Phương án điều chỉnh quy mô đối với dự án xây dựng cảng nội địa

Phương án điều chỉnh quy mô đối với dự án xây dựng cảng nội địa để mở rộng phạm vị bãi chứa hàng vì lý do các bến hiện có không có bãi chưa hàng và không thể mở rộng thêm được

Ngày đăng: 12-12-2021

691 lượt xem

Lựa chọn phương án điều chỉnh quy mô đối với dự án xây dựng cảng nội địa

I. Quy định của luật đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cảng nội địa

 Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

1. Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:

a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

2. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

3. Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;

b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

d) Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

II. LỰA CHỌN HÌNH THỨC THỰC HIÊN ĐIỀU CHỈNH XÂY DỰNG CẢNG .

1. LẬP DỰ ÁN CẢNG MỚI ( VỚI TÊN MỚI, QUY MÔ MỚI, NHÀ ĐẦU TƯ MỚI)

Với quy định trên nếu thay đổi dự án mới Thì phải thực hiện theo các quy định nêu trên : Nhất là phải đấu thầu quyền sủ dụng đất hoặc đấu thầu dự án.

2. GIỮ NGUYÊN TÊN DỰ ÁN MỚI, ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ DỰ ÁN.

3. TÌNH HÌNH DỰ ÁN CŨ.

Dự án cũ đã có chủ trương đầu tư, đã xác định được hình thức giao đất Không thông qua hình thức đầu thầu quyền sử dụng đất ( do vướng việc điều chỉnh quy hoạch của thành phố hạ Long nên Chưa quyết định giao đất cho dự án)

-Về quy hoạch dự án trước đây phụ thuộc vào 4 quy hoạch chính như sau:

1. Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt nan

2. Quy hoạch hệt hống cảng Cái Lân

3. Quy hoạch khu công nghiệp Cái Lân

4. Quy hoạch thành phố Hạ Long.

3.1.  TÌNH HÌNH MỚI.

Do có thay đổi phần khu Công nghiệp Cái Lân mở rộng, không còn là khu công nghiệp nữa  nên dự án nằm ngoài khu công nghiệp, mặt khác năm 2020 là năm các quy hoạch đã đến kỳ thay đổi điều chỉnh cụ thể:

Dự án thuộc chi phối bởi các quy hoạch sau:

1. Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt nan từ 2020 đến 2030 mới được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 27/9/2021. Vấn giữ nguyên cảng tổng hợp.

2. Quy hoạch hệ thống cảng Cái Lân: Chưa có thay đổi những quy hoạch cảng Biển VN nêu trên không thay đổi hệt hống cảng Cái lân cả về quy mô chức năng nhiêm vụ.

3. Quy hoạch khu công nghiệp Cái Lân: Không bao gồm khu vực dự án

4. Quy hoạch thành phố Hạ Long. Chưa phê duyệt tuy nhiên theo quy định thì Quy hoạch duyệt sau phải cập nhật quy hoạch đã được duyệt.

Nếu quy hoạch thành phố Hạ Long thay đổi quy mô cảng, ( Như dự định) sẽ buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh dự án theo quy định tại Mục d, khoản 4 điều 41 luật đầu tư 2020.

3.2.  LỰA CHON HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG TỔNG HỢP

Để đơn giản trong việc làm thủ tục đầu tư cảng theo quy mô mới nên làm như sau:

- Giữ nguyên tên cũ: Cảng tổng hợp thuộc hệ thống cảng Cái Lân ( phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng Biển VN và các văn bản hiện có của Bộ Giao thông vận Tải, các sở ban ngành, các cơ quan quản lý).

- Vẫn giữ nguyên Cảng vào quy hoạch của Thành phố tạo điều kiến để UBND tỉnh giao đất, ( Khi đó mọi vấn đề về thủ tục đầu tư đã song).

- Quy mô phạm vị ranh giới cảng mới sẽ bao gồm:

Quy mô bến cảng cũ, nhưng mở rộng phạm vị bãi chứa hàng vì lý do: các bến hiện có không có bãi chưa hàng và không thể mở rộng thêm được, nếu hệ thống cảng cái Lân muốn phát triển theo vai trò, quy mô như Quy hoạch hệ thống cảng Biền VN mới được phê duyệt thì buộc phải có diện tích kho bãi tối thiếu đáp ứng được yêu cầu chứa, bảo quản hàng hoá vì những lý do như sau:

a) Đối với hàng xuất khẩu:

-Với tình hình hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước chủ yếu là sản xuất nhỏ một cơ sở sản xuất không thể đáp ứng đủ hàng cho một hợp đồng xuất khẩu, buộc chủ hàng phải ký với nhiều đơn vị sản xuất, ở các địa phương do vậy họ cần phải có kho bãi tập kết ( gom hàng) cho đủ mới xuất đươc.

- Nhiều chủ hàng xuất khẩu có số lượng nhỏ không đủ tải trọng của một chuyến tàu vì vậy cần có kho bãi để các chủ hàng kết hợp hàng hoá với nhau cho đủ tải trọng giúp giảm chi phí vận chuyển.

b) Đối với hàng nhập khẩu:

Từ thực tế tại hệ thống cảng Cái Lân cho thấy các mặt hàng nhập về chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của các đơn vị như ( lúa mì, nguyên liệu làm thức ăn gia xúc…) các đơn vị nhập về từng đợt với số lượng khá lớn để đảm bảo kế hoạch sản xuất và chi phí vận chuyển. Với số lượng hàng về lớn, khả năng vận chuyển từ cảng về nhà máy hạn chế buộc phải có kho bãi để chứa và bảo quản hàng chờ vận chuyển về nhà máy.

Hiện tại với nhiều lý do phương thức vận chuyển chủ yếu là vận chuyển đường bộ, phương thức này phù hợp với một số nhà máy sản xuất ở sâu trong nội địa và các loại hình vận chuyển khác như đường thuỷ, đường sắt con rất nhiều bất cập. Vì vậy cần mở rộng phần cảng thuỷ nội địa trong quy hoạch cảng Tổng hợp để phát triển phương thức vận chuyển thuỷ nội địa nhằm giảm tải ( giảm số lượng xe container vận hàng trên các tuyến đường bộ) cho các tuyến đường bộ.

Từ những lý do trên: nên tậm dụng các quỹ đất lân cận cảng làm kho bãi để chứa và bảo quản hàng, có thể là phần đất làm khu sử lý nước thải đã được thu hồi, phần diện tích đất chưa sử dụng của nhà máy đóng tàu và một phần diện tích do điều chỉnh quy mô nhà máy đóng tàu cho phù hợp với yêu cầu đảm bảo môi trường, cảnh quan khu vực.

( Quy mô của cảng mới không xoá nhà máy đóng tàu để tránh chi phí đền bù, mà vẫn giữ nhà máy này ở mức độ phục vụ sửa chữa nhỏ)

Như vậy quy mô, nhiệm vụ bến cảng (trước mắt) không thay đổi mà chỉ thay đổi diện tích bãi chứa cho phù hợp với thực tế của hệ thống cảng Cái Lân.

Khi đó nhà đầu tư có cơ sở để điều chỉnh dự án  với lý do nhà nước thay đổi Quy hoạch.

Tránh phải áp dụng các quy định trong việc chọn nhà đầu tư.

Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cảng nội địa

1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.

6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.

7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha