Áp dụng cho các doanh nghiệp đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM, sau khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, phải tiến hành lập báo cáo hoàn thành ĐTM
Ngày đăng: 26-11-2018
1,025 lượt xem
Nhóm dự án sản xuất phân bón, phân hóa học: Việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp bộ áp dụng đối với dự án có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
PHẤN II : THỦ TỤC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG |
||||
STT |
Nội Dung Công Việc |
Cơ Quan Liên Hệ |
||
Đơn vị Tư vấn |
Cơ quan có thẩm quyền |
Ghi chú |
||
1 |
Chuẩn bị tài liệu |
|
|
|
1.1 |
Xin thông tin về thuyết minh DA đầu tư |
Tư vấn lập |
|
|
1.2 |
Bản vẽ thiết kế hạ tầng |
Tư vấn lập |
|
|
1.3 |
Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải |
Tư vấn lập |
|
|
2 |
Khảo sát hiện trạng dự án |
|
|
|
2.1 |
Lấy mẫu nước cấp, nước thãi, mẫu không khí tại khu vực dự án để phân tích… |
Tư vấn khảo sát phân tích mẫu |
|
|
2.2 |
Lấy bản vẽ địa hình khu đất… |
Tư vấn lập |
|
|
2.3 |
Lấy ý kiến cộng đồng về việc đầu tư dự án. |
|
UBND Quận |
|
3 |
Lập Báo cáo ĐTM |
|
|
|
3.1
|
Thuyết minh báo cáo |
Tư vấn lập ĐTM |
|
|
Phê duyệt báo cáo ĐTM |
|
Bộ TN MT |
||
3.2
|
Lập hồ sơ báo cáo ĐTM |
|
|
|
- thuyết minh báo cáo ĐTM |
Tư vấn lập ĐTM |
|
||
- Thỏa thuận bảo vệ môi trường với địa phương |
|
UBND phường, quận |
|
|
- Lấy ý kiến dân |
|
UBND phường, quận |
||
- Ý kiến các cơ quan ban ngành thẩm định ĐTM |
|
Hội đồng thẩm định Bộ TN MT |
|
|
Trình báo cáo ĐTM hoàn chỉnh |
|
Bộ TN MT |
|
|
Ra Quyết định phê duyệt ĐTM |
|
Bộ TN MT |
|
1. Đơn vị chủ trì giải quyết:
Viện Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (đối với dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường); cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thẩm định của các Bộ, ngành khác.
2. Thành phần hồ sơ:
- 01 văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện (Mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).
- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm báo cáo ĐTM (Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo ĐTM thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).
- 01 bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc tài liệu tương đương).
3. Thời hạn trả kết quả:
- Thời hạn trả lời tính không đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc;
- Thời hạn thẩm định: 45 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là 60 ngày làm việc.
- Thời hạn phê duyệt: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung, chỉnh sửa hợp lệ (nếu có).
4. Mức phí, lệ phí: Quy định tại Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Căn cứ pháp luật:
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
+ Thành phần hồ sơ: Quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.
+ Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: Quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.
+ Thời hạn thẩm định hồ sơ: Quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
+ Thời hạn phê duyệt hồ sơ: Quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/02/2015, của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
Để được xác nhận báo cáo hoàn thành ĐTM khi kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Cơ sở thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ và đúng như đã nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
– Các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đạt đúng quy chuẩn hiện hành.
Hồ sơ cần thiết:
+ Bản chính Công văn đề nghị xác nhận về việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trước khi dự án đi vào vận hành chính thức: 01 bản;
+ Bản sao y chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: 01 bản;
+ Bản sao Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường: 01 bản;
+ Bản sao Bộ các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan: 01 bản;
+ Bản chính Bản báo cáo về việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức (theo mẫu): 03 bản.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bao gồm các đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
- Áp dụng cho các doanh nghiệp đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM, sau khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, phải tiến hành lập báo cáo hoàn thành ĐTM để xác nhận với cơ quan chức năng việc thực hiện.
Báo cáo hoàn thành ĐTM là quá trình xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường, tuân thủ theo quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lập báo cáo hoàn thành ĐTM thông qua 9 bước cơ bản:
- Bước 1 : Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát điều kiện tự địa lý – địa chất, khảo sát điều kiện môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.
- Bước 2 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong các quá trình trước khi xây dựng, đang xây dựng và đi vào hoạt động của dự án.
- Bước 3 : Thu thập các mẫu khí thải, chất thải,... đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4 : Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án
- Bước 5 : Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
- Bước 6 : Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Bước 7 : Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
- Bước 8 : Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Bước 9 : Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Nộp tại cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
Quy trình/thủ tục xin phép tái sử dụng bùn thải để sản xuất phân bón hữu cơ
Thủ tục cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
6.1. Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ chuyển hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ Môi trường để thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền: giờ hành chính.
- Chi cục Bảo vệ môi trường xem xét hồ sơ; tổ chức kiểm tra cơ sở (trong trường hợp cần thiết); dự thảo giấy phép hành nghề quản lý CTNH và mã số quản lý CTNH cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện; báo cáo Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 50 ngày làm việc.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 05 ngày làm việc.
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ: giờ hành chính;
6.2. Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tại Sở Tài nguyên và Môi trường;
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH.
- Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH.
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ;
6.4. Thời hạn giải quyết: 55 ngày làm việc;
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức và cá nhân;
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường;
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại;
6.8. Lệ phí: không có;
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo mẫu (phụ lục 6-A).
- Mẫu hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại (phụ lục 6-B).
- Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH (phụ lục 6-C).
- Mẫu báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH (phụ lục 6-Đ);
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/02/2015, của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
-Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn