BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN TRẠM CHIẾT NẠP

Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án trạm chiết nạp khí Co2 và khí Argon tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1

BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN TRẠM CHIẾT NẠP

  • Mã SP:BCKTKT TN
  • Giá gốc:90,000,000 vnđ
  • Giá bán:85,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án trạm chiết nạp khí Co2 và khí Argon

NỘI DUNG

 

CHƯƠNG I:         GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN............................................ 5

I.1.         Giới thiệu chủ đầu tư........................................................................................................ 5

I.2.         Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư......................................................................................... 5

I.3.         Mô tả sơ bộ dự án............................................................................................................. 5

I.4.         Hình thức đầu tư:.............................................................................................................. 5

I.5.         Thời hạn đầu tư :.............................................................................................................. 5

I.6.         Quy mô của dự án............................................................................................................. 5

I.7.         Sản phẩm của dự án.......................................................................................................... 5

I.8.         Cơ sở pháp lý triển khai dự án......................................................................................... 6

I.9.         Các tiêu chuẩn Việt Nam.................................................................................................. 7

I.10.      Các văn bản pháp lý của nhà thầu tư vấn:...................................................................... 7

CHƯƠNG II:       SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ....................................................... 8

II.1.       Mục tiêu đầu tư ................................................................................................................ 8

II.2.       Sự cần thiết phải đầu tư.................................................................................................... 8

CHƯƠNG III:     NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG......................................................... 9

III.1.     TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI.................................... 9

a.            Vị trí địa lý............................................................................................... 9

b.            Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 9

c.            Đơn vị hành chính....................................................................................... 9

d.            Về tăng trưởng kinh tế............................................................................... 10

III.2.     Thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................................................................... 11

III.3.     Nguồn Cung nguyên liệu đầu vào................................................................................... 16

III.4.     Dự kiến thị phần kinh doanh của nhà máy trong tương lai........................................... 16

CHƯƠNG IV:     ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG................................................................ 19

IV.1.     Mô tả địa điểm xây dựng................................................................................................ 19

IV.2.     Điều kiện tự nhiên khu vực dự án................................................................................... 19

CHƯƠNG V:       QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN...................................................... 25

V.1.       Hạng mục công trình của dự án..................................................................................... 25

5.2.1.    Hệ thống kỹ thuật hạ tầng............................................................................................... 28

5.2.2.    Thiết kế cấp thoát nước................................................................................................... 28

5.2.3.    Thiết kế phòng cháy chống cháy..................................................................................... 29

5.2.4.    Địa chất công trình – Địa chất thủy văn:......................................................................... 30

V.2.       QUY MÔ HỆ THỐNG NƯỚC...................................................................................... 30

CHƯƠNG VI:     QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM............................................. 32

VI.1.     Mô tả sản phẩm.............................................................................................................. 32

VI.2.     Quy trình chiết nạp sản phẩm:....................................................................................... 35

CHƯƠNG VII:   PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG...................... 42

VII.1.   Phương án Vận hành trạm chiết nạp Argon và CO2.................................................... 42

VII.2.   Phương án sử dụng lao động và chi phí tiền lương........................................................ 42

VII.3.   Cơ cấu tổ chức:............................................................................................................... 42

2. Ban quản lý và nhân sự chủ chốt:.......................................................................................... 42

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY........................... 44

VIII.1. Tiến độ thực hiện............................................................................................................ 44

VIII.2. Giải pháp thi công xây dựng.......................................................................................... 44

8.2.1.                      Phương án thi công................................................................................................................................... 44

8.2.2.                      Sơ đồ tổ chức thi công.............................................................................................................................. 45

VIII.3. Hạ tầng kỹ thuật............................................................................................................. 45

VIII.4. Hình thức quản lý dự án................................................................................................. 45

CHƯƠNG IX:     ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN.......................... 46

IX.1.     Đánh giá tác động môi trường........................................................................................ 46

9.1.1.                      Giới thiệu chung........................................................................................................................................ 46

9.1.2.                      Các quy định và các hướng dẫn về môi trường................................................................................... 46

a.                             Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo................................................................ 46

b.                             Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.............................................................................. 46

IX.2.     Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng..................................................................... 48

IX.3.     Tác động của dự án tới môi trường trong quá trình xây dựng...................................... 49

Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ

IX.4.     Đánh giá tác động môi trường trong quá trình hoạt động của dự án:.......................... 52

Giải pháp bảo vệ môi trường trong Giai đoạn hoạt động của dự án:......................................................................... 54

IX.5.     Kết luận........................................................................................................................... 54

CHƯƠNG X:       TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN....................................................... 55

X.1.       Cơ sở lập Tổng mức đầu tư và dự toán công trình........................................................ 55

X.2.       Nội dung Tổng mức đầu tư............................................................................................. 55

10.2.1.                    Chi phí xây dựng và lắp đặt.................................................................................................................... 55

10.2.2.                    Chi phí thiết bị........................................................................................................................................... 55

10.2.3.                    Chi phí quản lý dự án:.............................................................................................................................. 56

10.2.4.                    Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:............................................................................................................ 56

10.2.5.                    Chi phí khác............................................................................................................................................... 57

10.2.6.                    Dự phòng phí:............................................................................................................................................ 57

10.2.7.                    Bảng tính khái toán tổng mức đầu tư xây dựng công trình:........................................................... 57

VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN................................................................................. 60

X.3.       Nguồn vốn....................................................................................................................... 60

CHƯƠNG XI:     HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN............................... 61

XI.1.     Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................................... 61

12.1.1.                    Các thông số giả định dùng để tính toán............................................................................................. 61

12.1.2.                    Cơ sở tính toán........................................................................................................................................... 61

Bảng tổng hợp doanh thu của dự án:................................................................................................................................... 61

12.1.3.                    Các chỉ tiêu kinh tế của dự án................................................................................................................ 75

XI.2.     Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội............................................................................. 75

XI.3.     Đánh giá rủi do đầu tư của nhà máy.............................................................................. 75

CHƯƠNG XII:   KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 76

XII.1.   Kết luận........................................................................................................................... 76

XII.2.   Kiến nghị......................................................................................................................... 76

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN TRẠM CHIẾT NẠP KHÍ CO2 VÀ ARGON

I.1.          Giới thiệu chủ đầu tư

-      Tên công ty :  Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 5

-      Địa chỉ     :  22 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q1, TP.HCM

-      Giấy CNĐKKD: 0302156370 do Sở KHĐT TP.HCM cấp lần đầu ngày 01/07/2007, thay đổi lần 1 cấp lần đầu ngày 25/03/2011.

-      Điện thoại :   08 38232074            ;        Fax: 08 38232075           

-      Đại diện     :  Ông Nguyễn Văn Khương    -   Chức vụ: Giám Đốc

I.2.          Đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư trạm chiết nạp khí co2

-      Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

-      Địa chỉ           : 158 Nguyễn Văn Thủ, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

-      Điện thoại      : (08) 22142126  ;     Fax:   (08) 39118579

-      Giấy CNĐKKD số : 0305986789 do Sở KHĐT TP.HCM cấp lần đầu ngày 01/09/2008, thay đổi lần 11  ngày 21/07/2014.

I.3.          Mô tả sơ bộ dự án

-      Mô tả dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 5 đầu tư Trạm chiết nạp khí CO2 và Argon với tổng diện tích khoảng 2000 m2 tại KCN Biên Hòa 1, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

-      Phân loại dự án: Dự án công nghiệp chế biến khí thuộc Nhóm C

-      Quy mô của dự án:

-         Nhà chiết nạp 280 m2

-         Hệ thống chiết nạp Argon và CO2

-         Bồn chứa Argon 15 m3: 02 bồn

-         Bồn chứa CO2 20 m3: 02 bồn

-         Hệ thống điện

-         Đường bãi 1000 m2.

I.4.          Hình thức đầu tư:

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 5 làm chủ đầu tư trực tiếp đầu tư xây dựng công trình.

I.5.          Thời hạn đầu tư :

Sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư sẽ tiến hành thủ tục xin phép xây dựng công trình, thời gian thi công dự tính là 06 tháng.

I.6.          Nguồn vốn đầu tư:

-      Từ nguồn vốn tự có và vốn góp của các cổ đông.

I.7.          Sản phẩm của dự án

Trạm chiết nạp khí CO2 và Argon  có các loại sản phẩm chính như sau:

-         Chiết nạp bình chứa Argon loại 40 lít:             16.100 chai/năm;

-         Chiết nạp Argon cho khách hàng có bình:       2.415 chai/năm;

-         Chiết nạp bình chứa khí CO2 loại 40 lít:          14.000 chai/năm;

-         Chiết nạp CO2 cho khách hàng có bình:          2.100 chai/năm.

Công suất trạm chiết nạp.

-        Sản lượng chiết nạp Argon trong năm tính quy đổi 18.515 chai = 185.150 kg

-        Sản lượng chiết nạp CO2 trong năm tính quy đổi 16.100 chai = 402.500 Kg.

Bảng tổng hợp

STT

Chủng loại

Số lượng

Sản lượng

KG

1

Bình Argon loại 40 lít= 10kg

                16,100

         161,000

2

Bình Co2 loại 40 lít =25kg

                14,000

         350,000

3

Bình Argon của khách hàng

                  2,415

           24,150

4

Bình Co2 của khách hàng

                  2,100

           52,500

5

Tổng cộng sản lượng Argon

                18,515

         185,150

6

Tổng cộng sản lượng CO2

                16,100

         402,500

 

I.8.          Cơ sở pháp lý triển khai dự án

-        Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

-        Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”;

-        Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

-        Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình.

I.9.          Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án Trạm chiết nạp khí CO2 và Argon thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

-        Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

-        Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

-        TCVN 2737-1995         : Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;

-        TCXD 229-1999            : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

-        TCXD 45-1978  : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

-        TCVN 5760-1993         : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

-        TCVN 5738-2001         : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

-        TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

-        TCVN 4760-1993         : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

-        TCXD 33-1985  : Cấp nước bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

-        TCVN 5576-1991         : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

-        TCXD 51-1984  : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

-        TCVN 188-1996            : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

-        TCVN 5502        : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

-        TCXDVN 175:2005      : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

-        11TCN 21-84     : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

-        TCXD 25-1991  : Tiêu chuẩn dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-        TCXD 27-1991  : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-        TCVN-46-89      : Chống sét cho các công trình xây dựng;

-        EVN         : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

I.10.      Các văn bản pháp lý của nhà thầu tư vấn:

-        Nhà thầu lập dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Minh Phương, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0305986789 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp lần đầu ngày 01/09/2008.

 

CHƯƠNG II:                                  SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1.       Mục tiêu đầu tư .

Dự án “Trạm chiết nạp khí CO2 và Argon” của Công ty CP Đầu tư Xây dựng số 5 được đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chiết nạp khí Argon và CO2 phục vụ nhu cầu thị trường khu vực miền Đông nam bộ và phát triển ra phạm vi toàn quốc để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam với các tiêu chuẩn và chất lượng phù hợp với yêu cầu của về an toàn cho thiết bị chịu áp. Bên cạnh việc duy trì phát triển thị trường trong tỉnh, doanh nghiệp còn mở rộng thị phần ra toàn quốc trong tương lai.  

Dự án “Trạm chiết nạp khí CO2 và Argon” bao gồm các sản phẩm như: Bình chứa Argon loại 40 lít Bình chưa CO2 loại 40 lít, và các loại bình chứa khác của khách hàng là doanh nghiệp trong địa bàn khu vực miền Đông Nam Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết ngày càng lớn của thị trường. Đồng thời nhằm hổ trợ, đào tạo, tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 – 30 lao động địa phương, tăng thu ngân sách nhà nước, cũng như ổn định thị trường lao động tại chổ.

II.2.              Sự cần thiết phải đầu tư

Những năm trở lại đây, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng Argon và CO2 trong công nghiệp ngày càng tăng cao, vì vậy việc phát triển thêm ngành nghề kinh doanh là phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty.

Cùng với những mặt tích cực trên, chủ trương nhiệm vụ phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp của tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thị trường cạnh tranh gay gắt, cùng với những yếu tố khách quan đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của các doanh nghiệp. 

Qua tìm hiểu thị trường, việc đầu tư “Trạm chiết nạp khí CO2 và Argon” thấy được sự cần thiết của nhu cầu thực tế. Nhận định đây là ngành sản xuất mang lợi ích trong tương lai, Công ty quyết định thành lập trạm chiết nạp khí Argon và CO2, có thể nhận thấy đây là một dự án mang tính hiệu quả và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

 

    TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

a.         Vị trí địa lý

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước . Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30 đến 107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.

b.      Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm: các loại đất hình thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, các loại đất hình thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%.

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27oC, nhiệt độ cao nhất khoảng 20,5oC, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%.

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng.

c.          Đơn vị hành chính

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 9 thị trấn, 34 phường và 136 .

Ðơn vị hành chính cấp Huyện

Thành phố
Biên Hòa

Thị xã
Long Khánh

Huyện
Long Thành

Huyện
Nhơn Trạch

Huyện
Trảng Bom

Diện tích (km²)

264,08

197,2

431,01

410,8

326,11

Dân số (người)

1.104.495

130.704

188.594[27]

158.256

245.729

Số đơn vị hành chính

28 phường, 6 xã

6 phường, 9 xã

14 xã, 1 thị trấn

11 xã,1 thị trấn

16 xã, 1 thị trấn

Năm thành lập

1976

2003

1994

1994

2003

 

Ðơn vị hành chính cấp Huyện

Huyện
Thống Nhất

Huyện
Vĩnh Cửu

Huyện
Cẩm Mỹ

Huyện
Xuân Lộc

Huyện
Tân Phú

Huyện
Định Quán

Diện tích (km²)

247,19

1.092,01

467,95

725,84

774

966,5

Dân số (người)

146.932

124.912

137.870

205.547

155.926

191.340

Số đơn vị hành chính

10 xã, 1 thị trấn

11 xã, 1 thị trấn

12 xã, 1 thị trấn

15 xã, 1 thị trấn

17 xã, 1 thị trấn

14 xã, 1 thị trấn

Năm thành lập

2003

1994

2003

1991

1991

1991

d.      Về tăng trưởng kinh tế

Năm 2015, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng vẫn 9,32% so với năm 2014, trong đó, dịch vụ tăng 11,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp - xây dựng tăng 10,2%.

Quy mô GDP năm 2015 toàn tỉnh đạt 126.820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 60,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực,công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 12,8 tỷUSD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 30.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 1.250 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 22.000 tỷ đồng...Cũng trong năm 2014, toàn tỉnh có 3.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 167 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2014 giảm 1.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3%.

e.      Điều kiện xã hội

Đặc điểm kinh tế xã hội: 
       - Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2014 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lần năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng (1.629USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2007.  
      - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2014; dịch vụ từ 28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn 8,7%. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 25% năm 2014, lao động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 75% năm 2014. 
        - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%/năm. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm. Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 121.500 tỷ đồng. Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm. 
       - Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư. 
       - Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2014 giảm xuống còn 2,4%. Cơ cấu lao động năm 2014 là: khu vực công nghiệp - xây dựng 39,1%, khu vực dịch vụ 30,9%, khu vực nông nghiệp 30%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2014 đạt 53%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2014 là mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS 15%, THPT 20%. Cuối năm 2014, toàn tỉnh có 86% ấp, khu phố và 94% hộ gia đình đạt danh hiệu ấp, khu phố, gia đình văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa. 

- Thu gom xử lý chất thải y tế đạt 100%; thu gom chất thải nguy hịa đạt 60%; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt 80%. Tỷ lệ độ che phủ cây xanh đến cuối năm 2010 đạt 54,3%, trong đó tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 29,76%. 

Nguồn nhân lực: Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai năm 2012 là 1.398.200 người. Trong đó: 
+ Lao động nông nghiệp chiếm 30,68%; Lao động công nghiệp chiếm 39,29%, thương mại - dịch vụ chiếm 30,03 %. Lao động nữ trong độ tuổi khoảng 856.200 người chiếm 49,9% trong tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh Đồng Nai là 1.398.200 người, có 53% đã qua đào tạo trong đó 42,66% đã qua đào tạo nghề. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2012, lao động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2007 lên 70% năm 2012. 

Cơ sở hạ tầng: Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 là mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS 15%, THPT 20%. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo trên 58.000 học viên. Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2010 đạt 99%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch năm 2014 khu vực thành thị đạt 99%, khu vực nông thôn 94%;

III.2.   Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Khí Argon:  Trong ngành hàn sắt thép: khí Argon, và khí co2 trộn Argon, là khí bảo vệ lý tưởng, giá rẻ để sử dụng trong ngành hàn tig, mig công nghiệp, khí Argon bao quanh mối hàn bảo vệ mối hàn khỏi OXy hóa của không khí, mối hàn sẽ đẹp và bền hơn.

Khí Argon:  Khi hàn trong khí trơ, nếu đảm bảo cách ly hoàn toàn kim loại nóng chảy với không khí thì sẽ ngăn chặn được những phản ứng hóa học của kim loại nóng chảy với không khí, giúp đảm bảo cơ tính của mối hàn. Khí Argon là loại khí trơ được sử dụng rộng rãi nhất với mục đích này.

Khí Argon ứng dụng:  Argon được sử dụng trong các loại đèn điện, là lớp khí bảo vệ để nuôi cấy các tinh thể silic và gecmani trong công nghiệp sản xuất chất bán dẫn và là chất khí dùng trong các đèn plasma.

Khí Argon được ứng dụng rộng rãi dùng làm khí bảo vệ trong lĩnh vực hàn cắt, nấu chảy các kim loại hoạt tính, kim loại kiềm cùng các hợp kim của chúng.

Sản xuất khí Argon: Ngày nay khí argon được điều chế chủ yếu bằng phương pháp ngưng tụ không khí ở nhiệt độ thấp và sao đó tách argon khỏi oxi và nito. Ngoài ra có thể điều chế argon từ các sản phẩm của nhà máy luyện kim đen, hoặc khí thải trong quá trình sản xuất NH3.

Khí Argon sau điều chế được phân loại theo 2 cấp độ tinh khiết: Loại thông thường: tỷ lệ Argon đạt từ 99,99% trở lên; loại có độ sạch cao Argon chiếm từ 99,999%.

Khí Argon ở trạng thái khí được bảo quản và vận chuyển trong bình thép, hoặc chứa trong các xitec của oto dưới áp suất  15 MPa hoặc 20MPa ở 20 độ C.

Khí CO2, và khí co2 trộn khí Argon, là khí bảo vệ lý tưởng, giá rẻ để sử dụng trong ngành hàn mig, mag công nghiệp, khí co2 bao quanh mối hàn bảo vệ mối hàn khỏi O2 hóa của không khí, mối hàn sẽ đẹp và bền hơn, Khí CO2 cũng được sử dụng như là môi trường khí cho công nghệ hàn, mặc dù trong hồ quang thì nó phản ứng với phần lớn các kim loại.

Khí CO2 thực phẩm, Khí CO2 được dùng để tạo gas cho nhiều thức uống,

 Ở thể lỏng được làm lạnh hoặc ở thể rắn (đá khô), Khí CO2 được sử dụng như một môi trường làm lạnh ở nhiệt độ -79°C. Điôxít cacbon (khí CO2 lỏng) lỏng và rắn là chất làm lạnh quan trọng, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm trong đó chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem và các thực phẩm đông lạnh. 

 Khí CO2 (CO2) được sử dụng để sản xuất nước giải khát cacbonat hóa và nước sôđa. Theo truyền thống, quá trình cacbonat hóa trong bia và vang nổ có được do lên men tự nhiên, nhưng một số nhà sản xuất cacbonat hóa các đồ uống này một cách nhân tạo. Bột nở sử dụng trong các loại bánh nướng tạo rakhí cacbonic làm cho khối bột bị phình to ra, do tạo ra các lỗ xốp chứa bọt khí. Men bánh mỳ tạo ra khí cacbonic bằng sự lên men trong khối bột, trong khi các loại bột nở hóa học giải phóng ra khí cacbonic khi bị nung nóng hoặc bị tác dụng với các axit. 

Khí CO2 (CO2) thông thường cũng được sử dụng như là khí điều áp rẻ tiền, không cháy. Các áo phao cứu hộ thông thường chứa các hộp nhỏ chứa điôxít cacbon đã nén để nhanh chóng thổi phồng lên.

Carbon dioxide (CO2) là một khí không vị, không màu, không mùi và không cháy, khi kết hợp với nước sẽ tạo thành carbonic acid (H2CO3). Đặc tính đặc biệt của carbon dioxide là tính trơ và độ hòa tan trong nước cao nên CO2 là một khí hỗ trợ lý tưởng đa dạng trong cuộc sống hàng ngày và trong công nghệ xử lý môi trường.

Trong công nghiệp và đời sống, CO2 có tính ứng dụng cao và được sử dụng trong nhiều ngành và lĩnh vực như công nghiệp phân bón, công nghiệp hóa chất, công nghiệp dược, công nghiệp luyện kim, cơ khí, công nghiệp giấy, công nghiệp điện tử, công nghiệp thực phẩm và đồ uống, ngành y tế và một số ngành khác.

Trong lĩnh vực công nghiệp

CO2 sử dụng để sản xuất phân bón Urê, Methanol, v.v..;

CO2 được sử dụng làm chất trơ, dòng chiết xuất hoặc chất mang ở nhiệt độ thấp, để kiểm soát, điều chỉnh nhiệt độ trong các thiết bị công nghiệp;

Sử dụng trong các điều kiện siêu tới hạn để làm sạch hoặc tẩy màu sợi tổng hợp hoặc sợi sinh học;

Trong công nghiệp chế biến phi kim, CO2 được sử dụng hạn chế khói trong quá trình vận chuyển hoặc quá trình đúc;

CO­2 được sử dụng ở trạng thái tới hạn làm môi chất ứng dụng trong sắc ký và quá trình chiết xuất;

CO­2 được sử dụng với khối lượng lớn làm khí bảo vệ trong hàn MIG và MAG. Sử dụng CO2 cùng với Argon để nâng cao tỷ lệ hàn và giảm yêu cầu xử lý sau khi hàn;

Tình hình sản xuất CO2 trong nước

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí, công nghệ xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu… thị trường CO2 tại Việt Nam mở ra những tiềm năng to lớn. Sản xuất và kinh doanh CO2 dần trở thành một ngành kinh doanh có mức sinh lợi hấp dẫn. Tổng cung nội địa và nhập khẩu năm 2013 đạt 155.000 tấn/năm, trong đó:

Trong nước: Tổng sản lượng của các nhà máy cung ứng CO2 các loại trong nước quy đổi đạt 118.000 tấn/năm (năng lực thiết kế là 132.000 tấn), nhưng chủ yếu là CO2 dùng trong công nghiệp,

Nhập khẩu: Tổng sản lượng nhập khẩu đạt 37.000 tấn/năm, trong đó CO2 công nghiệp nhập từ Trung Quốc chiếm 62%, còn lại là CO2 dùng trong sản xuất nước ngọt nhập từ Thái Lan;

Hiện nay, tính riêng về sản xuất ở trong nước, CO2 được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau với tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 118.000 tấn/năm và được chia thành các nhóm như sau:

Sản xuất CO2 từ việc thu hồi khí CO2 trong quá trình sản xuất Urê: Hiện nay ở trong nước, có các đơn vị sau là có khả năng cung cấp CO2 nguyên liệu cho sản xuất CO2 thương phẩm là Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Nhà máy đạm Cà Mau; Nhà máy Đạm Phú Mỹ; Nhà máy Đạm Ninh Bình. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Nhà máy Đạm Hà Bắc là có dây chuyền sản xuất CO2 thương phẩm với công suất 30.000 tấn/năm. Mặc dù vậy, do nguyên liệu của Nhà máy Đạm Hà Bắc là than nên khí nguyên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh và các hydrocarbon cao nên sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nhà sản xuất nước giải khát trong nước như Coca, Pepsi, Number One, v.v.. Vì vậy mà thị phần CO2 cho nước giải khát vẫn bỏ ngỏ cho các nhà cung cấp nước ngoài thao túng;

Sản xuất CO2 từ khí thiên nhiên: Hiện nay ở trong nước có Công ty khoáng sản Đắc Lắc sản xuất CO2 từ nguồn nguyên liệu là khí thiên nhiên với sản lượng 2.000 tấn/năm. Đây là nguồn khí thiên nhiên có sẵn trong tự nhiên, tuy nhiên trữ lượng có hạn và công nghệ sản xuất CO2 còn đơn giản, chưa hiện đại nên chất lượng sản phẩm CO2 chưa cao, chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong công nghiệp. Một thương hiệu nữa đó là SOVIGAZ cũng chủ yếu đi từ nguồn khí tổng hợp, tuy nhiên sản lượng còn rất thấp.

Sản xuất CO2­ từ việc đốt dầu FO: Công ty DAWINVINA, một doanh nghiệp Hàn Quốc tại Khánh Hòa, có dây chuyền sản xuất CO2 bằng việc đốt dầu FO tạo ra khí thải có chứa hàm lượng CO2 khá cao, sau đó thu hồi khí CO2 trong hỗn hợp rồi tinh chế và hóa lỏng CO2 với công suất 5.000 tấn/năm. Dây chuyền công nghệ sản xuất tương đối hiện đại, chất lượng sản phẩm khá cao (hàm lượng CO2 đạt 99,9%), sản xuất ổn định. Tuy nhiên với việc tăng giá liên tục của giá dầu mỏ, giá khí và giá dầu FO ở trên thế giới cũng như trong nước thì việc sản xuất CO2 từ việc đốt dầu FO có chi phí khá cao.

Sản xuất CO2 từ khói thải: Tháng 9/2010 Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí khánh thành Cụm thu hồi CO2 từ khói thải với công suất thiết kế là 80.000 tấn/năm đặt tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Dự báo mức tăng trưởng nguồn cung CO2 trong nước trong những năm tới tăng không cao do nguồn cung chủ yếu đến từ các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học, thu hồi khói thải của các nhà máy nhiệt điện, đốt dầu FO với quy mô công suất thu hồi từ 15.000 tấn/năm đến 30.000 tấn/năm. Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 13,5% trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 và 12,5% trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030. Theo đó khả năng cung cấp CO2 của các cơ sở sản xuất trong nước năm 2015 là khoảng 152.600 tấn/năm, đến năm 2020 là khoảng 287.570 tấn/năm và đến năm 2030 là khoảng 517.550 tấn/năm.

Bình khí Argon 20 lít chứa ≈ 3 m3 khí argon tinh khiết;

Bình khí Argon 40 lít - bình argon 6m3 sử dụng trong công nghiệp;

Bình khí CO2 40 lít dùng trong hàn mig công nghiệp, khí CO2 tinh khiết 99,8%, Khí CO2 hóa lỏng được nạp vào chai  thể tích 40 lít khối lượng 25 đến 28kg / bình,

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHAI KHÍ CO2 SẢN PHẨM:

STT

Dung tích chai (lít)

Thông số Kỹ thuật chai

Áp suất nạp (bar)

Trọng lượng chứa khí (kg)

Pha

Tỷ lệ, chất lượng khí

1

40

Đường kính : 219mm

Chiều cao : ~1350mm

Loại van kết nối : QF-2A

Kết nối đầu ra : G5/8

57,29

25(±3%)

lỏng và khí

CO2 ≥ 99,98%

N2 ≤ 500 ppm

O2 ≤  500 ppm

H2O ≤  250 ppm

CnHm ≤ 10ppm

 

 Đặc điểm chai: Chai màu đen, màu xanh hoặc màu nâu xám

Đặc điểm thể: Khí hóa lỏng, không cháy, không độc hại.

Đầu nối van:  Van QF-2A;

Lắp ghép: Rắc co hoặc nối trự tiếp với van giảm áp;

III.3.   Nguồn Cung nguyên liệu đầu vào

1.        Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Thanh Hằng địa chỉ 57 Đường Trường sơn, Phường .2, Q. Tân Bình, TP. HCM là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành công nghiệp đá khô (Dry Ice) và vệ sinh công nghiệp (Dry Ice Blast Cleaning). Với gần 20 năm nghiên cứu về CO2 nói chung và trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối đá khô nói riêng trên toàn quốc, là đơn vị tiên phong tiến hành thương mại hoá đá khô và đưa sản phẩm này đến tận tay người tiêu dùng tại Việt Nam. Nhà cung cấp sản phẩm khí CO2;

2.        CÔNG TY TNHH AIR WATER VIỆT NAM Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Chuyên cung cấp các sản phẩm khí CO2 và Argon.

3.        Nhà máy Đạm Phú mỹ Hiện tại đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất CO2 thương phẩm có quy mô công suất của nhà máy là 6 tấn/h (tương đương 47.520 tấn/năm). Dự kiến cung cấp sảm phẩm ra thị trường vào giữa năm 2017.

4.        Công ty  khí công nghiệp Đông Anh là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm khí công nghiệp và dân dụng tại khu CN Nguyên Khê - Đông Anh - Hà Nội.

5.        Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer VIỆT NAM (Messer Việt Nam) đặt tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, tỉnh Bình Dương, để phục vụ nhu cầu khí nén tại thị trường phía Nam. Nhà máy chiết nạp khí của Messer Việt Nam đã được nâng cấp lên khả năng nạp 200 bar tại Việt Nam. Nhà cung cấp sản phẩm khí Argon. Messer thiết lập một nhà máy chiết nạp khí thứ hai có công suất 200 bar đặt tại Khu công nghiệp Đông Xuyên để phục vụ nhu cầu khí công nghiệp trên thị trường.

6.        Công ty CP Khí Công nghiệp Bắc Hà  đia chỉ 484 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội Ngành, nghề kinh doanh chính : Sản xuất, buôn bán  các loại khí công nghiệp dạng lỏng, dạng khí: Cacbonic, ôxy, argon, nitơ, axetylen, amoniac và các loại khí hiếm khác.

 

III.4.   Dự kiến thị phần kinh doanh của nhà máy trong tương lai

Kết quả tìm hiểu thị trường hiện tại cho sản phẩm

Chủ đầu tư đã tích cực triển khai chương trình tìm kiếm các đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khí CO2, Argon cho các khu công nghiệp tại khu vực miền Đông nam bộ. Kết quả tổ hợp đã bước đầu tiếp cận với những khách hàng tiêu thụ khí CO2 và Argon có tên tuổi. Cụ thể như sau:

Tiến hành tiếp xúc với các công ty có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm: Phía khách hàng rất quan tâm đến dự án này và sẵn sàng mua khí của dự án với điều kiện khí đạt tiêu chuẩn, giá cả cạnh tranh và sản lượng cung cấp ổn định. Đây là một thị trường lớn và tiềm năng của dự án.

Tổng hợp số lượng khách hàng dự kiến tiêu thụ sản phẩm hàng năm:

STT

 

Tên khách hàng

 

Địa chỉ

 

Số Điện Thoại

 

Sản lượng tiêu thụ dự kiến

ARG tấn/tháng

CO2 tấn/tháng

1

DNTN Phát Thanh Tâm

26/81 P . Hè nai - XLHN - BH- §N

0918.305.819

30

60

2

CTY TNHH TM DV VT Xuân Thống

25 D T«n ThÊt ThuyÕt  P.18 Q. 4 TP. HCM

0839.404.441

15

40

3

Liên Doanh Việt Nga VIETSOVPETRO

105 Lª Lîi, P.Th¾ng NhÝ, TP.Vòng tµu, TØnh Bµ Riah Vòng Tµu

 

5

10

4

CTY TNHH Khí CN Messer Việt Nam

sè 21 ®­êng sè 3 KCN ViÖt Nam Sing gapore

0643.616.717

   

5

CTY TNHH TM DV Vận tải Hà Tiến

69 T«n ThÊt ThuyÕt P 16 Q. 4TP. HCM

 

10

20

6

CTY TNHH MTV Châu ¸ Mỹ

119/2a KP2, Phan §×nh Phïng, P.Quang Vinh,Biªn Hßa, §ång Nai.

0917.474.737

30

70

7

Công ty TNHH T­ư vấn Dịch vụ TM Hồng Phát

Sè 20, ®­êng sè 4, Ph­êng 4, QuËn 3, TP.HCM

 

5

10

8

Các khách hàng khác

 Dự kiến phát triển sau khi dự án hoàn thành

     

 

Tổng cộng/tháng

 

 

95

210

 

Sản lượng/năm

 

 

1,140

2,520

 

Tổng hợp số lượng sản phẩm dự kiến bán ra của nhà máy chiết nạp/năm

 

STT

Chủng loại

Số lượng

Giá bán

Sản lượng

KG

1

Bình Argon loại 40 lít= 10kg

16,100

220,000

         161,000

2

Bình Co2 loại 40 lít =25kg

14,000

215,000

         350,000

3

Bình Argon của khách hàng

2,415

200,000

           24,150

4

Bình Co2 của khách hàng

2,100

195,000

           52,500

5

Tổng cộng sản lượng Argon

18,515

 

         185,150

6

Tổng cộng sản lượng CO2

16,100

 

         402,500

 

Nhu cầu Argon của thị trường khách hàng tiền năng là 1,140 tấn sản lượng của nhà máy chiết nạp 185 tấn;

Nhu cầu CO2 của thị trường khách hàng tiền năng là 2,520 tấn sản lượng của nhà máy chiết nạp 402 tấn;

Như vậy nhu cầu của thị trường khách hàng tiền năng cao hơn nhiều lần so với sản lượng dự kiến của nhà máy.

Tổng hợp giá bán sản phẩm

STT

TÊN KHOẢN MỤC CHI PHÍ

ĐVT

LOẠI KHÍ

 CO2

 ARGON

1

Giá bán tại bồn nhà cung cấp

m3

3,000

6,500

2

Giá vận chuyển tới Xí nghiệp

m3

500

500

3

Tổng giá thành

m3

3,500

7,000

4

giá bán tại trạm chiết nạp

m3

6,000

12,000

III.5.   Đối thủ cạnh tranh cùng ngành tại Đồng Nai 

 

1.      Công ty TNHH Oxy Đồng Nai :

-       Địa Chỉ: Số 2 Đường 1A, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, P. An Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

-       Số ĐT: (061 )3836446

-       Sản Phẩm:

+        Khí Oxy (O2), Oxy lỏng, Oxy y tế

+       Khí Argon (Ar), Argon lỏng

+       Khí Nitơ (N2), Nitơ lỏng

+       Khí CO2, CO2 lỏng

+       Khí Acetylen (C2H2)

2.      Doanh nghiệp tư nhân Khí Công nghiệp Đăng Khánh

-       Địa Chỉ: Số 9B, Đường 1A, KCN. Biên Hòa 2,Đồng Nai

-       Số ĐT: (061 ) 8826506

-       Sản Phẩm:

+       Khí Argon (Ar), Argon lỏng

+       Khí Nitơ (N2), Nitơ lỏng

+       Khí CO2, CO2 lỏng

3.      Công Ty Cổ Phần Gas Việt Nhật

-       Địa Chỉ: Số 33, Đường 3A, KCN. Biên Hòa 2,Đồng Nai

-       Số ĐT: (061 ) 3836706

-       Sản Phẩm:

+       Khí Argon (Ar), Argon lỏng

+       Khí Nitơ (N2), Nitơ lỏng

+       Khí CO2, CO2 lỏng

+       Khí Acetylen (C2H2)

+       Khí NH3 ( Khí Amoniac)

4.      Công Ty TNHH L.P.G

-       Địa Chỉ: A3 Khu Phố 5, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa,Đồng Nai

-       Số ĐT: (061 ) 3992578

-       Sản Phẩm:

+       Khí Argon (Ar), Argon lỏng

+       Khí Nitơ (N2), Nitơ lỏng

+       Khí CO2, CO2 lỏng

+       Khí GAS;

5.      Doanh nghiệp tư nhân Mười Thanh

-       Địa Chỉ: 253 Khu Phố 2, P. Tân Mai, Tp. Biên Hòa,Đồng Nai

-       Số ĐT: (061 ) 3822157

-       Sản Phẩm:

+       Khí Argon (Ar), Argon lỏng

+       Khí Nitơ (N2), Nitơ lỏng

+       Khí CO2, CO2 lỏng

+       Khí Acetylen (C2H2)

+       Khí NH3 ( Khí Amoniac)

6.      Công Ty TNHH Một Thành Viên Thiên Ngọc Minh

-       Địa Chỉ: Số 12, tầng 12A, The Pegasus Palza, 53-55 Đường Võ Thị Sáu, P Quyết Thắng, Tp. Biên Hoà,Đồng Nai;

-       Số ĐT: (061 ) 3918143

-       Sản Phẩm:

+       Khí Argon (Ar), Argon lỏng

+       Khí Nitơ (N2), Nitơ lỏng

+       Khí CO2, CO2 lỏng

+       Khí Oxy

+       Hóa chất các loại.

7.      Công Ty TNHH Axetylen 263

-       Địa Chỉ: 23 Tân Cang, Phước Tân, Biên Hoà,Đồng Nai

-       Số ĐT: (061 ) 3939844

-       Sản Phẩm:

+       Khí Argon (Ar), Argon lỏng

+       Khí Nitơ (N2), Nitơ lỏng

+       Khí CO2, CO2 lỏng

+       Khí Oxy

+       Khí Acetylen ( Khí C2H2)

+        Khí Công Nghiệp (Khí oxy, Khí Argon, khí NH3,..)

 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

 

Mô tả địa điểm xây dựng trong báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án trạm chiết nạp khí co2

Dự án “Trạm chiết nạp khí CO2 và Argon” dự kiến xây dựng trên khu đất 2000m2. nằm trong khu đất của Xí nghiệp thuộc Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 – Đồng Nai. Phạm vi ranh giới quy hoạch Khu công nghiệp được xác định như sau:

- Phía Đông Bắc:             Giáp Đường số 5;

- Phía Đông Nam:           Giáp Đất KCN

- Phía Tây Nam:              Giáp Đất KCN

- Phía Tây Bắc:                Giáp Đất KCN

IV.2.      Điều kiện tự nhiên khu vực dự án.

Địa hình phần đất xây dựng trạm chiết nạp là bằng phẳng đã được san lấp.

1.1.1.     Điều kiện khí tượng

Khu vực thực hiện Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với các đặc trưng chung của vùng khí hậu Đông Nam Bộ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công, nông nghiệp của khu vực. Đặc điểm khí hậu chung là nắng nhiều, mưa tập trung theo mùa, tạo sự khác biệt theo mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.

1.1.1.1.    Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. 

Xem thêm báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com