Phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải và báo cáo bảo vệ môi trường

Phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải và báo cáo bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 18-10-2021

520 lượt xem

Phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải và báo cáo bảo vệ môi trường

MỤC LỤC

1. CĂN CỨ ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN

1.1. Căn cứ pháp lý

1.2. Căn cứ kỹ thuật

2. TÊN CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

2.1. Tên công trình

2.2. Địa điểm xây dựng

3. QUY MÔ XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH

4. PHƯƠNG ÁN LỰA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

4.1. Yêu cầu công nghệ xử lý nước thải

4.2. Các yêu cầu khi lựa chọn công nghệ

4.3. Các phương án công nghệ

4.3.1. Công nghệ xử lý nước thải y tế V69

Hình 1: Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối V-69

Hình 2: Mặt cắt cấu tạo thiết bị V69

Hình 3: Thiết bị V69 được lắp đặt thực tế tại bệnh viện Kiến An-Hải Phòng

4.3.2. Công nghệ xử lý nước thải CN-2000

Hình 4: Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối CN-2000

Hình 5: Mặt cắt cấu tạo thiết bị  CN-2000

Hình 6: Thiết bị CN-2000 được lắp đặt tại bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội

4.3.3. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Biofillter

Hình 7: Sơ đồ công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Biofillter

4.3.4. Công nghệ AAO – Đệm vi sinh lưu động

Hình 8: Sơ đồ công nghệ AAO – Đệm vi sinh lưu động

Hình 9: Thiết bị hợp khối FRP công nghệ AAO – Đệm vi sinh lưu động

4.4. Phân tích quy mô đầu tư theo phương án chọn(công nghệ AAO)

5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CHÍNH

5.1. Lưu lượng nước thải và thông số đầu vào

5.2. Hệ thống thu gom nước thải

5.2.1. Đường ống thu gom

5.2.2. Hố bơm nước thải đầu vào

5.2.3. Bể điều hòa

5.2.4. Bể yếm khí

5.2.5. Bể thiếu khí

5.2.6. Bể hiếu khí

5.2.7. Bể lắng

5.2.8. Ngăn chứa nước thải đầu ra

5.2.9. Sân nền

1. CĂN CỨ ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN

1.1. Căn cứ pháp lý

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình;

1.2. Căn cứ kỹ thuật

Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn về Môi trường ban hành từ năm 2000 đến năm 2010:

- Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNVMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- Quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- Quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- Tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế;

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996;

- Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18-79 (Cống thoát nước)

- Tiêu chuẩn xây dựng về bản vẽ công trình, an toàn, vệ sinh môi trường do Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 12/BXD-KHCN ngày 24/04/1995;

- Tiêu chuẩn TCVN 5208-91: “Kỹ thuật an toàn trong lao động”;

- Các tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường.

2. TÊN CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

2.1. Tên công trình

“Trạm xử lý nước thải Trung tâm Doping và Y học Thể thao”

2.2. Địa điểm xây dựng

Dự án được thực hiện trong khuôn viên khu đất của trụ sở Trung tâm Doping và Y học Thể thao với diện tích là 150 m2.

3. QUY MÔ XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH

Dự án được triển khai với các hạng mục công trình chính như sau: 

- Xây dựng mới trạm xử lý nước thải bằng công nghệ xử lý yếm hiếu khí kết hợp, công suất 20m3/ngày.đêm, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt mức B - QCVN 14:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Diện tích sử dụng cho toàn bộ khu xử lý nước thải mới là 150 m2.

Dự án được thiết kế gồm:

- Đường ống thu gom nước thải HDPE D140, tổng chiều dài 35m;

- Hố bơm nước thải đầu vào: được thiết kế với kích thước như sau LxBxH = 1,425x1,02x1,65 (m), đáy bể được đổ bê tông đá 1x2 mác 200#, thành bể được xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác #75;

- Bể điều hòa có kích thước LxBxH = 3,20x1,425x3,05(m). Đáy bể được thiết kế gồm 2 lớp, lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 3 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác #250, dày 250mm và một vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#.

- Bể yếm khí có kích thước LxBxH = 3,20x2,20x3,05(m). Đáy bể được thiết kế gồm 2 lớp, lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 2 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác #250, dày 250mm và 2 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#.

- Bể thiếu khí có kích thước LxBxH = 3,20x1,20x3,05(m). Đáy bể được thiết kế gồm 2 lớp, lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 2 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác #250, dày 250mm và 2 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#.

- Bể hiếu khí có kích thước LxBxH = 3,20x1,20x3,05(m). Đáy bể được thiết kế gồm 2 lớp, lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 2 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 250mm và 2 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#.

- Bể lắng có kích thước LxBxH = 3,20x2,11x3,05(m). Đáy bể được thiết kế gồm 2 lớp, lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 3 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 250mm và 1 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#.

- Ngăn bơm nước thải đầu ra có kích thước LxBxH = 3,20x1,825x3,05(m). Đáy bể được thiết kế gồm 2 lớp, lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 3 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 250mm và 1 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 200mm.

4. PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

4.1. Yêu cầu công nghệ xử lý nước thải

Dây chuyền công nghệ thiết bị xử lý nước thải là tổ hợp các công trình trong đó nước thải được làm sạch theo từng bước, tách rác, tách cát, các chất hữu cơ hòa tan, vi khuẩn. Khử trùng là khâu cuối cùng của công nghệ làm sạch. Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Lưu lượng nước thải.

- Thành phần tính chất nước thải.

- Yêu cầu về mức độ làm sạch.

- Điều kiện địa hình, năng lượng tính chất đất đai.

- Diện tích khu vực xây dựng công trình.

4.2. Các yêu cầu khi lựa chọn công nghệ

- Công nghệ đáp ứng yêu cầu mức độ xử lý nước thải sau xử lý phải đạt quy định của quy chuẩn QCVN 14/2008 BTNMT(Cột B)

- Công nghệ cho phép đưa ra giải pháp tổng hợp mặt bằng phù hợp với mặt bằng hiện trạng và đáp ứng được quy hoạch phát triển của Trung tâm Doping và Y học Thể thao

- Lựa chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến đang được sử dụng tại các nước trong khu vực để đảm bảo xử lý triệt để nước thải với độ ổn định cao nhất

- Lựa chọn công nghệ và phương pháp thi công đặt chìm để tận dụng diện tích và tránh gây mất mỹ quan, ô nhiễm thứ cấp

- Vận hành đơn giản, công nghệ thích hợp với trình độ quản lý của cơ sở, ít phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người

- Công nghệ có chi phí đầu tư và chi phí vận hành phù hợp với nguồn đầu tư và ngân sách hoạt động của Trung tâm

4.3. Các phương án công nghệ

Việc xử lý nước thải có rất nhiều phương pháp trong đó nước thải chứa chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học cao, tỷ lệ BOD/COD > 0,5 thì xử lý bằng phương pháp sinh học là kinh tế và hiệu quả nhất. Sau đây là một số công nghệ xử lý nước thải áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam được thống kê như sau:

4.3.1. Công nghệ xử lý nước thải y tế V69

Sự hình thành và phát triển: Năm 1997, áp dụng mô hình thiết bị hợp khối lần đầu tiên tại Bệnh viện V69. Từ đó đến nay V69 đã được phát triển và hoàn thiện nhiều lần.

 

Hình 1: Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối V-69

Trong đó chức năng của các thiết bị xử lý hợp khối kiểu V69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu Lamen và khử trùng nước thải.

 

Hình 2: Mặt cắt cấu tạo thiết bị V69

 

Hình 3: Thiết bị V69 được lắp đặt thực tế tại bệnh viện Kiến An-Hải Phòng

 

4.3.2. Công nghệ xử lý nước thải CN-2000

Trên nguyên lý của thiết bị xử lý y tế V69, thiết bị xử lý y tế CN-2000 được thiết kế chế tạo theo dạng tháp sinh học với quá trình cấp khí để tăng khả năng khử nitơ - amoni bằng quá trình Nitrificaton:

Hình 4: Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối CN-2000

Thiết bị xử lý  y tế CN-2000 được ứng dụng để xử lý y tế đối với các nguồn có ô nhiễm hữu cơ và nitơ.

Nguyên lý và quá trình vận hành cụ thể của thiết bị xử lý nước thải y tế CN-2000 như sau:

- Nước thải từ nguồn thải đi vào rọ chắn rác và cặn vô cơ (bùn, cát,..), sau đó được trộn với các chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ DW97 là 2-3 mg/l để thuỷ phân sơ bộ các chất thải hữu cơ và trộn với các chất keo tụ PACN-95 (nồng độ đưa vào 5-8 mg/l) để thực hiện tách sơ bộ cặn lơ lửng và một phần BOD, COD ở ngăn lắng sơ cấp.

- Phần nước thải đã được lắng cũng như phần gạn trong từ bể nén bùn được đưa vào ngăn điều hoà và xử lý sơ bộ có lớp đệm vi sinh bám, được chế tạo từ vật liệu nhựa (hoặc vật liệu hữu cơ khác) có các thông số: Độ rỗng > 90%. Bề mặt riêng 160 - 200 m2/m3, Modul thiết bị CN2000 đảm nhiệm quá trình xử lý vi sinh bậc 2. Ở đây trong mỗi Modul thực hiện 2 quá trình xử lý sinh học:

+ Aerolif (trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải;

+  Aeroten kết hợp biofilter dòng xuôi có lớp đệm vi sinh bám ngập trong nước.

Thời gian lưu của nước thải trong thiết bị hợp khối xử lý vi sinh bậc 2 là 2 - 2,5 h.

Sau khi qua Modul thiết bị CN2000 nước thải cùng bùn hoạt hoá chuyển qua bể lắng đệm bản mỏng lamen để tách khỏi bùn hoạt hoá và được trộn với Cl2 với mục đích khử trùng. Đệm lamen có thông số: Độ rỗng>95%. Bề mặt riêng 150 - 200 m2/m3. Dung dịch Hypochloride Na hoặc Ca (NaOCl hoặc Ca(OCl)2) được pha trộn và bơm định lượng với nồng độ 3 - 5 mg Cl2/m3 nước thải.

Máy bơm hồi lưu bùn bơm hút bùn từ bể lắng lamen hồi lưu một phần bùn hoạt hoá trở lại thiết bị tháp CN2000 và một phần bùn dư về bể nén bùn .

Các máy thổi khí (Air-blower) cung cấp oxy cho các giai đoạn oxy hoá bằng vi sinh hiếu khí.

Hình 5: Mặt cắt cấu tạo thiết bị  CN-2000

Hình 6: Thiết bị CN-2000 được lắp đặt tại bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội

4.3.3. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Biofillter

Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt: Sử dụng tháp lọc sinh học nhỏ giọt cấp khí tự nhiên kết hợp với lắng sơ cấp, lắng thứ cấp và khử trùng. Bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý sẽ được thu gom và đưa về bể phân hủy bùn dạng yếm khí. Bùn cặn sau xử lý trong các bể xử lý bùn sẽ được định kỳ hút và xử lý theo quy trình quy định.

Hình 7: Sơ đồ công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Biofillter

Đặc điểm:

- Chỉ cần bơm hồi lưu bùn

- Không cần máy thổi khí

- Thích nghi với bệnh viện tuyến huyện: lượng nước thải nhỏ và nồng độ ô nhiễm thấp.

4.3.4. Công nghệ AAO – Đệm vi sinh lưu động

Công nghệ AAO là công nghệ mới với hiệu quả xử lý sinh học đạt hiệu quả cao. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về y tế hiện hành. Hiện nay, đây là công nghệ thích hợp nhất để xử lý nước thải ở quy mô nhỏ và vừa, với đòi hỏi tiêu chuẩn nước đầu ra cao.

Hình 8: Sơ đồ công nghệ AAO – Đệm vi sinh lưu động

Mô tả công nghệ:

- Nước thải từ hệ thống cống thu gom chung nước thải của bệnh viện và các loại nước thải đã qua xử lý sơ bộ được dẫn vào hố thu. Trước hố thu có đặt song chắn rác bằng inox có kích thước song 5mm để chắn lại toàn bộ lượng rác thô ảnh hưởng đến hệ thống xử lý.

- Nước thải được dẫn vào bể điều hòa nước thải. Tại đây, nước thải được điều hòa trong thời gian 3h - 6h để phòng trường hợp lưu lượng nước thải tăng đột biến và ổn định các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải trước khi vào hệ thống xử lý.

- Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào thiết bị hợp khối. Tại đây, thiết bị được chia làm 3 quá trình xử lý như sau:

+ Anarobic dòng ngược với vi sinh lơ lửng được kết hợp với các khối đệm vi sinh bằng nhựa chuyên dụng có tác dụng làm tăng tối đa mật độ VSV có trong nước thải lên 5.000 – 10.000 ppm đảm bảo hiệu quả trong xử lý yếm khí đạt hiệu suất 75 - 85%.

+ Anoxic là quá trình thiếu khí trong xử lý nước thải. Một phần nước thải và bùn hoạt tính trong quá trình Oxic được bơm tuần hoàn về ngăn Anoxic để khử Nitrat (NO3-) trong nước thải, tức là giảm thiểu nồng độ tổng Nitơ (T- N) trong nước thải. Thực chất quá trình này là quá trình oxy hóa các Hydrocacbon bằng Nitơ hóa trị (+3) và (+5) để trở về Nitơ hóa trị (0). Công nghệ này giảm thiểu được chi phí oxy cung cấp cho thiết bị đồng nghĩa với việc giảm chi phí vận hành của hệ thống.

- Ngăn hiếu khí (Oxic): không khí được cấp khí bởi máy sục khí. Trong ngăn này, quá trình oxy hoá sinh hoá chủ yếu hoàn thành trong khi các Nitơ - Amonia sẽ chuyển thành Nitrat bởi quá trình nitrat hoá bằng các vi sinh vật Nitrifers và khử BOD bằng các vi sinh vật Carboneus.

- Thiết bị xử lý hợp khối áp dụng công nghệ AAO nhiều bậc (trong trường hợp này 2 bậc)

Có thể tóm tắt quá trình công nghệ như sau:

- Xử lý sơ bộ bằng vi khuẩn yếm khí (Anarobic)

- Khử Nitơ bằng quá trình xử lý thiếu khí (Anoxic)

- Xử lý bằng VSV hiếu khí làm giảm  BOD, NH4 (Oxic)

- Sau khi qua các bậc xử lý nước thải được đưa vào ngăn lắng để tách toàn bộ lượng bùn hoạt tính hồi lưu về ngăn Anoxic và về bể thu bùn thừa.

- Sau khi nước thải qua ngăn lắng được khử trùng. Do đó có thể loại đến 99,8% vi khuẩn (trong đó vi khuẩn chỉ thị E.Coli có thể được loại bỏ dễ dàng).

Công nghệ này có những ưu điểm nổi bật như sau:

+ Mật độ vi sinh được tập trung với số lượng lớn 20.000 ppm vi sinh vật (đảm bảo hiệu quả xử lý tốt hơn so với phương pháp bùn hoạt tính thông thường chỉ đạt  1.500 – 2.000 g VSV/1m3 (công nghệ V69, CN-2000 ở trên đạt được tầm 5.000 – 6.000g VSV /1m3), khi MBR đóng vai trò xử lý sinh học.

+ Độ oxy hòa tan (DO) được đáp ứng đủ với nhu cầu oxy VSV với hiệu quả xử lý đạt gấp 15 - 20 lần so với các công nghệ cũ và gấp 3 lần công nghệ V69 và CN-2000 đã giới thiệu ở trên.

+ Tuổi của các VSV cao, do đó việc xử lý bùn đạt hiệu quả cao hơn. Chủng loại VSV cũng đa dạng hơn so với công nghệ cũ.

Hình 9: Thiết bị hợp khối FRP công nghệ AAO – Đệm vi sinh lưu động

 

Nhận xét:

- Trong bốn phương án trên. phương án 1, 2 và 3 khá cồng kềnh, bố trí các công trình phải có diện tích đặt trạm tương đối lớn, điều này không phù hợp với tính chất của Trung tâm Doping và Y học Thể thao. Thêm nữa, ba phương án xử lý này để đạt được yêu cầu về chất lượng nước sau xử lý đòi hỏi người công nhân vận hành phải có ý thức trách nhiệm cao.

- Phương án 3 không đáp ứng được với nước thải có nồng độ đầu vào cao và xử lý không triệt để.

- Phương án 4 (Công nghệ AAO) đảm bảo được các yêu cầu như diện tích sử dụng nhỏ, hiệu quả xử lý cao, chi phí vận hành thấp, độ bền và tính ổn định của hệ thống đảm bảo. Nhược điểm của công nghệ AAO nếu sử dụng thiết bị hợp khối bằng vật liệu Composite lõi thép nhập khẩu là chi phí ban đầu cao đã được thay thế bằng phương án sử dụng bê tông cốt thép để giảm chi phí tối đa mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đề ra

4.4. Phân tích quy mô đầu tư theo phương án chọn(công nghệ AAO)

Cấu trúc của hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh trong công trình, khu nhà tắm, khu vệ sinh, phòng thí nghiệm, khu nhà ăn..

v Nước thải ở các khu vệ sinh được thoát theo hai hệ thống riêng biệt:

+ Hệ thống thoát nước bẩn từ chậu rửa, phễu thu sàn, tắm giặt..(gọi chung là nước rửa khu phòng điều trị) được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải của Trung tâm Doping và Y học Thể thao

+ Nước thải từ các âu tiểu, xí bệt được thu gom và đưa vào bể tự hoại số 1 và số 2 bố trí ngầm bên ngoài công trình, sau đó được đưa về trạm xử lý nước thải của dự án và xả ra mạng lưới thoát nước của thành phố tại đường phía đông của dự án

v Nước thải từ khu phòng thí nghiệm, phòng chức năng được thu gom vào hệ thống đường ống và đưa về trạm xử lý nước thải của Trung tâm

Nhu cầu dùng nước:

Căn cứ vào nhu cầu dùng nước của bệnh viện để tính toán lượng nước thải cần xử lý của trạm xử lý nước thải. Nhu cầu dùng nước của Trung tâm Doping và Y học thể thao được tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước phục vụ Điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân, nhu cầu cấp nước lau rửa sàn, nhu cầu nước tưới cây.. được tổng hợp trong bảng sau:

NHU CẦU DÙNG NƯỚC

STT

HẠNG MỤC

KẾT QUẢ

ĐƠN VỊ

1

Nhu cầu cấp nước phục vụ Điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân

24.70

m3/ng.đ

+

Số giường bệnh

26

Giường

+

Tiêu chuẩn cấp nước phục vụ điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân

950

      L/giường.ngđ

2

Nhu cầu cấp nước lau rửa sàn

11.38

L/m2.ngđ

+

Diện tích sàn

5690

M2

+

Tiêu chuẩn cấp nước lau rửa sàn

2

L/m2.ngđ

3

Nhu cầu cấp nước tưới cây(10% Q)

3.61

M3/ngđ

4

Lượng nước hao hụt thất thoát 15%(1+2+3)

5.95

M3/ngđ

 

5

Tổng nhu cầu cấp nước

45.64

M3/ngđ

Tổng nhu cầu cấp nước (làm tròn)

46

M3/ngđ

6

Nhu cầu thoát nước thải(100% Qsh)

36.08

M3/ngđ

 

Hệ số Kngay.max

1.50

 

 

Công suất trạm xử lý

54

M3/ngđ

 

Quy mô đầu tư:

Căn cứ quy mô công suất hệ thống xử lý nước thải được tính toán và hiện trạng diện tích khu vực đặt trạm xử lý và mặt bằng tổng thể của Trung tâm, chúng tôi đưa ra giải pháp đầu tư các hạng mục trong hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AAO cho Trung tâm Doping và Y học thể thao bao gồm:

1- Hố ga thu nước : Xây dựng ngầm hoàn toàn, có chức năng thu gom nước thải từ mạng lưới tuyến ống thu gom, tách rác và bơm chuyển tiếp nước thải sang các công đoạn xử lý tiếp theo

2- Bể điều hòa: Bể xây dựng ngầm, với thể tích hữu dụng 7 m3, có thể lưu nước được thời gian tối thiếu 3 giờ, đảm bảo chức năng điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ

3- Bể kị khí: Bể xây ngầm, thể tích hữu dụng  của bể là 12 m3. Tại đây, trong điều kiện kị khí, các hợp chất hữu cơ trong nước thải sẽ phân hủy thành các hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn, hình thành CH4 và CO2  tạo nên sự xáo trộn bên trong bể

4- Bể thiếu khí: Bể xây ngầm, thể tích hữu dụng của bể là 5 m3, nước thải được khuấy trộn bằng máy khuấy để tăng quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải

5- Bể hiếu khí: Bể xây ngầm, thể tích hữu dụng của bể là 9 m3, cơ chế chính của bể là quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, bể hoạt động dựa trên các chủng vi sinh vật có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Bể được tăng cường máy thổi khí để tăng cường tiếp xúc của vi khuẩn với chất hữu cơ trong nước thải và cung cấp lượng oxi liên tục cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động

6- Bể lắng: Bể xây ngầm, gồm 2 ngăn, một ngăn dùng để lắng bùn và một ngăn dùng để chứa bùn thải. Bùn hoạt tính được tuần hoàn một phần về các công doạn xử lý trước, còn lại sẽ được bơm vào ngăn chứa bùn và được bơm hút xử lý định kỳ theo quy định

7- Bể chứa nước thải đầu ra: Nước thải sau xử lý đạt yêu cầu được đưa về bể và được bơm vào hệ thống thoát nước chung của khu vực

Các hạng mục xây dựng và sản phẩm của hệ thống xử lý nước thải được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.1. Hạng mục xây dựng

STT

Hạng mục

Quy cách

Đơn vị

Số lượng

1

Hố ga thu nước

Dài x rộng x cao:

1,23x0,80x1,50

cái

01

2

Bể điều hòa

Dài x rộng x cao:

2,95x1,19x2,50

cái

01

3

Bể kị khí

Dài x rộng x cao:

2,95x1,98x2,50

cái

01

4

Bể thiếu khí

Dài x rộng x cao:

2,95x0,98x2,50

cái

01

5

Bể hiếu khí

Dài x rộng x cao:

2,95x1,48x2,50

cái

01

6

Bể lắng bùn

Dài x rộng x cao:

2,95x1,90x2,50

cái

01

7

Bể chứa nước thải đầu ra

Dài x rộng x cao:

2,95x1,60x2,50

cái

01

Bảng 1.2. Hạng mục thiết bị

TT

Thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Thông số kỹ thuật

I

Hố ga thu nước

1

Song chắn rác

cái

02

- Chủng loại: Cơ học

- Kích thước: 300x300 mm

- Kích thước song chắn: 10 mm

- Vật liệu: Inox 304

 

2

Máy bơm chìm nước thải

cái

02

- Model: APP  BPS-80 1/10 HP

- Chủng loại: Bơm chìm

- Lưu lượng: Q = 1.8m3/h

- Cột áp: H = 2.5 m

- Công suất: 1/10 HP

 

II

Bể kị khí

1

Chế phẩm vi sinh

Trọn gói

01

Việt Nam

III

Bể thiếu khí

1

Máy khuấy chìm

cái

01

- Động cơ khuấy:
     + Công suất: 0,2 kW
     + Tốc độ: 30 - 60 vòng/phút
     + Điện áp: 380V/3 Pha/50Hz

III

Bể hiếu khí

1

Máy thổi khí

cái

02

- Model: HC 40s

- Lưu lượng: Q = 0.65 m3/phút

- Cột áp: H = 2 m H2O

- Công suất: 0.75Kw

- Điện áp: 03pha/380V/50Hz

 

2

Đĩa phân phối khí

bộ

01

- Công suất: 0,02-0,12 m3/phút

- Đường kính: DN 225mm

 

IV

Bể lắng

1

Bơm bùn

cái

02

- Model: APP  BPS-80 1/10 HP

- Chủng loại: Bơm chìm

- Lưu lượng: Q = 1.8m3/h

- Cột áp: H = 2.5 m

- Công suất: 1/10 HP

 

V

Bể nước thải đầu ra

1

Bơm chìm nước thải

cái

02

- Model: APP  BPS-80 1/10 HP

- Chủng loại: Bơm chìm

- Lưu lượng: Q = 1.8m3/h

- Cột áp: H = 2.5 m

- Công suất: 1/10 HP

 

VI

Các thiết bị phụ trợ khác

1

Đường ống và phụ kiện

Bộ

01

Việt Nam

2

Dây dẫn điện

Bộ

01

Dùng cho cả hệ thống

3

Thùng chứa hóa chất khử trùng

cái

01

Thể tích 300 L, vật liệu Composite

4

Bơm định lượng

cái

01

Model: DLX(B) MA/AD 20-3

- Chủng loại: Bơm màng

- Lưu lượng: Q = 0- 20 l/h

- Cột áp: H = 3 bar

- Công suất: 0,2 KW

- Điện áp: 03pha/380V/50Hz

 

5

Tủ điện điều khiển

Bộ

01

Việt Nam

 

5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CHÍNH

5.1. Lưu lượng nước thải và thông số đầu vào

Lưu lượng nước thải: QTB = 54 m3 /ng.đ ≈ 2.25 (m3 /h)

Thông số đầu vào: Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải của Trung tâm Doping và Y học Thể thao để tính toán công nghệ theo bảng sau:

 

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

TCVN 7382/2004

(mức 1)

1

pH

 

6,9 - 7,58

6,5 – 8,5

2

COD

mg/l

210 - 450

3

BOD5

mg/l

169 – 320

20

4

Sunfua

mg/l

6 – 8

1

5

SS

mg/l

120 – 190

50

6

Phốt phát

mg/l

2,1 – 7,9

4

7

Amoni

mg/l

18,5 – 35,5

10

8

Tổng Coliform

MPN/100ml

4.107 – 2.109

1000

 

5.2. Hệ thống thu gom nước thải

5.2.1. Đường ống thu gom

Hệ thống thu gom nước thải được thiết kế bằng các tuyến đường ống uPVC, đường kính ống là 140 mm, có độ bền cao, chịu lực tốt. Tổng chiều dài đường ống HDPE là 35m độ sâu chôn ống trung bình là 0,8 m độ dốc ống trung bình là 0,3%.

Hệ thống thu gom nước thải dẫn nước thải từ tất các bể phốt của trung tâm về hố bơm nước thải đầu vào sau khi được tách cặn bởi song chắn rác.

5.2.2. Hố bơm nước thải đầu vào

- Kích thước lòng hố có kích thước là 1,425x1,02(m), độ sâu 0,65m.

- Hố bơm nước thải có kết cấu xây dựng từ dưới lên như sau:

+ Móng bằng bê tông đá 1x2 mác 200#;

+ Thành hố ga dày 220 mm, được xây gạch đặc mác 75#, trát vữa xi măng mác 75#;

+ Nắp được thiết kế bằng inox;

- Trong bể bố trí hệ thống rọ chắn rác tinh kích thước 400x400x500 (mm) để bảo vệ cho các công trình và thiết bị phía sau hoạt động ổn định.

- Đồng thời bố trí 01 máy bơm công tác 01 bơm dự phòng, bố trí 1 phao tín hiệu điều khiển.

5.2.3. Bể điều hòa

- Kích thước thiết kế bể thu nước thải LxBxH = 3,20x1,425x3,05(m) (trong đó kích thước hữu dụng là LxBxH = 2,95x1,19x2,5(m)).

- Đáy bể gồm 2 lớp: lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 3 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác #250, dày 250mm và một vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#. Lắp bể được thiết kế bê tông cốt théo đá 1x2 mác 250# dày 100mm.

- Trong bể được bố trí hệ thống đường ống cấp nước từ dưới lên với đường kính ống D90mm.

5.2.4. Bể yếm khí 

- Bể yếm khí có kích thước LxBxH = 3,20x2,20x3,05(m) (kích thước hữu dụng: LxBxH = 2,95 x 1,98 x 2,50 (m))

- Đáy bể gồm 2 lớp: lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 2 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác #250, dày 250mm và 2 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#. Lắp bể được thiết kế bê tông cốt théo đá 1x2 mác 250# dày 100mm.

- Trong bể được bố trí hệ thống đường ống cấp nước từ dưới lên với đường kính ống D110mm.

- Đồng thời bố trí 01 máy bơm bùn ra ngăn chứa bùn.

5.2.5. Bể thiếu khí

- Bể xử lý thiếu khí có kích thước LxBxH = 3,20x1,20x3,05(m), (kích thước hữu dụng: LxBxH = 2,95 x 0,98 x 2,50 (m)).

- Đáy bể gồm 2 lớp: lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 2 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác #250, dày 250mm và 2 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#. Lắp bể được thiết kế bê tông cốt théo đá 1x2 mác 250# dày 100mm.

- Bể có bố trí đệm vi sinh có chức năng làm giá thể cho vi sinh vật hoạt động.

- Đồng thời bố trí 01 máy khuấy chìm.

5.2.6. Bể hiếu khí

- Kích thước thiết kế bể chứa bùn như sau: LxBxH = 3,20x1,20x3,05(m), (kích thước hữu dụng: LxBxH = 2,95 x 1,48 x 2,50 (m)).

- Đáy bể gồm 2 lớp: lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 2 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 250mm và 2 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#. Lắp bể được thiết kế bê tông cốt théo đá 1x2 mác 250# dày 100mm.

- Trong bể được bố trí các đĩa phân phối khí và đệm vi sinh.

5.2.7. Bể lắng

- Bể lắng được bố trí gồm 2 ngăn một ngăn lắng và một ngăn chưa bùn lần lượt có kích thước thiết kế như sau: LxBxH = 3,20x1,20x3,05(m); 3,20x0,91x3,05(m), (kích thước hữu dụng: LxBxH = 2,95 x 0,98 x 2,50 (m); 2,95 x 0,70 x 2,50 (m)).

- Đáy bể gồm 2 lớp: lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 3 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 250mm và 1 vách xây bằng gạch đặc dày 220mm vữa xi măng mác 75#. Lắp bể được thiết kế bê tông cốt théo đá 1x2 mác 250# dày 100mm.

- Đồng thời bố trí 01 máy bơm bùn ra ngăn chứa bùn.

5.2.8. Ngăn chứa nước thải đầu ra

- Kích thước thiết kế như sau: LxBxH = LxBxH = 3,20x1,825x3,05(m), (kích thước hữu dụng: LxBxH = 2,95 x 1,60 x 2,50 (m)).

- Đáy bể gồm 2 lớp: lớp thứ nhất bê tông lót đá 4x6 mác 100# dày 100mm và lớp thứ hai bể tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 350mm. Thành bể được thiết kế 3 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 250mm và 1 vách bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250# dày 200mm. Lắp bể được thiết kế bê tông cốt théo đá 1x2 mác 250# dày 100mm.

- Đồng thời bố trí 01 máy bơm công tác 01 bơm dự phòng, bố trí 1 phao tín hiệu điều khiển.

5.2.9. Sân nền

- Diện tích sân bê tông là 18m2 . Được thiết kế gồm 2 lớp: lớp cát tạo phẳng dày 100mm và lớp bê tông đá 1x2 mác 250# dày 150mm.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HẤP DẪN VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: P.2.14 Chung cư B1 Trường Sa, P.17, Bình Thạnh
E-mail:   nguyenthanhmp156@gmail.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha