằng gạch vữa xi măng, bên ngoài trát nhẵn, đáy máng bằng bê tông và cũng được trát nhẵn, hai đầu máng có cổng chắn bằng lưới thép không rỉ hoặc bọc nhựa PVC để ngăn giữ cá. ở đầu máng được lắp đặt hệ thống máy thổi khí nén, tạo dòng chảy liên tục một chiều dọc theo chiều dài máng. Cuối máng được lắp đặt hệ thống thu gom phân, chất thải cá, được vận hành tự động 3 lần/ngày đảm bảo phân, chất thải của cá luôn được thu gom triệt để  ra bên ngoài ao nuôi.

Cá chỉ được nuôi tập trung trong máng với các đối tượng nuôi là cá rô phi, diêu hồng, trắm cỏ, chép, trắm đen... Bên ngoài máng nuôi, có thể thả thêm các loài cá không ăn thức ăn trực tiếp (cá ăn lọc) như mè trắng, mè hoa... để làm sạch môi trường nước. Đồng thời, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa để cân bằng hệ sinh thái và làm sạch môi trường. Tùy theo đối tượng nuôi mà sản lượng cá thu hoạch khác nhau, trung bình đạt từ 25-30 tấn cá/máng/vụ nuôi, tương đương 50-60 tấn cá/ha/vụ nuôi, sản lượng tối đa có thể đạt 37,5 tấn/máng/vụ.

Hệ thống nuôi cá “sông trong ao" có nhiều ưu điểm vượt trội đó là: IPRS không chỉ cho năng suất rất cao, tối đa đạt 70-75 tấn cá/ha/vụ nuôi, gấp trên 10 lần năng suất nuôi truyền thống, mà còn cho chất lượng sản phẩm cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Cá được nuôi trong điều kiện nước chảy, vận động liên tục, không tiếp xúc trực tiếp với bùn đáy, được sinh trưởng trong môi trường trong sạch và kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào, do đó chất lượng thịt cá săn chắc, không có mùi bùn, thơm ngon hơn so với nuôi trong ao nước tĩnh truyền thống. Hệ thống máng IPRS có thể giúp chủ động nguồn nước tại chỗ, không phụ thuộc nhiều vào nguồn nước cấp bổ sung, nước trong ao không cần thay thế mà có thể sử dụng tuần hoàn liên tục nhiều năm. Khi đưa cá vào nuôi đến một mức độ ổn định, cân bằng giữa các loài cá nuôi và thủy sinh vật được thiết lập sẽ tự làm sạch môi trường, hình thành hệ sinh thái ổn định. Thức ăn thừa và chất thải của cá được thu gom bằng hệ thống hút tự động, được xử lý qua Biogas hoặc hút ra ngoài để làm phân vi sinh. Nước sau khi lắng lọc có thể đưa trở lại để bổ sung cho hệ thống ao nuôi. Chất thải và thức ăn thừa có thể được xử lý bằng chế phẩm sinh học hoặc Biogas để làm phân bón. 

Công nghệ IPRS có điểm tối ưu là hệ thống máy nén đưa không khí nén qua hệ thống giàn thổi khí đặt gần sát đáy ao. Không khí nén được đưa xuống đáy ao và đẩy từ dưới lên mặt ao. Hiện tượng oxy hóa làm cho khí độc bay lên. Khí nén xuống đáy ao cũng tạo ra dòng chảy và đẩy các khí độc khỏi đáy ao. Thay vì phải thay nước trong ao nuôi như trước kia, hệ thống này không thay và thải nước ra ngoài, tránh được lây lan mầm bệnh sang các trang trại khác và ra môi trường xung quanh. Hệ thống nuôi này cũng được ứng dụng linh hoạt, trong đó có thể nuôi nhiều đối tượng với nhiều kích cỡ khác nhau, giúp cho người nuôi chủ động cao trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, công nghệ nuôi cá này cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu, điều kiện khắt khe, tốn kém cần phải đáp ứng mà không phải người nuôi cá nào cũng có thể áp dụng thành công, đó là: ao nuôi phải có diện tích và thể tích nước đủ lớn, diện tích tối thiểu từ 5.000 m2, thể tích tối thiểu 10.000 m3 nước trở lên; chi phí đầu tư xây dựng máng nuôi, lắp đặt thiết bị ban đầu khá lớn, trung bình khoảng 200 - 250 triệu đồng/máng nuôi; yêu cầu hệ thống cung cấp điện ổn định, liên tục và phải có máy phát điện dự phòng để có thể tự động thay thế điện lưới; chi phí đầu tư mua thức ăn, con giống, chất xử lý, cải tạo môi trường... lớn, khoảng 1 tỷ đồng/ha/vụ, tương ứng với sản lượng cá thu hoạch khoảng 40-50 tấn/ha; người nuôi phải có trình độ khá cao trong quản lý, vận hành, chăm sóc nuôi dưỡng và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm...

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

III.1. Mô tả địa điểm xây dựng

Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam với diện tích (1.17 ha). 

Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:

ü Phía Đông giáp đất nuôi trồng thủy sản;

ü Phía  Nam giáp đất nuôi trồng thủy sản ;

ü Phía Tây giáp bờ đê bao sông Thu Bồn ;

ü Phía Bắc giáp đất nuôi trồng thủy sản.

Thuộc địa phận xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam .

1.1.   ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1.1. Điều kiện về địa lý và địa chất

1.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Một điều kiện thuận lợi là vị trí xây dựng của Dự án nằm giáp với sông Thu Bồn nên giao thông rất thuận lợi về đường thủy và lấy nước tưới tiêu, thay nươc cho ao cá. Tuy nhiên, mặt bằng nằm trên khu đất cạnh bờ sông Thu Bồn, có thể nền đất yếu, cần thiết phải khảo sát địa chất, thủy triều kỹ trước khi tiến hành xây dựng đê bao.

1.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn

1.1.2.1. Về khí tượng 

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển.

Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Do vậy, việc nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết.

Theo số liệu quan trắc nhiều năm của đài khí tượng thủy văn khu vực - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Nam , nhiệt độ trung bình hàng tháng ở mức khá cao:

Thủy văn

Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn (VG-TB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông VG-TB và Tam Kỳ.

Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ thống VG - TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác.

Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia (tính đến thị trấn Thạnh Mỹ với diện tích lưu vực 1,850 km²) là 127 m3/s, của sông Thu Bồn (tính đến Nông Sơn với diện tích lưu vực 3,130 km²) là 281 m3/s. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 10, 11, 12) chiếm 65 - 70% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt (từ tháng 2 đến tháng 8) rất thấp. Hai tháng 1 và 9 là các tháng chuyển tiếp với dòng chảy thất thường. Lưu lượng cực đại của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10,600 m3/s và lưu lượng tối thiểu đo được là 15.7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạnh Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu là 10.5 m3/s. Lưu lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và hạn hán trong vùng.

III.1.1. Hiện trạng sử dụng đất

IV.3.1. Đất tại khu vực dự án

- Hiện trạng khu đất là đất nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích của khu đất lập dự án khoảng 1.17 ha đất nhận khoán trồng thủy sản của dân, khu đất lập dự án không có công trình công cộng. 

IV.3.2. Công trình kiến trúc khác

- Trong khu đất đầu tư xây dựng là đất nuôi trồng thủy sản.

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

IV.4.1. Đường giao thông

- Khu vực đầu tư xây dựng chưa có trục đường giao thông chính, tiếp giáp sông nước, chỉ có đường đất, đường bờ đê SÔng Thu Bồn. Còn lại chưa có đường giao thông. 

IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt

- Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, hiện tại tự chảy đổ tự nhiên.

Nhu cầu Cấp điện áp:

* Hệ thống chiếu sáng:

Chiếu sáng giao thông:

+  Lưới hạ thế chiếu sáng: sử dụng cáp đồng bọc cách điện 600V tiết diện 3M11 + M6 để cấp điện cho hệ thống chiếu sáng. Cáp chiếu sáng được đi trong ống nhựa chịu lực 40 hoạc ống sắt tráng kẽm  40 chôn ngầm dưới đất.

+ Trụ chiếu sáng: sử dụng trụ thép tráng kẽm hình côn bát giác cao 8m (chiếu sáng các trục giao thông chính) hoặc cao 6m (chiếu sáng đường giao thông phụ).

+ Đèn chiếu sáng: chiếu sáng đường giao thông chính dùng đèn cao áp Sodium ánh sáng vàng 250W - 220V. Chiếu sáng đường giao thông phụ dùng đèn cao áp Sodium ánh sáng vàng 150W - 220V. Đối với các lối đi sẽ bố trí các đèn chiếu sáng trang trí để chiếu sáng dọc theo các lối đi.

+ Bố trí chiếu sáng giao thông: đối với các tuyến đường nhỏ bề rộng đường 5 - 10m: bố trí chiếu sáng ở 1bên, khoảng cách trung bình giữa các trụ chiếu sáng từ 25 - 30m.

+ Chiếu sáng lối đi: sẽ bố trí các đèn chiếu sáng trang trí để chiếu sáng dọc theo các lối đi. Khối lượng bố trí tuỳ theo nhu cầu thực tế.

Nhu cầu nước:

 * Nguồn cấp nước chp nuôi trồng thủy sản lấy từ sông Thu Bồn:

- Áp dụng tiêu chuẩn 3989/1982 về cấp thoát nước

-  Nguồn nước được lấy từ khai thác nước ngầm đem xử lý dùng cho sinh hoạt.

  * Tiêu chuẩn dùng nước:

Nước cho sinh hoạt : 200l/người/ngày

  Q = 140-182m3/ngày, trong đợt 1 chỉ sử dụng 70% (  Q = 97-127m3/ngày)

Nước tưới cây : 20%   Q

- Được cấp vào bằng 1 đồng hồ nước.

- Dùng ống PVC  150,  100,  80 dẫn nước đến các hạng mục công trình.

* Mạng lưới phân phối:

Hệ thống cấp nước theo tuyến đường cấp nước sẽ được tập trung vào hồ chứa nước ngầm của nội bộ từng công trình để bơm lên bể nước mái bằng hệ thống máy bơm và đã có xử lý nước qua hệ thống xử lý nước cục bộ.

* Khối lượng ống sử dụng:

- Mạng lưới cấp nước dùng ống PVC  150,  100,  80.

* Vệ sinh môi trường:

Thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (hoặc bản cam kết bảo vệ Môi trường). Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải và chế độ quan trắc hàng năm theo quy định Pháp luật Môi trường.

Vấn đề Môi trường sẽ được làm rõ trong giai đoạn lập dự án chi tiết.

Hệ thống chống sét:

Các công trình trong khu vực được bảo vệ chống sét với cấp chống sét là cấp 3.

Khu vực được bố trí các kim thu sét cầu có bán kính 85m, 102m bố trí tại các điểm cao khu vực. Trên nóc các công trình có bố trí chống sét đặt kim với cao độ +6m so với điểm cao nhất  của công trình. Các biện pháp chống sét được áp dụng ngay khi bắt đầu thi công xây lắp các kết cấu bằng kim loại ở trên cao, ngoài trời .

Khi xây dựng xong công trình phải hoàn chỉnh các trang thiết bị chống sét. Sau khi lắp đặt được tiến hành thử nghiệm, nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng được thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.

Xây dựng mô hình dự án ứng phó với biến đổi khí hậu:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình triển khai là nghiên cứu định hướng các tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn của dự án. Theo đó, cần phải nghiên cứu tăng mức đầu tư cho công tác san lấp nâng cos công trình, xây dựng hệ thống bờ bao vững chắc, kết hợp với  trồng rừng sinh thái và xây dựng hệ thống chống ngập. Huy động các tổ chức tài chính trong việc tài trợ hoặc vay để tham gia cung cấp tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu và các tác động trực tiếp dự án.

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng

Dự án đầu tư xây dựng Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao nằm trong khu vực quy hoạch. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao với các tiêu chuẩn phù hợp là tất yếu và cần thiết. 

 QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 

IV.1. Phạm vi dự án

- Đầu tư xây dựng Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trên khu đất 1.17 ha .

IV.2. Lựa chọn mô hình thiết kế xây dựng công trình

IV.2.1.  Mô hình đầu tư Ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao

 

 TT

 Hạng mục chi phí

 ĐV

 Khối lượng

I

 Phần xây dựng chính

 

 

1

Khu nhà kho chứa thức ăn cho cá

 m2

200

2

Khu nhà đặt thiết bị

 m2

50

3

Khu nhà nghỉ công nhân

 m2

150

4

Khu sân bãi

 m2

205

5

Khu hồ chứa nước

 m2

9,573

6

Làm đường và gia cố cải tạo bờ ao

 m  

820

7

Làm mương nuôi cá 25mx5mx2m

 m2

 500

 

Dự án đầu tư Khu nuôi trồng thủy sản theo mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao

Khu nuôi cá sông trong ao, nhà kho, văn phòng:

Chiếm tỷ lệ diện tích 1.17 ha). Hệ thống bờ bao vượt lũ kết hợp với giao thông nội bộ để thuận tiện việc đi lại và vận chuyển vật tư đến các ao nuôi. Ngoài ra dự án phải bố trí các hạng mục công trình với quy mô diện tích được tính toán đáp ứng yêu cầu về công nghệ và trình độ sản xuất.

Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất:

Điện: để chủ động trong việc cung cấp điện cho các thiết bị phục vụ sản xuất và kết hợp với nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt trong vùng. Khu nuôi cá luôn có máy phát điện dự phòng cài chế độ tự động phát điện khi có sự cố mất điện lưới.

 

IV.2.2. Thiết kế ao nuôi:

1. Ao nuôi có đặc điểm như sau:

Sông trong ao – Những yêu cầu cơ bản

• Thể tích ao nuôi tối thiểu là 10.000m3 (chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của ao)

• Hệ thống yêu cầu cung cấp điện 100% trong quá trình nuôi

(24h/ngày – 7 ngày/tuần – 365,25 ngày/năm)

• Thích hợp với việc sử dụng thức ăn nổi chất lượng cao, đòi hỏi phải quản lý rất triệt để - hệ thống công nghệ cao. Cần khoản đầu tư đáng kể và cần những thiết bị riêng biệt (bao gồm thiết bị phát điện dự phòng)

Dựa trên một thể tích nước là: 10.000m3, có thể sử dụng 250m3 thể tích nuôi nước chảy để sản xuất được tối đa 37.500 kg cá thịt và  tối đa 7.500kg cá ăn lọc.

• Kích thước tiêu chuẩn của máng nước chảy là 25x5x2m (250m3). Hệ thống nuôi này được ứng dụng linh hoạt, trong đó có thể nuôi nhiều đối tượng với nhiều kích cỡ khác nhau

• Có thể thu gom được chất thải trong quá trình nuôi, cá được giữ trong điều kiện nước chảy do đó thịt cá được đánh giá là ngon hơn so với trong môi trường nuôi ao nước tĩnh truyền thống. Không cần thay nước trong quá trình nuôi, chỉ bổ sung nước để bù lượng bốc hơi tự nhiên.

Công nghệ “sông trong ao” thực chất là việc nuôi cá trong một bể có diện tích khoảng 250m2, được xây trong một ao lớn rộng khoảng 1ha. Bể được lắp đặt hệ thống thiết bị kỹ thuật gồm máy nén khí, thiết bị thổi khí, dẫn khí, thiết bị tạo dòng, ống sủi cung cấp oxy, hệ thống hút chất thải đáy... tạo nên dòng chảy liên tục trong ao; bảo đảm điều kiện sống tối ưu cho cá. Theo đó, mỗi bể nuôi cá có đáy thảm bê tông cứng, máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy... Các máy này liên tục hoạt động 24/24 giờ tạo thành trục sông có tường bê tông ngăn nước. Trong sông có sóng và dòng chảy tuần hoàn, nước luôn lưu chuyển khắp ao bảo đảm điều kiện số tối ưu cho cá. Những chiếc máy bơm tạo dòng chảy tuần hoàn giúp cá trong bể hình thành thói quen vận động và bơi ngược dòng liên tục.

- Diện tích ao nuôi từ 10.000m2. Hình dạng tùy thuộc vào địa hình nơi xây dựng, nhưng tốt nhất nên có hình chữ nhật để thuận tiện cho việc quản lý và thu hoạch.

- Bờ ao chắc chắn, không bị lún hoặc nứt vỡ và chống lũ triệt để. Bờ bao kết hợp với giao thông đi lại trong khu vực dự án.

- Ao có hệ thống cấp thoát nước độc lập để không gây ô nhiễm bẩn và lây lan mầm bệnh cho khu vực xung quanh.

2. Ao điển hình: 10.000m2    -  Ao được thiết kế theo hướng Đông - Tây.

- Diện tích mặt nước ao nuôi: 120,5m x 83m = 10.001,5m2

- Diện tích đáy ao: 116,5m x 75m = 8.737,5m2

- Diện tích trung bình ao: (10.001,5 + 8.737,5)m2 = 9.369,5m2

- Thể tích nước ao nuôi trung bình: 9.369,5m2 x 2,5 = 23.423 m3

- Đáy ao nghiêng về phía cống thoát nước độ dốc 1%.

 

AO ĐIỂN HÌNH

 

III. Thiết kế cấp thoát nước:

Nước được lấy từ sông Thu Bồn  chảy tự nhiên vào kênh dự trữ nước, xử lý vi sinh trước khi đưa vào ao nuôi.

Thiết kế kênh dự trữ nước có đáy kênh tương đương bằng đáy sông Thu Bồn. Vào mùa nước nổi nước ra vào tự nhiên được khống chế bởi các van đóng mở nước đặt phía trước các kênh dẫn nước. Vào mùa khô, khi thủy triều lên đầy kênh dự trữ ta khóa van nước lại xử lý nước và bơm vào máng phân tán cho các ao nuôi.

1. Máng dẫn nước:

Máng dẫn nước được thiết kế xây bằng BT đá hộc ngang bằng với mực nước ao nuôi và có van đóng mở ở trước các cửa máng dẫn vào từng ao.

- Chiều rộng máng: 4m

- Chiều sâu máng: 1m

2. Cống thoát nước thải chính:

 

CHI TIẾT THOÁT NƯỚC

- Đường kính Ø: 1m - 1,5m

- Chiều sâu từ bề mặt đê xuống đáy cống: 3m - 4m

- Nước thải từ trong ao được thoát ra cống chính bằng cống dẫn nước phụ D800 thông qua hố ga, rồi được dẫn về khu xử lý nước tập trung.

- Độ dốc thoát nước 1% về khu xử lý.

- Ở mỗi cống dẫn nước có hệ thống van khóa đóng mở nước.

IV. Thiết kế đê bao:

1. Đê bao chống lũ, bao bọc khu nuôi trồng:

Xung quanh dự án vừa làm hệ thống giao thông nội bộ, vừa làm đê bao chống lũ cho khu nuôi trồng.

ĐÊ BAO

 

Các cạch phía Nam, Đông, Tây dựa vào hệ thống đê chống lũ hiện hữu gia cố nâng cấp tái tạo thêm phần thân đê cho đạt cao trình chống lũ.

+ Chiều rộng mặt đê: 5m

+ Chiều rộng chân đê: 21m

+ Chiều cao mặt đê thiết kế cao 5,2m so với cốt cao độ quốc gia tương đương bằng mặt đường Tỉnh lộ 844 phía trước 2 nhà máy thủy sản.

- Phần mép phía trong ao cá trồng cỏ giữ đất không bị sạt lỡ và nắng nóng.

- Chiều rộng mặt đê: 5m

- Chiều rộng chân đê: 23m

Mặt đê nền đất trồng cỏ chống xói mòn do mưa và nắng nóng.

V. Các công trình khác:

1. Khu xử lý nước thải:

- Thiết kế nhiều ngăn: Chứa - Lắng - Lọc.

- Chia thành nhiều bể xử lý cùng lúc.

- Chất thải chủ yếu chứa các loại vi sinh vật nên không làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Ngược lại, rất có lợi cho việc sản xuất nông nghiệp sau này.

2. Điện chiếu sáng và bơm nước:

Nguồn điện được lấy từ trạm hạ thế Xây dựng mới phục vụ cho dự án. Phân phối cho các trạm điện tập trung. Toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng và sử dụng cho máy bơm được đưa về trạm điều hành trung tâm trong khu vực quản lý.

Ø Thiết kế điện chiếu sáng:

- Đèn chiếu sáng được lắp đặt ở các đê bao chính xung quanh dự án và khu vực xử lý nước sạch ở giữa dự án. Trung bình cách khoảng 100m một bóng đèn 250W.

- Hệ thống dây đi trong ống cách điện và chôn ngầm dưới đất.

Ø Hệ thống bơm nước:

- Mỗi trạm bơm có hai máy bơm nước bằng điện và 1 máy bơm dầu dự phòng.

- Công suất mỗi máy bơm 50hp ~ 37,00kw. Tương đương 300m3 nước mỗi giờ.

- Mỗi trạm bơm cung cấp khoảng 600m3 nước mỗi giờ.

- Các trạm bơm được bảo vệ bởi hệ thống nhà khung thép mái tôn.

CHI TIẾT TRẠM BƠM

 

3. Nhà quản lý điều hành dự án:

Bao gồm các hạng mục như:

+ Nhà quản lý điều hành.

+ Nhà thí nghiệm.

+ Các khu phụ trợ khác.

+ Diện tích sân bãi có mái che.

+ Còn lại là sân đường kho bãi chiến.

- Kết cấu nhà khung sườn BTCT, tường gạch, mái tôn vì kèo thép.

C- GIẢI PHÁP THI CÔNG:

- Dùng Sáng Cạp hoặc máy đào Kobeco để đào ao và đắp đê bao.

- Dùng Cobe và xe cải tiến để trung chuyển và đào đắp.

- Tại các vị trí đặt cống cấp, thoát thì các ống cống sẽ được lắp đặt sau khi bờ ao ổn định.

- Khi lớp đất mặt đê được khô ráo, sử dụng máy ủi và thủ công để tu sửa bờ, mái taluy.

- Thời gian thi công nên chọn vào mùa khô khoảng tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Đây là thời điểm thuận tiện, mực nước xuống thấp nhất nên việc đào đắp bờ ao ít bị mất đất và ổn định hơn.

- Vật liệu đắp đê và bờ bao được sử dụng vật liệu tại chỗ theo nguyên tắc cân bằng, khối lượng đào ao để đắp đê với hệ số đào để đắp K = 1,2. Trong trường hợp khối lượng đất đào còn thừa tiếp tục tôn cao nền mặt bằng khu làm việc hoặc gia cố mái ngoài của đê bao.

D- VẬN HÀNH HỆ THỐNG:

Lối đi trên các máng được đặt ở cả phần đầu và cuối các máng với bề rộng từ 0,65m đến 1m.

 

Bố trí các thiết bị

• Bộ khí, ống dây điện, máy cho ăn và các vật dụng khác thường được đặt ở đầu các máng

• Các vật dụng khác có sử dụng năng lượng điện (hệ thống thu phân) dược đặt ở cuối các máng.

Hệ thống điện: Nguồn điện và máy phát điện:

• Tất cả hệ thống Sông trong ao đòi hỏi nguồn điện ổn định từ mạng lưới điện (không nhất thiết phải là điện 3 pha)

• Ngoài ra cần có một máy phát điện dự phòng khi nguồn điện lưới bị ngắt

• Tốt nhất là một máy phát điện có chế độ tự khởi động (hệ thống báo hiệu cũng nên có)

• Máy phát cần được vận hành thử trong điều kiện có tải, ít nhất 1 lần/tuần.

 

Bố trí máy thổi khí và dàn thổi khí để tạo đơn vị nước trắng và dẫn dòng:

• Máy thổi khí phải bền, do được vận hành liên tục

• Công suất tối thiểu là 170m3 khí/h

• Cách tạo ra dòng khí rất khác nhau do có sự chênh lệch về độ sâu đặt các ống dẫn khí (do áp lực ngược của dòng nước) do đó cần chọn loại máy thổi khí phù hợp

• Cần ít nhất 4 máy thổi khí cho 1 ao với 1 máng: 1 cho máng nuôi, 1 cho dẫn dòng trong ao, 1 cho hệ thống sục khí phụ trợ và 1 làm dự phòng

Thiết bị tạo dòng chảy: Đơn vị nước trắng đây là “trái tim” và là phần quan trọng nhất của hệ thống Sông trong ao

• Cần có một thông số kỹ thuật chung cho cả Đơn vị nước trắng trong máng và trong ao (có thể thay thế cho nhau)

• Dàn khí cần đặt cách đáy máng là 0,5m và ngập dưới nước 1- 1,5m tùy theo công suất của máy thổi khí

• Ống khí trong dàn khí cần cách nhau 6cm và chia làm 2 dàn (mỗi dàn khoảng 2,4m), các dàn có thể tháo dỡ được dễ dàng để vệ sinh

• Góc nghiêng của vòm chắn là 30 độ, mái vòm có thể thẳng hoặc cong đều dượcThiết bị tạo dòng chảy: Đơn vị nước trắng

• Với đơn vị nước trắng, hệ thống Sông trong ao được vận hành với mục tiêu xử lý nước ở chi phí thấp bằng cách tạo ra dòng chảy mạnh với nước giàu oxy trong ao

• Để cung cấp cho mỗi hệ thống Sông trong ao, cần tối thiểu 2-3 đơn vị nước trắng:

– Một được đặt ở đầu máng, và: Một đến hai đặt ở trong ao mở nhằm tối ưu hóa dòng chảy và đảo nước

• Các đơn vị nước trắng được vận hành một cách liên tục sử dụng nguồn điện nhằm đảo nước và tăng cường quá trình phân hủy chất thải.

Yếu tố cơ bản của đơn vị nước trắng – ống sủi khí

• Ống sủi khí với tên thương mại là “Aerotube” với sọc kẻ màu xanh chạy dọc ống được khuyến cáo nên sử dụng

• Khi hoạt động có thể cung cấp mức tối ưu là 0,68m3 khí/h hoặc 0,19 lít khí/s (tương đương với 0,4 ft3/phút theo đơn vị Anh) 0,68m3 khí/h hoặc 0,19 lít khí/s là yêu cầu về áp suất và khí thổi qua để thiết kế hệ thống máy thổi phù hợp.

Máy thổi khí:

Khi nước kiệt, nước trong hệ thống ao nuôi được xả qua ao lắng. Tại đây nước được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh. Dùng các biện pháp lọc cơ học và sinh học để xử lý nước trước khi xả thải. Ao xử lý được bố trí hệ thống sụt khí. Ao xử lý được bón một số men vi sinh để tăng cường hấp thu dưỡng chất trong nước làm giảm mức độ ô nhiễm.

E- KẾT LUẬN:

Qua phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể, cũng như các giải pháp thiết kế nêu trên đã cho thấy việc sử dụng đất sao cho hiệu quả nhất. Nghĩa là diện tích đất được dùng làm mặt nước ao hồ đã được tận dụng lên mức cao nhất, đồng thời cũng thỏa mãn các yêu cầu sử dụng của dự án (quy trình kỹ thuật nuôi, xử lý môi trường,...).

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ SÔNG TRONG AO

I.1. Kỹ thuật nuôi cá sông trong ao

1. Chọn địa điểm :

Địa điểm nuôi là một trong những bước quan trọng trong quá trình nuôi, vì vậy phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

- Ao được xây dựng trong vùng quy hoạch nuôi trồng của nhà nước cho phép;

- Nguồn nước ra vào chủ động, sạch, không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm;

- Cống cấp và thoát có lưới chắn, thiết kế thích hợp để dễ dàng cho việc lấy nước và thoát nước;

- Gần nguồn điện lưới Quốc Gia; Gần nguồn cung cấp giống

Hiện nay, mô hình nuôi cá "sông trong ao" được nhiều hộ nuôi thủy sản áp dụng. Cách nuôi này giúp tăng năng suất cá, bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao cho người nuôi. Để nuôi theo hình thức này, người dân cần thực hiện những kỹ thuật sau:

1. Điều kiện nuôi

Diện tích ao phù hợp để áp dụng mô hình “sông trong ao” từ 7.000-20.000 m2, độ sâu ao từ 2-2,5 m. Khu nuôi chủ động nguồn điện (có điện 3 pha hoặc máy phát điện). Đầu tư đồng bộ các thiết bị ngay từ đầu.

2. Thiết kế bể nuôi cá trong ao

- Diện tích bể nuôi: cần tính toán chính xác thể tích nước trong ao. Khi đã xác định được thể tích ao sẽ tính thể tích của bể và số lượng bể cần xây cho phù hợp. Thông thường tỷ lệ thể tích bể nuôi tương ứng 2,5% thể tích ao. Nếu ao có diện tích 10.000m2, có thể xây 2 bể nuôi, mỗi bể rộng 125 m2 (dài 25 m, rộng 5 m).

- Lắp đặt thiết bị: nguyên lý hoạt động của hình thức “sông trong ao” là tạo dòng chảy liên tục trong ao. Người nuôi cần lắp các máy thổi khí đầu bể để tạo dòng chảy liên tục về phía cuối bể. Cuối bể có tường chắn để giữ phân cá và có hệ thống hút phân ra ngoài nhằm hạn chế ô nhiễm nước ao nuôi. Hai đầu bể có lưới chắn để cá không ra ngoài ao. Sau khi lắp xong các thiết bị, tiến hành thau rửa và vận hành thử. Nếu thiết bị hoạt động tốt, cho nước vào và thả cá.

3. Thả cá

Để tối ưu hóa sản lượng và tái đầu tư cần tính toán chính xác cơ cấu cá thả trong mỗi bể. Nên chọn cá cỡ giống lớn. Đối tượng nuôi thường là các loại cá chép, trắm, diêu hồng, rô phi, lăng... theo hình thức nuôi đơn. Bên ngoài bể thả thêm cá mè hoa để cá ăn phù du giúp lọc nước sạch hơn.

Tuyển chọn cá giống

+ Cá đồng đều kích cỡ; + Màu sắc tươi sáng; + Hoạt động bơi lội nhanh nhẹn

+ Không bị xây sát; + Kích cỡ cá giống 10 – 14 cm

- Thả giống khi trời mát và đầu hướng gió, trước khi thả giống nên tắm qua nước muối 8 – 10% trong vòng 5 phút để sát khuẩn. Khi thả cá phải thả từ từ để cá thích nghi với môi trường mới, tốt nhất là ngâm túi cá giống trong nước khoảng 15 – 20 phút rồi mới thả (nếu vận chuyển bằng túi oxy).

4. Quản lý bể nuôi hàng ngày phải theo dõi các yếu tố môi trường

- Kiểm tra, quan sát ao để kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường như rò rỉ nước, sụt lở bờ. Theo dõi thường xuyên các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá để nhanh chóng xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.

b. Quản lý cho ăn :

- Nguồn thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm ao nuôi. Vì vậy, để an toàn trong suốt quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Trong hai tháng đầu tiên nhu cầu đòi hỏi của cá nhỏ về đạm chất cao, tối thiểu là 30%, giai đoạn tiếp theo sẽ giảm dần.

- Số lượng thức ăn hàng ngày thay đổi theo cỡ cá và sức ăn của cá.

6. Thu hoạch :

- Nuôi trong vòng 4 – 5 tháng cá đạt trọng lượng 1,8 – 2,5 kg, tùy theo yêu cầu của thị trường để có thể tiến hành thu hoạch cá.

- Trước khi thu hoạch 2 đến 3 ngày phải giảm lượng thức ăn và ngưng hẳn ở ngày cuối.

Ø Quy trình nuôi cá:

Cách tính số cá thả

• Sản lượng mục tiêu (kg/m3): 150kg/m3

• Cỡ cá thu hoạch (kg): 1.5kg/con

• Tổng thể tích (m3): 250m3

• Số cá thả (con/máng) = (Sản lượng mục tiêu x Tổng thể tích) ÷ Cỡ cá thu hoạch

• Số cá thả (con/máng) = (150kg/m3 x 250m3) ÷ 1.5kg/con = 25,000 con/mángThả cá

• Khi thả cá giống cỡ lớn thì sẽ nhanh đạt cỡ cá thu hoạch

• Hệ thống sông trong ao có thể được ứng dụng trong ương nuôi cá giống lớn phục vụ tại chỗ cho nuôi thương phẩm bằng cách sử dụng một hoặc một phần máng

• Sinh khối trong ương nuôi cá giống tại chỗ này là 125kg/m3 (nhỏ hơn nuôi thịt)

• Để sản xuất được 100g cá giống trong máng:

• Số cá thả (con/máng) = (125kg/m3 x 250m3) ÷ 0.1kg/con = 312,000 con/mángThả cá

• Cá thả đảm bảo khỏe mạnh, và được chọn lọc đồng đều

• Cỡ cá không đồng nhất dẫn đến giảm hiệu quả khi thu hoạch

Lên kế hoạch thả cá và sinh khối thu hoạch

• Điều quan trọng là bố trí thả cá giữa các máng sao cho không cùng một lúc đạt sinh khối đỉnh.

• Bằng việc thả xen kẽ hoặc cỡ cá khác nhau giữa các máng

• Sản xuất cá giống tại chỗ từ cá hương có kích cỡ phù hợp trong máng sẽ mang lại hiệu quả cao

• Tính toán sản lượng tối đa sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảo lợi nhuậnThả cá ăn lọc trong ao (không thả trong máng) giúp cải thiện chất lượng nước

• Cá ăn lọc có thể được thả trong ao giúp duy trì chất lượng nước như cá mè trắng, mè hoa

• Không thả các loài cá ăn thức ăn chính.

• Nhìn chung có thể đạt tối đa 7.500kg cá/10.000m3 ao (0,75kg cá/m3)

• Cùng với cá trong máng nuôi, cần tránh duy trì sản lượng tối đa, quản lý thức ăn phù hợp

• Thức ăn chiếm chi phí nhiều nhất trong chăn nuôi nói chung

• Cá thịt đòi hỏi thức ăn cao cấp để đạt được tối ưu với chi phí thấp nhất trên mỗi kg tăng trưởng

• Cỡ viên cám, protein, lipid và xơ cần phải phù hợp với cá nuôi trong máng

• Cho ăn thường xuyên sẽ hiệu quả hơn cho ăn hạn chế (cỡ cá đồng đều hơn)

II. Lựa chọn cá giống:

Lựa chọn:

Cá giống không chứa kháng sinh, có giấy chứng nhận kiểm dịch... đánh giá tình hình sức khỏe của cá bằng cảm quan: ngoại hình cân đối, không xây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi (lưng xanh đen, trắng bạc, các sọc thân rõ ràng), kỳ cá đồng đều, không dị hình, bơi nhanh nhẹn theo đàn, thường ngoi lên đớp khí.

Mật độ nuôi:

Kích cở cá thả khoảng: 8-10cm.

Mật độ thả khoảng: 30-50 con/m2.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com