Bổ sung hướng dẫn thi hành luật đất đai thực hiện dự án đầu tư
Ngày đăng: 24-12-2021
413 lượt xem
Bổ sung hướng dẫn thi hành luật đất đai thực hiện dự án đầu tư
“Điều 8a. Thu hồi đất đối với phần diện tích bàn giao cho địa phương
1. Căn cứ thu hồi đất đối với phần diện tích bàn giao cho địa phương, gồm:
a) Đề án hoặc Phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp;
c) Hiện trạng sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp;
d) Quỹ đất phải thu hồi của các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có đất, công ty nông, lâm nghiệp lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thu hồi quỹ đất bàn giao cho địa phương. Hồ sơ thu hồi đất gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc ban hành quyết định thu hồi đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất;
b) Kết quả rà soát toàn bộ vị trí, diện tích, ranh giới khu đất bàn giao và bản đồ, hồ sơ, tài liệu quản lý đất đai hiện có.
Trường hợp vị trí, ranh giới, diện tích đất không thể hiện được trên bản đồ hiện có thì phải có sơ đồ vị trí hiện trạng thửa đất.
3. Sau khi Ủy ban nhân dân cùng cấp ký quyết định thu hồi đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức bàn giao đất trên thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý trong thời gian chờ lập, phê duyệt phương án sử dụng đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương. Hồ sơ bàn giao đất trên thực địa gồm:
a) Biên bản bàn giao đất trên thực địa;
b) Biên bản giao giấy tờ liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đang có tại công ty nông, lâm nghiệp (nếu có).”
3.Bổ sung Điều 8b như sau:
“Điều 8b. Rà soát, xác định diện tích và ranh giới đất đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương để lập phương án sử dụng đất sơ bộ
1. Sau khi có quyết định thu hồi đất và bàn giao đất trên thực địa, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm rà soát, xác định diện tích và ranh giới đất bàn giao về địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập phương án sử dụng đất sơ bộ. Nội dung báo cáo rà soát, xác định diện tích và ranh giới đất gồm:
a) Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất theo loại đất, đối tượng sử dụng, hình thức sử dụng (được giao, cho thuê; nhận giao khoán đất, loại hình giao khoán; liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư…; nhận chuyển nhượng, cho tặng, chia tách thửa đất từ các hình thức trên…), thời hạn hợp đồng, thời hạn sử dụng đất trên cơ sở bản đồ, hồ sơ, tài liệu quản lý đất đai hiện có;
b) Tổng hợp diện tích đất theo từng loại đất, đối tượng sử dụng, hình thức sử dụng, thời hạn hợp đồng, thời hạn sử dụng đất, theo từng đơn vị hành chính cấp xã, theo nguồn gốc đất thu hồi quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP (đất của các công ty giải thể; đất do thu hẹp nhiệm vụ không còn nhu cầu sử dụng; đất không sử dụng, đất công ty đang khoán trắng, sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất đã chuyển nhượng; diện tích đất đã bán vườn cây; đất kết cấu hạ tầng không phục vụ sản xuất; đất ở theo quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt và các loại đất khác phải thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai).
c) Giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất phương án sử dụng đối với diện tích đất trên địa bàn từng huyện, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để Sở Tài nguyên và Môi trường lập phương án sử dụng đất sơ bộ.
2. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả rà soát, xác định diện tích và ranh giới đất và giao nhiệm vụ lập phương án sử dụng đất sơ bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trìlập phương án sử dụng đất sơ bộ gửi lấy ý kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; hoàn thiện phương án sử dụng đất sơ bộ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đất sơ bộ gồm:
a) Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đất sơ bộ;
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp về phương án sử dụng đất sơ bộ gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đối tượng sử dụng đất, hình thức sử dụng đất, diện tích, vị trí, ranh giới, loại đất đối với quỹ đất thu hồi có nguồn gốc là đất do công ty giao khoán; đất đã chuyển nhượng, đất đã bán vườn cây; đất ở theo quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt.
- Vị trí, ranh giới, diện tích đất đối với quỹ đất thu hồi có nguồn gốc là đất của các công ty giải thể; đất do thu hẹp nhiệm vụ không còn nhu cầu sử dụng; đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích; đất kết cấu hạ tầng không phục vụ sản xuất; các loại đất khác phải thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai và phương án sử dụng để xây dựng các công trình công cộng, để giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, đểcho người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất tiếp tục sử dụng.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện;
c) Bản đồ phương án sử dụng đất sơ bộ được lập trên nền bản đồ địa chính, tài liệu bản đồ đang sử dụng để quản lý đất hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện có theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, trong đó phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đất bàn giao cho địa phương.
Trường hợp vị trí, ranh giới, diện tích đất không thể hiện được trên bản đồ hiện có thì phải có sơ đồ vị trí hiện trạng thửa đất;
d) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất về đề xuất phương án sử dụng đất.”
4.Bổ sung Điều 8b như sau:
“Điều 8c. Đo đạc, lập, chỉnh lý bản đồ địa chính để hoàn thiện phương án sử dụng đất
1. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đất sơ bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc đo đạc xác định cụ thể vị trí, ranh giới, diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, lập, chỉnh lý bản đồ địa chính để hoàn thiện phương án sử dụng đất.
2. Việc lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích bàn giao cho địa phương thực hiện theo các căn cứ sau:
a) Đề án hoặc Phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phương án sử dụng đất sơ bộ đối với phần diện tích bàn giao cho địa phương;
c) Kết quả đo đạc xác định cụ thể vị trí, ranh giới, diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, lập, chỉnh lý bản đồ địa chính;
d) Thứ tự ưu tiên sử dụng đất đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương Khoản 4 Điều 46 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
đ) Diện tích đất nông nghiệp tính bình quân theo nhân khẩu nông nghiệp của đơn vị hành chính cấp xã khi thực hiện việc giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai theo các thời kỳ.
Đối với địa phương trước đây không xác định diện tích đất nông nghiệp tính bình quân theo nhân khẩu nông nghiệp của đơn vị hành chính cấp xã thì nay xác định theo cách tính bằng tổng diện tích đất nông nghiệp trong đơn vị hành chính cấp xã sau khi đã trừ đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn chia cho tổng nhân khẩu nông nghiệp của đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm lập phương án sử dụng đất.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trìlập phương án sử dụng đất gửi lấy ý kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xãnơi có đất; tổng hợp ý kiến và hoàn thiện phương án sử dụng đất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đất gồm:
a) Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đất.
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp về phương án sử dụng đất đã được cập nhật chính xác thông tin, số liệu theo kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính.
c) Bản đồ phương án sử dụng đất đã được cập nhật chính xác thông tin, số liệu theo kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính.
d) Báo cáo kết quả lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về phương án sử dụng đất.
đ) Tài liệu khác liên quan đến phương án sử dụng đất (nếu có).”
5.Bổ sung Điều 8d như sau:
“Điều 8d. Tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất được phê duyệt
Tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định sau:
1. Cơ quan tài nguyên và môi trường lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng trình cấp có thẩm quyền quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
b) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với trường hợp sử dụng đất phải lập dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư (nếu có);
c) Văn bản luân chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính cho cơ quan tài chính (nếu có);
d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất do cơ quan tài nguyên và môi trường lập.
đ) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất hoặc hoặc dự thảo quyết định công nhận quyền sử dụng đất.
2. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền tổ chức xác định nghĩa vụ tài chính, người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có).
3. Sau khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có), cơ quan tài nguyên và môi trường ký hợp đồng cho thuê đất đối với trường hợp thuê đất, tổ chức trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất và bàn giao đất trên thực địa; cập nhật hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Hồ sơ bàn giao đất trên thực địa gồm:
a) Biên bản giao đất trên thực địa;
b) Biên bản giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
c) Biên bản giao giấy tờ liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất (nếu có).”
6.Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp
Tổ chức thực hiện việc công nhận quyền sử dụng đất theo phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt theo quy định sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận quyền sử dụng đất gồm:
a) Đơn đăng ký sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp;
b) Văn bản luân chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính cho cơ quan tài chính (nếu có);
c) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất do cơ quan tài nguyên và môi trường lập. Trường hợp bản đồ, hồ sơ, tài liệu quản lý đất đai hiện có không thể lập trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất thì phải tổ chức đo đạc, lập bản đồ địa chính để hoàn thiện hồ sơ.
d) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định công nhận quyền sử dụng đất, trong nội dung quyết định công nhận quyền sử dụng đất xác định rõ hình thức sử dụng đất là giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất theo quy định.
2. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định công nhận quyền sử dụng đất, công ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có).
3. Sau khi công ty nông, lâm nghiệp thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có), Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng cho thuê đất đối với trường hợp thuê đất, cơ quan có thẩm quyền tổ chức xác định nghĩa vụ tài chính, tổ chức trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất và bàn giao đất trên thực địa; cập nhật hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Hồ sơ bàn giao đất trên thực địa gồm:
a) Biên bản giao đất trên thực địa;
b) Biên bản giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
c) Biên bản giao giấy tờ liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất (nếu có).”
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Việc sử dụng đất trong dự án sản xuất, kinh doanh thực hiện theo phương thức thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Sau khi có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất có trách nhiệm lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét có văn bản chấp thuận hoặc trả lời tổ chức kinh tế về việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP). Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức kinh tế theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 148/2020/NĐ-CP;
b) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo dự thảo văn bản chấp thuận hoặc dự thảo văn bản trả lời tổ chức kinh tế về việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất.
2. Việc thu hồi phần diện tích đất có vị trí nằm xen kẽ với phần diện tích đất mà chủ đầu tư dự án đã nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đấtquy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 16 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (được bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP) được thực hiện theo quy định về thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
3. Trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất sử dụng đất để dự án sản xuất, kinh doanh mà chưa có Giấy chứng nhận thì phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận trước khi thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật.”
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 sửa đổi và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành, liên tịch ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai như sau:
“1. Bổ sung Điều 5a như sau:
Điều 5a. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư
1. Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 03a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật vềđầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công mà còn hiệu lực thực hiện.
Đối với các dự án không phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tưthì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có nội dung giải trình cụ thể trong Tờ trình quy định tại Điểm a Khoản này do thuộc một trong các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng trước ngày 01/01/2021 (ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành;
- Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trước ngày 01/01/2021;
- Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2021;
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 01/01/2021.
c) Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và Báo cáo Thuyết minh; trích sao bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai;
đ) Phương án trồng rừng thay thế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
e) Bảng theo dõi kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện được cập nhật đến thời điểm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Tờ trình quy định tại điểm a khoản này theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập gồm:
a) Văn bảntrình Thủ tướng Chính phủ;
b) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư(nếu có).”
Điều 12. Giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp
“1. Sau khi phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt thì cập nhật, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức việc giao đất, cho thuê đất cho công ty nông, lâm nghiệp.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất, công ty nông, lâm nghiệp lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất; hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất, cho thuê đất cho công ty nông, lâm nghiệp;
b) Dự thảo quyết định giao đất, cho thuê đất cho công ty nông, lâm nghiệp;
c) Phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt;
d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất được lập trên cơ sở bản đồ, hồ sơ, tài liệu quản lý đất đai hiện có tại thời điểm phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp (đã được lập khi lập phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp).
Trường hợp không thể lập trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất theo kết quả đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ, tài liệu quản lý đất đai hiện có tại thời điểm phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp thì Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất theo quy định để bổ sung hồ sơ giao đất, cho thuê đất.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xác định giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định để giao đất, cho thuê đất cho công ty nông, lâm nghiệp; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.
5. Công ty nông, lâm nghiệp nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất đối với trường hợp cho thuê đất theo quy định.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận cho người được giao đất, cho thuê đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Hồ sơ bàn giao đất trên thực địa gồm:
a) Biên bản giao đất trên thực địa (theo Mẫu số…);
b) Biên bản giao giấy tờ liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất trước thời điểm phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt (nếu có).”
Chương III
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 13. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã nộp hồ sơ theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2019/TT-BTNMT về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải nộp lại hồ sơ theo quy định của Thông tư này.
2. Đối với phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, phương án sử dụng đất bàn giao cho địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện và không phải thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Đối với phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp, phương án sử dụng đất bàn giao cho địa phương chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ...
2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 19 của Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT, khoản 9, khoản 10 và khoản 18 Điều 7, khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT.
3. Bỏ cụm từ “thay đổi do xác định lại diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở” tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Đối với Sổ địa chính, Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, đối với nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì các loại sổ này được lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
Điều 15. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Thông tư này ở địa phương và rà soát, bãi bỏ các quy định của địa phương trái với quy định của Thông tư này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này ở địa phương.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn