Dự án sản xuất chế biến các sản phẩm tứ lúa gạo

Dự án sản xuất chế biến các sản phẩm tứ lúa gạo thành bún, phở, hủ tiếu và các sản phẩm ăn liền phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm ăn liền từ gạo, quy trình chế biến bún, phở.

Ngày đăng: 22-12-2023

175 lượt xem

Dự án sản xuất chế biến các sản phẩm tứ lúa gạo thành bún, phở, hủ tiếu và các sản phẩm ăn liền phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm ăn liền từ gạo, quy trình chế biến bún, phở.

MỤC LỤC THUYẾT MINH

------—1–-----

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN 1

I.1. Các căn cứ pháp lý 1

I.1.1. Văn bản Luật 1

I.1.2. Nghị định của Chính phủ 1

I.1.3. Thông tư của các Bộ và các văn bản liên quan 1

I.2. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng nhà máy 3

I.3. Giới thiệu Chủ đầu tư 4

I.4. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 4

I.5. Mô tả sơ bộ dự án 4

I.6. Khái quát chung hiện trạng về ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ bột gạo hiện nay 6

I.7. Định hướng phát triển dự án Nhà máy sản xuất bún Nguyễn Bính 8

I.8. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức 9

I.8.1 Thuận lợi 9

I.8.2 Khó khăn 10

I.8.3 Cơ hội 10

I.8.4 Thách thức 10

I.8.5 Lợi thế cạnh tranh 11

I.9. Đánh giá nhu cầu thị trường ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm tươi từ bột gạo………. 11

I.10. Tiến độ thực hiện của Dự án 13

I.11. Hình thức đầu tư 13

I.12. Nguồn vốn đầu tư của Dự án 13

I.13. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 50 năm 13

I.14. Cam kết của Nhà đầu tư 14

CHƯƠNG II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN…………………………………………………………………………………….………… 15

II.1. Địa điểm thực hiện Dự án 15

II.2. Hiện trạng sử dụng đất 16

II.3. Điều kiện khí tượng 16

II.3.1 Nhiệt độ và không khí 17

II.3.2 Số giờ nắng 18

II.3.3 Mưa…… 18

II.3.4 Độ ẩm không khí 19

II.3.5 Gió và hướng gió 20

II.3.6 Kết luận 20

II.4. Chủ trương, chính sách về đô thị hóa của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi 20

II.4.1 Kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 20

II.4.2 Dân cư và lao động 21

II.4.3 Chính sách phát triển của Nhà nước và huyện Củ Chi 21

II.5. Đánh giá về các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại khu vực Dự án 22

II.5.1 Các thuận lợi 22

II.5.2 Khó khăn 22

II.6. Hiện trạng hạ tầng cơ sở 22

II.7. Nhận xét chung về hiện trạng 22

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM 24

III.1. Tình hình thị trường ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm tại Việt Nam 24

III.2. Đánh giá thị trường đầu vào của sản phẩm 27

III.3. Tìm hiểu về thị trường tiêu thụ sản phẩm 28

III.4. Hoạch định mạng lưới phân phối 28

CHƯƠNG IV. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DỰ ÁN 28

IV.1. Tổng quan về công nghệ ngành sản xuất thực phẩm tươi từ bột gạo 28

IV.2. Quy trình sản xuất bún tươi của Dự án 32

IV.2.1 Quy trình tổng quát sản xuất bún tươi từ Gạo chưa sơ chế 33

IV.2.2 Quy trình sản xuất bún tươi từ bột gạo 35

IV.2.3 Một số hình ảnh thực tế của quy trình sản xuất bún tươi 37

IV.2.4 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm bún tươi khi được sản xuất tại Dự án 42

IV.3. Quy trình sản xuất bánh phở của Dự án 43

IV.3.1 Quy trình tổng quát 43

IV.3.2 Thuyết minh quy trình sản xuất bánh phở tươi của dự án 44

IV.4. Quy trình sản xuất hủ tiếu tại Dự án 46

IV.5 Quy trình sản xuất nui của Dự án 48

IV.5.1 Thuyết minh quy trình sản xuất nui của Dự án 49

IV.6 Quy trình sản xuất bánh canh của dự án 50

IV.6.1 Thuyết minh quy trình sản xuất bánh canh của dự án 50

IV.7 Quy trình sản xuất mì quảng, bánh ướt, bánh cuốn của Dự án 53

IV.7.1 Thuyết minh quy trình công nghệ 54

IV.8 Quy trình sản xuất bún khô của Dự án 55

IV.8.1 Thuyết minh quy trình sản xuất bún khô của Dự án 56

IV.9 Quy trình sản xuất các viên gia vị nêm sẵn điển hình của Dự án 58

IV.9.1 Quy trình sản xuất 58

IV.9.2 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất viên gia vị bún bò 59

IV.10 Giải pháp đầu tư công nghệ và trang thiết bị của Dự án 61

IV.11 Sản phẩm của Dự án 62

CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ 66

V.1 Nhu cầu sử dụng đất của Dự án 66

V.2 Hạng mục xây dựng của Dự án 66

V.2.1 Hạng mục công trình xây dựng 68

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 78

VI.1 Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 78

VI.2 Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 79

VI.3 Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 81

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 82

VII.1 Giai đoạn xây dựng, cải tạo dự án. 82

VII.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 86

VII.3 Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm 90

VII.4 Kết luận 99

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 100

VIII.1 Tổng mức đầu tư của dự án 100

VIII.1.1 Các căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư 100

VIII.1.2 Tổng mức đầu tư của Dự án 101

VIII.1.3 Nguồn vốn đầu tư của dự án 103

VIII.2 Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án 104

VIII.2.1 Mục đích tính toán 104

VIII.2.2 Chi phí khai thác 104

VIII.2.3 Tỷ suất chiết khấu 105

VIII.3 Hiệu quả kinh tế xã hội 105

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 107

IX.1 Kết luận 107

IX.2 Kiến nghị 107

PHỤ LỤC 108

Dự án sản xuất chế biến các sản phẩm tứ lúa gạo thành bún, phở, hủ tiếu và các sản phẩm ăn liền phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm ăn liền từ gạo, quy trình chế biến bún, phở.

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN

I.1. Các căn cứ pháp lý

I.1.1. Văn bản Luật 

- Luật đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/10/2020;

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội;

-  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

- Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội về Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Quốc hội về Luật Xây dựng.

I.1.2. Nghị định của Chính phủ 

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

I.1.3. Thông tư của các Bộ và các văn bản liên quan

- Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương về Quy định hệ thống truyền tải điện; Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện phân phối; Thông tư số 39/2022/TT-BCT ngày 30/12/2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện truyền tải, Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng  Bộ Công thương quy định hệ thống điện phân phối và Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về hệ thống điện truyền tải và Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện phân phối;

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều chỉnh và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ xây dựng ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;

- Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;

- Thông tư số 10/VBHN-BYT ngày 02/11/2023 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

- Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;

- Quyết định số 3501/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Củ Chi;

- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành danh mục nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10/3/2023 của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm năm 2023;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.2. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng nhà máy 

Việc thực hiện dự án Nhà máy sản xuất bún Nguyễn Bính tuân thủ các quy định pháp lý sau:

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2021/BXD);

- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995;

- TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất;

- TCXD 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCXD 33-1985: Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- EVN: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

- TCVN 7161-1:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung;

- TCVN 7336:2003: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động –Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;

- TCVN 5760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

Các Quy chuẩn đề án cần đặc biệt chú ý khi đi vào triển khai như sau

a) An toàn – Môi trường

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH;

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

b) Xây dựng

- QCVN 18:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng;

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- QCVN 18:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng;

- TCVN 5576:1991: Hệ thống cấp thoát nước-Quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXDVN 33:2006: Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5040:1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy-Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy-Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;

- TCVN 5738:2000: Hệ thống báo cháy tự động-Yêu cầu kỹ thuật;

- TCXDVN 46:2007: Thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét.

I.3. Giới thiệu Chủ đầu tư

- Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGUYỄN BÍNH

- Đại diện :  Nguyễn Thị Bính -  Chức vụ: Giám Đốc

- Địa chỉ : 215 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.     

- Mã số thuế : 0303295987

- Vốn điều lệ : 100.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm tỷ đồng).

- Ngành Nghề kinh doanh: Sản xuất các loại bánh từ bột. Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Bán buôn thực phẩm. Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh. Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.

I.4. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ         : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại    : (028) 35146426;                        Fax: (08) 39118579

- Đại diện       : Ông Nguyễn Văn Thanh     -       Chức vụ : Giám đốc

I.5. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Nhà máy sản xuất bún Nguyễn Bính

- Địa điểm: Thửa đất số 13 và 29 tờ bản đồ số 10, ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

- Quỹ đất của dự án: 14.329,3m2

-  Mục tiêu đầu tư: Nhà máy sản xuất bún Nguyễn Bính được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, với dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt các tiêu chuẩn phục vụ thị trường trong nước tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng được chú trọng làm nền tảng kinh doanh. Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính dự kiến đầu tư xây dựng dự án với quy mô xây dựng bao gồm: nhà xưởng, nhà kho + văn phòng, phòng nghiên cứu các loại sản phẩm từ bột gạo, công trình công cộng theo yêu cầu, đồng thời tại khu vực triển khai dự án bố trí một phân khu vật lý trị liệu và chăm sóc sức khỏe cho bà con địa phương phục hồi sau tai biến. Các công trình hạ tầng và cảnh quan được bố trí hài hoà tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn ngành sản xuất, chế biến thực phẩm chung của thành phố. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty muốn hướng đến đó chính là mở rộng, phát triển thành công các sản phẩm về bún, hủ tiếu, nui, mì quảng, bánh ướt, phở,...và các sản phầm gia vị pha chế sẵn để giúp cho bữa ăn của từng gia đình được thuận tiện và nhanh chóng, chất lượng hơn và với tầm nhìn hướng đến là thương hiệu Nguyễn Bính sẽ trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm tươi, phấn đấu trở thành một thương hiệu mạnh mang tầm khu vực và cả nước. Khi dự án triển khai chúng tôi sẽ tích hợp phân khu một phần trong diện tích của nhà máy sản xuất bún để làm kiot bán thức ăn và nhà hàng ẩm thực các món đặc sản Nam bộ từ chính các sản phẩm của Công ty sản xuất ra để phục vụ cho người dân khu vực xung quanh và khắp các nơi đổ về, góp phần nâng tầm thương hiệu và quảng bá cho địa phương về ẩm thực đặc sắc vùng miền. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để cung cấp đến người tiêu dùng trong nước và tương lai sẽ là thị trường xuất khẩu. Việc triển khai dự án hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành danh mục nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 trong đó ngành nghề sản xuất thực phẩm là một trong ngành nghề chủ lực sản phẩm có thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm có hệ thống phân phối trong nước hoặc xuất khẩu, sản phẩm phải đạt tiêu chí về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và có hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm, sản phẩm có sử dụng nguyên liệu nội địa, các nguyên liệu đưa vào sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.

Tạo môi trường làm việc tốt, xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp và tận dụng chính sách lương thưởng cùng các chế độ đãi ngộ khác, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động tại huyện Củ Chi và khắp các khu vực lân cận. Tập trung cao các nguồn lực để đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, đa dạng sản phẩm, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và cạnh tranh cao tại thị trường trong nước.

I.6. Khái quát chung hiện trạng về ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ bột gạo và gạo thô hiện nay

Các sản phẩm chế biến từ bột gạo trên thị trường rất đa dạng, có những sản phẩm chế biến không qua giai đoạn bột như: cơm chiên ăn liền, gạo rang, cơm cháy,… nhưng chiếm một lượng không lớn. Tuy nhiên các sản phẩm chế biến từ gạo trải qua giai đoạn bột lại là rất lớn và phổ biến trên thị trường Việt Nam và Thế giới như: bún, phở tươi, mì…, các sản phẩm ăn liền: bún phở khô; hủ tiếu; bánh đa; nui; mì gói và một số sản phẩm khác trong ngành sản xuất bánh kẹo.

Hàng năm các làng nghề sản xuất bún phở tươi của Việt Nam đã sử dụng tới hàng triệu tấn gạo, để sản xuất ra các sản phẩm này phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó ngành tiêu dùng các sản phẩm ăn liền trong nước và thế giới hiện cũng đang bùng nổ. Tuy nhiên việc sản xuất các sản phẩm ăn liền này đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu (bột gạo) được nhập khẩu với giá thành tương đối cao.

Theo thống kê, hằng năm, Việt Nam đang nhập khẩu bột gạo từ Thái Lan khoảng 300 triệu USD, chiếm tỉ lệ 60% bột gạo trong nước. Thị trường trong nước mới có Sa Đéc, Đồng Tháp chỉ chiếm 20% từ các đơn vị tổ chức khác.

- Do tính chất lành của bột gạo và thân thiện với người tiêu dùng. Vì vậy xu hướng dịch chuyển trên toàn cầu về sử dụng bột gạo, các sản phẩm từ bột gạo để thay thế cho bột mì, các sản phẩm từ bột mì đang gia tăng nhanh.

Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội, là thời rất lớn để sản xuất ra các sản phẩm tươi từ bột gạo nhằm cung cấp ra thị trường nội địa và tương lai sẽ hy vọng sẽ vươn ra thị trường quốc tế.

Những ưu thế cạnh tranh khi chúng tôi đầu tư dự án:

- Vị trí của dự án: nằm tại huyện Củ Chi với nguồn cung dồi dào và liền kề với thị trường tiêu thụ lớn nhất Miền Nam là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, cũng như gần kề với hệ thống logistic tốt nhất Miền Nam, phục vụ thuận tiện cho cả thị trường nội địa.

Kinh nghiệm trong ngành chế biến thực phẩm: Với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư thực phẩm nhiều năm kinh nghiệm đã từng làm việc lâu năm cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong lĩnh vực thực phẩm nói chung và ngành chế biến các sản phẩm từ gạo nói riêng, cùng với đội ngũ nghiên cứu rất am hiểu nhu cầu, tập quán của người tiêu dùng trong nước,…

- Thương hiệu bún Nguyễn Bính đã có mặt trên thị trường từ rất nhiều năm, công nghệ sản xuất trên dây chuyền công nghệ hơi và hơi nước được sáng chế độc quyền. Bún được sản xuất và rửa bằng hơi nước, không dùng nước lạnh rửa như cách làm thông thường, thêm công nghệ tia UV diệt vi sinh. Dây chuyền sản xuất độc quyền do Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính tự mày mò tìm hiểu, nghiên cứu trong 10 năm, mất 3 năm để chế tạo thành công. Ưu điểm của thương hiệu bún Nguyễn Bính là rửa bún bằng hơi nước, không xả thải ra môi trường mà vẫn đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất.

Về hợp tác: Chúng tôi hợp tác với đối tác Nhật Bản

1. Công nghệ xử lý bột tiên tiến nhằm mang lại nguồn nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn, tạo ra các sản phẩm tươi chất lượng và vệ sinh an toàn cao.

2. Về xử lý nước trong thực phẩm (Lọc than hoạt tính) cho chất lượng nước sạch tinh khiết, có thể uống trực tiếp.

3. Về xử lý môi trường khí thải: Theo công nghệ Zero Cacbon

4. Về nước thải: Lọc và có thể tái sử dụng (Cột A), tro trấu tái sử dụng làm nguyên liệu cho chế tạo than hoạt tính sử dụng trong công nghệ lọc nước.

Về công nghệ:  Việc lựa chọn chính xác và làm chủ công nghệ là vô cùng quan trọng, điều này không chỉ giúp chúng tôi tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, mà còn giúp chúng tôi có khả năng giảm thiểu hao hụt, tăng thu hồi tối đa, tiết kiệm được các vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất. Vì thế, trước khi thực hiện dự án, chúng tôi  đã trải nghiệm với việc chủ trì xây dựng thành công đang sản xuất các sản phẩm như mục tiêu của dự án và hiện đang từng bước chiếm lĩnh thị trường Miền Nam và cũng như tham gia vào tất cả các thị trường khắp mọi miền đất nước.

+ Với mục tiêu công nghiệp hóa món ăn truyền thống để phục vụ cho người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường quốc tế. Chúng tôi hiện có các nguồn lực là các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực chế biến thực phẩm với nhiều năm kinh nghiệm và sẽ hỗ trợ ở từng công đoạn cụ thể như: nghiên cứu các đặc tính của các loại bột gạo, khâu bảo quản sản phẩm bún, phở tươi được lâu hơn mà không cần dùng hóa chất, phẩm màu,… chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm với giá thành cạnh tranh và hoàn toàn làm chủ những bí quyết để sản xuất ra sản phẩm giữ đậm nét truyền thống của dân tộc.

Về thị trường: Thị trường nội địa: Với dân số gần 100 triệu người và phong tục tập quán sử dụng nhiều bún, phở tươi, hủ tiếu, cũng như là nước tiêu thụ mì gói đúng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản, với trên 7 tỷ gói/ năm theo thống kê năm 2020. Thì việc đáp ứng cho thị trường nội địa với các sản phẩm tươi một cách trực tiếp, hay thông qua chuỗi các nhà bán lẻ lớn như Vinmart+, Bách hóa xanh, Go!, Chợ truyền thống,… là một đòi hỏi cho các nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), cũng như được quản lý với một quy trình sản xuất chặt chẽ từ khâu sản xuất nguyên liệu, cho tới khâu sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng là hết sức cấp thiết. Việc tối ưu hóa trong sản xuất, khiến chúng tôi có thể thu được > 3kg bún tươi/1kg gạo nguyên liệu, so với 2,3-2,5kg bún tươi/1kg gạo nguyên liệu tại các làng nghề trên khắp Việt Nam là một minh chứng cho sức cạnh tranh khi sản phẩm của chúng tôi ra thị trường. Chưa kể việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật vào làm giảm thiểu hư hỏng trong các mẻ sản xuất so với việc sản xuất thủ công trong các làng nghề truyền thống vốn dựa vào kinh nghiệm của bà con sẽ là một sự khác biệt quá lớn trong ngành bún, phở tươi. Ngoài ra với việc khó quản lý chất lượng VSATTP tại các làng nghề như hiện nay, không chỉ việc nhiều hộ gia đình cho các chất tẩy trắng như tinopal từng được phát hiện tại Hồng Ngự - Đồng Tháp, thì việc ô nhiễm do nước thải ra trong quá trình sản xuất không được xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn cũng đang gây nhiều hệ lụy cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của các hệ thống bán lẻ lớn và đang mất lòng tin phần nào nơi người tiêu dùng trực tiếp.

 - Góc nhìn thị trường sản phẩm thực phẩm tươi của Doanh nghiệp đã đi qua:

Đã có nhiều năm kinh nghiệm từ cở sở sản xuất bún Nguyễn Bính đang hoạt động, trải qua bao thời cuộc và góc độ khác nhau của tình hình kinh tế, dẫn chứng cho việc không dùng hóa chất nhưng sản phẩm bún Nguyễn Bính lại khó mua được gói bún tươi Nguyễn Bính trong các kênh siêu thị hiện đại vì không thể thỏa hiệp làm bún không an toàn. Vì vậy, việc phát triển mở rộng công nghệ và gia tăng công suất sản xuất giúp doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sức hút để thoát khỏi tình trạng sức mua đang sút giảm hiện nay.

Thực hiện chiến lược phát triển hạ tầng cho các loại sản phẩm tươi nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của thành phố Hồ Chí Minh đưa ra. 

Trong ẩm thực châu Á, bún tươi và các loại sản phẩm khác như mì quảng, phở, hủ tiếu,...là thực phẩm phổ biến nhất, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì yêu cầu về chất lượng của sản phẩm ngày càng tăng.

Những năm qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn đứng Top đầu thế giới. Tuy nhiên, gạo Việt mới chủ yếu được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị không cao. Trong khi đó, lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ gạo có tiềm năng mang lại giá trị kinh tế lớn lại chưa thực sự phát triển.

Để nâng cao giá trị cho lúa gạo, những năm qua, ngành chế biến các sản phẩm từ gạo đã được quan tâm, đầu tư. So với xuất khẩu gạo thô, thông qua chế biến giúp mang lại giá trị cao hơn cho hạt gạo. Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương) dẫn chứng, cùng với một lượng gạo, nếu sản xuất ra nước gạo có thể cho giá trị gấp vài chục lần so với bán gạo thô. Từ hạt gạo, bên cạnh các sản phẩm truyền thống như bún, miến, bánh phở,… còn có thể tạo ra sữa gạo, tinh dầu, cám gạo sử dụng trong chăm sóc sức khỏe. Hoặc tách chiết protein để chiết xuất nguyên liệu cho chế biến thực phẩm… Thậm chí tại một số nước như Nhật Bản, đã có thể làm bánh mỳ từ bột gạo.

Giá trị kinh tế cao, tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên, đánh giá hiện trạng, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, các sản phẩm từ gạo của Việt Nam nhìn chung còn rất đơn giản, đa phần vẫn mang tính truyền thống. Trong khi đó, các sản phẩm chế biến có hàm lượng dinh dưỡng cao như gạo lứt thì còn khá đơn điệu, kém đa dạng, thường được nhập trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam.

I.7. Định hướng phát triển dự án Nhà máy sản xuất bún Nguyễn Bính 

- Nắm bắt chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với việc phát triển kinh tế tư nhân, tiếp tục đầu tư để đưa thương hiệu bún Nguyễn Bính phát triển ngày càng bền vững và mở rộng, tuân thủ pháp luật, tích cực đóng góp cho sự phát triển của xã hội, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm tươi, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng, đáp ứng thị hiếu của nhiều người tiêu dùng trong nước.

- Phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu, đưa thương hiệu bún Nguyễn Bính của Công ty trở thành một thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà tương lai còn có thể xuất khẩu và phát triển đi khắp các nước trên thế giới, mang thương hiệu và niềm tự hào về sản phẩm của Việt Nam sang các nước. Đóng góp từ ngành nghề kinh doanh sẽ góp phần cho quá trình tăng tốc kinh tế chung cho nước nhà, từ khoản lợi nhuận xuất khẩu, GDP và các nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Hiện đại hóa quản lý bằng cách tái cấu trúc bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chất xám, tin học hóa ứng dụng các phần mềm quản lý và sản xuất, nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tiên tiến nhất. Tham gia hội nhập kinh tế xuất khẩu cũng góp phần giải quyết tốt mối quan hệ đối ngoại song phương, cũng tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý. Tạo động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng kinh tế nước nhà.

- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi đối với người lao động, chia sẻ lợi nhuận với nhửng người có quá trình làm việc và đóng góp cho sự phát triển của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại bún Nguyễn Bính.

- Vun đắp và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nhà phân phối, đại lý, khách hàng lớn trên cơ sở thấu hiểu và cùng chia sẻ lợi ích.

- Tăng cường mở rộng các mới quan hệ liên doanh, liên kết ngoài nước nhằm mở rộng hoạt động của các đơn vị trực thuộc thông qua các đối tác trên toàn cầu.

I.8. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức 

Việc xây dựng dự án phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất, làm sâu sắc hơn chiến lược “đi ra ngoài” và nâng cao lợi thế của doanh nghiệp sản xuất bún Nguyễn Bính trong thị trường hiện nay.

Trong những năm gần đây, để tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao và phát triển không gian thị trường, các công ty sản xuất thực phẩm tươi đã tăng tốc đầu tư để thành lập nhà máy và bắt đầu đạt được kết quả.

Nguyên vật liệu chính theo yêu cầu của dự án có đủ nguồn và nguồn cung cấp đáng tin cậy. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Khu nhà máy chế biến các sản phẩm từ bột gạo như: bún tươi, bánh phở, hủ tiếu, bánh ướt, mì quảng, nui,…là một trong những định hướng đầu tư đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong kế hoạch, Nhà đầu tư sẽ xây dựng theo mô hình kiểu mẫu đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối với Nhà đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thực phẩm tươi tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính. 

Dự án sản xuất chế biền các sản phẩm tứ lúa gạo thành bún, phở, hủ tiếu và các sản phẩm ăn liền phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm ăn liền từ gạo, quy trình chế biến bún, phở.

QUY MÔ ĐẦU TƯ

V.1 Nhu cầu sử dụng đất của Dự án

Bảng 15 Nhu cầu sử dụng đất của Dự án

STT

Hạng mục

Diện tích đất xây dựng (m2)

Tỷ lệ chiếm đất (%)

1

Nhà bảo vệ cổng vào, nhà đậu xe

77.0

0.54

2

Nhà văn phòng

352.0

2.46

3

Xưởng sản xuất nước khoáng

200.0

1.40

4

Kho chứa thành phẩm

342.0

2.39

5

Khu  chế biến các sản phẩm ăn liền và kho lạnh

1,331.0

9.29

6

Khu chuẩn bị đầu vào sản xuất bún

936.0

6.53

7

Xưởng sản xuất bún

1,390.0

9.70

8

Cửa hàng kiot bán thức ăn

360.0

2.51

9

Xưởng sản xuất phở, mì quảng, nui

2,200.0

15.35

10

Khu gian hàng hội chợ ẩm thực Việt Nam (50m2/gian)

700.0

4.89

11

Khu trị liệu

184.0

1.28

12

Khu cửa hàng lẩu và giới thiệu sản phẩm công ty

541.0

3.78

13

Bãi xe

536.0

3.74

14

Nhà vệ sinh

98.0

0.68

15

Khu xử lý nước thải

755.0

5.27

16

Cây xanh cảnh quan và khuôn viên sân bãi hội chợ

4,327.3

30.20

TỔNG CỘNG

14,329.3

100

Nguồn: Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính

V.2 Hạng mục xây dựng của Dự án

Về vị trí Dự án: ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án do được đầu tư từ nhà xưởng cũ hiện trạng khá thô sơ và xuống cấp. Do vậy, cần tính toán, có phương án thiết kế phù hợp, đảm bảo an toàn trong thi công, cải tạo sửa chữa lại nhà xưởng sản xuất.

Bảng 16 Hạng mục xây dựng của Dự án

TT

HẠNG MỤC

ĐVT

KL

 

Sửa chữa cải tạo nhà xưởng và văn phòng phục vụ sản xuất

 

 

1

Nhà bảo vệ cổng vào, nhà đậu xe

m2

77.0

2

Nhà văn phòng

m2

352.0

3

Xưởng sản xuất nước khoáng

m2

200.0

4

Kho chứa thành phẩm

m2

342.0

5

Khu  chế biến các sản phẩm ăn liền và kho lạnh

m2

1,331.0

6

Khu chuẩn bị đầu vào sản xuất bún

m2

936.0

7

Xưởng sản xuất bún

m2

1,390.0

8

Cửa hàng kiot bán thức ăn

m2

360.0

9

Xưởng sản xuất phở, mì quảng, nui

m2

2,200.0

10

Khu gian hàng hội chợ ẩm thực Việt Nam (50m2/gian)

m2

700.0

11

Khu trị liệu

m2

184.0

12

Khu cửa hàng lẩu và giới thiệu sản phẩm công ty

m2

541.0

13

Bãi xe

m2

536.0

14

Nhà vệ sinh

m2

98.0

15

Khu xử lý nước thải

m2

755.0

16

Cây xanh cảnh quan và khuôn viên sân bãi hội chợ

m2

4,327.3

17

Trạm máy phát điện

m2

15.0

18

Trạm bơm + bể ngầm

m2

125.0

19

Hệ thống móng máy

HT

1.0

20

Tường rào

m

250.0

21

Thoát nước mưa

ht

1.0

25

Hệ thống PCCC

ht

1.0

26

Bể nước cấp và hệ thống sản xuất nước khoáng

ht

1.0

 Nguồn: Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính

 

Hạng mục công trình xây dựng

V.2.1.1 Công trình chính

Phân khu chức năng trong tổng mặt bằng - Theo yêu cầu công nghệ sản xuất các mặt hàng thực phẩm tươi của Dự án, tổng mặt bằng được phân khu như sau:

Nhà bảo vệ cổng vào, nhà đậu xe

Diện tích: 77m2

Nhà văn phòng bao gồm

Khối nhà văn phòng diện tích đất: 352 m2 gồm 1 trệt + 1 lầu.

Bố trí đầy đủ các bộ phận, sảnh chính, khu làm việc chung, phòng họp, phòng giám đốc, nhà xe, phòng kt điện...

Tầng trệt: 352 m2

- Tầng trệt được sử dụng làm văn phòng, sảnh đón, phòng họp, khu nhà xe, phòng kỹ thuật điện.

- Cột BTCT cao 4 m.

- Tường xây bằng gạch dày 200.

- Tất cả tường trong và ngoài trát mastic sơn nước.

- Toàn bộ nền được lát gạch ceramic 600 x 600.

- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa kính khung nhôm.

- 01 thang bộ bê tông cốt thép vế thang rộng 1,2 m đảm bảo giao thông nội bộ từ tầng 1 lên các tầng , 01 thang thép vế thang rộng 0,75 m thoát hiểm. Ngoài ra còn bố trí khu vệ sinh cho nhân viên văn phòng.

Lầu 1: 352 m2

- Lầu 1 được sử dụng làm sảnh chờ, phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng quản lý, phòng làm việc chung.

- Cột BTCT.

- Tường xây bằng gạch dày 100, 200.

- Tất cả tường trong và ngoài trát mastic sơn nước.

- Toàn bộ nền được lát gạch ceramic 600 x 600.

- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa kính khung nhôm.

- 01 thang bộ bê tông cốt thép vế thang rộng 1,2 m đảm bảo giao thông nội bộ từ tầng 1 lên các tầng , 01 thang thép vế thang rộng 0,75 m thoát hiểm. Ngoài ra còn bố trí khu vệ sinh cho nhân viên văn phòng.

Khu nhà xưởng bao gồm:

Nhà xưởng sản xuất nước khoáng

Diện tích: 200 m2

- Móng BTCT, cột thép - cao 9 – 10 m.

- Tường xây gạch cao 4,5 m, bên trên ốp tole.

- Toàn bộ nền khu xưởng sơn epoxy hoặc lát gạch ceramic 600 x 600.

- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa cuốn, xung quanh nhà xưởng có bố trí các cửa thoát hiểm. 

Nhà xưởng sản xuất bún

Diện tích: 1390 m2

- Móng BTCT, cột thép - cao 9 – 10 m.

- Tường xây gạch cao 4,5 m, bên trên ốp tole.

- Toàn bộ nền khu xưởng sơn epoxy hoặc lát gạch ceramic 600 x 600.

- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa cuốn, xung quanh nhà xưởng có bố trí các cửa thoát hiểm. 

Nhà xưởng sản xuất phở, mì quảng, nui

Diện tích: 2222 m2

- Móng BTCT, cột thép - cao 9 – 10 m.

- Tường xây gạch cao 4,5 m, bên trên ốp tole.

- Toàn bộ nền khu xưởng sơn epoxy hoặc lát gạch ceramic 600 x 600.

- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa cuốn, xung quanh nhà xưởng có bố trí các cửa thoát hiểm. 

Nhà xưởng sản xuất 4

Diện tích: 910 m2

- Móng BTCT, cột thép - cao 9 – 10 m.

- Tường xây gạch cao 4,5 m, bên trên ốp tole.

- Toàn bộ nền khu xưởng sơn epoxy hoặc lát gạch ceramic 600 x 600.

- Bố trí các khung cửa sổ kính để lấy sáng, cửa chính dùng cửa cuốn, xung quanh nhà xưởng có bố trí các cửa thoát hiểm. 

Kho chứa thành phẩm

Diện tích: 342 m2

- Móng BTCT, cột thép - cao 9 – 10 m.

- Tường xây gạch cao 4,5 m, bên trên ốp tole.

- Toàn bộ nền khu xưởng sơn epoxy hoặc lát gạch ceramic 600 x 600.

- Được thiết kế bố trí phân phối không gian thành các khu vực giá kệ lưu trữ, khu sắp xếp hàng hóa để lưu kho, kho kệ.

Khu chế biến sản phẩm ăn liền và kho lạnh

Diện tích: 1331 m2

- Móng BTCT, cột thép - cao 9 – 10 m.

- Tường xây gạch cao 4,5 m, bên trên ốp tole.

- Toàn bộ nền khu xưởng sơn epoxy hoặc lát gạch ceramic 600 x 600.

Căn tin

Diện tích: 62.5 m2

Khu chuẩn bị đầu vào sản xuất bún

Diện tích: 938 m2

Cửa hàng kiot bán thức ăn

Diện tích: 360 m2

Khu hội chợ ẩm thực Việt Nam

Diện tích: 688 m2

Khu trị liệu

Diện tích: 184 m2

Khu cửa hàng lẩu và giới thiệu sản phẩm công ty

Diện tích:222.6 m2

Bãi xe

Diện tích: 661 m2

Khu xử lý nước thải

Diện tích: 755m2

V.2.1.2 Công trình hạ tầng kỹ thuật

Nguyên tắc chung quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

Giao thông: Tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng lưới, các tuyến và các công trình giao thông. Phân tích đánh giá hiện trạng và dự kiến, phân đợt xây dựng, tính toán kinh phí, có phân loại đường, các mặt cắt đường, bến xe trạm đỗ, các nút giao cắt cho tất cả các loại hình giao thông.

Chuẩn bị kỹ thuật: Lựa chọn và xác định cao độ xây dựng phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các dự án đang đầu tư xây dựng có liên quan.

Hệ thống thoát nước mưa, san nền: Đề xuất các giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước mưa phù hợp với điều kiện tự nhiên và yêu cầu về tiêu thoát của toàn lưu vực; Thiết kế san nền và tính toán khối lượng đào đắp; Tính toán khối lượng các hạng mục thoát nước mưa và san nền.

Cấp nước: Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước; Thiết kế mạng lưới cấp nước cho dự án; khớp nối với mạng lưới cấp nước của khu vực dự án.

Cấp điện: Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng điện; Thiết kế mạng lưới cấp điện trong khu nhà xưởng, văn phòng,...; Đấu nối với mạng lưới cấp điện của khu vực.

Thông tin - Bưu điện: Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc, điện tín, bưu chính; Thiết kế mạng lưới thông tin - bưu điện; Liên kết khu vực.

 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Xác định tiêu chuẩn và khối lượng nước thải, chất thải rắn; Thiết kế hệ thống thoát nước thải; Xác định quy mô điểm tập kết chất thải rắn; Các giải pháp kết nối.

Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế của Nhà nước về quy hoạch thiết kế nhà xưởng sản xuất, áp dụng có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế trong giai đoạn phát triển hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai.

Các quy định về mật độ xây dựng, khoảng lùi, chiếu sáng, thông thoáng theo quy định hiện hành.

Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng đô thị, đảm bảo các thông số kỹ thuật tính toán hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình nhà xưởng sản xuất.

Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, nối kết với mạng lưới hạ tầng kĩ thuật chung của khu vực.

Đảm bảo yêu cầu các dịch vụ kỹ thuật công trình như chỗ đậu xe, phòng cháy chữa cháy, môi trường, …

V.2.1.3 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Giải pháp thiết kế:

Dự án phát sinh nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt từ 160 lao động của nhà máy.

Nhu cầu sử dụng và xả nước thải nước như sau:

Dự án sản xuất chế biền các sản phẩm tứ lúa gạo thành bún, phở, hủ tiếu và các sản phẩm ăn liền phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm ăn liền từ gạo, quy trình chế biến bún, phở.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE: 
0903649782 - 028 35146426 

nguyenthanhmp156@gmail.com